Sep 1, 2015

DANCING IN THE STREET - Anh Quân






Dancing In The Street – Nhảy nhót trên đường phố
“Dancing in the Street” nguyên thủy là bài hát của người da đen (Motown) do nhóm Martha and the Vandellas trình diễn vào năm 1964. Cho đến tháng 8 năm 1985, hai ca sĩ lừng danh thế giới là Mick Jagger - (ban nhạc Rolling Stone) David Bowie hát lại và chiếm được hạng nhất tại Anh quốc . Lời bài hát được viết như sau:
“ Callin' out around the world
Are you ready for a brand new beat?
Summer's here and the time is right
For dancin' in the streets….
All we need is music, sweet music
There'll be music everywhere
There'll be swingin', swayin' and
records playin' And dancin' in the streets
Oh, it doesn't matter what you wear
Just as long as you are there
So come on, every guy grab a girl
Everywhere around the world”…
Tạm dịch
“ Hãy kêu gọi trên toàn thế giới
Là các bạn đã sẵn sang cho một nhịp điệu mới chưa?
Ở đây giờ là mùa Hè và thời gian đã đến
Để nhảy nhót trên đường phố
Tất cả chúng ta cần là tiếng nhạc, loại âm nhạc ngọt ngào
Tiếng nhạc khắp nơi
Sẽ có nhún nhảy , lúc lắc và
Các đĩa nhạc được mở lên và nhảy nhót trên đường phố.
Oh, không quan trọng về bạn ăn mặc thế nào
Miễn là bạn đang có mặt
Vậy làm đi, các bạn trai hãy bắt lấy một cô gái
Ở khắp mọi nơi trên toàn thế giới…..
Có lẽ vì sống ở Anh nên người viết cảm thấy gần gũi khi nghe hai ca sĩ Mick và David cùng đứng song ca. Theo lời nhạc là muốn ra đường cùng mọi người nhún nhảy trên đường phố London. Kể ra thì nhảy trên đường phố London không phải là không làm được nhưng phải đợi tới tuần lễ weekend cuối cùng của tháng 8 hàng năm thì sẽ nhảy nhót vui chơi liên tục từ ngày Chủ Nhật qua ngày Thứ Hai. Chỉ sợ không có sức mà thôi.
Hai ngày lễ hội này có tên là “Notting Hill Carnival” được xem là lễ hội lớn nhất tại Châu âu , chính thức tổ chức hàng năm kể từ năm 1965 cho đến nay. Địa diểm chọn tổ chức phía tây London vùng Notting Hill nên được chọn tên cho lễ hội.
Vào thập niên 50, người của thuộc địa Anh từ vùng West Indian, đặc biệt là người của quốc gia Trinidadian and Tobagonian qua Anh sinh sống. Họ đến định cư tại Notting Hill rất là đông. Khi số người da màu tăng dần ở một quốc gia luôn hãnh diện với câu “Mặt trời không hề lặn dưới đế chế Anh Hoàng” thì dể đi tới chuyện kì thị và chuyện đã ra:
“Vào bình minh ngày 24 tháng 8 năm 1958, khoảng 10 thanh niên da trắng, dân lao động và ăn mặc theo mốt “Teddy Boys” ** đã đến vùng Notting Hill tấn công người da đen và họ giết chết 6 người từ vùng “West Indian”, nhằm mục đích là “Nước Anh chỉ có màu trắng – Keep Britain White”. Sự kiện có tên gọi là “1958 Notting Hill race riots” . Cuộc chiến kì thị này xảy ra trong vòng 2 tuần, có lúc lên đến cường độ cao điểm là khoảng 300-400 Teddy boys đã tấn công đập phá một nhà người West Indian.
Cho đến tháng giêng năm 1959, một lễ hội Carnival được tổ chức trong nhà đô chánh quận Camden, nhằm cho chính quyền Anh thấy đây là một phản kháng của người từ vùng West Indian về sự việc kì thị tại Notting Hill. Bà Claudia Jones, một ký giả từ Trinidadian, bà là một người cộng sản thứ thật, tôn thờ chủ nghĩa Karl Mark và đã đi gặp lảnh tụ Mao Trạch Đông, được xem là mẹ đẻ của Lễ Hội Notting Hill Carnival. Và bà tạo ra chiến dịch tổ chức lễ hội cho người da đen sẽ được tổ chức hang năm tại London. Bà đã được nhiều công đồng da đen khác ủng hộ như Jamaica, British Guiana…trong chiến dịch tổ chức lễ hội này.
Vào tháng 8 năm 1966, Lễ hội Carnival được chính thức tổ chức ngoài đường phố tại khu Notting Hill. Phải nói đây là công lao vận động của nhóm hippy từ trường London Free school, trong ngôi trường này có ông Peter Jenner là thành viên đầu tiên của nhóm band nhạc Rock - Pink Ployd. Kể từ đó là có nhún nhảy và ca hát trên đường phố London mà thời gian chọn là cuối tháng 8 để không quên được ngày kì thị vào thập niên 50 tại London
Sau đó Lễ Hội càng được nhiều người tham dự, cho đến năm 1976 số đến dự lên đến 150 ngàn người. Kể từ đó mọi người đều nhìn nhận đây là ngày của người từ vùng Caribbean, được nhiều cộng đồng West Indian yểm trợ cho thấy đây là một sinh hoạt văn hóa nghệ thuật tăng lên sự phong phú cho thành phố London.
Năm 2003, một công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập để đại diện tổ chức cho Notting Hill Carnival. Họ cho thấy hai ngày lễ hội tạo ra doanh thu 93 triệu Anh kim giúp đỡ cho kinh tế nước Anh. Kể từ năm 1996 là con số người tham dự lên đến 1 triệu người, những năm kế tiếp, có năm lên đến 1 triệu 4 người. Tuy thu nhập một số tiền khổng lồ mà vẫn bị chỉ trích nặng nề về việc lấy thuế của người dân để trả cho chi phí trong 2 ngày lễ hội. Tính ra tiền trả lương cho cảnh sát để giữ an ninh và trật tự cho 2 ngày cuối tuần là lên đến 6 triệu Anh kim.
Vào năm 2011, công ty IPhone đã tạo giao diện (Interface) trên màn hình điện thoại và năm nay trên IPAD là người đến tham dự có thể tìm ra những địa điểm trong lễ hội như quầy ăn uống, nhà vệ sinh, nơi trình diễn lễ hội , chỗ đón xe và đường nào đóng hay đường nào mở.
Lễ hội Carnival được nhiều quốc gia trên thế giới tổ chức , đây là một truyền thống về văn hóa nghệ thuật như bên châu âu thì Bỉ quốc có Carnival of Binche, còn Pháp có tới hai cái là tại Nice và Paris, qua bên Ý thì tại Venice…. Tất nhiên là còn có bên Nhật, Indonesia, Ân Độ , Bắc Mỹ thì tại Toronto , Nam Mỹ và vùng West Indian.
Theo bầu phiếu thì Lễ Hội Carnival ăn khách nhất là tại Trinidad, hàng năm trong vòng 5 ngày của tháng Hai, rồi tới Olinda, Brasil, cái thứ ba cũng tại Brasil nhưng ở Rio, còn bên Mỹ là tại Brooklyn Carnival đứng hàng thứ 8 , còn hạng thứ 10 là tại New Orleans và ở London được xếp hàng thứ 5. Riêng tại Toronto Canada có năm lên đến 1 triệu người tham dự nhưng không hiểu tại sao không được xếp trong Top 10 được ưa chuộng.
Khi tổ chức một Lễ Hội thì có vấn đề ưu tiên được đưa ra là An Toàn - Vệ Sinh – Giao thông. Trong những năm vừa qua Notting Hill Carnival mang nhiều tiếng xấu là ẩu đả và án mạng. Tính từ từ năm 1987 là có tất cả 5 án mạng;
30/8/1987 – Một thanh niên 23 tuổi, người chủ gian hang bị đâm chết.
26/8/1991 – Một người đàn ông 38 tuổi bị đâm ở bên hông sau đó bị
thiệt mạng vì mất máu quá nhiều.
28/8/2000 – Một thanh niên 21 tuổi bị đâm chết vì lý do cải nhau về ẩm
thực.
28/8/2000 – Một đàn ông, người Trung đông bị đánh đến chến vì lý do
kì thị, do khoảng 40 -50 thanh thiếu niên đánh chết.
30/8/2004 Một thanh niên bị bắn chết vì lý do không biết lễ độ với anh em giang hồ.
Năm 2015 không có án mạng nhưng khá đông người đến phá rối ngày lễ hội. Cảnh sát đã bắt giữ 314 người, trong đó 44 người cầm dao dể gây án mạng và các loại vũ khí sắc bén.
Về phần vệ sinh thì phải nói là tạo một nhu cầu giải quyết cho một triệu người không phải là dể. Tuy là hệ thống nhà vệ sinh công cộng di động để đáp ứng tương đối đầy đủ thế mà cũng phải bó tay và chào thua khi con người ăn uống nhiều quá mà phải đi xả để tiếp tục ăn nhậu. Phải nói một sinh hoạt cho tập thể lớn không phải là dễ cho dù cả năm tính toán và đã lên kế hoạch. Nhưng dù sao phải khen sự thành công của người da đen từ vùng West Indian họ đã làm được những việc cho các cộng đồng thiểu số khác nên học hỏi để phát triển cho công đồng của mình càng ngày các tốt hơn.
Lễ hội 2015 không được may mắn về thời tiết như những năm trước vì quá nhiều mưa. Nên các gian hàng năm nay gia tăng them việc bán dù và áo mưa.
Có đến 60 tổ chức văn hoá, nghệ thuật và hội đoàn tham dự, họ đi trình diễn trên đường phố với các y phục lộng lẩy và đầy màu sắc. 38 hệ thống âm thanh với công suất mạnh được gắn khắp đường phố.
Ban tổ chức đã ước chừng đã có hơn 1 triệu người đến dự hai ngày lễ hội mặc dù tho82i tiết không như ý.
Hè London 2015

QUÂN TRẦN

** Teddy boy được gọi tắt là Ted. Đây là một loại tiểu văn hoá của nước Anh, bắt nguồn từ y phục của nhà may Saville Row. Họ sáng chế ra những bộ quần áo cho nam và nữ ( nhưng phía nam có nhiều ấn tượng hơn) và trở một cái mốt ăn khách vào giửa thập niên 50. Tiệm may dựa vào kiểu quần áo của nhà Vua Edward VII (1901 - 1910) để tạo các bộ quần áo nên ngoài cái tên Teddy còn có tên Edwardian.
Loại quần áo này đã ảnh hưởng qua tận Hoa Kỳ , nhất là trong các ban nhạc Rock n Roll và người ca sĩ nổi tiếng của Mỹ là Bill Haley chuyên mặc y phục Teddy boy.











No comments: