Sep 18, 2017

NGHỆ SỸ CÒM VÀ TỐ HẪU



Thấy ông Sanh-Ny có vẻ suy nghĩ, Nghệ Sĩ Còm giơ tay chào cáo biệt ông. Đi được một quãng, Nghệ Sĩ Còm quay lại thấy ông vào thẳng chiếc nhà có ánh sáng gần đấy. Ý hẳn vào để gặp ông Hồ. Đi gần đến một ngã tư, Nghệ Sĩ Còm quay lại thấy có đám đông chừng mươi người đương cười cười nói nói ồn ào. Liền lúc đó có tiếng một người nói lớn: “ ôi bây giờ xin các anh em giải tán. Tuần lễ sau cũng ngày này, giờ này chúng ta lại họp để kiểm thảo. Các anh nhớ cho rằng văn nghệ phải phục vụ Đảng và nhân dân.” Mọi người ồn ào chào nhau rồi tản về các ngả. Người vừa nói đi về phía Nghệ Sĩ Còm vừa đi vừa cất giọng:
“Vui biết mấy nghe con tập nói 
Tiếng đầu lòng con gọi Sít-ta-lin.”
Trong khi hắn tiến gần về phía Nghệ Sĩ Còm hắn lại cao giọng ngâm tiếp:
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một thương ông thương mười.
Rồi như cao hứng hắn vung tay lên hô:
Sít-ta-lin muôn năm! Mao chủ tịch muôn năm! Hồ chủ tịch muôn năm!
Tới đây hắn qua mặt Nghệ Sĩ Còm. Hắn ngoái cổ lại nhìn và gặp cái nhìn lạnh lùng của Nghệ Sĩ Còm. Hắn bỗng đứng dừng lại.
HẮN - Đồng chí vừa đi họp về?
NGHỆ SĨ CÒM - Anh vừa hát hai câu thơ nào đó? Có phải là những câu thơ dịch ở tiếng Nga?
Vui biết mấy nghe con tập nói, Tiếng đầu lòng con gọi Sít-ta-lin.
HẮN - Trời! Đồng chí không hiểu gì cả. Đó là hai câu của chính tôi: Tô Hẫu.
NGHỆ SĨ CÒM - À ra anh là thi sĩ phục vụ nhân dân Tô Hẫu của Bác.
TÔ-HẪU (gật đầu) - Chính thị!
NGHỆ SĨ CÒM - Tiếng đầu lòng của con anh khi tập nói có gọi “Sít-ta-lin?”
TÔ HẪU - Anh không phải là người văn nghệ có khác, anh chẳng hiểu gì về hiện thực xã hội chủ nghĩa trong văn nghệ.
NGHỆ SĨ CÒM - Hiện thực xã hội là nêu lên những cái thực của xã hội?
TÔ HẪU - Nêu lên những cái thực của “chủ nghĩa xã hội”. Có khi nó không có thực hoặc chưa có thực nhưng mình phải gợi lên nói hộ lên theo hướng lên của chủ nghĩa xã hội.
NGHỆ SĨ CÒM - Yêu biết mấy nghe con tập nói Tiếng đầu lòng con gọi Sít-ta-lin.
Tức là anh gợi, anh nói hộ những trẻ nhỏ Việt Nam theo hướng lên của chủ nghĩa xã hội?
TÔ HẪU (trố mắt nhìn Nghệ Sĩ Còm) - Đồng chí vừa đi họp về?
NGHỆ SĨ CÒM - Còn câu:
 ương cha thương mẹ thương chồng
 ương mình thương một thương ông thương mười.
cũng là gợi theo hướng lên của chủ nghĩa xã hội. Và ông đây là ông Sít-ta-lin?
TÔ HẪU.- Đồng chí vừa đi sinh hoạt chính trị ở đâu về?
NGHỆ SĨ CÒM - Tôi đã di cư vào miền Nam, nay về thăm quê hương một lát rồi lại ra đi ngay để sửa soạn cho một ngày về vinh quang và vĩnh viễn gần dây.
TÔ HẪU - A, đồng chí đã di cư vào Nam!
NGHỆ SĨ CÒM - Tôi đã di cư vào Nam thì đồng chí với anh thế quái nào được. Hay là đó cũng là cách xưng hô “gợi lên hộ” “nói lên hộ” theo hướng lên của chủ nghĩa xã hội?
TÔ HẪU - A, có thật đồng chí, à quên anh, anh định giễu tôi phỏng ? Anh đã di cư vào Nam?  ảo nào giọng anh sặc mùi phản động!
NGHỆ SĨ CÒM - Giọng tôi không phải là giọng phản động mà là giọng nói của dân tộc. Giọng nói của dân tộc tuy thật dồi dào, tuy phát hiện theo muôn hình thể nhưng không bao giờ lại cất tiếng ca lạc loài và vong bản như anh:
Vui biết mấy nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Sít-ta-lin.
Thương cha, thương mẹ thương chồng,
Thương mình thương một, thương ông thương mười.
Ông Sít-ta-lin.  than ôi!
TÔ HẪU - Nga Xô thành trì của vô sản thế giới! Đồng chí Sít-ta-lin lãnh đạo cuộc tranh đấu của vô sản thế giới chống tư bản phản động quốc tế bóc lột, đem lại bình đẳng cho nhân loại. Anh cấm những người giác ngộ giai cấp chúng tôi thương xót ông à?
NGHỆ SĨ CÒM - Anh hãy so sánh đời sống các cán bộ đặc táo từ Mao Trạch Đông cho đến Lê Quý Ba với đời sống anh em chiến sĩ và nhân dân ta. Anh hãy so sánh đời sống của những trùm đỏ từ Boulganine, Molotov cho đến những Malik, Lavrichev với đời sống các anh em chiến sĩ và nhân dân ta. Anh có thấy sự khác biệt sâu xa đến nỗi không có thể tìm đâu ở trên thế giới này một sự khác biệt khác khả dĩ có thể so sánh nổi. Anh là người giác ngộ giai cấp ca ngợi Nga Xô và đồng chí Sít-ta-lin anh hãy trả lời câu đó.
TÔ HẪU - Chúng tôi là những phần tử giác ngộ quyền lợi nhân dân, chúng tôi mỗi người có một bổn phận riêng do nhân dân giao phó cho, chúng tôi chỉ biết hoạt động phục vụ nhân dân. Chúng tôi không hề để ý đến vấn đề đó.
NGHỆ SĨ CÒM - Tôi hỏi anh câu ấy để muốn anh nhìn lại thực trạng của dân tộc. Từ khi cuộc chiến đấu anh dũng của dân tộc chuyển sang cuộc chiến đấu giai cấp, Đảng Cộng sản của anh đã lượm được cái gì? Các nhà văn nghệ phục vụ giai cấp đã nói lên được những gì là sâu sắc? Anh nói:
Vui biết mấy nghe con tập nói 
Tiếng đầu lòng con gọi Sít-ta-lin
Anh ơi, trẻ Việt nào, dù là con anh, do anh giáo dục đi nữa, mà lại có thể quái thai đến nỗi tiếng đầu lòng không gọi cha, gọi mẹ, gọi ông, gọi bà mà lại gọi Sit-ta-lin.
TÔ HẪU - Chúng tôi ca ngợi tinh thần quốc tế xã hội, chúng tôi muốn giáo dục con người có được một tình yêu nhân loại rộng rãi.
NGHỆ SĨ CÒM - Anh ạ, nếu vợ con ta ta còn chưa biết yêu thì ta yêu làm sao được nhân loại. Cái tình yêu mà các anh tự hào là rộng rãi bao trùm cả nhân loại chỉ là một tình yêu mất rễ, giả tạo, máy móc. Những tên trùm đó thường đem cái tinh thần quốc tế xã hội ra để che lấp cái vị kỷ tư đục bên trong của chúng.
Tinh thần quốc tế xã hội đâu, tình thân ái đồng chí đâu, ở những hành động tàn bạo của Staline khi hắn ra lệnh hạ sát các đồng chí khác của hắn như Trotsky, Boukhanine cùng các thống chế khác trong hồng quân? Tinh thần quốc tế xã hội đâu, tình thân ái đồng chí đâu ở hành động thâm độc của Malenkov khi hạ sát Béria?
TÔ HẪU - Béria là một tên phản động!
NGHỆ SĨ CÒM - Phản động mà sống qua được biết bao lần thanh Đảng để được luôn luôn ở sát Staline, điều khiển bộ nội vụ? Kỳ lạ cho cái chính thể Cộng Sản của anh là những tên phản động thường thường toàn ở hàng chóp bu.  ời kháng Đức các anh ca ngợi Tito hết lời, sau thời kháng Đức các anh mạt sát Tito cạn lời. Bây giờ những trùm đỏ Nga Xô lại đích thân sang Nam Tư nối lại tình giao hảo cũ.
Tất cả chân giá trị lời nói cùng việc làm của người Cộng sản là thế đó và đó cũng là chân giả trị của kẻ mà các anh tôn làm thánh sống. Anh lại mớm lời cho con anh, cho vợ anh mà anh cũng muốn vong bản như anh:
Yêu biết mấy nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Sít-ta-lin
Thương cha thương mẹ thương chồng
Thương mình thương một thương ông thương mười.
“Ông” Sít-ta-lin,  than ôi!
TÔ HẪU - Anh không thể hiểu chúng tôi, những chiến sĩ vị giai cấp, qua tinh thần dân tộc hẹp hòi của những người quốc gia!
NGHỆ SĨ CÒM - Dân tộc đâu hẹp hòi, dân tộc bao trùm lên giai cấp. Với một truyền thống văn hóa, với một quá khứ thăm thẳm súc tích, dân tộc đã trau chuốt cho tâm hồn anh tế nhị, cho tình cảm anh sâu sắc. Năm nay tôi cho là anh 40 tuổi. Anh ra đời vào lúc bên kia trời Âu ông Sít-ta-lin của anh đương hoạt động ráo riết bên cạnh Lê Nin để chuẩn bị cuộc cách mạng tháng mười lật đổ Nga Hoàng! Trong khi người mẹ Việt nâng niu bú mớm anh, và cất tiếng hát ru:
Ru ơi, ru hỡi, ru hời
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi.
thì có lẽ là thời ông Sít-ta-lin của anh đương bị đầy ở Tây Bá Lợi Á. Hắn có công gì trong việc dưỡng dục anh?
TÔ HẪU - Người Cộng sản đâu có quên cha mẹ, người Cộng sản chỉ mở rộng tình yêu của mình.
NGHỆ SĨ CÒM - Anh không quên ơn cha mẹ? Để đền đáp công ơn cha mẹ, anh đã gián tiếp dạy vợ, dạy con anh theo “hướng lên” của chủ nghĩa hiện thực xã hội:
Vui biết mấy nghe con tập nói,
Tiếng đầu lòng con gọi Sít-ta-lin
 ương cha, thương mẹ, thương chồng,
 ương mình thương một, thương ông thương mười.
Ông Sít-ta-lin.  an ôi!!!
TÔ HẪU (cù nhầy) - Ông Sít-ta-lin đã sao?
NGHỆ SĨ CÒM - Rồi trong khi anh khôn lớn lên giữa vùng thiên nhiên cỏ cây phồn thịnh của nước Việt thì ông Sít-ta-lin
có lẽ đã dời khỏi Tây Bá Lợi Á, đang âm thầm mưu sát các đồng chí để củng cố chính quyền độc tài của mình. Ông Sít-ta-lin của anh có công gì với anh nói riêng và với nước Việt nói chung để đến nỗi người đàn bà Việt phải cất giọng hát:
Thương cha, thương mẹ, thương chồng,
Thương mình thương một, thương ông thương mười.
Ông Sít-ta-lin.  Than ôi!!!
TÔ HẪU - Anh không thể hiểu chúng tôi qua...
NGHỆ SĨ CÒM - Có lẽ làng anh, cũng như phần nhiều các làng Việt khác, ở ven sông, có cỏ cây xanh tốt, có dòng nước quanh co:
Làng ta phong cảnh hữu tình,
Dân cư giang khúc như hình con long.
Anh đã từng sống những đêm trăng thơ mộng của dân tộc:
Sáng trăng vằng vặc đêm rằm,
Nửa đêm về sáng trăng nằm đọt tre.
TÔ HẪU - Anh không thể hiểu tinh thần phục vụ giai cấp của...
NGHỆ SĨ CÒM - Anh đã khôn lớn lên bồi hồi trước tiếng hát phiêu phiêu trong gió chiều:
Đêm đêm tưởng giải Ngân Hà
Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn
Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn
Tào Khê nước chảy hãy còn trơ trơ.
Anh đã khôn lớn lên trong những lời ca hào hứng đầy tinh
thần tự lập:
Nên ra tay kiếm tay cờ
Chẳng nên thi chớ chẳng nhờ tay ai.
Anh đã khôn lớn lên như vậy trong lòng nhân ái mênh mông của tâm hồn dân tộc phong phú. Dời bỏ lòng dân tộc các anh còn gì? Trí thông minh của anh trở nên nông cạn dẫm vào không ngập hết gót giầy:
Thương cha thương mẹ thương chồng,
Thương mình thương một thương ông thương mười.
Ông Sít-ta-lin!!!
TÔ HẪU - Các anh chưa được Đảng huấn luyện, các anh chưa nhuần thấm tinh thần phục vụ của Đảng thì các anh không thể hiểu chúng tôi được.
NGHỆ SĨ CÒM - Người con gái Việt dịu dàng thắm thiết:
Qua cầu ngả nón trông cầu
Cầu bao nhiêu nhịp dạ sầu bấy nhiêu.
Đây là hình ảnh người con gái Việt trước khi dời gia đình xuất giá:
Ra đi ngó trước ngó sau
Ngó nhà mấy cột ngó cau mấy buồng.
Đây, hình ảnh người con gái Việt hiếu hạnh khi đã về nhà chồng:
Chiều chiều ra đứng cửa sau.
Ngó về quê mẹ ruột đau chiều chiều.
Và anh hãy tưởng tượng những trưa hè có tiếng võng kẽo kẹt với tiếng hát ru. Giữa những màu sắc dân tộc làm tê dại cõi lòng ấy, có thể nào người đàn bà Việt cất tiếng hát ru:
Thương cha thương mẹ, thương chồng,
Thương mình thương một, thương ông thương mười.
Ông Sít-ta-lin!!!
TÔ HẪU - Các anh chưa được tẩy não, hoán não nên tư tưởng còn lạc hậu. Chính nhờ ơn Đảng, chính phủ và Bác mà nhân dân ta ngày nay vinh quang biết bao.
NGHỆ SĨ CÒM - Và thực là Độc lập, Tự do, Hạnh phúc phải không anh? Cho nên nhân dân đã ca ngợi thuế của Bác.
Thuế đâu có thuế lạ lùng
Thuế cao hơn cả non Nùng thuế ơi.
và :
Thuế nông nghiệp đóng đã xong
Ô hô rỗng tuếch bồ trong bịch ngoài
Vợ chồng ăn độn ngô khoai
Nhà nông nước mắt chảy dài như mưa.
TÔ HẪU - Đấy là tiếng nói của kẻ phản động mất lập trường nhân dân.
NGHỆ SĨ CÒM - Không, đấy là tiếng nói của nhân dân nguyền rủa kẻ phản động mất lập trường dân tộc. Anh hãy nghe tiếp lời nói thốt tự lòng dân Việt “ca ngợi” hạnh phúc của Bác đem lại:
Tiếng loa réo rắt đêm ngày
Dân gian điêu đứng vì mày loa ơi 
Bao giờ loa mới im hơi
Cho làng yên ổn cho tôi thanh nhàn.
Anh hãy nghe tiếp lời dân Việt ca ngợi tự do của Bác đem lại:
Đi đâu, đứng đâu, ngồi đâu
Người ta như cũng gờm nhau rình hoài 
Vì đâu cơ cực hỡi trời
Bao giờ tôi đứng tôi ngồi tự do?
Và đây là cảnh dân Việt tưng bừng tiếp đón cái tự do, hạnh phúc của Đảng. Chính phủ và Bác của anh em lại:
Nhìn nhau thuận vợ thuận chồng,
Bỏ làng, bỏ hiệu xuống Phòng, vô Nam.
TÔ HẪU - Còn đứng ở lập trường quốc gia dân tộc nhỏ hẹp và phản động các anh không thể hiểu lập trường quốc tế của những người Cộng Sản được.
NGHỆ SĨ CÒM - Anh hãy đợi đến đêm khuya là lúc vạn vật hòa vào nhau thắm thiết, trong không trung hương và âm thanh lẫn lộn quay cuồng, rồi anh hãy lắng lòng lại để cho ý thức con người của anh đi sâu vào vạn vật. Anh sẽ cảm thấy trong vũ trụ mênh mông, trong cái đại thiên địa vô cùng này, vạn vật đều khăng khít dính líu với nhau...
TÔ HẪU - Đó là luật vạn vật tương quan đã có trong học thuyết Mác-Lê!
NGHỆ SĨ CÒM - Anh sẽ cảm thấy ý thức như tỏa ra một khả năng kỳ diệu ôm ấp lấy vạn vật, anh sẽ nghe thấy những tiếng nứt rạn, tiếng bước nhẹ, tiếng cười lén. Đó là tiếng của cây cỏ trổ búp đâm bông, mầm non chớm nở. Trong lúc đất trời tràn đầy ý niệm nhiệm mầu của đức sinh thành tái tạo ấy, anh sẽ thấy con người ly khai làm sao được với gia đình, tổ quốc!
Tinh yêu nhân loại ươm mầu ở tình yêu tổ quốc và tình yêu tổ quốc bắt nguồn ở tình yêu gia đình. Cả một hệ thống yêu thương đó kết hợp lại là một, như cây kia, rễ bắt sâu vào lòng đất, hút nhựa mang qua thân, chuyển lên cành cho lá xanh, hoa nở, quả lớn.
TÔ HẪU - Đó có lẽ là luật “lượng đổi thành chất” của Mác- Lê.
NGHỆ SĨ CÒM - Vắt tay lên trán anh thử nghĩ lại xem ngày mới kháng chiến các anh bước theo triều sóng lớn của dân tộc, các anh đã là những người giữ nhịp cho bản ca lịch sử oai hùng và lời các anh chỉ đậm đà thắm thiết, đi sâu vào lòng mọi người khi chính các anh được đắm trong hơi ấm của hồn dân tộc. Chúng ta trang điểm tự trong lòng dân tộc để dắt tay nhau bước vào hội loài người luyến ái. Từ ngày các anh dời bỏ lòng dân tộc mênh mông thắm thiết để bước vào miếng đất khô cằn của giai cấp đấu tranh, tiếng các anh nhọn hoắt căm hờn, tiếng các anh trở nên kệch cỡm, bỉ ổi đê tiện, hèn hạ. Một người Việt tự trọng có bao giờ lại nói:
Vui biết mấy nghe con tập nói,
Tiếng đầu lòng con gọi Sít-ta-lin.
Thương cha, thương mẹ, thương chồng.
Thương mình. thương một thương ông thương mười.
Ông Sít-ta-lia.  Than ôi!!!
TÔ HẪU - Tiếng nói của anh thuộc loài bất trị, không thể giác ngộ được!
NGHỆ SĨ CÒM - Còn tiếng nói của các anh chỉ bảo hiệu kinh hoàng chết chóc!
Các anh gieo căm hờn, thứ căm hờn vay mượn của thuyết giai cấp đấu tranh ngoại lai, để gây chia rẽ trong một dân tộc có truyền thống thương yêu nhau như anh em một nhà:
Khôn ngoan đã đáp người ngoài, 
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
Ông cha ta với đoàn quân phụ tử đã từng phá Tống, bình Nguyên, diệt Minh, bại  anh gìn giữ giang sơn gấm vóc đến ngày nay. Các anh đã làm gì để đền đáp công ơn các người?
Nếp sống của dân tộc có biến đổi với thời gian nhưng nói đến thời gian là nói đến dòng lịch sử. Trên dòng lịch sử bao giờ dân tộc cũng là một thực thể để sống, nhân loại là một thực thể để hòa đồng. Phủ nhận sắc thái dân tộc anh côn gì để hòa đồng?  ực thể dân tộc là hình, sự hòa đồng với nhân loại là bóng, anh vượt khỏi thực thể dân tộc bảo là để vươn tới nhân loại rộng lớn hơn, có khác chi anh phủ nhận hình để đạt tới bóng, nhưng khi hình không có thì bóng cũng chẳng côn!
Anh hãy nhìn lại cái phương pháp ngu dân mà Đảng, Chính phủ và Bác của anh đang áp dụng. Anh lại nhìn đến mức sống của những người dân cần cù nhẫn nại đáng quý kia. Họ đã không từ một hy sinh nào và độc lập, tự do, hạnh phúc mà Đảng, Chính phủ và Bác anh mang lại là thế đó. Phương pháp thu thuế, phương pháp tịch thu ruộng đất, phương pháp đấu tố của Đảng, Chính phủ và Bác anh chứng tỏ đảng Cộng sản chỉ là một đảng cướp, và tên trùm khát máu của đảng cướp quốc tế đó là kẻ mà anh uốn lưỡi cất lời ca:
Vui biết mấy nghe con tập nói, 
Tiếng đầu lòng con gọi Sít-ta-lin (!)
Quê hương Việt Nam là quê hương của những kẻ bất khuất. Trẻ Việt trong trắng hồn nhiên, anh làm nhục trẻ Việt sao nổi?
Thương cha, thương mẹ thương chồng,
Thương mình thương một, thương ông thương mười (!!)
Quê hương Việt Nam là quê hương của những mẹ hiền dâu thảo, anh làm nhục người đàn bà Việt Nam sao nổi. Anh về đi và đợi khi đêm thật khuya, anh lắng hồn lại để cho những câu thơ đó vang lên trong trí anh. Khi đó nếu anh còn thấy xấu hổ ấy là một điều đáng mừng vì con người cấu tạo bằng tình cảm của anh chưa mất hẳn. Nếu trái lại anh thấy lòng trơ trơ không mảy may cảm động thì quả anh đã lùi được một bước lùi “vĩ đại vượt bực”. Không phải anh lùi trên một bình diện mà lùi trên một hình cầu nghĩa là anh vừa lùi vừa xuống thấp. Anh đã xuống thấp ngang hàng sắt đá. Sắt đá làm nên con đường Hà Nội-Mục Nam Quang. Sắt đá đè nát được thịt người. Nhưng sắt đá không có tình cảm!
(Nói đến đây Nghệ sĩ Còm nghẹn ngào. Đầu óc bâng khuâng và chợt thấy mình như bị bao bọc bởi một làn sương mờ dầy đặc. Hình ảnh rừng xanh miền Bắc, núi và đất nghèo miền Trung, đồng bằng phì nhiêu miền Nam cứ lẫn lộn quay cuồng trong trí. Nghệ sĩ Còm nghe như có tiếng rên la uất ức, tiếng nguyền rủa căm hờn của các đồng bào đương bị sống dưới gót sắt của một đảng sắt sau bức màn sắt. Rồi Nghệ sĩ Còm rơi vào một trạng thái không mộng. Khi tỉnh dậy, Nghệ sĩ Còm vội thắp nến lên ghi vội những dòng mà các bạn vừa nghe trên đây.)

Trích "Tình Yêu Thánh Hoá" - Doãn Quốc Sỹ

No comments: