Sep 8, 2022

CHUYỆN LIÊN QUAN ĐẾN VIENNA - Anh Quân

Bà Hương, 

Bà sắp đi Vienna – Áo quốc nên tui hỏi bà là có bao giờ bà có bao giờ nghe qua cuốn phim “The third man – Người thứ ba” chưa ? Nếu bà chưa nghe thì tui kể cho bà nghe. 

Trước hết tui tóm tắt về “Four power occupation of postwar Vienna” – tui chưa biết dịch ra tiếng Việt là gì nhưng tạm gọi là “Tứ quyền của đồng minh chiếm đóng Vienna thời hậu chiến”. Sau đệ nhị thế chiến, nước Áo bị 4 cường quốc có quân đội mạnh nhất trong chiến tranh chiếm đóng (tiếng Anh gọi là the four victorious powers) là Liên Xô, Hoa Kỳ, Anh quốc và Pháp quốc từ năm 1945 cho đến 1955. Mỗi cường quốc chiếm một phương nên nước Áo bị chia thành bốn khu vực. 

Ngay cả thành phố Vienna cũng bị chia làm bốn, nhưng quận trung tâm là quận nhất (nơi bọn mình sẽ đi chơi nhiều nhất) thì bốn ông kẹ đồng kiểm soát lấy cái tên Hội đồng Kiểm soát Đồng minh.

Quận nhất chắc là đẹp nhất, tui gợi ý nên làm một cuộc hành trình đi bộ 4 tiếng đồng hồ (không phải đi bộ 4 tiếng mà bà phải sợ vì vừa đi vừa nghỉ ), khoảng cách chỉ 3.4 km (dưới 3 miles). 

1- Bắt đầu từ quán Cafe Central: Vào đây kêu một ly cà phê và gọi cái bánh Sô Cô La (Chocolate – Truffe Altenbergtorate). Đây là quán cà phê lịch sử, tiếp khách hàng vào năm 1876 có kiến trúc cột đá Marble, vòm cong trên trần…Rất nhiều nhà văn, nhà báo,  nhà thơ , nhà viết kịch nổi tiếng của Áo và ông triết gia Sigmud Freud hay ghé vào đây thưởng thức cà phê. Tuy nhiên cũng quán này lại nhiều nhà độc tài ghé vào như Hitler (Hitler sanh tại Áo), Trotsky (thủ lãnh đệ tứ CS), Tito (của Nam Tư), Stalin và ngài Lenin của Việt Nam. Giờ quán cà phê này được xem là nơi của giới nhà văn và du khách. 

Sau khi thăm quán cà phê, đi bộ tà tà về hướng đông nam sẽ đi qua cánh cổng Michaelertor là đi tới Hofburg. 

2- Hofburg là cung điện hoàng gia cũ ở trung tâm Viên, Áo. Được xây dựng vào thế kỷ 13 và được mở rộng trong nhiều thế kỷ kể từ đó. Cung điện đã là trụ sở quyền lực của các nhà cai trị triều đại Habsburg, và ngày nay nơi cư trú chính thức và nơi làm việc của Tổng thống Áo. Đó là dinh thự chính vào mùa đông, trong khi Cung điện Schönbrunn là nơi ở mùa hè.

3- Tiếp theo là tới Museums quartier, đây là một cái xóm rất lớn tại quận 7 – Vienna, đi bộ tại đây sẽ đi qua viện bảo tàng Leopold và Kinder, rồi sẽ nối vào con đường dài nhất của Vienna, cũng gọi là Shopping street: Mariahifer Strasse. 

4- Sau đó ghé vào công viên Burggarten nghỉ chân , đây là một trong những công viên đẹp nhất tại Vienna; tại đây tìm những bức tượng nổi tiếng chụp hình kỷ niệm với tượng Mozart và Đại đế Franz Josef. Trong đây có một vườn chuyên về Bươm Bướm, tên gọi là Schmetterlinghaus, tiếng Anh là Imperial Butterfly House, nhưng vào cửa 6.50 euro. 

5- Tiếp theo là đi đến Staatsoper là Vienna Operahouse, nếu ai yêu thích ballet hay nhạc opera thì phải vào xem một show, giá vé là từ 150 euro, tuy nhiên có thể vào chụp hình với giá vé 4 euro. 

6- Kế tiếp là ghé vào nhà thờ Thiên chúa giáo nổi tiếng nhất tại Áo là Stephansdom, tiếng Anh là St. Stephen’s. Vào đây xem và cầu nguyện không mất tiền nhưng leo lên đỉnh nhà thờ là 16 euro. 

7- Điểm cuối cùng là nhà thờ Thiên chúa giáo Peterskirche và đi kiếm gì ăn là hết ngày vì cứ mỗi điểm chụp hình và vào xem là hết một ngày đi chơi tại Vienna. 

Giờ quay lại chuyện xưa tích cũ. 

Không hiểu sao số bốn hay dính liền với nước Áo. Trong khi đó người Tàu rất sợ số bốn vì họ cho số bốn là Tứ mà Tứ gần với Tử (chết). Thì ngoài “Tứ quyền đồng minh ” mà còn có “Four Sectors – Bốn khu công nghiệp ” quan trọng nhất ở Áo là : Công nghiệp thực phẩm và thức uống - Cơ khí và cơ khí thép - Công nghiệp hóa chất và - Công nghiệp xe cộ. 

Lúc đó có câu nói “the four in the jeep – 4 người trên chiếc xe Jeep” vì bốn quốc gia luôn cho lính đi tuần an ninh tại quận nhất ở Vienna mà 4 người ngồi trên chiếc xe Jeep, Ông Mỹ thì lái xe, ngồi kế bên là ông Anh (vì hai ông nói cùng một thứ tiếng mà), ngồi sau lưng bác tài xế Hoa Kỳ là ông Pháp (Mỹ không tin mấy ông cộng sản) và kế ông Pháp là ông Liên Xô. 

Nước Áo thời gian đệ nhị thế chiến thường bị xem là một bộ phận của Đức vì chuyện Anschluss là Đức quốc xã sát nhập nước Áo vào Đức từ tháng 3 năm 1938, nên hai nước không còn cổng biên giới. Vào năm 1949 nước Đức chia đôi , bởi vậy đồng minh phương tây phải đóng tại Áo để xem ông đồng minh giả vờ Liên Xô có chiếm luôn nước Áo chăng? 

Cho đến năm 1955, tình trạng nước Áo trở thành một chủ đề gây tranh cãi khốc liệt trong cuộc chiến tranh lạnh. Cũng vì vậy mà ta có thể nhận ra miền nam Việt Nam là vùng đất và đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ. Sự nắm quyền của Khurschev của Liên Xô có phần dễ thở hơn Stalin, nên tất cả 4 đồng minh chấp nhận nước Áo trung lập vĩnh viễn. Áo quốc được trả độc lập vào tháng 5 năm 1955 và và những người lính chiếm đóng cuối cùng rời đi vào ngày 25 tháng 10 năm đó. Trong khi đó Việt Nam bắt đầu cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai và kéo dài thêm 20 năm. 

Năm 1946 nước Áo rơi vào nạn đói, Ủy ban Phục hồi và Cứu trợ Liên Hiệp Quốc (UNRRA) đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp lương thực cho người Áo sau chiến tranh. Gần 65% khẩu phần lương thực của Áo do UNRRA cung cấp (tháng 3 năm 1946 đến tháng 6 năm 1947). Tình hình lương thực trở nên tồi tệ hơn do thời tiết bất lợi và vụ mùa khoai tây (potato) năm 1947 bị thất bại. Potato là cây lương thực quan trọng nhất ở Áo và là một phần quan trọng trong chế độ ăn của người Áo. Một diện tích đất nông nghiệp tương đối nhỏ thích hợp cho canh tác ngũ cốc. Thu hoạch chỉ là 30% của các cấp độ trước Chiến tranh.

Mất mùa đồng nghĩa với nạn thiếu lương thực thực sự những năm 1947-48. Tình hình trở nên tồi tệ đến mức chính phủ không thể phân phối bất kỳ khẩu phần ăn nào (tháng 4 năm 1947). Thực phẩm đơn giản là hết (tháng 4 năm 1947). Chính phủ đã không thể tìm thấy thực phẩm cần thiết để phân phối các khẩu phần cần thiết. Thủ đô đã bị rung chuyển nặng nề bởi một cuộc bạo động lương thực của người cộng sản  (ngày 5 tháng 5). ( đây là một đề tài dài để viết)

Sir Alexander Korda, người Hungary nhưng sau qua Anh quốc sống, ông là nhà đạo diễn điện ảnh nổi tiếng vào thập niên 30 của thế kỷ trước, tại Hollywood và Anh quốc. Ông liên lạc với nhà văn Graham Greene, người Anh cũng là tác giả quyển “Người Mỹ trầm lặng” tại Việt Nam, để nhờ viết một cuốn phim về thời kỳ hậu chiến tại Vienna, do 4 ông kẹ quốc tế giữ an ninh. 

Nhà văn Graham bay sang Vienna vào năm 1948 để tìm cảm hứng viết truyện phim. Lúc đó ông Graham chưa biết viết gì thì gặp được một sĩ quan tình báo của Anh, ông ta kể cho nghe quyền lực của thế giới ngầm của cảnh sát Áo là họ đều khiển hết hệ thống cung cấp nước tại Vienna, và giới kinh doanh chợ đen về thuốc trụ sinh Penicillin. Từ đó ông Graham gọp hai câu chuyện để có cuốn phim “The Third Man”. 

"Người đàn ông thứ ba" là bộ phim đen năm 1949 của Carol Reed làm đạo diễn, do Graham Greene viết kịch bản và có sự tham gia của Joseph Cotten, Alida Valli, Orson Welles và Trevor Howard. Lấy bối cảnh ở Vienna thời hậu chiến, bộ phim xoay quanh Holly Martins người Mỹ (Cotten), người đến thành phố để nhận công việc với người bạn của mình là Harry Lime (Welles) và chỉ biết rằng Lime đã chết. Xem cái chết của anh ấy là đáng ngờ, Martins quyết định ở lại Vienna và điều tra sự việc.

Thời đó kỹ thuật quay phim không như bây giờ nhưng thú vị là cách quay phim có tên gọi là “Dutch angle” (không có liên quan tới Hà Lan) để qua đó nếu bà Hương muốn nghe chụp hình và quay phim theo cách “Góc cạnh Hà Lan” thì tui kể cho nghe, giờ làm biếng viết kể chuyện chụp hình. 

Ông Greene viết tiểu thuyết cùng tên để chuẩn bị cho kịch bản phim. Anton Karas đã viết và biểu diễn bản nhạc chủ đề " The Third Man Theme " đứng đầu bảng xếp hạng âm nhạc quốc tế vào năm 1950, mang lại cho nghệ sĩ biểu diễn vô danh trước đó nổi tiếng quốc tế. "Người đàn ông thứ ba" được coi là một trong những bộ phim hay nhất mọi thời đại, được đánh giá cao về diễn xuất, điểm số âm nhạc và khí chất quay phim.

Năm 1999, Viện phim Anh bình chọn "Người đàn ông thứ ba" là bộ phim Anh hay nhất mọi thời đại. Năm 2011, một cuộc thăm dò ý kiến của 150 diễn viên, đạo diễn, nhà văn, nhà sản xuất và nhà phê bình cho tạp chí Time Out đã xếp hạng phim Anh hay nhất từ trước đến nay

Tui biết là phim nổi tiếng nhưng phim xưa, nhiều lần chiếu trên TV, tui coi được đoạn đầu, rồi lo chuyện khác là quên mất tiêu xem tiếp. Vì vậy tui cũng không biết kết cuộc cuốn phim thế nào. 

Khi tới sẽ có một viện bảo tàng gọi là “The Third Man tour”.

Tạm dừng tại đây.

Tui 

Quân 


No comments: