Nov 18, 2018

STILYAGI - MỘT TRONG NHỮNG KHOẢNH KHẮC CỦA XÃ HỘI XÔ VIẾT - Anh Quân



17 khoảnh khắc của lịch sử Xô Viết là một đề án nghiên cứu của hai giáo sư tại Hoa Kỳ là James von Geldern (Macalester College) và Lewis Siegelbaum (Michigan State University). Chương trình nghiên cứu mất hết 3 năm (1999 – 2002).  Đây là một công việc vô cùng công phu về mọi vấn đề của Xô Viết từ năm 1917 cho đến 1991. Hai ông đã sắp xếp 17 chủ đề liên quan tới xã hội Xô Viết từ sinh hoạt tại thành phố, Đảng cộng sản Liên xô, sinh hoạt nông thôn, văn hóa , tôn giáo, luật pháp, khoa học thiên nhiên, quân sự, sinh hoạt tuổi trẻ …. Để cuối cùng người đọc hiểu được tại sao một cường quốc Cộng sản cuối cùng xập đổ mà đã có một thời nhiều người tại Việt nam tin rằng đây là chủ nghĩa bách chiến bách thắng và giới trẻ miền bắc Việt nam đã thần tượng hóa quyển tiểu thuyết  “Thép đã tôi thế đấy” , họ  đã yêu quý nhân vật Pavel và phương châm sống của Pavel cũng đã trở thành phương châm sống cho họ, nhưng sự thật có thật vậy không? Hãy quay về thế giới tuổi trẻ tại Xô Viết vào cuối thập niên 40.

Stilyagi,  đây là một tên gọi cho các thanh niên nam nữ tại Liên xô mặc các y phục để phản đối văn hóa chính thống cộng sản bắt đầu từ cuối thập niên 40 cho đến thập niên 60. Một người Stilyagi mặc bộ đồ với màu sặc sỡ, nhìn có những nét đáng yêu, họ càng ưa chuộng nếu bộ quần áo may và đính nhãn hiệu tại ngoại quốc, các bộ y phục này phải mua ngoài chợ đen – khi mặc các bộ quần áo này là thấy được sự tương phản với thực tế cộng sản vào thời đó và niềm đam mê của họ với Zagranitsa, có nghĩa là vượt qua biên giới bên kia để được nghe nhạc phương tây, phim ảnh Hoa kỳ và thời trang hiện đại tương ứng với thế hệ văn hóa mới của Hoa kỳ (Beat Generation). Văn hóa Liên xô lúc đó bị ảnh hưởng các thuật ngữ như ăn mặc đúng mốt, bắt trước theo thời trang, Hippi, y phục Zoot (loại áo vét dài tới đầu gối và quần bó chặt).

Quan điểm phi chính trị của họ, là có thái độ trung lập hoặc tiêu cực đối với đạo đức Liên Xô, và sự ngưỡng mộ cởi mở của họ về lối sống hiện đại, đặc biệt là Hoa kỳ. Cách sống là đặc điểm chính của họ, từ từ phát triển trong những thập niên 50. Ban đầu của hiện tượng này, qua hình ảnh Stilyagi đang châm biếm về chế độ, họ lấy cảm hứng từ các cuốn phim phương tây. Họ mặc bộ y phục Zoot kết hợp màu sắc sặc sỡ khác nhau. Vào cuối thập niên 50, hình ảnh Stilyagi phát triển thành một nét thanh lịch và phong cách hơn, tiêu biểu quần áo của họ là quần hẹp, áo khoác dài, cà vạt hẹp, áo sơ mi sặc sở và đế giầy phải dày cộm.

Thường một Stilyagi luôn ưa chộng các loại nhạc thịnh hành tại Hoa kỳ trong thập niên 40 đặc biệt các điệu nhảy  như Swing và Boogie-woogie, đặc biệt tiếng hát của ca sĩ Glenn Miller, Benny Goodman và phim nhạc Sun Valley Serenade, Các "serenade – khúc nhạc chiều " ngay lập tức đã trở thành một sự sùng bái giữa stilyagi, và một trong những bài hát nổi tiếng trong phim là  "Chattanooga Choo Choo" , trở thành một thánh ca không chính thức của họ. Stilyagi đã phát triển phong cách nhảy nhót cho riêng họ là bắt nguồn từ điệu “boogie woogie” và sau đó chuyển qua “rock-n-roll” và “yaaaas”.

Stilyagi đầu tiên là từ thế hệ những người trẻ tuổi ở độ tuổi 20, những người đã trải qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế và chiến tranh thế giới thứ II, khiến cho họ cảm thấy lo lắng về tương lai cuộc sống của họ. Nhiều thanh niên sau khi giải ngũ họ bị ảnh hưởng nặng nề bởi vì sự tiếp xúc với các binh sĩcủa quân đội đồng minh và xu hướng hiện đại vào thời đó. Kết quả là, nhiều người trong số họ mặc các bộ y phục dựa trên hình ảnh từ ngoại quốc (đầu những năm 1940 phim tình cảm, nhật báo  và hình ảnh) và phụ nữ trẻ sau đó đã áp dụng phong cách từ khuôn mẫu phụ nữ hiện đại quá.

Nguyên nhân chính của hiện tượng này là cuộc chiến giữa chủ nghĩa tư bản và xã hội chủ nghĩa cộng sản. Tính đồng nhất tư duy của Xô Viết và trọng lượng của chế độ độc tài là quan điểm chính trị một chiều, cách sống và tự do tư tưởng là bị cấm đoán dưới thời Stalin. Do đó, stilyagi đã cố gắng theo một ý thức hệ và đạo đức hiện đại để tránh áp lực của  chính quyền Soviet và ảnh hưởng của chính quyền  đối với xã hội.

Stilyagi phần lớn bị đàn áp cho đến khi Stalin qua đời vào năm 1953, lúc đó phong cách Stilygi chỉ được phát triển theo hệ thống ngầm. Vào năm 1955, stilyagi đã nhận được sự tôn trọng và khinh thường từ nhiều tầng lớp xã hội (đặc biệt sau đó xuất hiện trong  là giai cấp thượng lưu  của Liên Xô, có tên gọi là "giới trí thức ") và bị đối xử  khắc nghiệt  như là một  trường hợp chính trị cá biệt, nhưng số  người bị đàn áp ngày càng tăng cao. Thay vì thẳng tay dẹp bỏ nhóm Stilyagi, giới truyền thông và chính trị, kể cả báo chí, tìm mọi cách chế giễu phong cách của Stilyagi  như là miêu tả họ là loại người  lố bịch, xem họ là những người trái ngược với các bộ phận "bình thường" của xã hội Liên Xô.

Vào giữa thập niên 50, nhiều người bị bắt vào trại cải tạo lao động vì tội kiếm ăn kinh doanh qua các đĩa nhạc xương sườn. Họ bị tù từ 3 đến 5 năm.

Vào cuối thập niên 50 một cụm từ xuất hiện là “Hôm nay anh ấy nhún nhảy điệu nhạc Jazz, nhưng ngày mai anh ta sẽ bán đi quê hương của anh ta”,  đã trở thành chữ ký của Stilyagi và đây là tư tưởng chủ chốt để phản đối về xã hội Xô Viết của họ.

Stilyagi đã được công nhận là một phong trào văn hoá âm nhạc, nghệ thuật và nhạc pop nổi tiếng sau đó đã tiếp nhận những ảnh hưởng hiện đại hơn, đặc biệt là các thể loại nhạc “rock rock”, “rock-n-roll” và “pop rock”. Ảnh hưởng của phong trào stilyagi đối với nền văn hoá Xô viết – Nga  là rất lớn. Rất nhiều nhạc sĩ, nhà văn, nhà biên đạo điện ảnh và các nhân vật văn hoá khác của nước  Nga ngày nay đều thuộc phong trào này, hoặc chia sẻ  cách sống phóng túng và tự do .

Xin tạm dừng tại đây khi có thời gian sẽ viết tiếp về Đại hội Tuổi trẻ và sinh viện thế giới  lần thứ 6 năm 1957 tổ chức  tại Liên xô từ đó loại nhạc Rock đã làm sập đổ chế độ Liên xô như thế nào?

Anh Quân 





No comments: