Dec 29, 2009

Lớn lên với âm nhạc: Phần 1 - ANH QUÂN

http://www.google.com/search?q=PHOTOS+OF+BEATLES&ie=utf-8&oe=utf-8&aq=t&rls=org.mozilla:en-US:official&client=firefox-a


Chiều cuối năm đi dạo phố, thấy người người đi lại tấp nập đi vào các cửa tiệm để tìm những món hang hạ giá. Tất cả các cửa tiệm đều dán chữ SALE để thu hút khách hang, riêng tôi suy nghĩ là không biết là các tiệm có hạ giá thật sự không? Mà có một điều tôi biết chắc là những món gì tôi thích thì cả năm chẳng bao giờ hạ giá, cuối cùng thì vào Ebay trên Internet tìm hang mình thích đã dung qua thì mới rẻ được mà thôi. Tuy nhiên đi xem hang trong các cửa tiệm cũng là cái thú, thường thì tôi hay ghé vào tiệm sách và tiệm bán nhạc là nhiều nhất. Tại tiệm sách thì có thể ngồi hang giờ xem cọp tạp chí và sách, còn tiệm nhạc thì cứ đứng tỉ mỉ xem hình ảnh, lời tóm tắt các câu chuyện phim trên đĩa DVD, sau đó xem các đĩa nhạc CD. Trong tiệm nhạc thì họ luôn mở nhạc nên cũng thành cái thú nghe nhạc cọp luôn. Phải nói nhạc và đĩa phim giá càng ngày càng rẻ, ngay cả những đĩa nhạc hay vẫn không lên giá, họ giữ y như 30 năm về trước. Tôi nhớ hồi năm 1980, đĩa nhựa LP của ban BEATLES là những bài hát hay từ năm 1963 – 1966 thì họ bán là £10 khoảng 20$, giờ họ chuyển qua CD thì cũng khoảng như vậy. Những đĩa ABBA hơn 30 năm về trước họ bán ra $10 cho một cuộn băng cassette, giờ thì có phần rẻ hơn là chỉ có $6.

Viết tới đây tôi nhớ một câu chuyện về nhạc Việt Nam tại hải ngoại từ năm 1975 – 1980. Thời đó thì nhạc Việt Nam rất là hiếm, chưa có một trung tâm nào phát hành nhạc Việt Nam cả. Lúc đó tâm trạng người Việt Nam thuộc loại “Người Di Tản Buồn”, làm cái gì cũng nhớ về quê hương cả, nên vậy âm nhạc Việt Nam là một món ăn tinh thần không thể nào thiếu cũng như báo chí Việt Nam trong đời sống người Việt Nam. Tại Hoa Kỳ đã có một số ca sĩ Việt Nam nhưng họ chưa hoạt động, thành ra không có một cuộn băng nhạc cassette nào cả, nên chỉ tìm được những cuộn băng sản xuất tại Sài Gòn trước năm 1975, do các sinh viên du học mang qua, một số khác lại được do các anh tàu Hong Kong chọn lọc pha chế theo kiểu “Bình mới rượu cũ” đem bán cho người VN trong trại tị nạn. Thế là người này cho người kia mượn, thu đi thu lại, riết nghe thành tiếng rè luôn. Thôi dầu sao có còn hơn không. Cho đến khoảng đầu thập niên 80, tại Cali có tổ chức một hội chợ, nghe đâu bà Khánh Ly thu ra 5000 ngàn cuốn băng của bà đem ra bán, giá thì $5 một cuộn, sau đó là bán một lèo là hết sạch. Thời đó kiếm lời trên chục ngàn đô la là nhiều lắm. Vậy mà sau 30 năm giá một đĩa CD Việt Nam hay lắm cũng trong vòng $10 còn không là 3 đĩa là $10, mà không dể bán như ngày xưa. Nguyên nhân kể ra thì nhiều lắm nhưng tóm tắt lại thì hai vấn đề là “Tụi nhỏ lớn lên không nghe nhạc VN” và “Nhạc lậu nhiều quá”.

http://www.google.com/search?q=PHOTOS+OF+ABBA&ie=utf-8&oe=utf-8&aq=t&rls=org.mozilla:en-US:official&client=firefox-a

Như vậy sau 30 năm, các đĩa nhạc và phim bán ra rất rẻ. Không biết các nhà sản xuất nhạc và phim tây phương có ý quyết định ăn thua với tụi làm bán nhạc lậu là không tăng giá lên thật cao để người tiệu thụ không muốn nhạc và phim lậu nữa chăng. Chẳng hạn như hôm nay tôi đi lang thang vào tiệm nhạc thấy một hộp đĩa CD ABBA là gồm 8 đĩa, tính từ ngày ABBA ra đĩa bán trên thị trường từ đầu thập niên 70 cho đến năm 1982 là đĩa cuối cùng là đĩa Visitor. Giá bán chỉ có $25, mà ngày xưa là $10 cho một đĩa. Thấy bộ đĩa như vậy thì quá rẻ, nên tôi mua về làm bộ sưu tập ABBA, vì tôi cũng là một FAN của ABBA.

Vào những năm thiếu niên của tôi tại Anh quốc là thời đại của nhạc Punk và New Wave. Lúc đó tôi chưa theo kịp nổi âm thanh Synthesizer, loại đờn Key Broad. Tôi chưa nhập được các bài hát của các nhóm như Sex Pistol, Police, Ramones, Talking Heads... chỉ có mỗi ban nhạc Blondie tôi còn theo kịp, có lẽ vì cô ca sĩ tóc vàng Deborah Harry người hát chính của ban nhạc mà tôi thích nhìn cô ta, kể ra cô ta không đẹp cho lắm nhưng cô ta có cái môi cong chẩu lên rất khiêu gợi, nhìn hoài không chán. Mà phải nói nhạc cô ta hát hay chứ không dở đâu.

Vì thế tôi cứ quanh quẩn với nhạc ABBA, phần nữa là lời nhạc ABBA cũng dể nghe, nên những người mà chọn học tiếng Anh qua nghe nhạc thì dể học hơn. Dần dà tôi trở thành Fan của ABBA lúc nào cũng chẳng biết là đi tìm hiểu gốc tích của ban nhạc, đời sống tình cảm của 4 ca sĩ và nhất là khi TV chiếu phim tài liệu về ABBA thì tôi không bỏ xót chương trình nào cả.

Tôi chú ý một điều là nhạc Việt Nam mình dịch từ nhạc ngoại quốc ra tiếng Việt rất là nhiều nhưng rất ít dịch nhạc ABBA. Trước 1975 thì nhạc Abba chưa được nghe rộng rãi tại Viêt Nam vì đến tháng 5 năm 1974 ban Abba mới thắng được giải thi nhạc Châu Ấu (European songs contest). Đây là chương trình thi nhạc của châu âu có từ năm 1954, giờ là một Big Show, nghe đâu có những nhà tài phiệt Hoa Kỳ muốn mua bản quyền của chương trình này mà chưa được. Trước khi thống nhất châu âu thì chỉ có các quốc tây âu thi đấu mà thôi, các anh chị đông âu là bị cấm tiệt rồi, xem còn không được xem huống chi mà thi hát, ngoại trừ chỉ có anh Nam Tư cũ (Yugoslavia) dưới quyền TITO thì tự do hơn là được đi thi tham dự hang năm. Bởi vậy các anh chị Tây âu tha hồ làm mưa làm gió là rủ nhau chiếm hạng nhất. Kể ra các bài được hạng nhất cũng khá hay và một số đã dịch ra tiếng Việt như bài “Poupee de cire, poupee de song” của France Gall chiếm giải nhất năm 1965 và cô ta đại diện cho Luxembourg, năm 1966 là bài “Merci Cherie” của Udo Jurgen đại diện cho Austria, rồi bài “Tu Te Reconnaitras” của Anne-Marie David của Luxembourg vào năm 1973, có một bài rất nghe rất nhiều trong tuổi trẻ Việt Nam vào thập niên 1970 là “L’Amour Est Bleu” do Vicky Leandros hát và đại diện cho Luxembourg vào năm 1967, nhưng rất tiếc không qua nổi bài “Puppet on the string” của Sandie Shaw, Anh quốc. Nên đành về hạng tư nhưng thành một ca khúc bất hũ của mọi thời đại. Tuy nhiên cô Vicky không bỏ cuộc tái dự thi đại diện cho Luxembourg với bài “Apres Toi” vào năm 1972 và lần này cô đã về nhất. Sau đó Luxembourg không có bài nào xuất sắc cho đến mãi năm 1983 thắng với bài “Si la vie est cadeau” do Corinne Hermes hát và cho đến năm 1988 thì có cô Celine Dion mang dòng máu Pháp và Canada, thì không biết nguyên nhân gì cô ta không đại diện cho Pháp mà đại diện cho Luxembourg hát bài “Ne Partez Pas Sans Moi” và cô đã về nhất. Cuộc thi đua lần đó có lẽ đau đớn nhất là anh Scott Fitzerald đại diện Anh quốc là cô Celine về nhất với 137 điểm, còn anh Scott thì 136 điểm. Kể ra cô Celine thắng thì đúng hơn là anh Scott thắng vì sau đó cô đã ra nhiều bài hát hay, chắc ai cũng biết bài hát “My heart will go on” hơn là bài “Ne Partez Pas Sans Moi” của cô.

http://www.vietnamlit.org/wiki/images/6/6b/Trinh_Cong_Son_and_Pham_Duy.jpg

Xin quay lại với đề tài vì viết riết thành chuyện thi nhạc châu âu mất, thật ra đề tài nhạc châu là một câu chuyện khá thú vị, nên để làm một đề tài riệng biệt. Mục đích người viết nói đến là các bài hát thi trong giải châu âu có ảnh hưởng sinh hoạt nhạc Việt Nam vào thập niên 60 cho đến 1975. Nhất là sau này có chương nhạc Việt Nam Hóa, có lẽ tiên phong là ban nhạc Phượng Hoàng, sự đóng góp của ông Lê Hưụ Hà và Nguyễn Trung Cang đã đem một làn song mới cho nhạc Việt Nam. Vào thời đó phải công nhận nhạc sĩ Phạm Duy dịch nhạc ngoại quốc qua lời Việt rất là xuất sắc, nghe bài “Sad Movies”, “Both sides now”, “Bachelor boy”, “Listen to music”... phải nói rất là sát nghĩa với lời Việt. Còn những bài của ông Nam Lộc và Trường Kỳ đúng là Việt Nam hóa, nói khó nghe là nhạc “Hồn Trương Ba, da hang thịt” như là bài “Tell Laura I love her = Trưng Vương khung cửa mùa Thu” hay là bài “Mây” của Nam Lộc. Rồi bài “Seal with the kiss, rhythm of the rain, Rồi mai đây...” của Trường Kỳ. Có một điều vào năm 1977 hay 1978, ông Nam Lộc thành công với bài “Vĩnh biệt Sài Gòn” lúc đó ai nấy mà nghe bài này và bài “Sài Gòn niềm nhớ không tên” thì vô cùng não ruột, nhưng sau này thì không còn để tâm đến các bài hát này nữa. Tôi còn nhớ năm 1998, ca sĩ Khánh Ly qua London, hát bài “Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên”, thì giọng hát của bà thì hay quá rồi nhưng bài hát không còn hợp thời đại, tôi nhìn chung quanh chẳng ai muốn nghe, người thì đi Toilet, người thì đưa con ra ngoài mua thức ăn, thức uống, người thì xì xầm. Trong đó tôi có nghe những câu nói là “Mới về Sài Gòn hả? Chơi vui không? Đã quá đi, đi bia ôm gặp con gái sướng thiệt, đã nhất đi đấm bóp...” làm tôi tự lự suy nghĩ nếu ông Nguyễn Đình Toàn biết ngày nay Sài Gòn như vậy thì chắc đã không sang tác bài hát này rồi và ca sĩ Khánh Ly nghe được mẫu đối thoại chắc đổi tong hát quá đi.

http://www.google.com/search?q=PHOTOS+OF+NGO+THUY+MIEN&ie=utf-8&oe=utf-8&aq=t&rls=org.mozilla:en-US:official&client=firefox-a

Sự thành công phải nhờ theo thời gian nữa, như lúc nhạc Việt Nam chuyển biến vào đầu thập niên 1970, thì ông Phạm Duy đã thành lập được ban nhạc Dreamer do các con ông hát. Chắc trong chúng ta vào thời đó cũng còn nhớ chương trình show nhi đồng trên TV là “Chương Trình bong lúa non” có hai người con gái của ông Phạm Duy là Thái Hiền và Thái Thảo tuổi khoảng 13 – 16 chuyên lên biểu diễn, nhờ vậy chúng ta nghe được những bài “Tuổi 13, ông trăng, tuổi sợ ma...” tuy là nhạc Việt Nam 100% nhưng không biết có ảnh hưởng âm nhạc tây phương không? nhất là nhóm Carpenter. Mà đâu phải nhà ông Phạm Duy mà có cả con của nhà cải lương Việt Hùng cũng hát tân nhạc luôn, chắc ai nấy cũng khó mà quên ban nhac “Crazy Dogs”. Cùng thời gian đó nhạc Ngô Thuỵ Miên rất là ưa chuộng. Với nhạc sĩ Ngô Thụy Miên thì tôi có vào lần có duyên gặp ông ta, vì hai vợ chồng của ông định cư tại một cái làng tên Olympia, cách thành phố Seatle 2 tiếng xe hơi, mà hầu như than nhân của tôi sống tại đây hết. Cuối tuần, ông hay qua nhà người anh họ tôi đánh mạt chược. Vì thế mỗi lần tôi đi ăn đám cưới thì gặp ông ta cả. Có lần tôi qua đó chụp hình cho con cháu gái thì thấy ông ta đi vào thì thằng thợ Video kế bên cứ chỉ ông Ngô Thụy Miên kìa. Sau đó tôi có lại chào ông và có nói ai cũng quen nhạc sĩ nhưng ngược lại nhạc sĩ không quen được bao nhiêu người đâu. Sau đó tôi bỏ đi, có lẽ ông hơi thắc mắc với câu nói của tôi, lát sau ông có lại gần và nói vậy là cậu là than nhân của gia đình và từ bên Anh, tôi có nghe nhắc. Nghe xong tôi cũng cười vì biết lý lịch nhau rồi. Có một điều những bài hát sau này của ông sang tác thì chán thật không còn như xưa.

Giao thiệp với ông Ngô Thuỵ Miên, tôi thấy thoải mái hơn ông Phạm Duy. Trước khi gặp ông Phạm Duy, tôi ngồi đọc hết 3 quyển Hồi Ký của ông, còn quyển thứ 4 thì chắc chẳng bao giờ ông ra vì ông chọn chủ đề là “Quốc Gia và Quốc Cộng”, nay ai cũng biết ông ta ở đâu rồi. Lúc gặp ông ta thì tôi thấy tôi mệt quá đi. Kể ra tôi không có gì lien quan với ông ta hết, nhưng không biết ở cái năm 1990 – 1991 ông đi vòng vòng nói về sách và đĩa CD “Bầy Chim Bỏ Xứ” của ông. Đến Anh quốc thì không biết nguyên nhân gì là không có ai đón tiếp như hai lần trước ông ghé London, thì ông lại lien lạc với ban việt ngữ BBC. Tất nhiên cái ban Việt Ngữ thì cũng chỉ làm công, làm gì có phương tiện cho ông trình bày sách vở. Kẹt một cái lúc đó tôi quen khá nhiều nhân viên trong đó. Họ đem ông đến tôi, nơi tôi làm là một cộng đồng, có phòng ốc, bàn ghế thì ông Phạm Duy có thể nói chuyện và tất nhiên là Free service. Theo tôi nhớ ông không hề hỏi qua tôi là chỗ tôi làm có tốn tiền không. Lúc đó nơi tôi làm đâu có giàn âm thanh biểu diễn văn nghệ. Tôi phải lái xe mất hai tiếng xuống nhà một ban nhạc VN mượn 2 cặp loa, âm li và máy CD, đem về ráp cho ông biểu diễn. Lúc đó cũng có một mình tôi xếp bàn ghế, nước nôi cho khách đến dự. Sau chương trình ông ta qua tạm trú một gia đình người Việt, đóng góp rất nhiều cho cộng đồng. Đi trình diễn như vậy thì ông Phạm Duy phải đem CD và sách đi bán, ông ta để lại cho gia đình VN đó khoảng 20 quyển sách bìa cứng và CD, tất nhiên ông Pham Duy cầm tiền trước. Sách chẳng bán được quyển nào và cuối cùng để trong văn phòng tôi. Cho đến ngày tôi dọn văn phòng cầm 20 quyển sách đó bỏ thùng rác và tôi có nói đây là “Đàn chim bỏ mạng chứ chẳng bỏ xứ gì hết”. Còn vợ chồng VN đó đã qua đời, ông Phạm Duy thì còn bên VN, dĩ nhiên chuyện này ông chẳng hơi đâu mà nhớ. Còn tôi biết chắc là đi bỏ văn hóa của ông đi nhưng có lẽ giờ ông đâu cần nữa. (còn tiếp)....

ANH QUÂN

No comments: