Dec 25, 2013
Oct 30, 2013
Oct 20, 2013
TRIẾT LÝ TƯƠNG SINH - Doãn Quốc Vinh
Dear cả nhà,
Uniform của tụi lính là do 6 Vinh design đó.
Ý tưởng bê nguyên một tảng đá Bazan nặng 3 tấn từ vùng đất trồng cafe Trung phần VN vào trong nội thất là cả một kỳ công và niềm tự hào lớn nhất của 6 Vinh khi thực hiện dự án RuNam.
Cái triết lý tương sinh, tương khắc của Ngũ Hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ sẽ được giới thiệu khi 2 em Head Barista biểu diễn cho khách xem cách pha cafe phin ở đây:
- Ấm, phin cafe... là Kim
- Những bụi cây nhỏ trang trí thêm trên tảng đá là Mộc
- Nước dùng để pha chế cafe là Thủy
- 1 trong 3 cái lỗ (Thiên, Địa, Nhân) được khoét trên bề mặt tảng đá dùng để bỏ than hồng vào trong đun nước là Hỏa.
- Tảng đá là Thổ.
Hiện nay, 6 Vinh đang nghiên cứu kịch bản, động tác... pha cafe của các em sao cho thật đẹp, thật lạ theo kiểu Trà Đạo của Nhật Bản vậy.
6 Vinh
Oct 10, 2013
SYDNEY - Doãn Quang Định
Anh Hiếu ah! trước lúc chụp hình con Sydney, nhìn ánh mắt của nó trong giờ phút cuối chuẩn bị giao nhà em thương nó vô cùng vì em cảm giác nó cũng biết buồn cũng lưu luyến khi sắp tới đây mãi mãi nó phải chia xa người chủ cuối cùng, như trước đây nó đã từng phải chia tay từng người trong gia đình mà nó đã sống, gắn bó và kết nối yêu thương ngần ấy năm trời, cuối cùng là vĩnh biệt với ngôi nhà Thành Thái để rồi giờ đây lặng lẽ ra đi ...tái sinh kiếp khác.
Tiếc thương loài chó nó luôn trung thành và có nghĩa với con người vô cùng.
Doãn Quang Định
Oct 9, 2013
KHÔNG CÓ THIÊN ĐƯỜNG BÊN NGOÀI - HT Thích Phước Tịnh
Có một câu chuyện về một anh chàng lên thiên đường, anh ngạc nhiên là sao ở trên thiên đường người ta vẫn cứ đọc thánh kinh, vẫn đọc kinh Koran. Anh hỏi các vị thiên thần: “ Tôi cứ nghĩ là chỉ có ở trần thế tôi mới phải đọc kinh, phải làm việc thiện để có thể lên được nơi đây. Và khi đã đặt chân được lên đây rồi, thì những công việc này đâu cần làm nữa. Sao trần gian cũng giống trên đây thế!? Thiên thần cũng phải làm những công việc này nữa sao?”
Một vị thiên trả lời:
“Anh nghĩ như thế là sai, thiên đường không phải là chỗ để anh nghỉ ngơi. Người ta cũng có thể tìm các vị thánh ở bất cứ một cõi nào. Tại vì thánh nhân hiện diện trong tâm thức, chứ không phải ở một cảnh giới nào. Cùng một việc làm, người phàm phu đọc kinh bằng niềm mơ ước được sinh về cảnh giới nọ, cảnh giới kia, trốn thoát trần thế. Trong khi thánh nhân ở ngay nơi trần thế đọc kinh nơi bùn lầy nước đọng, với một tâm hồn thánh nhân. Thánh nhân tìm thấy ở tâm hồn chứ không phải ở nơi chốn. Cho nên không có chuyện người lên thiên đường mà không làm những việc thiện. Việc thiện có mặt là thiên đường có mặt.
Tâm thức có niềm vui là thiên đường có mặt. Không có cảnh giới nào trao cho chúng ta niềm vui và sự hoan lạc cả. Cùng đọc một trang kinh như nhau, nhưng nếu tâm thức ta quá bận rộn, đọc một trang kinh với niềm ước vọng được thoát trần gian, bằng một tâm thức chạy trốn lăng xăng bất an, thì dù đọc kinh nhưng ta vẫn là một chúng sinh phàm phu. Nhưng nếu mình đọc một trang kinh bằng một tâm thức yên bình tĩnh tại trong sáng, bằng một niềm vui tỏa sáng từ bên trong tuôn ra, thì lúc đó thiên đường ngự ngay trong trái tim của ta, không có thiên đường bên ngoài.”
Câu chuyện này cho chúng ta thấy cõi nước này, quốc độ này, thân tâm chúng ta đều chịu chung qui luật vô thường, sinh diệt. Thế nhưng ta vẫn có thể ngự trên lượn sóng của vô thường, ngự trên nỗi buồn niềm vui, khó khăn, bức xúc. Nếu thông minh thì cũng trong điều kiện đó ta vẫn tạo được niềm vui. Nếu không thông minh thì mình sẽ chết chìm trong nỗi buồn đầy đọa. Chúng ta không khác nhau ở hoàn cảnh, mà khác nhau ở cách vận dụng để cỡi lên trên lượn sóng vô thường thôi.
Trích bài giảng "Cành Mai Cuối Năm"
HT Thích Phước Tịnh
Oct 7, 2013
Oct 4, 2013
TĨNH LẶNG… Doãn Quốc Vinh
Doãn Quốc Vinh - in black
Doãn Quốc Thái - in yellow
Hoàng Khởi Phong - in brown
All three - in Saigon
Doãn Quốc Thái - in yellow
Hoàng Khởi Phong - in brown
All three - in Saigon
Và thế là tôi quay trở lại làm việc bên quê nhà sau hơn 7 năm sinh sống ở Hoa Kỳ…
Saigon vẫn luôn như thế: đông đúc, ồn ào, bụi bặm, ngộp thở với những trận mưa nắng bất thường.
Chuyến về Việt Nam lần này của tôi là do lời mời của đôi vợ chồng người bạn. Anh chị ấy, vốn là một bộ đôi đã có những thành công lẫy lững trong các lãnh vực: xây dựng kiến trúc, trang trí nội thất, kinh doanh nhà hàng ở cả trong lẫn ngoài nước. NQK và LQKT đang thực hiện một dự án lớn cho một thương hiệu Café made in VietNam: sạch, thuần khiết và tất nhiên, là phải đẹp, phải văn hóa và mang cả tính xã hội nữa. Tôi là người được giao trọng trách biến tất cả những ý tưởng trên của RUNAM CAFÉ, thương hiệu “Café Ta” của NQK và LQKT, trở thành hiện thực.
Khó quá !...
Thị trường nội địa ngày càng tràn ngập những thương hiệu Café made in VietNam: cũ có, mới có, thật có, giả có. Theo cái nhìn của riêng tôi, một người vừa ở xa về, thì hình như đang bùng nổ một cơn sốt về kinh doanh và sản xuất café thì phải?. Chỉ quanh quẩn trong Saigon thôi, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy các quán xá, coffee shop đang mọc lên như nấm trên các đường phố: sang trọng, bình dân, Tây Ta Mỹ đủ kiểu… thế nhưng, tất cả đều có cùng chung một khẩu hiệu: café sạch, café nguyên chất.
Tôi thật sự băn khoăn về ý tưởng kinh doanh cho dự án RUNAM CAFÉ.
Xưa nay dân tộc mình làm gì có cái văn hóa uống café ? café sạch, café nguyên chất ư ? bình thường quá… Thế thì cái gì sẽ là yếu tố then chốt để lôi kéo sự chú ý của khách hàng ? cái gì sẽ tạo ra sự khác biệt cho thương hiệu ? rồi còn những câu chuyện để kể cho mọi người nghe nữa chứ ?. Tôi thừa biết rằng RUNAM CAFÉ sẽ vươn xa ra ngoài chứ không chỉ quanh quẩn ở thị trường trong nước.
Thế là đôi vợ chồng người bạn cùng nhóm thực hiện dự án chúng tôi bắt đầu làm việc ngày đêm.
Thật tuyệt vời !...
Những ý tưởng, những câu chuyện về RUNAM CAFÉ lần lượt ra đời. Tất cả đều giản dị đời thường, không bóng bẩy, không to tát chữ nghĩa tiếp thị…và một trong những câu chuyện đó đã làm cho tôi trở nên tự tin hơn nhiều trong công việc của mình.
Câu chuyện lớn được bắt đầu từ một địa danh nhỏ bên bờ sông Thu Bồn thuộc tỉnh Quảng Nam:
Đôi vợ chồng người bạn đề nghị tôi nên thu xếp thời gian thật sớm để đến thăm một quán Trà trong khu phố cổ Hội An, khi 2 tháng trước đây, cả hai đã tình cờ ghé qua trong kỳ nghỉ Hè cùng gia đình.
Sau một giờ bay từ Saigon đến Đà Nẵng và nửa tiếng lái xe từ sân bay về Hội An, tôi đứng trước một cái Tea House xinh xắn trên đường Trần Phú với cái tên kinh doanh khá ngộ nghĩnh: HÒA NHẬP-REACHING OUT. Đến khi đặt chân vào trong không gian nội thất cổ kính của ngôi nhà xưa, tôi, có lẽ cũng có cùng tâm trạng như NQK và LQKT trước đây, thật sự bị cuốn hút bởi sự tinh tế của các vật dụng được bày bán trong ngôi quán. Đẹp từ cái chén đến đôi đũa, từ bộ đồ uống trà đến cái phin, cái tách café…tất cả được phối hợp thật hài hòa giữa các họa tiết thanh thoát của giòng gốm Bát Tràng, cùng với những đường nét sang trọng, được trau chuốt từ chất liệu đồng thau. Tất cả...vâng, tất cả đều lung linh, tĩnh lặng trong cái nắng của buổi chiều tà, hắt vào từ những vuông cửa thẫm mầu thời gian.
Mà không tĩnh lặng sao được ? khi tôi và toàn bộ thực khách của Reaching Out-Tea House được phục vụ bởi các em bị khuyết tật bẩm sinh: không thể nói và nghe được ! cách giao tiếp duy nhất để các em trao đổi với mọi người chung quanh là qua những nụ cười rạng rỡ, bằng những ngón tay ra dấu, nhỏ nhắn nhưng tràn đầy sự sống…
Peace, Tranquility and Silence.
Tôi đã lặng người khi nhìn thấy hàng chữ trên được in đậm trong tấm danh thiếp, do đích thân vị chủ nhân nam ngồi trên chiếc xe lăn đưa đến tận tay. Bản thân của anh vốn cũng là một người khuyết tật. Tôi đã cảm động xiết bao khi theo chân vị chủ nhân nữ đi thăm cái xưởng sản xuất của Hòa Nhập, tận mắt nhìn thấy khoảng gần 100 em bị khuyết tật khác đang say mê chế tác những vật dụng được sử dụng và bày bán tại Tea House, nguồn thu nhập chính để nuôi dưỡng và giáo dục các em.
Không hiểu tại sao ở một địa phương nhỏ bé như vậy, chỉ vỏn vẹn khoảng 130,000 cư dân, lại có thể sản sinh ra được những con người ham sống, những tấm lòng hào hiệp và nhân ái đến như thế ?
Ngay trong buổi tối hôm ấy, khi đã hoàn thành xong nhiệm vụ đặt mua một số những mẫu phin bằng đồng made in REACHING OUT được sử dụng cho riêng 2 loại café đặc biệt made in RUNAM CAFÉ, tôi quay trở về Saigon trên chuyến bay muộn lúc nửa đêm. Thao thức… một phần mệt do chuyến đi quá ngắn thời gian, phần khác là vì những cảm xúc sau cái duyên được hạnh ngộ với Reaching Out.
Tôi quyết định ngồi dậy, pha cho mình một tách café để nhâm nhi chờ sáng…
Ngoài kia, thành phố còn ngủ yên, bóng đêm vẫn phủ kín bởi những cơn mưa rào cuối mùa…
Khi lặng ngắm những giọt café RuNam thơm ngát, đều đặn rơi xuống từ chiếc phin bằng đồng tuyệt đẹp như một câu chuyện thần tiên, tôi chợt thấy lòng mình thật tĩnh lặng… thấm thía làm sao cái câu tiếng Anh, khi lần đầu tiên được nghe đôi vợ chồng người bạn kể lại câu chuyện về Hòa Nhập-Reaching Out: THE BEAUTY OF SILENCE
Doãn Quốc Vinh
Có hay không một kiểu uống càfê Made in VietNam… DOÃN QUỐC VINH
Có hay không một kiểu uống càfê Made in VietNam…
Trước thời kỳ Pháp Thuộc, thức uống truyền thống của người dân Việt là trà…
Tuy cùng sử dụng một nguyên liệu lá của cây trà nhưng trà được chia làm hai loại chính:
Một là “trà tầu”, được sao tẩm, chế biến theo cách của người Trung Quốc, đóng gói trong các hộp thiếc hay các bao giấy phong kín để giữ mùi thơm. Trong suốt 1.000 năm dưới ách đô hộ của người Tầu, trà là loại thức uống dành cho vua quan, cho các nhà giầu có hay của các tao nhân mặc khách. Trà thường được uống trong buổi sáng tinh mơ. Cách uống trà này đòi hỏi nhiều vật dụng, kiểu cách với khá nhiều nguyên tắc được ghi lại trong các cổ thư như cuốn Trà Kinh của Lục Vũ hoặc được đề cập đến trong một số tiểu thuyết cận đại như Vang Bóng Một Thời của Nguyễn Tuân. Cũng chính vì thế mà “trà tầu” không thể vượt ra khỏi khuôn viên của cung đình, của các ngôi nhà quyền quí và cũng chính vì vậy mà trong suốt chiều dài lịch sử của dất nướcViệt Nam, chúng ta không hề nhận thấy dấu vết của một trà đình đúng nghĩa.
Loại trà thứ hai, đây là một loại giải khát thường nhật của quảng đại quần chúng người Việt, trong mỗi khu vườn quanh nhà thường có trồng một vài cây trà, mỗi ngày hái xuống một mớ lá, rửa sạch rồi cho vào một ấm sành hay bình tích to, sau đó đổ đầy nước sôi vào và được gọi là “chè tươi”.
Giờ đây, thứ nước uống dân giã “chè tươi” hầu như đã hoàn toàn biến mất khỏi nền văn hóa ẩm thực của những người Việt chúng ta. Riêng “trà tầu” thì lại biến thái, nôm na trở thành “trà đá”, “trà nóng”, một loại nước uống thông dụng để giải khát hoặc tráng miệng trong các bữa cơm gia đình hoặc tại các tiệm ăn ngoài phố.
Thế rồi, khi người Pháp đặt chân vào Việt Nam, họ mang theo một loại thức uống khác rất phổ biến ở các nước Tây Phương là càfê. Thoạt kỳ thủy, càfê chỉ được dùng trong các dinh thự của các viên quan cai trị, trong các trại binh Pháp, và các nhà dòng của các vị thừa sai. Đến khi nền móng đo hộ đã bắt đầu vững vàng, số người Pháp dân sự kéo sang Đông Dương làm ăn, buôn bán càng ngày càng đông, thì những đồn điền càfê bạt ngàn mọc lên như nấm trên các vùng cao nguyên trung phần Việt Nam và từ đó, càfê cũng dần dần từ những nơi nghiêm cẩn “bò” ra đường phố. Thập niên ba mươi của thế kỷ trước, càfê từ những quán ăn sang trọng của người Pháp đã mon men bước vào các tiệm ăn của người Hoa qua cách pha chế bằng chiếc vợt bích-tất.Vài năm sau, đã lác đác có những quán càfê ngoài vỉa hè hoặc trong quán xá của người Việt nhằm cung ứng loại thức uống mới mẻ và hấp dẫn này cho quảng đại dân chúng. Đến khi hiệp định Genève được kí kết, nhiều người Bắc di cư vô Nam, đã vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy các bác tài taxi, xích lô, ba bánh... mỗi buổi sáng xì xụp uống càfê bằng cách đổ từ cái tách ra cái đĩa cho mau nguội.
Vâng, có thể nói càfê đã hiện diện ở Việt Nam từ hơn 80 năm nay…
Và cũng thật hiển nhiên, dấu ấn đầu tiên về ly càfê trong cuộc sống của người dân Việt là hoàn toàn chịu ảnh hưởng của người Pháp.
Không bàn rộng ở phạm vi toàn thế giới, chỉ xin lượt sơ một số kiểu uống càfê mà chúng ta có thể nhìn thấy ở Việt Nam từ hơn nửa thế kỷ trước: người Tây thưởng thức càfê theo kiểu riêng của họ, French Press, một loại bình thủy tinh có một dụng cụ bằng lưới và lò xo để nén bột càfê xuống từ bên trên. Kiểu thực dân Ăng-Lê thì lại sử dụng một dụng cụ khác: một loại ấm nhỏ được thiết kế sẵn bộ phận chứa và lọc càfê bên trong, nước sẽ được đổ vào trong ấm và nấu trực tiếp trên bếp, sử dụng hơi nước để làm ra nước càfê. Người Hoa Kiều thì lại sáng tạo ra chiếc vợt bích-tất…
À, thế còn cái Phin Càfê thì sao?. Một dụng cụ quá quen thuộc trong đời sống thường nhật của người dân Việt, một kiểu thưởng thức càfê độc đáo, tuyệt vời mà không hề có một dân tộc nào khác trên thế giới sử dụng thì sao ?
Phải chăng đây chính là một kiểu uống càfê thuần Ta?
Trong một vài tài liệu chưa được xác minh, thì thoạt đầu cái Phin Càfê được sáng chế bởi một người Mỹ vào đầu thập niên 30s và do một cơ duyên nào đó khoảng thập niên 40s thời Pháp Thuộc, lại được phổ biến tại vùng Indochina - phía namViệt Nam nhờ một vị cha cố người Hà Lan. Lúc ấy, cái Phin Càfê hoàn toàn xa lạ với người dân Việt sinh sống ở cả 2 vùng thuộc địa phía Bắc và Trung phần: Tonkin và An Nam. Thậm chí sau sự kiện 1975, đại đa số người dân ngoài Bắc lần đầu tiên vô đến Sài Gòn đều phải ngỡ ngàng trước hình ảnh “cái nồi ngồi trên cái cốc”, hình ảnh của cái Phin Càfê đã trở nên quá quen thuộc với các cư dân trong miền Nam.
Thế thì uống Càfê bằng phin có gì là độc đáo ?
Có quá đi chứ…
Xin đừng tự dễ dãi khi nghĩ rằng: chỉ cần có một ít bột Càfê, có một cái phin, có ấm nước đun sôi là mọi chuyện đã xong. Để có thể thưởng thức đúng điệu một ly Càfê được pha bằng phin sẽ đòi hỏi chúng ta khá nhiều yếu tố:
- Phin Càfê phải hội đủ những yêu cầu về kỹ thuật.
- Càfê ngon, tất nhiên, nhưng độ xay nhuyễn phải đúng.
- Các dụng cụ linh tinh để giữ nóng bột Càfê, ly, tách.
- Nước phải được đun sôi đúng độ.
- Giai đoạn châm nở bột Càfê.
- Giai đoạn nén bột Càfê.
Và sau cùng, cần phải nói đến yếu tố thời gian nữa: một ly Càfê nhỏ giọt quá chậm… hỏng ! nhanh quá… lại càng hỏng hơn !
Thế thì uống Càfê bằng phin có gì là tuyệt vời ?
Một tách Doppio Expresso đâm đặc sử dụng 16gr bột Càfê, được nén nhanh trong một thiết bị có áp suất và nhiệt độ cao, cho nên đôi khi tạo ra một số vị đắng, chát không cần thiết.
Một tách Càfê phin made in VietNam thơm ngon đúng nghĩa cần có đến 25gr bột Càfê để cho ra khoảng 60ML chất lỏng đen sánh. Khi được pha chế thật đúng theo những yêu cầu kỹ thuật cần thiết, chúng ta hoàn toàn có thể tự hào rằng: Càfê phin của dân Việt mình tuyệt vời thật !
Một người Ý, chuyên viên thứ thiệt trong lãnh vực café, sau gần một năm làm việc với nhóm thực hiện dự án CAFÉ RUNAM của chúng tôi tại Sài Gòn đã phải thốt lên rằng:
Il filtro Ru Nam è Bello ed esalta al massimo il gusto del caffè Vietnamita. Merita provarlo!
Grazie alla passione del nostro Team e alla collaborazione con un Maestro Artigiano Italiano del Caffè (or dell’Espresso), Ru Nam ha creato il nuovo filtro e ben 10 diversi gusti usando solo caffè coltivato in Vietnam.
Đại khái có nghĩa là: Thật tuyệt ! với 10 loại càfê đặc biệt và qua cách uống bằng phin của CAFÉ RUNAM, tất cả đã làm thăng hoa cho hương vị của hạt café Việt Nam lên rất nhiều. Các bạn phải thưởng thức thôi…
Vâng, đã đến lúc chúng ta phải khởi hành để đi tìm lại giá trị đích thực cho sự tinh túy trong hạt café, trong cách uống café thuần Ta của người dân Việt mình. Cuộc hành trình còn dài lắm trước mắt… gian nan đấy nhưng thú vị và luôn tràn đầy niềm vui.
Xin thân ái mời quí vị ghé qua CAFÉ RUNAM, số 96 Mạc Thị Bưởi, Quận 1, HCMC để tận mục sở thị.
Trước thời kỳ Pháp Thuộc, thức uống truyền thống của người dân Việt là trà…
Tuy cùng sử dụng một nguyên liệu lá của cây trà nhưng trà được chia làm hai loại chính:
Một là “trà tầu”, được sao tẩm, chế biến theo cách của người Trung Quốc, đóng gói trong các hộp thiếc hay các bao giấy phong kín để giữ mùi thơm. Trong suốt 1.000 năm dưới ách đô hộ của người Tầu, trà là loại thức uống dành cho vua quan, cho các nhà giầu có hay của các tao nhân mặc khách. Trà thường được uống trong buổi sáng tinh mơ. Cách uống trà này đòi hỏi nhiều vật dụng, kiểu cách với khá nhiều nguyên tắc được ghi lại trong các cổ thư như cuốn Trà Kinh của Lục Vũ hoặc được đề cập đến trong một số tiểu thuyết cận đại như Vang Bóng Một Thời của Nguyễn Tuân. Cũng chính vì thế mà “trà tầu” không thể vượt ra khỏi khuôn viên của cung đình, của các ngôi nhà quyền quí và cũng chính vì vậy mà trong suốt chiều dài lịch sử của dất nướcViệt Nam, chúng ta không hề nhận thấy dấu vết của một trà đình đúng nghĩa.
Loại trà thứ hai, đây là một loại giải khát thường nhật của quảng đại quần chúng người Việt, trong mỗi khu vườn quanh nhà thường có trồng một vài cây trà, mỗi ngày hái xuống một mớ lá, rửa sạch rồi cho vào một ấm sành hay bình tích to, sau đó đổ đầy nước sôi vào và được gọi là “chè tươi”.
Giờ đây, thứ nước uống dân giã “chè tươi” hầu như đã hoàn toàn biến mất khỏi nền văn hóa ẩm thực của những người Việt chúng ta. Riêng “trà tầu” thì lại biến thái, nôm na trở thành “trà đá”, “trà nóng”, một loại nước uống thông dụng để giải khát hoặc tráng miệng trong các bữa cơm gia đình hoặc tại các tiệm ăn ngoài phố.
Thế rồi, khi người Pháp đặt chân vào Việt Nam, họ mang theo một loại thức uống khác rất phổ biến ở các nước Tây Phương là càfê. Thoạt kỳ thủy, càfê chỉ được dùng trong các dinh thự của các viên quan cai trị, trong các trại binh Pháp, và các nhà dòng của các vị thừa sai. Đến khi nền móng đo hộ đã bắt đầu vững vàng, số người Pháp dân sự kéo sang Đông Dương làm ăn, buôn bán càng ngày càng đông, thì những đồn điền càfê bạt ngàn mọc lên như nấm trên các vùng cao nguyên trung phần Việt Nam và từ đó, càfê cũng dần dần từ những nơi nghiêm cẩn “bò” ra đường phố. Thập niên ba mươi của thế kỷ trước, càfê từ những quán ăn sang trọng của người Pháp đã mon men bước vào các tiệm ăn của người Hoa qua cách pha chế bằng chiếc vợt bích-tất.Vài năm sau, đã lác đác có những quán càfê ngoài vỉa hè hoặc trong quán xá của người Việt nhằm cung ứng loại thức uống mới mẻ và hấp dẫn này cho quảng đại dân chúng. Đến khi hiệp định Genève được kí kết, nhiều người Bắc di cư vô Nam, đã vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy các bác tài taxi, xích lô, ba bánh... mỗi buổi sáng xì xụp uống càfê bằng cách đổ từ cái tách ra cái đĩa cho mau nguội.
Vâng, có thể nói càfê đã hiện diện ở Việt Nam từ hơn 80 năm nay…
Và cũng thật hiển nhiên, dấu ấn đầu tiên về ly càfê trong cuộc sống của người dân Việt là hoàn toàn chịu ảnh hưởng của người Pháp.
Không bàn rộng ở phạm vi toàn thế giới, chỉ xin lượt sơ một số kiểu uống càfê mà chúng ta có thể nhìn thấy ở Việt Nam từ hơn nửa thế kỷ trước: người Tây thưởng thức càfê theo kiểu riêng của họ, French Press, một loại bình thủy tinh có một dụng cụ bằng lưới và lò xo để nén bột càfê xuống từ bên trên. Kiểu thực dân Ăng-Lê thì lại sử dụng một dụng cụ khác: một loại ấm nhỏ được thiết kế sẵn bộ phận chứa và lọc càfê bên trong, nước sẽ được đổ vào trong ấm và nấu trực tiếp trên bếp, sử dụng hơi nước để làm ra nước càfê. Người Hoa Kiều thì lại sáng tạo ra chiếc vợt bích-tất…
À, thế còn cái Phin Càfê thì sao?. Một dụng cụ quá quen thuộc trong đời sống thường nhật của người dân Việt, một kiểu thưởng thức càfê độc đáo, tuyệt vời mà không hề có một dân tộc nào khác trên thế giới sử dụng thì sao ?
Phải chăng đây chính là một kiểu uống càfê thuần Ta?
Trong một vài tài liệu chưa được xác minh, thì thoạt đầu cái Phin Càfê được sáng chế bởi một người Mỹ vào đầu thập niên 30s và do một cơ duyên nào đó khoảng thập niên 40s thời Pháp Thuộc, lại được phổ biến tại vùng Indochina - phía namViệt Nam nhờ một vị cha cố người Hà Lan. Lúc ấy, cái Phin Càfê hoàn toàn xa lạ với người dân Việt sinh sống ở cả 2 vùng thuộc địa phía Bắc và Trung phần: Tonkin và An Nam. Thậm chí sau sự kiện 1975, đại đa số người dân ngoài Bắc lần đầu tiên vô đến Sài Gòn đều phải ngỡ ngàng trước hình ảnh “cái nồi ngồi trên cái cốc”, hình ảnh của cái Phin Càfê đã trở nên quá quen thuộc với các cư dân trong miền Nam.
Thế thì uống Càfê bằng phin có gì là độc đáo ?
Có quá đi chứ…
Xin đừng tự dễ dãi khi nghĩ rằng: chỉ cần có một ít bột Càfê, có một cái phin, có ấm nước đun sôi là mọi chuyện đã xong. Để có thể thưởng thức đúng điệu một ly Càfê được pha bằng phin sẽ đòi hỏi chúng ta khá nhiều yếu tố:
- Phin Càfê phải hội đủ những yêu cầu về kỹ thuật.
- Càfê ngon, tất nhiên, nhưng độ xay nhuyễn phải đúng.
- Các dụng cụ linh tinh để giữ nóng bột Càfê, ly, tách.
- Nước phải được đun sôi đúng độ.
- Giai đoạn châm nở bột Càfê.
- Giai đoạn nén bột Càfê.
Và sau cùng, cần phải nói đến yếu tố thời gian nữa: một ly Càfê nhỏ giọt quá chậm… hỏng ! nhanh quá… lại càng hỏng hơn !
Thế thì uống Càfê bằng phin có gì là tuyệt vời ?
Một tách Doppio Expresso đâm đặc sử dụng 16gr bột Càfê, được nén nhanh trong một thiết bị có áp suất và nhiệt độ cao, cho nên đôi khi tạo ra một số vị đắng, chát không cần thiết.
Một tách Càfê phin made in VietNam thơm ngon đúng nghĩa cần có đến 25gr bột Càfê để cho ra khoảng 60ML chất lỏng đen sánh. Khi được pha chế thật đúng theo những yêu cầu kỹ thuật cần thiết, chúng ta hoàn toàn có thể tự hào rằng: Càfê phin của dân Việt mình tuyệt vời thật !
Một người Ý, chuyên viên thứ thiệt trong lãnh vực café, sau gần một năm làm việc với nhóm thực hiện dự án CAFÉ RUNAM của chúng tôi tại Sài Gòn đã phải thốt lên rằng:
Il filtro Ru Nam è Bello ed esalta al massimo il gusto del caffè Vietnamita. Merita provarlo!
Grazie alla passione del nostro Team e alla collaborazione con un Maestro Artigiano Italiano del Caffè (or dell’Espresso), Ru Nam ha creato il nuovo filtro e ben 10 diversi gusti usando solo caffè coltivato in Vietnam.
Đại khái có nghĩa là: Thật tuyệt ! với 10 loại càfê đặc biệt và qua cách uống bằng phin của CAFÉ RUNAM, tất cả đã làm thăng hoa cho hương vị của hạt café Việt Nam lên rất nhiều. Các bạn phải thưởng thức thôi…
Vâng, đã đến lúc chúng ta phải khởi hành để đi tìm lại giá trị đích thực cho sự tinh túy trong hạt café, trong cách uống café thuần Ta của người dân Việt mình. Cuộc hành trình còn dài lắm trước mắt… gian nan đấy nhưng thú vị và luôn tràn đầy niềm vui.
Xin thân ái mời quí vị ghé qua CAFÉ RUNAM, số 96 Mạc Thị Bưởi, Quận 1, HCMC để tận mục sở thị.
Sep 26, 2013
Tâm Sự - MINH DUY
Tâm Sự
Minh tâm sự lấy một người
Thằng Quân lên tiếng hết đời mày ơi
Duy âm thầm đứng cười tươi
Tường đâu bước tới than tôi cùng xuồng.
Hương nghe liền liếc mắt lườm
Miệng khuyên mấy tứ đổ tường dừng đây
Bốn anh vội dỗ Hương ngay
Hương vui Hương nháy máy đầy hình hay.
Duy
Minh tâm sự lấy một người
Thằng Quân lên tiếng hết đời mày ơi
Duy âm thầm đứng cười tươi
Tường đâu bước tới than tôi cùng xuồng.
Hương nghe liền liếc mắt lườm
Miệng khuyên mấy tứ đổ tường dừng đây
Bốn anh vội dỗ Hương ngay
Hương vui Hương nháy máy đầy hình hay.
Duy
Sep 25, 2013
GOOD AND EVIL - Prof. Young
Other contextual variables like lighting and the color of the slide background I used to present the image can influence perception as well.
I think you are right in your realization that in life things are not always black or white, good or evil. In fact there are several shades of gray in between, and like you I also believe their is beauty in those subtleties.
Most people can see both images once you explain the concept of the figure ground relationships. Gestalt psychology was probably less interested in analyzing your initial perception for introspective unconscious meaning and more interested in demonstrating the basic fact that the SAME STIMULUS can produce two different perceptions. Previous experience and perceptual sets can shape who we process the physical world.
It's nice to see you thinking about these examples at a deep level.
Thanks for sharing your thoughts!
Prof. Young
I saw the word “GOOD” but written not in a way that give me a mysterious evil feeling. Then I realized the word "EVIL" laying inside the word "GOOD".
I am not surprised because my father used to teach me: “There are always two sides in any event or person. You can not destroy the bad side because it always exists to make the good side exists. Thus, be wise to choose the good side to look at, and have no attempt to !”
And I obey him!
I think you are right in your realization that in life things are not always black or white, good or evil. In fact there are several shades of gray in between, and like you I also believe their is beauty in those subtleties.
Most people can see both images once you explain the concept of the figure ground relationships. Gestalt psychology was probably less interested in analyzing your initial perception for introspective unconscious meaning and more interested in demonstrating the basic fact that the SAME STIMULUS can produce two different perceptions. Previous experience and perceptual sets can shape who we process the physical world.
It's nice to see you thinking about these examples at a deep level.
Thanks for sharing your thoughts!
Prof. Young
***
I saw the word “GOOD” but written not in a way that give me a mysterious evil feeling. Then I realized the word "EVIL" laying inside the word "GOOD".
I am not surprised because my father used to teach me: “There are always two sides in any event or person. You can not destroy the bad side because it always exists to make the good side exists. Thus, be wise to choose the good side to look at, and have no attempt to !”
And I obey him!
Is this a bird or a rabit?
Hoa mắt - cô DZIÊN HỒNG
Hoa mắt
Trong ngày hạnh phúc của đôi ta
Anh thấy em yêu đẹp chói lòa
Vẻ đẹp đã làm anh chới với
Khi mờ, khi tỏ, mắt anh hoa
cô Hồng
Sep 23, 2013
Nầy nầy ... Gió thoảng - LỆ HOA/ ÁI HOA
Nầy nầy ...
Nầy nầy đừng có chụp hình
Người ta đỏ mặt có nhìn thấy không?
Đầu thu nắng hãy còn trong
Nón che nửa mặt má hồng hây hây
Lệ Hoa
Tại sao ta phải cản người
Hạnh phúc ta có tiếng cười hôm nay
Dẫu gì có được ngày này
Để khi đông tới...chóng chày sang xuân(?)
Người ta đỏ mặt có nhìn thấy không?
Đầu thu nắng hãy còn trong
Nón che nửa mặt má hồng hây hây
Lệ Hoa
Tại sao ta phải cản người
Hạnh phúc ta có tiếng cười hôm nay
Dẫu gì có được ngày này
Để khi đông tới...chóng chày sang xuân(?)
Ái Hoa
***
Gió Thoảng
Gió thoảng chút hương thừa
Mát dịu giữa trời trưa
Cho con được một ngày
Hương giác ngộ thơm đưa
Mát dịu giữa trời trưa
Cho con được một ngày
Hương giác ngộ thơm đưa
Lệ Hoa
Một Kỷ Niệm Không Bao Giờ Quên - ANH QUÂN
Khoảnh khắc hội ngộ bạn bè là những kỷ niệm không bao giờ quên của một đời người, nhất là thêm sự hiện diện của người thầy đã từng dạy đám học trò gần 40 về trước, càng in sâu vào trong tâm tư của người học trò.
Nhớ lại ngày 11 tháng 8 năm 1986, Quân một túi xách trên tay đi xe lửa từ London để gặp thằng bạn tên là Phong Thái, nổi tiếng phá và không bao giờ chịu ngồi yên ở trong mái trường Sư Phạm Thực Hành. Cái thời đó vận số Thái ta còn long đong, ngày ngày “Mờ mịt trong khói lửa” vì làm phụ bếp trong nhà hàng, chuyên về nướng đủ loại thịt, nên lúc nào “Khói vương mờ trong mắt Thái – Smokes get to his eyes”.
Lúc đó thời gian làm việc của Thái không được rộng rãi, dặn Thái là xe lửa sẽ tới 5 giờ chiều nhưng không ngờ bị kẹt ở bến phà, đến 8 giờ tối xe tới Paris thì Quân một mình đón xe điện ngầm tới thẳng nhà hàng nơi Thái làm việc. Ai cũng đoán được cái cảm giá hai thằng bạn sau 7 năm chưa gặp lại, nhất là thời đó tình hình rời Việt Nam không phải đơn giản. Ngồi đợi Thái làm việc và hai thằng kể lại chuyện trường xưa thì không quên được tên Trần Anh Minh. Thái nói là Minh vượt biển tới Mã Lai và đã định cư tại Canada. Vậy có cách nào liên lạc với Minh không? Hai đứa chịu thua và thôi cứ để số đưa đẩy vì biết đâu sẽ như hai thằng đã gặp nhau.
Đến tháng 7 năm 1987, Quân bay qua miền Nam California, rồi vào một buổi chiều đến thăm Minh Duy, lúc đó Duy còn ở vùng Ivrine, cái hình ảnh khó quên là người nhà của Duy kêu to “Duy ơi có bạn tới thăm”. Duy đi ra thì Quân mới nói “Quân đây Duy ơi”. Duy cảm thấy bất ngờ là đi ra, đi vô, rồi đi ra… vì không biết tiếp thằng bạn như thế nào!!! Sau đó Duy kêu đi uống Cà Phê ở quán Thùy, thời đó Cali chưa có tiệm cà phê “Lú” hay “Dĩ Vảng”, nên các quán Cà Phê rất là lành mạnh. Hai thằng ngồi uống Cà Phê, cứ châm thuốc lá không ngừng nên khói cũng bay mờ mịt. Các chuyện xưa được nhắc lại và vẫn không quên tên Trần Anh Minh.
Tới đây cũng nhắc lại là một số bạn bè, thời đó nhất là phái nam bị một biệt danh nghe không được mỹ miều cho lắm như Nguyễn Ngọc Khải giờ ở Hòa Lan bị kêu là “Cu Quẹo”, Minh Duy là “Duy Hy Nốc (hình ảnh ông da đen quảng cáo kem đánh rang ở chợ Bến Thành)” , Bùi Quốc Chính bị kêu là “Chính Méo”, Phong Thái là “Thái Giúi”, Anh Minh là “Minh trắng và Minh Đĩ”… còn con gái là Thùy Linh là “Trâu Điên”, Bích Nga được ghép người yêu của Thái thời đó gọi là “Tráng Dồ”….
Thế mà cho mãi đến năm 2004, Quân mới gặp lại Minh tại Sài Gòn và rồi cho đến 9 năm sau Quân gặp lại Minh, mà lần gặp này quả thật là đặc biệt, nói theo Nhà Phật là “Duyên” hay “do sự sắp sếp kỳ diệu của Đấng Bề Trên”. Tại vì chưa bao giờ có một cảnh bốn đứa bạn cùng đáp xuống một phi trường cùng một ngày. Được Thầy Cô và bạn hiền Anh Minh đứng bên ngoài đón chào.
Chuyện bắt đầu là tấm thiệp mời dự Lễ Cưới của Minh vào ngày 14 tháng 9. Với Quân thì hai thằng ở cách xa nửa vòng trái đất, nên chưa có ý nghĩ là đi dự đám cưới Minh, thêm nữa không biết có bạn bè nào đi dự đám cuới Minh không? Và cuối cùng là Quân đã có chương trình về Việt Nam với vợ con vào cuối năm nay, nên tài chánh có phần hạn chế. Hơn tuần sau đó nhận tin bạn Thanh Hương là cô Hồng kêu gọi đi dự đám cưới Minh. Hương đã quyết định đi mua vé qua dự hôn lễ Minh và thăm Cô Hồng. Lúc đó Quân bắt đầu có chướm tư tưởng đi đám cưới Minh, nhưng thấy quân số đi dự còn quá yếu, nên cũng chưa thúc đẩy được Quân. Vài ngày sau thấy Minh Duy dơ tay đi tham dự, vậy là cuộc chơi đã có thể bắt đầu, nhưng Quân vẫn muốn chờ đợi thêm ai nữa chăng và đồng thời đi xem vé máy bay để hy vọng tìm được vé rẻ. Ngoài ra Quân có nói chuyện với bà xã về việc đi đám cưới Minh, khi nói tới việc phí tổn thì bà xã nói liền là cứ việc “Cà Thẻ” và “Cứ Sống Giàu Chết Nghèo” miễn là “Enjoy gặp bạn bè là O.K” . Quân không nói gì và cứ để đó xem tình hình thế nào thì có thêm Email của bạn Tường từ Oregon qua dự đám cưới Minh, vậy là thêm một chiến sĩ tham gia. Vậy tình hình có tăng thêm bạn hữu chăng ? vậy cứ “Đợi và Chờ” biết đâu có sự bất ngờ!!!
Vào cuối tháng 8, Ba Quân báo cho biết một người thân tại Seattle tuổi thọ sẽ trong vòng 6 tháng, nếu có thể từ giờ đến cuối năm đưa Ba Quân qua Mỹ. Quân chợt nhớ tới đám cưới Minh thì đây là một sự kết hợp tuyệt vời vừa đi thăm gia đình, vừa ăn đám cưới bạn và nhất là gặp bạn bè và gia đình Thầy Cô.
Thế là Quân đặt vé 6.20 p.m chiều ngày 13 tháng 9 sẽ tới Calgary để hội ngộ bạn bè và Thầy Cô. Theo dự tính là Tường sẽ đến trước, tiếp theo là Quân, rồi Hương và sau cùng là Duy. Nào ngờ một sự cố xảy ra cho Quân là khi tới phi trường Seattle vào 2 giờ chiều thì mới biết chuyến bay của mình bị hủy và chuyến kế là 8.15 p.m. Lúc đó Quân giận muốn điên cả người bắt đầu lẩm bẩm loại ngôn ngữ “£&*@!....” vì thời gian ở Canada thì ít , như vậy là mất toi 6 giờ, chỉ biết ngồi trong phi trường nhìn ra thấy bầu trời u ám y như trong lòng của mình. Không biết làm gì hơn ngồi Text cho Duy , Cô Hồng và Minh báo tin là đừng có ra sớm mà đón Quân. Lát sau lại nhận tin của Duy là nào đang trên đường ra phi trường, rồi chụp thêm tấm ảnh Duy rồi trên xe, rồi sắp lên máy bay… còn Quân ngồi nhìn trời hiu quạnh để thấy mình quạnh hiu theo.
Thời gian trôi dần, cũng tới lúc Quân leo lên được máy bay và máy bay đáp xuống Calgary vào lúc 11.20p.m. Đó là bắt đầu giây phút vui nhất vì từ xưa đến giờ chỉ có một người đón một người, chứ chưa bao giờ có hình ảnh 4 người bạn cùng Thầy Cô đón một học trò . Thích thú nhất là 4 người bạn từ phương xa đến chung vui với thằng bạn mà ngày mai nó “Lên Xe Bông Về Nhà Vợ”, thêm nữa ở cái tuổi này thường là được mời đi ăn cưới con cháu chứ khó mà có chuyện đi ăn cưới bạn bè.
Bước ra khỏi cửa kiểm soát là Quân đã kêu to Duy, Minh, Minh, Duy…. Mọi người cười vui và từng cái bắt tay đúng là “Canada đất lạnh tình nồng”.
Sau đó tất cả về nhà vợ tương lai của Minh (ngày mai là cưới) ăn bún riêu và ra-gu. Phải nói Minh vô cùng điệu nghệ là sắp lấy vợ mà đầy đủ “Tam Tòng” cái gì Minh làm cũng ngon lành từ dọn bàn, dọn dẹp và rửa chén bát. Bởi vậy có thể nói là Minh bắt đầu là “Prefect Husband – Ông xã hoàn hảo”. Ăn xong là hơn 1 giờ khuya, tất cả rút lui để Minh lo chuyện đại sự ngày mai. Nhưng ra xe thấy bạn Minh vẫn muốn ham vui là muốn qua nhà cô Hồng chơi, thật ra cả đám ai cũng muốn có mặt Minh nhưng nghĩ lại nếu Minh qua chơi là ngày mai Minh hết làm Chú Rể. Ngay cả giờ rước dâu của Minh mới đầu tính từ 8.30 sáng, vậy mà bị thay đổi từ 8.30 – 9.30 – 10.30 và 11.30 trưa. Nên đành bắt Minh đi về và cả đám lên xe về nhà Thầy Cô.
Đến nhà là cô bạn Thanh Hương mắt đã muốn híp, còn Thầy là phải lên giường, Cô Hồng là chịu chơi nhất là các em thức tới đâu là cô thức tới đó. Quân, Duy và Tường là những người quen thức về đêm nên cũng vẫn tiếp tục thức tiếp để nói chuyện.
Một cái dể thương nhất của bạn Tường là tặng mỗi người một món quà, thật là hay vì người nhận được một quyển sách theo đúng sở thích từng người. Đây là một điều chu đáo của Tường.
Câu chuyện cứ tiếp tục, cô Hồng đem rượu ra vừa uống và vừa nói chuyện trong đêm khuya. Đến 4 giờ sáng thì tất cả phải đồng ý là nên đi nằm nghỉ vì thức cả đêm là ngày mai mà dự đám cưới Minh là mọi người vừa đứng vừa ngủ.
Hơn 7 giờ sáng, Quân tỉnh giấc qua tiếng điện thoại reo, Hương là đã dậy rồi, lát sau là Duy và Tường. Theo thói quen của Duy là phải luyện Yoga vào sáng sớm, Duy ra vườn tập và gây sự chú ý đến cô Hồng. Cùng lúc đó là có xuất hiện của Minh, thật là vui vì chú rể còn vui thêm vài giờ trước khi lấy vợ. Thường thì giờ này là các chú rể là phải lo mặc quần áo và làm đẹp.
Tất cả ra ngồi ăn sáng, Quân mới thấy Thầy và Cô là những người vui tính nhất trên thế gian này, nếu ai đi về vùng Calgary mà không xin phép để lại nhà thăm Thầy Cô là một điều thiếu xót rất là lớn. Thầy và Cô kể chuyện vui làm không khí trở nên vui nhộn, từ đó tạo ra một cảnh nồng ấm và vô cùng thấm thiết. Đó là cái giây phút mà 5 đứa luôn muốn kéo dài bất tận vì cứ một chốc là được cười hả hê với câu chuyện của Thầy Bích chẳng hạn Thầy dặn dò là “Nếu lấy cô vợ 40 tuổi mà già quá thì kếm hai cô 20 là được” hay là “Nếu vợ chỉ cho nuôi mèo bốn chân, thì mình cứ xin đem hai con mèo hai chân về nhà” hoặc là nói với Vợ là “Thấy em sinh con đau quá nên anh tính kiếm người về sanh thay em”…. Các câu chuyện cứ liên tục như vậy , với sự phụ họa của cô Hồng thì nhìn vào không khác gì ngày Tết với tiếng pháo nổ.
Tuy nhiên mọi chuyện phải dừng vì phải bắt Minh về nhà lo làm chú rể , Minh mà đứng tiếp là không có đám cưới và tất cả ngồi nhà thầy cô chơi cho hết buổi.
Calgary là đất của người Cow Boy khi xưa , thời nay thì hết cỡi ngựa nhưng cô Hồng biểu diễn lái xe cho mọi người xem. Cô lùi xe là giựt một cái ai có ngủ gật thì tỉnh liền, nếu ai có bóp còi là chuyện bình thường, chuyện nhỏ ở tỉnh lẽ, đang ở lane bên ngoài mà cô lái vào lane trong thì sẽ thấy cái hay là ai lái xe gần đó tự giác lái chậm lại cho cô lái vào trong.
Mới đâu ai cũng sợ tới trể , nên cô lái xe qua nhà cô dâu, tưởng là có mặt chú rể , nào ngờ chú rể vẫn chưa tới thế là cả đám đứng đợi chú rể. Phải nói ngày cưới của Minh thời tiết vô cùng là đẹp, nắng ấm áp và bầu trời trong xanh.
Viết tới đây thì Quân không kể các nghi thức hôn lễ của Minh vì cũng y như các đám cưới của người Việt Nam. Chỉ có một điểm lưu ý là Minh có cô em vợ rất xinh, tên cô là Thu Ba, cô còn độc thân và trong đám thì chỉ còn có mỗi Duy độc thân, nếu Duy muốn làm anh em cột chèo với Minh là một thằng cột và một thằng chèo thì cứ vài tháng đi Calgary mà chơi..
Vào tiệc cưới buổi chiều, Thầy Bích tuy không dạy đám học trò, mà đã đại diện cô lên hát một bài tặng vợ chồng Minh, thầy đã dùng bài hát của Trịnh Công Sơn với lời hát mới như sau :
Một ngàn năm nô lệ vợ nhà,
Một trăm năm nô lệ vợ ta.
Hai mươi năm rửa chén chùi nhà,
Gia tài của vợ để lại cho ta,
Gia tài của vợ là một đống việc nhà!
Ngoài ra Duy cũng lên hát tặng Minh một bài, bạn Duy vẫn là một người văn nghệ.
Thanh Hương chỉ đọc riêng cho cô dâu chú rể nghe bài học căn bản trích trong "Hôn Nhân Giáo Khoa Thư":
Một trăm năm nô lệ vợ ta.
Hai mươi năm rửa chén chùi nhà,
Gia tài của vợ để lại cho ta,
Gia tài của vợ là một đống việc nhà!
Ngoài ra Duy cũng lên hát tặng Minh một bài, bạn Duy vẫn là một người văn nghệ.
Vợ là số một trong nhà,
Đi vào phải bẩm, đi ra phải trình.
Vợ rày thì phải làm thinh,
Miệng cười tủm tỉm:
"Thưa mình giận chi!
Tiền đây mình cứ xài đi,
Hết anh đưa nữa có chi mà buồn!"
Đi vào phải bẩm, đi ra phải trình.
Vợ rày thì phải làm thinh,
Miệng cười tủm tỉm:
"Thưa mình giận chi!
Tiền đây mình cứ xài đi,
Hết anh đưa nữa có chi mà buồn!"
Đến 12 giờ đêm, tất cả tạm biệt Minh, Quân cũng chào Minh vì sáng 4 giờ phải ra phi trường đi một cuộc hành trình từ Galgary – Canada bay xuống Phoenix – USA – sau đó từ Phoenix bay tới Philadephia và sau cùng là về London – Anh quốc. Nhưng Minh cứ nhất định là đưa Quân vào 4 giờ sáng. Tất cả không ai đồng ý vì đó là đêm Tân Hôn của Minh.
Về tới nhà Thầy Cô là một giờ sáng, Quân chỉ sợ đi ngủ là nằm luôn và sẽ trể chuyến máy bay. Tính thức suốt đêm. Thanh Hương thì ngáp ngủ quá rồi, Quân nói thôi good bye Hương , rồi Hương ngủ thoải mái cho đến sáng , không cần đưa Quân ra phi trường. Hương nhất định không chịu là nếu Hương có ngủ thì 3.30 a.m phải kêu Hương dậy. Sau đó Cô Hồng đem chai rượu thốt nốt cho Duy và Tường uống, cả hai bạn uống xong là 2.30 a.m , Quân mới nói đi nghỉ đi rồi mai tính.
Đúng 3.30 a.m Thanh Hương đã tình giấc và cả cô Hồng, nhìn vào thấy Duy và Tường ngủ không biết trời đất. Cả ba người im lặng ra sân bay. Ra tới nơi đã thấy Minh với 6 ly cà phê đen và chục cái bánh crossiany, đây là một sự chu đáo của Minh, một việc vô cùng bé nhưng lại là một sự lo lắng tận tình.
Ngoài phi trường cái cổng Arrival – đón chào là một cái cổng vô cùng đáng yêu, nơi đầy nụ cười và thấm thiết. Còn cái cổng Depature thì vô cùng đáng ghét, một nơi nhiều nước mắt , người đi đã buồn mà người ở lại còn buồn hơn.
Vẩy tay chào Minh , cô Hồng và Thanh Hương để Quân tiếp tục cuộc hành trình 24 tiếng để trở về cuộc sống thường lệ của mỗi ngày. Ngày vui luôn qua mau, nhưng bắt buộc phải tan để bắt đầu một cuộc vui mới trong tương lai. Nếu ai có hỏi Quân có những gì đáng nhớ trong cuộc đời thì cái tháng 9 của năm 2013 là luôn ghi nhớ trong tâm tư , hình ảnh tiếng cười vui của Thầy Cô , Hương , Duy, Tường và Minh không bao giờ mất cả…. Xin hẹn gặp tất cả.
Sep 22, 2013
CÁI MẶT NGÁI NGỦ - Duy
CÁI MẶT NGÁI NGỦ - Minh Duy
Cái mặt buồn ngủ lủi thủi rước dâu
Mắt nhắm mắt mơ à là cô út
Thì ra thức quá trong đêm hôm trước
Cả nhóm đùa vui chẳng kể dài lâu.
Duy
Mắt nhắm mắt mơ à là cô út
Thì ra thức quá trong đêm hôm trước
Cả nhóm đùa vui chẳng kể dài lâu.
Duy
Người ơi ở đâu cho tôi ngả chút
Subscribe to:
Posts (Atom)