Apr 30, 2019

BLACK APRIL




Today is Black April.

On April 30, 1975, Saigon was captured by communist forces. I’ve never experienced this particular day, but my parents’ heart wrenching stories will forever live on in my memories.

Although 44 years have passed, my dad’s escape still gives him chills to this day.  My parents made the bravest decision to leave behind their homes, families, and friends to seek a better life here in the United States.  I am here TODAY because of my parents and I will always be grateful towards them and to those who have lost their lives in the war.  Everyone, let’s not forget the sacrifices that have been made by everyone on this day.  Let’s all take a moment today to commemorate the Fall of Saigon.

Thank you for everything, bố mẹ.  I love you!

Vit Doan



Doãn Quốc Hiển (in the middle) 
and other boat friends 
living behind everything to seek for a better life!


***

Bố Sỹ thưởng thức đêm văn nghệ "Tháng Tư Đen" - Black April 










Apr 29, 2019

MỘ



Nơi an nghỉ nghìn thu của vị Vua cuối cùng của Việt Nam.

Tại Paris có 3 nghĩa trang lớn là :

- Nghĩa trang Montmartre nằm ở phía Bắc,
- Nghĩa trang Père-Lachaise ở phía Đông,
- Nghĩa trang Montparnasse ở phía Nam

Còn Passy là Nghĩa trang trung tâm thành phố.

Bắt đầu mở vào năm 1820, với vị trí trung tâm thuộc khu phố sang trọng, từ năm 1874 nghĩa trang Passy trở thành nghĩa trang quý tộc của Paris. Đây là nghĩa trang duy nhất thành phố có phòng chờ được sưởi ấm. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, bức tường của Passy được trang trí bằng một bức đắp nổi vinh danh những người lính. Nghĩa trang còn được trồng những cây dẻ để che bóng mát.

Hiện nay, nghĩa trang Passy nằm ở khu phố sang trọng bậc nhất Paris, ngay cạnh quảng trường Trocadéro, địa điểm để ngắm nhìn tháp Eiffel. Dọc theo đường Kléber (Avenue Kléber) sẽ dẫn tới Khải Hoàn Môn cách đó không xa.

Nơi đây chôn cất rất nhiều người nổi tiếng nhưng Hoàng Đế chỉ có mỗi vua Bảo Đại.

Du khách người Việt Nam lần đầu đến Paris thường hay ghé thăm Tháp Eiffel, có lẽ nên nghĩ tới viếng thăm mộ Vua Bảo Đại vì từ Tháp Eiffel đi bộ ra nghĩa trang rất là gần....


Anh Quân 





PS:

Tặng bà Thanh Hương,

Tui đang đứng trước mộ nhà văn hao Ai Nhi Lan ( Ai len) Oscar Wide :
"I have nothing to declare except my genius."


Apr 26, 2019

TÂM




LỜI PHẬT DẠY

1. Nhất thiết duy tâm tạo
2. Tuỳ tâm biến hiện
3. Tam giới tận tâm tức thị niết bàn
4. Nhất niệm sân tâm khởi bách vạn dương môn khai

... "Nhứt thiết duy tâm tạo"(Kinh Hoa Nghiêm), nghĩa là mọi sự mọi việc đều do tâm tạo ra tất cả, kể cả công đức và nghiệp chướng cũng bởi tại tâm.

... “Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai” (Kinh Hoa Nghiêm), nghĩa là một niệm sân hận nổi lên, thì trăm ngàn cửa nghiệp chướng đều mở ra. Thật vậy, lửa sân hận đã bừng cháy lên giữa lòng nhân loại, và đã đốt thiêu không biết bao nhiêu là công lao, sự nghiệp mà nhân loại đã tốn bao nhiêu mồ hôi và nước mắt để tạo nên.

... "Tùy tâm biến hiện" (Kinh Thủ Lăng Nghiêm), nghĩa là mọi sự mọi việc trên thế gian này như thế nào đều từ vọng tâm nhị nguyên của chúng ta biến hiện ra cả.

... "Tam giới tâm tận, tức thị niết bàn" (Kinh A Hàm), nghĩa là khi nào dứt sạch tâm trong ba cõi, lúc đó chúng ta mới thấy được niết bàn. Thật vậy, phải dẹp trừ tận gốc các tâm tham sân si, chúng ta mới có cuộc sống mới an lạc và hạnh phúc. 

Đọc  thêm:
https://phatgiao.org.vn/long-bo-de-tam-p4-d17799.html
http://thuongchieu.net/index.php/phatphapcanban/3913-tapde2


Apr 25, 2019

ANZAC DAY


We went into the city to see Ong march on ANZAC day today and Hugo really enjoyed seeing it all. Hopefully we can continue to tradition for years to come as Hugo learns more about what it all means.
Bố anh Anh






Apr 24, 2019

BẰNG CHỨNG

Bằng  chứng : 

- út gái đã xóa nạn mù tiếng Hoà Lan 



- chắt gái đã xoá nạn mù tiếng  Anh 



- Chắt trai đã biết vẽ ...


... biết viết truyện  



và viết phạt :) 


*** 

PS: bằng chứng chưa hết  ... mặc tã  :) 





Apr 21, 2019

LÀM HÌNH



Tôi thích nhất 2 slides hình này trong 78 slides mà tôi đã làm và chiếu trong Đêm Nhạc Đình Đại tại Việt Báo tối Thứ Bảy 20 tháng Tư.

Để có tấm hình "Đôi Mắt Người Sơn Tây", tôi phải kiếm một tấm hình có cành cây rồi khoét cái lỗ trống, sau đó "nhét" phía sau tấm hình này một tấm hình khác chụp một người (đúng ra là em bé) Á châu có đôi mắt mà tôi thấy như... đang muốn ứa lệ.

6 Hiếu



***


... Và  khi nhớ bốn cháu ngoại này của tôi thì tôi "làm hình" bốn cháu đó! 

6 Hiếu 







Apr 20, 2019

NHƯ NHÌN ... HOA TULIP




[...]


Khi đọc thơ chúng ta không dùng tự điển, chúng ta vận dụng cả cuộc đời mình. Tùy cách chúng ta đã sống và nói, nghe thế nào, bài thơ sẽ khác đi.

Điều khó khăn là do khi ta quen với một hệ thống nói và nhận thức rồi, chúng ta sẽ nhìn mọi vật, sẽ sống mọi chuyện qua lăng kính của hệ thống đó. Chỉ có trẻ thơ mới nhìn đời bằng con mắt hồn nhiên. Khi một đứa trẻ thơ nhìn một trái cam trên bàn, nó nhìn trái cam. Người lớn nghĩ mình nhìn trái cam, bằng các quy ước và phạm trù có sẵn. Người lớn nhìn thấy các hình tròn, nhìn thấy màu vàng, nhìn thấy thực phẩm, nhìn thấy sinh tố C, vân vân. Trái cam đã bị cắt, xé ra theo bao nhiêu phạm trù trừu tượng. Trừ các bậc đã tu tập lâu đời, ít khi chúng ta nhìn thực sự một trái cam, cụ thể, ở đó, như thế, như như thế.

Đọc thơ cũng như nhìn trái cam.

[...]

Nhà thơ Đỗ Quý Toàn


***

đọc thơ cũng như nhìn hoa tulip :)










MỘT CUỘC ĐỜI HOA

Em tên là "nụ Táo".
Vừa chào đời, mẹ đã mặc áo hồng cho em :) 




Em sẽ nở giống chị "nọ"





và bung to như các bác đằng kia.






Để rồi đến một lúc cánh của em sẽ lìa cành
phần còn lại thành quả.
Hay hay quá - một cuộc đời Hoa!


NHÌN MÀ XEM!


hoa gì vàng vàng ?


hoa hướng dương?



ồ không, hoa tulip!


3 "cụ" nở téc béc rồi !



nhưng 3 "cụ "vẫn còn rất đẹp.
Nhìn mà xem!

Apr 17, 2019

KHI MAI HOA KHÔNG PHẢI LÀ HOA MAI







Kinh nghiệm riêng của nhà thơ Đỗ Quý Toàn về đọc thơ...



KHI MAI HOA KHÔNG PHẢI LÀ HOA MAI

Xin kể một kinh nghiệm riêng về đọc thơ để nói rõ hơn về tác động thi vị của cách ghép các từ và cách ngắt câu trong thơ.

Trên một chuyến xe đò Sài Gòn – Bà Rịa tôi đọc lần đầu bài thơ “Thăm chùa Thiền tông” của Nguyễn Du. Hai câu Thực (câu 3 và 4) làm tôi thích thú:

Cổ-tự mai-hoa, hoàng diệp lý
Tiên-triều tăng-lão, bạch vân trung

Tôi hiểu như thế này:

Hoa mai ở ngôi chùa cổ, trong đám lá vàng
Vị sư già triều trước, giữa cõi mây trắng

Tôi rất yêu những hình ảnh này. Thầy Châu Toàn đi cùng xe với tôi, một người rất nghệ sĩ, kể tôi nghe về ngôi chùa ở ngoại vi thành phố Huế đó, nhưng không nói thêm gì về bài thơ. Mấy năm sau, thầy đã mất, tôi với Châu Văn Thọ có dịp ra Huế, tới chùa Thiền tông đảnh lễ ngài hòa thượng Giác Nhiên. Tôi bồi hồi tưởng nhớ thầy Châu Toàn, vào chánh điện tìm cái chuông thời Cảnh Hưng vẫn còn đó (Cảnh Hưng do quải cựu thời chung), nhìn mấy hàng chữ đề niên hiệu, mấy hàng chữ mà thế kỷ trước Nguyễn Du đã nhìn. Thật là cảm động.

Trong vòng hơn mười năm, tôi vẫn nhớ lại bài thơ, nhất là hai câu Thực. Ở Montréal tôi đọc cho Đinh Ngọc Mô nghe, cũng khoái trá. Chúng tôi đã thử cố dịch bài thơ đó mà chưa bao giờ hài lòng:

Cổ-tự mai-hoa, hoàng diệp lý
Tiên-triều tăng-lão, bạch vân trung

Thế rồi một bữa Mô cho biết cách tôi hiểu hai câu thơ đó là sai. Hắn đã đọc bài thơ cho một nha nho nghe. Cụ Đàm đã trên 80 tuổi, Cụ bảo hai Thực phải đọc như thế này mới đúng:

Cổ-tự-mai / hoa hoàng diệp lý
Tiên-triều-tăng / lão bạch vân trung

Chỗ ngắt câu là ở sau tiếng thứ ba, và trong hai câu đó tiếng thứ tư là động từ chứ không phải danh từ. Cho nên phải hiểu như sau:

Cây mai ở ngôi chùa cổ nở hoa trong đám lá vàng
Vị sư triều đại trước già đi giữa cõi mây trắng

Lúc đó cả một thế giới bị đảo lộn. Chắc sẽ phải thăm chùa Thiền tông lần nữa, đứng đó khấn vái, tạ tội với hương hồn cụ Nguyễn Du. Thế ra con người tài tình đó đã tặng cho tôi một bảo vật, mà tôi chỉ chờn vờn ngắm nghía cái vỏ đựng bên ngoài. Như sờ mó một hòn đá mà không biết bên trong còn có ngọc. Vậy ra mai hoa không phải là hoa cây mai, mà cây mai nở hoa. Tăng lão không phải ông già đi tu mà là vị sư ngả tuổi già. Thay đổi một chỗ ngắt câu, đổi danh từ thành động từ, cả bài thơ bỗng chuyển hóa! Không gian biến thành thời gian. Tĩnh hóa thành động. Hình ảnh đang đứng yên bỗng rung chuyển. Cái nỗi phù du của con người, của triều đại chánh trị càng thêm thấm thía. Một câu thơ bỗng nối dài bao vòng xoay của trái đất quanh mặt trời. Nếu nhìn từ cõi biến đổi, thì mái tóc đang nhuốm bạc kia là lớp lớp biển dâu. Còn như nếu nhìn bằng con mắt bất biến thì hoa mai năm năm vẫn cứ nở trong cõi lá ngả vàng, có khác chi đâu? Không dùng danh từ mà dùng động từ, Nguyễn Du chẳng cần nhiều lời hùng biện như Tô Đông Pha (Tự kỳ biến giả nhi quán chi… tự kỳ bất biến giả nhi quán chi…)

Thơ của cổ nhân xúc tích và uyên áo, đọc mà không đủ thanh tịnh thì không cảm thấy được bao tình ý, hình ảnh, thật là có tội. Khi đọc “mai hoa” mình đã dùng cái khuôn xáo thông tục hàng ngày để là hoa mai. Cái thói quen ăn xổi ở thì khi dùng ngôn ngữ đã thành cố tật. Thật có tội.

ĐỖ QUÝ TOÀN