Sep 22, 2019

DOÃN LIÊN PHIÊN TẢ BÀI BÌNH KIỀU CỦA SƯ CÔ ĐẲNG NGHIÊM






Sư cô Đẳng Nghiêm bình Thơ Kiều
Kính thưa sư Ông, kính thưa quí thầy quí sư cô, kính thưa đại chúng,
Bấy lâu mới được một ngày,
Mừng nào lại quá mừng này nữa chăng?
Đúng thật là vậy phải không? Lâu lắm rồi đại chúng người Việt chúng ta mới tụ họp đông đủ và vui như thế này. Trong ba ngày qua các cô bác chú và các em đã tập họp cùng tu học, cùng ôn lại những ân tình, sự tình với sư Ông, với Pháp môn, và với tăng thân. Đại chúng cũng đã cùng nhau ngồi thiền và tụng kinh gửi năng lượng thương yêu và sự biết ơn đến sư Ông. Đặc biệt nữa là chúng ta được Bói Kiều, có đến bảy người được bói. Đó là kỷ lục!
Trong tinh thần đó, con xin được nói thêm về Kiều. Cho dù con là sư “tây”, mà sư tây bình kiều thì cũng là khó khăn, nhưng sẽ rất vui vì trong đời tu có lẽ đây là lần thứ ba con nói pháp bằng tiếng Việt trước đại chúng. Vậy xin đại chúng thông cảm cho tiếng Việt của con, nhất là về đề tài Truyện Kiều thật là khó. Cũng do nhờ sư em Trăng Thanh Trí, một sư em người Mỹ mới xuất gia được 6 tháng đã giúp cho con dịch những câu Kiều được sư Ông chọn lọc sang tiếng Anh để làm thành một văn bản Bói Kiều - The art of Oracle reading. Chị em chúng con đã phải đọc nhiều để hiểu ý của cụ Nguyễn Du và dịch ra Anh ngữ. Hôm nay là cơ hội để cho con chia sẻ thành quả trước khi quên.
The Tale of Kieu - Truyện Kiều được nhà thơ Nguyễn Du viết khoảng giữa 1810 – 1820, đầu thế kỷ 19. Là một thể thơ rất dài còn gọi là Epic poem, khoảng 3252 câu thơ, theo thể lục bát, một hàng sáu chữ, một hàng tám chữ. Ngôn ngữ cụ Nguyễn Du viết rất đẹp, vừa có chữ Hán Việt, vừa có chữ rất là Việt. Những chữ “bây giờ” “khi nào” được cụ dùng rất bình dân nhưng rất hay.
Truyện Kiều là một bài thơ xuất sắc và nổi tiếng của Việt Nam đã được nhiều người nước ngoài ưa thích và được dịch ra nhiều thứ tiếng như Đức, Anh, Pháp. Quyển sách viết về Truyện Kiều bằng Anh ngữ sắp sửa được xuất bản tới đây. Câu chuyện về một cô gái sinh ra trong một gia đình Nho giáo, rất thông minh, nhiều tài năng và rất là đẹp. Kiều có một người em gái cũng thông minh, tài năng và đẹp nhưng mọi thứ hơi ít hơn chị một chút xíu. Chắc có lẽ vì vậy mà người em ít khổ hơn một chút. Kiều có một cuộc tình rất đẹp với Kim Trọng nhưng vì người cha bị vu oan nên bị tù. Kiều đã bán thân mình chịu làm vợ cho một người, và dùng số tiền này để chuộc cha. Cô không ngờ sự hiếu thảo này bị gặp nạn bởi người kia mua Kiều để bán vào lầu xanh. Trong suốt mười lăm năm, Kiều rất nhiều đau khổ vì bị bán từ lầu xanh này đến lầu xanh khác. Có nhiều người hại Kiều, nhưng ngược lại cũng có rất nhiều người giúp Kiều. Sau mười lăm năm lưu lạc, Kiều đã đoàn tụ lại với gia đình. Và cũng trong mười lăm năm đó nàng đã phát hiện ra con đường tâm linh.
Truyện Kiều không những là một tuyệt tác thơ mà còn là văn học, xã hội học, tâm lý học (psychology), và thiền học (meditation). Hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu một phần nhỏ cuộc đời của Kiều. Truyện Kiều là nỗi thổn thức của nhà thơ Nguyễn Du vì sao mà con người lại làm khổ nhau, vì sao các quốc gia luôn muốn đánh nhau, tranh giành đất đai của nhau. Và ngay cả người trong một nước mà cũng ức hiếp, tranh giành và làm khổ nhau vậy. Đó là điều muốn biết của nhà thơ.
Từ đầu cho đến cuối bài thơ cụ Nguyễn Du nói đến người có tài thì thường có khổ đau đi chung “chữ tài đi với chữ tai một vần”. Cụ còn nói về thiên mệnh, Trời bắt mình khổ “Cỗi nguồn cũng ở lòng người mà ra. Có trời mà cũng tại ta”. Cụ Nguyễn Du là một nhà triết lý, không biết cụ học Phật nhiều hay không nhưng cụ đã nói lên như thế (the root of everything is the mind, is the heaven but also our own  doing).
Kiều được sinh ra trong một gia đình êm ấm, bình an, được che chở và được học hành đàng hoàng. Nàng viết văn rất hay, đàn rất giỏi, nhưng bản tính (nature) của nàng là lãng mạn, thu hút khổ đau. Câu chuyện bắt đầu khi đi tảo mộ tổ tiên, nàng Kiều chợt thấy nấm mồ của Đạm Tiên, một nhi ca đã từng nổi tiếng. Nấm mồ bị bỏ hoang. Nàng hỏi và được trả lời là người đã từng nổi tiếng nhưng sau khi chết thì chẳng còn được ai nhớ đến nên nấm mồ bị hoang sơ là thế. Nghe vậy nàng đã khóc đầm đìa nước mắt:
Thoắt nghe Kiều đã dầm dầm châu sa.
Đau đớn thay phận đàn bà.
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.”
Khi nghe câu chuyện đau thương của Đạm Tiên, Kiều khóc. Có thể Thúy Vân đứng kế bên không khóc. Kiều còn thấy (how pitiful it is to be a woman)
Khổ thay cái phận đàn bà,
và thấy:
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
Nàng cũng thấy đó là mệnh bạc chung (shared unfortunate) của chúng ta. Kiều đã thấy mình ở trong Đạm Tiên. Tuy xuất thân là con nhà gia giáo, nhưng Kiều lại thấy mình giống Đạm Tiên và lo sợ cho cuộc đời của chính mình (destiny).
Ngược dòng thời gian, bối cảnh lịch sử đầu thế kỷ 19 ở Việt Nam, lúc đó nước ta còn phong kiến, còn tục buôn bán người nên mới có cảnh con gái bán mình chuộc cha để phải chịu cảnh từ lầu xanh này đến lầu xanh khác. Đây là chuyện kể ở một đất nước nghèo xa xôi, nhưng tại nước Mỹ văn minh hơn cùng khoảng thời gian 1870 – 1880 người ta còn buôn bán nô lệ. Họ qua Phi châu kết nạp hoặc bắt cóc người mang về Mỹ bán ngoài chợ như một món hàng. Người Mỹ trắng mua có thể rờ nắn tay chân xem xương thịt người này có đủ mạnh mẽ để làm việc hay không. Người bị bán có đàn ông, đàn bà, và con nít ở mọi lứa tuổi.
Xin kể chuyện vui của hai chị em con về hai chữ “nô lệ” như thế này. Em con có đứa con đầu tiên vào tuổi rất trễ, khoảng 40 tuổi, nên cưng con lắm. Khi đứa con 3 tuổi đòi hỏi một chuyện gì với hai tay giơ lên, nước mắt vòng quanh xin bố. Thế là bố mềm lòng, mắt long lanh chảy theo mà quy hàng. Con kết luận với em: Vậy em làm nô lệ của con rồi! Em hỏi: Nô lệ là gì vậy chị? Trả lời: Là “slave” đó. Con nó muốn gì mà mình cũng chìu theo là nô lệ. Em: Thế thì em thích chữ “nô lệ” đó (I like the word “nô lệ”).
Trở lại lịch sử chữ nô lệ, ngài Frederick Douglass, người nô lệ Mỹ da đen nổi tiếng, ông đã làm nô lệ ít nhất 22 năm rồi trốn chạy. Sau đó ông đã lên tiếng đòi giải phóng, tranh đấu nhân quyền cho người Mỹ đen. Ông định nghĩa chữ “nô lệ” là khi mình không có chủ quyền về thân, về tâm của mình. Người ta xem mình như một đồ vật mà người ta có thể buôn bán, lấy đi vợ con của mình mà không thể nói lên được gì hết.
Chúng ta người có tu học trong thời đại này thấy không còn tình trạng buôn bán nô lệ, nhưng nếu nhìn kỹ khi ta không biết chăm sóc tâm, thân của mình, để hoàn cảnh kéo mình đi, đó chính là mình là nô lệ. Người mua bán nô lệ (the slave holder) không phải ở bên ngoài ta nữa mà chính mình mua mình bán mình. Vì mình không hoàn toàn tự chủ với thân và tâm.
Trở lại Truyện Kiều, tâm lý học (nature) của người Tây phương người Mỹ, trong con người có cả 2 tâm lý nature và nurture như bẩm tính trời cho cụ Nguyễn Du nói. Bẩm tính là được trời sinh. Nhưng môi trường (nurture) còn có nghĩa là nuôi dưỡng, đút mớm để trở thành. Cây được nuôi nấng cho phân để lớn lên. Kiều là một người có tính bẩm sinh (nature) nhạy cảm, có sự thu hút khổ đau khi thấy Đạm Tiên bèn mủi lòng khóc vì nghĩ lại thân phận của mình. Cùng một lúc, không phải chỉ (nature) không mà còn yếu tố nurture. Đứa bé do cha mẹ sinh ra với bản tính dễ chịu, không cần ẵm bồng nằm chơi mà vẫn cười. Nhưng cũng có đứa bé mới sinh đã khó chịu hay khóc, không chịu ai khác ôm, ăn không dễ…đó là tính sẵn có. Vậy chúng ta phải làm gì cho cái phần nurture đó?
Nurture của Kiều đã một cách vô ý thức tưới tẩm không khéo léo cái nature của mình. Nàng viết thơ rất hay cho Đạm Tiên. Tối về nhà nàng bèn mơ thấy người xưa và hai người nhận ra nhau. Đạm Tiên nói với Kiều rằng hai chúng ta cùng nằm trong Sổ Đoạn Trường (The book of unfortunate destiny). Người xưa hỏi có 10 bài thơ, 10 tựa đề cô có thể viết ra hay không. Kiều bèn viết liền lập tức. Nàng viết hay đến nỗi Đạm Tiên khen nức nở:
Giá đành tú khẩu cẩm tâm khác thường,
Ví đem vào tập Đoạn Trường,
thì treo giải nhất chi nhường cho ai!
Nàng Kiều viết thơ hay đến nỗi, đứt ruột đến nỗi (intestinal twisting) mang vào tập Đoạn Trường thì không ai bằng. Khi có nỗi buồn khiến ta viết thơ rất hay. Cũng vậy, có cơn giận cho ta rất nhiều năng lượng. Mình bào chữa (justify), tưới tẩm (nurture) cơn giận. Nhớ lúc học ở trường Y, con có giọng hát rất buồn. Đến khi đi tu con cũng được khen là hô canh hay lắm, nhưng nghe sao mà đứt ruột, chưa quán chiếu đã muốn khóc rồi!
Năm 2004, hơn 200 sư thầy và sư cô theo sư Ông về Lộc Uyển tu học, con được lên thỉnh đại hồng chung, nhưng bị phê bình là “Giọng sư em buồn quá. Khi mình thỉnh chuông đại hồng, tâm tư người thỉnh phải nhẹ nhàng thanh thoát để gửi tiếng chuông và lời kệ đi về mười phương cho những người, những loài còn trong địa ngục, đang khổ đau được giải thoát khi nghe nó. Nhưng giọng của sư em buồn quá sợ họ không giải thoát được!” Sư cô đã khuyên con không thỉnh chuông và hô kệ trong 3 tháng. Con đã hiểu và không thỉnh chuông một thời gian dài. Đến một ngày, trong chuyến hoằng pháp cùng với sư Ông và quí thầy cô trên một chiếc xe bus di chuyển trên đường dài xuyên bang, con cầm micro hát cho bác tài và mọi người trên xe tỉnh ngủ. Lần này con được sư Ông ngoắc lại và khen “Giọng con hết buồn rồi!” Đây là lời khen tuyệt vời nhất trong cuộc đời của con. Có nghĩa là sự tu học có thể chuyển đổi được cuộc đời của mình, chuyển đổi lời văn, lời hát của mình.
Cũng như vậy, Kiều đàn rất hay. Khi Kiều được Kim Trọng năn nỉ đánh đàn cho nghe và được tán thán như vầy:
Nước non luống những lắng tai Chung Kỳ.
Ý nói: Anh là Chung Kỳ đang lắng tai nghe tiếng đàn của Bá Nha. Bá Nha chơi đàn rất hay nhưng chẳng mấy ai hiểu được tiếng đàn của chàng chỉ riêng Chung Kỳ nghe được thôi. Đến khi Chung Kỳ qua đời, Bá Nha đập vỡ cây đàn vì không còn ai hiểu được mình.
Kim Trọng nói vậy khi Kiều đàn. Tiếng đàn được cụ Nguyễn Du tả:
Nghe ra như oán như sầu phải chăng, (for sadness, for  injustice)
Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào, (So bitter, so burning)
Khiến người ngồi đó cũng ngơ ngẩn sầu.
Kiều rằng:
Rằng quen mất nết đi rồi, (I’am used to it)
Tẻ vui thôi cũng tính trời biết sao.
Kiều là một người lãng mạn và rất yếu đuối. Chẳng khác gì người thời đại bây giờ, ngồi xem phim khi cười ha hả, khi khóc hu hu, nước mắt chảy ròng. Có phải chăng chính chúng ta, không riêng gì nàng Kiều, tưới tẩm cho mình những hạt giống lãng mạn. Khi buồn ta nghe nhạc buồn, khi giận ta nghe nhạc rock với suy nghĩ là thỏa đáng với cuộc đời. Nhưng thực ra đó chỉ là mình đang lừa chính mình và đang tưới tẩm những hạt giống địa ngục trong mình. Ta nhìn ra ngoài đời để thấy những cảnh thật, người thật để tự đánh thức mình. Trong Alcoholic Anonymous có nói “Đừng uống ly thứ nhất thì không có ly thứ hai”. Do vậy, chúng ta ý thức được là không coi một bộ phim nào thì sẽ không coi bộ thứ hai hoặc trăm bộ phim nữa.
Xin mời đại chúng thở với tiếng chuông.
Nguyên nhân của khổ đau có yếu tố bẩm sinh, tính trời, có yếu tố tưới tẩm và sự thu hút về nẻo đường đó. Cụ Nguyễn Du nói:
Vậy nên những chốn thong dong,
Ở không yên ổn, ngồi không vững vàng.
In places of freedom and leisure, 
She can not settle, she can not sit stably.
Ma đưa lối quỷ đem đường,
Lại tìm những chốn đoạn trường mà đi.
The ghost leads the way, the devil shows the path.
Searching for and going toward unfortunate destination.
Đây là một tập khí có từ sự trống vắng, cô đơn, chán nản (boredom) đã được tưới tẩm. Khi ta tu học để có được tỉnh thức (mindful) trong sự tiêu thụ (consumption) có chánh niệm với chính mình. Tôi đang tiêu thụ gì vậy? Nó đang nuôi dưỡng gì ở trong tôi? Người trẻ cũng như người lớn tuổi nói là bận, nhưng có được một chút thời gian liền lấy iphone, ipad ra bấm liên tục. Đứa bé 7 tuổi đã dùng computer thuần thục cũng do vì xã hội dạy cho ta đánh mất mình để đi vào chốn đoạn trường. Vậy nên chúng ta phải ý thức về tập khí của mình (habit). Thấy cái tay mình lấy lên, cháu của con nó lấy, con nói, “Đừng để nó trở thành một habit, don’t let it be a habit, con! Đứa cháu hỏi: Habit là gì? “Habit, what is it, Jojo?” Trả lời: Là cái gì mà con không điều khiển được, con làm như một cái máy. “Habit is something you can not control, do it automatically.” Nó mới 6 tuổi thôi, năm ngoái nó đã biết nói: Con bị nghiện máy móc rồi! “Jojo, I am addicted to technology!”
Đứa bé 6 tuổi và chúng ta cũng đã bị nghiện ngập máy móc. Lúc đó chúng ta là nô lệ (a slave) cho máy, không còn chủ quyền thân và tâm của mình. Không biết mình đang tưới tẩm mình những gì. Trong khoa học não bộ, có nói về những đường thần kinh (neural pathway), cái gì ta sử dụng thường xuyên (what fires, wires), những sợi dây thần kinh được liên kết tạo thành đường thần kinh, nếu dùng nhiều lần thì từ một con đường nhỏ nó sẽ trở thành một xa lộ. Ta chỉ cần chợt nghĩ đến là lập tức nó đi lên. Thí dụ ta đang giận một người, chỉ cần một ý nghĩ về, nghe tiếng, hoặc bóng của người đó người, ta liền căng thẳng. Và muốn bảo vệ chính mình, ta nói một lời cay độc hay làm điều gì cho người ấy đau. Đó là đường đi thần kinh (neuron pathway) đã được tập luyện (rehearse) quá nhiều lần trong nhiều năm và bây giờ nó trở thành tự động (automatic). Những người uống rượu, hút thuốc, coi phim ảnh, quen tư duy sầu khổ…do vì hằng ngày đã tưới tẩm thói quen xấu.
Một người thường ngày hay bị cha gọi là ngu ngốc “you are stupid”, làm cái gì hay làm rớt một đồ vật cũng bị gọi là ngu ngốc. Về sau khi học đại học, người này cũng hay tự xưng mình là ngu ngốc “I am stupid” vì quen rồi! Con ngẫm lại mình thật may mắn, từ khi được tu học không bao giờ con nói những lời không dễ thương với chính mình nữa. Có những lúc buộc miệng ra những lời không dễ thương, con đã tự ôm mình và xin lỗi chính mình “I am sorry, I didn’t mean that.” Trong cuộc sống người tu đôi khi ta cũng có thể vụng về. Hãy học không nói những lời không dễ thương với chính mình. Hãy học nói lời tử tế, nâng đỡ cho chính mình và từ đó có những lời nâng đỡ bảo bọc cho người khác thay vì chà đạp họ.
Ta sử dụng con đường mòn (rehearsing) trong não bộ để tạo thành những xa lộ, những tập khí và thành bản tánh (personality) tốt một cách mạnh mẽ cho về sau về già. Những điểm hằn sâu đời sống như cách tư duy về mình, cách đối xử với con cháu, cách nhìn về cuộc đời, ta nhận diện một cách đơn thuần. Nhận ra liền những điểm tiêu cực, lời nói hành động tiêu cực là ta mỉm cười và thay chốt. Thay vì nói lời không dễ thương thì nói lời xin lỗi (I am sorry), cảm ơn (thank you) bạn, cảm ơn với chính tôi.
Nói về tiêu thụ không chánh niệm (unmindful consumption) bằng mắt những hình ảnh; bằng tai những âm thanh, những mẩu chuyện không nuôi dưỡng bằng loại nhạc đứt ruột; mùi hương cũng ảnh hưởng vào ta rất nhiều như mùi dầu thơm khiến ta bỏ rất nhiều tiền để mua; xúc chạm (touch) đối xử với chính mình, hoặc tham đắm thèm khát, hoặc sự bạo động hận thù. Chính những sự tiêu thụ này quyết định cái khổ đau. Nó tiếp tục đời này qua đời khác hay sẽ được chuyển hóa.
Đến với tu viện, các cha mẹ đem con đến tu học, nói “Con tôi hư và bịnh hoạn xin nhờ quý thầy quý sư cô chăm sóc và sửa (fix them for us) dùm.” Đến khi làm việc với các cháu, thầy cô mới thấy người cần chỉnh sửa lại là cha mẹ. Họ bệnh hoạn vì có những tư duy tiêu cực, con ngu quá (you are stupid), con chưa ngoan (you are not good enough), đòi hỏi quá nhiều nơi con. Hoặc là cha mẹ có nhiều khổ đau và bị cuốn vào nó nên không để ý được con. Trường hợp người mẹ không mong muốn sinh con ra vì bị lạm dụng tình dục, cho đến khi đứa con cũng bị lạm dụng như mình thì họ vẫn không thấy, không biết và không tin để mà bảo vệ con. Có khi khổ đau tiếp nối đời mình truyền đến đời con, rồi đời cháu mà không thoát ra được vì do mình bị cuốn vào nó.
Xin mời đại chúng cùng thở với tiếng chuông.
Trở lại Kiều, một điều khiến nàng Kiều khổ đau suốt 15 năm tất nhiên là do nàng dễ yêu người khác. Kiều yêu Kim Trọng người yêu đầu tiên và trung thành với chàng. Nhưng đến khi gặp Mã Giám Sinh thì:
Nghìn tằm nhờ bóng tùng quân.
Nghĩa là nhờ xin người này cứu mình.
Tuyết sương che chở cho thân cát đằng.
Xem người ta là cây cao cổ thụ, còn mình chỉ là dây leo hoặc là hạt cát.
Đến khi gặp Sở Khanh thì:
Nhờ tay tế độ cho người trầm luân.
Save me, deliver me to the other shore of the friction.
Đến Thúc Sinh, một người đã có vợ, nàng nói rằng:
Thương sao cho vẹn thì thương,
Tính sao cho vẹn mọi đường xin vâng.
Chăm sóc cho em, chăm sóc cho vợ anh sao cho hai bên được hòa hợp.
Có nghĩa là nàng gửi thân mình cho những người này. Nhưng họ có xứng đáng không? Tất nhiên là không vì họ chẳng bảo bọc che chở gì cho nàng. Nàng là người ở thế kỷ 19, bị ở trong lầu xanh. Nhưng nhìn sâu và nhìn lại mình ở thế kỷ này thì thấy có lúc mình cũng từng là Kiều. Hỏi rằng trong thính chúng có bao nhiêu người đã từng bị bể tim vì người khác, hở các em trai đẹp trai và các em gái đẹp gái?
Có một em hỏi “Sư cô, có phải mình phải bị bể tim chừng hai, ba lần thì mới kiếm ra đúng một người?” Trả lời: “Có thể chỉ một lần bể tim là mình không đứng lên được. Nói chi đến ba bốn lần thì sao chịu nổi?” Nhưng thế hệ ngày nay các bạn có thể có 10 bạn trai bạn gái một cách dễ dàng. 20 bạn trai bạn gái cũng được. Thế thì đến 70 tuổi, tính sổ có khi có cả trăm người yêu vì có khi yêu một người vài năm, có khi yêu vài tháng hay vài ngày. Do vậy, nhìn lại mình phải xót xa cho chính mình (What you put yourself through. What you put your body through? What you put your mind through? One relationship after another!)
Có một em gái 16 tuổi rất đẹp người Mỹ tâm sự là bạn trai khi đi với em mà vẫn nhìn người con gái khác. Hỏi em là tại sao phải chịu đựng như vậy? Em trả lời “Because it could be disrupted to me. So then, I could not find another one.” Rủi nó bỏ con, rồi con không kiếm được người khác thì sao? Một em gái chỉ mới 16 tuổi nói vậy! Mà cũng có nhiều phụ nữ ở nhiều lứa tuổi 20, 30, 40, 50, 60 cũng đã từng hỏi như vậy. Nếu ta học làm tri kỷ của chính mình từ khi còn trẻ thì sẽ ổn thôi.
Trong Truyện Kiều, cụ Nguyễn Du có nhắc đến chữ “tri kỷ” một số lần, nhất là lúc Kiều gặp Từ Hải. Nàng khen Từ Hải như thế nào khiến chàng thốt lên:
Cười rằng tri kỷ trước sau mấy người.
He laughs hardly. How many soul mate can one have?
Chữ “tri kỷ” thường có nghĩa là người bên ngoài mình, thương yêu và chấp nhận mình hoàn toàn. Nhưng trong Hán – Việt chữ “tri” là biết, nhớ, làm chủ chính mình - kỷ. Vậy tri kỷ là người nhớ và biết làm chủ chính mình. Đó là một pháp môn mới mở ra (darma door, enlightenment) mình học làm tri kỷ của chính mình. Đó là pháp môn cho cả những người trẻ lẫn người già thực tập không để cho thân tâm mình bị đi qua quá nhiều người, không phải gởi gắm, tùy thuộc vào người khác như Sở Khanh, Mã Giám Sinh…Ngay cả là Từ Hải, một anh hùng đã giúp Kiều trả ân oán, nhưng rồi cũng phải chết. Từ Hải đã nghe lời Kiều ra đầu hàng để được sự công nhận của triều đình, từ đó Kiều mới được công nhận và về với cha mẹ. Từ Hải ra đầu hàng và bị lừa mà chết. Vậy, dù đã tìm được một anh hùng, nhưng ta không làm tri kỷ của chính mình, không biết thương chính mình thì không thể biết thương người kia và có thể hại người.
Áo xanh đổi lấy cà sa,
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.
Wordly garment is exchanged for the saffron robe
The heart is three times value then talent.
….
Tu học không cần phải xuất gia nhưng làm sao để người người đều thấy những thổn thức, những ước mơ tiềm ẩn trong mình. Thay vì đầu tư hết vào công danh, sự nghiệp, những quần áo bề ngoài, cái đến cái đi thì nên cho là thứ yếu. Ta chăm sóc thân mình nhiều hơn, ăn uống, ngủ nghỉ cho đúng giờ giấc chừng mực. Đừng buông thả tâm thức cho buồn khóc, vui cười, lo lắng căng thẳng, làm nô lệ cho chúng.
Ở Kiều ta còn thấy một cách thực tập rất hay:
Hoa nô kia với Trạc Tuyền cũng tôi.
I am both the maid flower and I also the nun.
Đây là lúc Trạc Tuyền (Cleansing Stream) báo ân báo oán thì có vị sư trưởng đến, không nhận ra Kiều là người đã từng được mình giúp.
Tôi cũng là hoa nô mà cũng là Trạc Tuyền, đây là giáo lý tương tức, bất nhị trong đạo Bụt. Sư Ông còn gọi là giáo lý “bùn có trong sen”. Người con gái đã từng phải bán mình làm con ở, người hầu cho chủ Hoạn Thư, một người vợ ghen tuông. Bà đã biến nàng Kiều thành nữ tì khiến người yêu nàng, Tôn Hiến, không thể nhìn nàng được. Vì một người là chủ, một người là tớ. Nô tì và Trạc Tuyền cũng là nàng Kiều.
Những khổ đau mà ta đi ngang qua, nó chỉ là bùn ta không phải vùi sâu vào đó. Ta tu học để chuyển hóa, để thấy hoa sen nở ra từ bùn, không phải từ cát, ngọc, vàng…Do vậy, những khổ đau, khó khăn cuộc đời, của cha mẹ, của tổ tiên, của xã hội…ta phải tin rằng chính mình có thể chuyển hóa được khi tu học. Một người tu học, sẽ giúp được một, hai, nhiều người để từ đó thay đổi được xã hội.
Trong buổi bói Kiều, có một em trai hỏi: “Hiện giờ đang có nhiều người Nam Mỹ muốn đến Mỹ định cư vì đói khổ, chiến tranh, áp bức trong nước họ. Nhưng Mỹ không chấp nhận, mà con chỉ là một người Việt Nam dù có thương họ nhưng không thể làm được gì. Với tình trạng như thế ở khắp thế giới làm sao giúp được họ? Câu trả lời:
Lòng từ gởi án mây vàng
Thênh thênh đường cái thanh vân hẹp gì.
I send my heart on the golden cloud,
The path is wide open why is it too narrow for the floating blue cloud.
Đường cái thênh thênh, đất nước mình thênh thênh, tài nguyên thênh thang, tại sao lại hẹp hòi đến nỗi đám mây không đủ đường để đi qua? Một nhóm người mình cũng không ôm ấp được. Cái gì? Nó là lòng người quá hẹp!
Trong Kiều có một câu:
Có dung kẻ dưới mới là lượng trên.
Only one who embrasses and protects those below deserves to be above.
Người trên không phải là vị trí ngồi trên, có quyền hạn, học thức mà làm thành người trên, mà chính cái nhân cách, hành xử, nói năng làm cho mình ngồi trên hay làm mình thành người dưới. Mà cái đó mình có thể chọn lựa được, mình có thể tu tập được. Trong tiếng Anh có một từ gọi là  “demagogue” là một người lãnh đạo, một người lấy được quyền, vì người đó appeals, kích động cái emotion, cảm xúc và sự kỳ thị trong người khác.  Đó là demagogue, one who obtains power by appealing to the emotions and prejudice of the populace. That’s a demagogue. Hiện giờ chúng ta đang có nhiều loại người lãnh đạo này, họ đã kích thích hạt giống ích kỷ, sự kỳ thị giống dân này cao hơn giống dân kia. Nếu để nhóm người kia vào đất nước mình họ sẽ làm người ăn cắp lấy đi công ăn việc làm, họ là những người xấu…Vậy thì đừng cho họ vào (keep them out).
Nhìn lại xem, tất cả chúng ta đều là người di dân (refugees). Da trắng, da đen hay da vàng tất cả chúng ta đều đến từ những nước khác đến đây đất nước của người da đỏ. Miền tây của nước Mỹ đã từng thuộc về nước Mễ. Người Mỹ đã đánh thẳng vào thành phố Mexico City 1846 khiến người Mễ phải nhượng một số tiểu bang (Texas, California, Arizona,…) Vậy thì “thênh thênh đường cái thanh vân hẹp gì”, khi ta thực tập trái tim mở rộng là ta có thể dung chứa rất nhiều, nó làm ta là người ở trên, cao cả. Khi để chính mình bị kẹt vào khổ đau, ích kỷ nhỏ nhen, tập khí cay đắng thì ta sẽ không nhận được hoặc cho ra cho dù chỉ là 1 hột muối. Có dung kẻ dưới mới là lượng trên, đây là nhân cách của con người.
Học làm tri kỷ của chính mình là thực tập không tưới tẩm những hạt giống khổ đau và giữ tình bạn của mình được tốt đẹp. Có một người phụ nữ khoảng chừng năm mươi mấy tuổi, vừa mới ly dị chồng xong. Người chồng đã có bạn gái và cô ta cũng có bạn trai quen biết từ lâu. Cô tâm sự: Ba mươi mấy năm có chồng cũng như không. Có những lúc tôi ngủ với cái giường chứ không phải với chồng, vì “khi tôi đi ngủ thì ông ta còn thức và khi tôi thức dậy ông ta còn ngủ!”. Câu nói đơn giản nhưng chứa đựng rất nhiều cô đơn. Vừa mới ly dị xong cô lại có bạn và đang sợ sự việc như thế có thể bị lập lại.
Học làm tri kỷ của chính mình là thương chính mình. Kiều khi đoàn tụ với gia đình cha mẹ và Kim Trọng. Cha khuyên cô nên trở lại với Kim Trọng. Kiều nói: “Con đã quen tu học rồi nên không muốn trở lại cuộc tình xưa.”
Nâu sòng từ trở màu thiền.
Kiều đã bị gia đình thuyết phục trở về nhà sống, nhưng nàng cũng có lời với Kim Trọng:
Chữ trinh còn một chút này,
Chẳng cầm cho vững lại dầy cho tan.
Kiều bị ở lầu xanh 15 năm, nhưng vẫn dùng chữ “trinh”. Chữ trinh được dùng 2 lần, nó là virginity nhưng cũng có nghĩa purity. Nàng nói với Kim Trọng là nàng không còn xứng đáng với chàng vì qua quá nhiều người rồi. Kim Trọng trả lời “Nàng lấy chữ hiếu làm chữ trinh”, Kiều đã xả thân mình cho cha và gia đình. Đó là chữ trinh, nàng đừng nghĩ vậy. Đây là một tư tưởng rất cách mạng thời phong kiến.
Và lần cuối cùng Kiều trả lời “chữ trinh còn một chút này” thôi thì giữ tình bạn cho đẹp, nếu trở về tình yêu có sự tham đắm, nắm bắt thì chúng mình sẽ hại nhau.
Khéo là nhở nhuốc bày trò,
Còn tình đâu nữa là thù đấy thôi.
Người yêu ta, ta xấu với người,
Yêu nhau thì lại bằng mười phụ nhau.
Do vậy, những người trẻ phải rất cẩn thận đừng dùng sex trong sự cô đơn, dùng sex mà lấy đi tình bạn, để rồi sau đó mất luôn người bạn.
Đã có một lần con được sư Ông gọi vào cốc dạy: “Con, purity không phải là không biết gì, không biết khổ đau đâu nhé.” (Purity is a process of purification) Thanh tịnh là một quá trình thanh tịnh hóa, là sự tu học của chúng ta. Người bao nhiêu tuổi đi nữa cũng vẫn có thể thanh tịnh hóa, thanh lọc hóa chính mình.
Con xin cám ơn quý cô bác, đại chúng đã đến và tu học trong 3 tuần lễ vừa qua. Mong đại chúng thường xuyên về tu học với các sư thầy và sư cô hơn.

No comments: