Jun 7, 2008

VUI BUỒN CÙNG NGHỀ NAIL - Bài 2 : Ý kiến trong ngành nail

Anh Tâm (Marketing Director)
và chị Linh (Education Director)
tại trường Thẩm Mỹ ABC

Trong bài đầu tiên của phóng sự “Vui Buồn Cùng Nghề Nail” vào tuần trước, chúng tôi đã ghi lại những nỗi niềm, lo lắng của một số chủ tiệm nail người Việt. Đó là hiện tượng phá giá, sự kiểm tra ngày càng gắt gao của State Board, và vấn đề độc hại trong môi trường làm việc. Để có cái nhìn khách quan hơn, đồng thời tìm hướng giải quyết các vấn đề này, chúng tôi đã gặp gỡ thêm một số cá nhân khác đang họat động trong các lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến ngành nail. Sau đây là một số ý kiến ghi nhận được.


Anh Tâm Nguyễn, Marketing Director, Trường Thẩm Mỹ ABC:

Trường Thẩm Mỹ ABC được thành lập trên 20 năm, là nơi đào tạo hàng năm hàng ngàn thợ nail. Do vậy, anh Tâm hiểu rõ những khó khăn của ngành nail hiện nay. Theo anh Tâm, ngành nail phải thay đổi ngay một số lĩnh vực để tránh không bị tuột dốc thêm. Nên thấy được rằng giảm giá để không phải là cách tốt nhất để thu hút khách. Thiệt hại nặng nề nhất trong cuộc cạnh tranh giá thuộc về chủ tiệm và thợ. Trong lĩnh vực thẩm mỹ, khách hàng không đặt nặng yếu tố rẻ. Để đi vào được “main stream” của thị trường Mỹ, chất lượng, vệ sinh, customer service mới là những yếu tố quan trọng nhất. Các chủ tiệm nail nên ngồi lại với nhau để ngừng việc giảm giá không cần thiết. Đã đến lúc cần có một hội đòan tạo sự đòan kết để ngành nail tự cứu lấy mình.

Là người làm việc trong lĩnh vực đào tạo, anh Tâm nhấn mạnh đến việc nâng cao ý thức, sự hiểu biết của chủ tiệm và người thợ làm nail. Ngoài việc huấn luyện tay nghề, chuyên môn trong ngành thẩm mỹ, trường ABC luôn khuyến khích học viên phải hiểu rõ luật pháp qui định những gì cho ngành, và làm đúng theo những qui định đó. Chỉ đơn giản như vậy thôi, mình sẽ không phải sợ hãi trong các đợt kiểm tra của State Board. Hình như chính tâm lý sợ hãi đó của mình đã làm cho các nhân viên State Board thấy quyền hạn của mình lớn hơn! Anh Tâm cảm thấy xót xa khi thấy chủ tiêm nail bị phạt giống như ép vì không nắm vững luật lệ. Cần phải có một luật sư để bảo vệ quyền lợi cho các chủ tiệm nail người Việt này…


Anh Michael Ngô, Đại Diện của T4 Spa Concepts & Designs tại California:

T4 Spa Concepts & Design là công ty của người Việt đi tiên phong trong lĩnh vực thiết kế, cung cấp một số trang bị cho các tiệm nails & spa phù hợp với thị trường Mỹ. Theo anh Michael, nguy cơ người Việt mất dần thị trường ngành nail vào tay cộng đồng khác là có thật. Thí dụ như người Hàn Quốc đang xâm nhập vào thị trường nail cao cấp. Họ mua lại các tiệm nail của người Việt, tân trang và nâng cấp lên. Các tiệm Hàn Quốc tuyển thợ từ nhiều nguồn sắc tộc khác nhau. Khách hàng Mỹ thường thích các tiệm của người Hàn Quốc vì họ rất sạch sẽ. Họ cũng có một tinh thần đoàn kết cao. Các chủ tiệm Hàn Quốc không phá giá để cạnh tranh lẫn nhau. Nếu người Việt không biết cải tiến, sẽ có một ngày thợ Việt Nam chỉ còn làm công cho chủ Hàn Quốc!

Anh Michael đặt vấn đề vệ sinh lên hàng đầu. Vì đó cũng là yêu cầu đầu tiên của khách hàng Mỹ. Thay vì cắt giảm chi phí để cạnh tranh gía, các chủ tiệm nail nên dành chi phí đó để đầu tư cho tiệm của mình sạch và đẹp hơn, sử dụng những kỹ thuật mới. Thí dụ như T4 Spa đã nghiên cứu thành công một kỹ thuật mới dùng cho ghế spa, rất bảo đảm an tòan vệ sinh, đó là Sanismart sytem. Sanismart system gồm có hai phần: Sanimart liner là lọai trây nhựa dùng một lần rồi bỏ; cùng Sanimart jet là một thiết bị đánh nước cho ghế spa, dùng chung với trây nhựa, không cần whirlpool & pipeless jet mà nước vẫn massage mạnh. Khách hàng yên tâm về khâu vệ sinh đối với kỹ thuật mới này.

Anh Michael Ngo tại T4 Spa Showroom

Anh Michael còn đưa ra quan niệm mới về thiết kế những tiệm nail-spa của người Việt mình trên đất Mỹ. Các tiệm nail nên giao cho một người có chuyên môn thiết kế, trang trí nội thất, sắp đặt tiệm của mình. Thường người Việt hay tự làm để tiết kiệm chi phí, do đó đôi khi không hợp với thị hiếu của người Mỹ. Nên lựa chọn vị trí đặt tiệm nail cho hợp lý. Tiệm được thiết kế chuyên nghiệp, sẽ tạo nên không thư giãn, thỏai mái, rất cần cho khách hàng. Đó là cách cạnh tranh, thu hút khách có hiệu quả, chứ không cần giảm giá…

Một nhân viên của State Board:

State Board kiểm soát kỹ các tiệm nail là do có nhiều đơn thưa kiện của khách hàng và của cả thợ nail, họ đưa ra nhiều chứng cớ cụ thể. State Board có nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe của công chúng. Nhiều chủ tiệm nail, thợ nail làm không đúng theo tiêu chuẩn vệ sinh, nên bị phạt là đúng. Các chủ tiệm nail người Việt nên chấn chỉnh ngay để lấy lại niềm tin của khách hàng. Nếu không, thiệt hại sẽ rất lớn. Việc chủ tiệm nail cạnh tranh phá giá hầu như xảy ra khắp nơi. Họ nên có tình đòan kết thì sẽ thành công hơn.

Việc tạo nên một hiệp hội để các chủ tiệm có dịp ngồi lại, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau là quá tốt. Cũng nên có một luật sư đứng ra giải thích và bảo vệ quyền lợi cho những người làm nail…

Chủ một tiệm nail supply:

Để có thể giảm thiểu độc hại hóa chất cho cả thợ nail lẫn khách hàng, các chủ tiệm nail có sử dụng một số thiết bị, hóa chất đời mới. Như vậy, thay vì hạ giá, các chủ tiệm nên dùng số tiền này để làm chi phí cho việc sử dụng những sản phẩm mới tốt hơn cho tiệm của mình.

Thí dụ như có một loại quạt thổi để bàn, vừa có thể trở thành quạt hút để giữ lại các hóa chất bay hơi. Lọai quạt này có kích thước nhỏ gọn, bộ lọc có thể rửa và dùng lại, rất tiện lợi. Về hóa chất, có những lọai bốc hơi chậm, hơi khó sử dụng nhưng lại đỡ độc hại hơn nhiều. Có rất nhiều sản phẩm tốt được giới thiệu ở các trường thẩm mỹ. Các chủ tiệm nail nên tìm hiểu thêm ở đó …

Trên đây chỉ là một số ý kiến chọn lọc của nhiều người mà tôi đã gặp. Có một điều mà hầu như ai cũng đồng ý: một hiệp hội ngành nail nên ra đời để tạo sự đòan kết và bảo vệ quyền lợi cho những người Việt đang làm trong ngành nail. Ta hãy chờ xem liệu ước mơ của họ có thể biến thành hiện thực hay không…

Đòan Hưng

No comments: