Jul 29, 2014

JUST A THOUGHT! by Vinh gTmT







Right bitter melon: Why are you so depressing my dear?

Left bitter melon: I think I lost everything, and I'm about to be cut up and eaten.

Right bitter melon: You just think you are my dear, but actually it's just a thought. I'm always around, and I would never ever let you go!

Left bitter melon: What is it? Is this from "Titanic"?

Right bitter melon: Nope! That was "My heart will go on!"


Jul 28, 2014

FOR BETTER FOR WORSE - by Vinh gTmT




Green pepper: you are turning red and not looking so good my dear, are you sick?

Red pepper: I don't know, my tummy is burning inside out.

Green pepper: poor baby... Let me take you to the vege hospital.
 

Red pepper: I'm ok dear. It won't kill me!
 

Green pepper: you have to listen to me, that is what a family for. I think you would do the same for me, would you?
 

Red pepper: absolutely! We are family for a reason. I will let my action speaks.
 

Green pepper: well than, it is my turn to act!
Vinh gTmT 

Ông Ngoại giữ lời hứa

Cách đây hơn 30 năm, khi thằng Tí Bim ra đời, ông ngoại hứa khi nào nó cưới vợ, ông sẽ đi dự.

Và ông đã giữ lời hứa!

(va các cậu dì của nó cũng giữ ké lời hứa :))

 









Jul 22, 2014

CUỐN THEO CHIỀU GIÓ





CUỐN THEO CHIỀU GIÓ

Gió đây là gió nghiệp.  Thân tứ đại nầy do gió nghiệp đun đẩy, cho đất nước gió lửa họp lại và tâm thức gá vào, để hình thành một thai nhi.  Rồi chín, mười tháng sau rời bụng mẹ để có mặt giữa trần đời.  Tùy theo tập nghiệp trong quá khứ, mà người ấy thông minh hay trì độn và có đời sống giàu sang hay nghèo hèn.  Người ấy rơi vào hoàn cảnh đọa đày, khốn quẩn do chiến tranh, hoạn họa, đói kém hay đươc hưởng đời sống giàu sang của ông hoàng bà chúa, cũng đều từ gió nghiệp đẩy đưa.  Đến khi tứ đại phân ly, gió nghiệp thổi hình hài bất động của một người, mà mới đây còn sang qúi, xinh đẹp vào Peak family (lò thiêu), để theo gió cuốn bay lên trời cao, thành những làn khói trắng.  Hình hài mà họ chăm chút, thương yêu và vô cùng tự hào, chẳng mấy chốc tan thành tro bụi.  Khi được đẩy vào lò thiêu, chỉ sau vài mươi phút thôi, ông hoàng, bà chúa, hoa hậu, hay tài tử điện ảnh, đều chẳng còn chi cả, ngoài một nhúm bụi trắng xám.  Dù ta chăm sóc hình hài ta khéo đến thế nào đi chăng nữa; dù ta tốn bao nhiêu của tiền làm cho nó đẹp, nó sang, nhưng sau khi vào lò thiêu thì tất cả đều đồng đẳng, đều là bụi đất như nhau.  Tóm lại, tất cả mọi sinh linh trong trần thế đều bị cuốn theo chiều gió nghiệp.

Với một nghĩa thâm sâu hơn, gió nghiệp thổi tùy theo nghiệp lành hay dữ của từng người, mà không ai làm chủ được.  Nếu làm chủ được, đâu ai chọn sinh vào gia đình bần dân làm chi cho cực!  Họ chọn làm hoàng tử hay nữ hoàng nước Anh, có hay hơn không?  Vì không làm chủ được, nên đời sống ta phải theo nghiệp mà đến, đến đâu thì chịu vậy thôi.  Nghiệp thức huân tập một đời, sẽ dắt ta đi về cõi lành hay dử khi rời bỏ hình hài.  Tuy nhiên, cận tử nghiệp cũng vô cùng quan trọng.  Có những người cả đời không có duyên may, thế nhưng, khi họ gần trả thân tứ đại về cho cát bụi, duyên lành lại đến.  Tự nhiên, họ cảm thấy ý niệm xả ly về chấp trước bản ngã tràn đầy tâm thức, và họ thanh thản ra đi.  Nghiệp một đời gây tạo tự nhiên vơi nhẹ đi, do cận tử nghiệp vô cùng lành thiện.

                  Tóm lại, gió nghiệp gồm nhiều tầng.  Thứ nhất, gió nghiệp đẩy hình hài theo chu kỳ thành trụ hoại không.  Hình hài đến lúc phải tan, là tan thôi.  Kế đến, gió nghiệp đẩy thần thức vào những nơi chốn đã định sẵn.  Kinh văn Thế Tôn có dạy là, vừa tắt hơi nơi ngũ uẩn nầy, người ta có mặt liền ở ngũ uẩn khác.   Trong một sát na thôi, nghiệp đã định hình.  Thậm chí, nghiệp đã định hình ngay lúc sống, chứ không phải đợi đến lúc chết mới hình thành một thọ mạng khác.  Ngay trong đời sống hiện tại, từng ý ta nghĩ, từng lời ta nói, từng việc ta làm là đã tạo nghiệp cho tương lai của ta rồi.  Cho nên, khi rời hình hài tứ đại, nếu nghiệp của ta ở thiên giới, ta liền đi về cõi trời; nếu nghiệp của ta ở cảnh giới Atula, ta liền về nơi đó.   Ngay trong kiếp sống nầy, nếu ta chứng nghìệm được trạng thái tâm thường tịnh, khi bỏ hình hài ta sẽ về cảnh giới chư Như Lai.  Theo đúng tinh thần Kinh Văn của Đức Phật, nghiệp định hình trong từng sát na của đời sống hiện tiền.  Hãn hữu lắm, thần thức mới trải qua 49 ngày trong cảnh giới Thân Trung Ấm.  Như vậy, cuốn theo chiều gió là cuốn theo nghiệp thức ta đã gây tạo, từ lời nói, việc làm hay cách hành xử, để đầu thai vào chỗ tương ưng.  Ngay trong hiện tại, tâm thức ta hướng về cảnh giới nào, liền tức khắc ta gá sinh về cảnh giới ấy.

Theo như Tiểu Bộ Kinh, một hôm Mục Kiền Liên đến thăm cung trời Đâu Xuất. Ngài thấy có một dinh thự vô cùng sang trọng, nhưng không có thiên đế nào ngự trị hết.  Theo như lời các vị thiên, chỗ đó dành cho một vị đệ tử của Thế Tôn, người chuyên chăm sóc sức khỏe cho Thế Tôn các chư tăng, tên “Kỳ Bà”.  Khi trở về tinh xá Trúc Lâm, Mục Kiền Liên đem điều nầy bạch lại với Thế Tôn.  Thế Tôn xác nhận rằng, do phước lành chăm sóc sức khỏe cho Thế Tôn và hết lòng cung kính các bậc thánh, nên ngay lúc còn ở nhân gian, Kỳ Bà đã có cung điện ở cõi trời.

Thật ra, chỉ cần nhìn dòng tâm thức của mình trong lúc nầy, mình biết ngay mình sẽ sinh về cảnh giới nào, chứ không cần phải đợi đến lúc trả hình hài về cho cát bụi.  Đó là tầng thâm sâu nhất của con đường cuốn theo chiều gió.



HT Thích Phước Tịnh
Trích bài giảng “Chiếc lá vàng bay”
Lệ Hoa phiên tả

Jul 17, 2014

CHẾT - Thích Giác Thanh



Photo - Đoàn Khoa


 CHẾT 

Thơ cũng chết,
Tình muôn năm rồi cũng chết!
Khói may bay mờ mịt một khung trời.
Trong cuộc lữ ta có hồi lận đận,
Rồi cũng có ngày rũ sạch nợ trần ai.

THÍCH GIÁC THANH 


Jul 7, 2014

GÃ KHỔNG LỒ ÍCH KỶ / The Selfish Giant by Oscar Wilde




 GÃ KHỔNG LỒ ÍCH KỶ
The Selfish Giant
Tác giả: Oscar Wilde



Chiều nào cũng vậy, hễ rời khỏi trường là lũ trẻ chạy về chơi trong khu vườn của gã khổng lồ.

Ngôi vườn này rất rộng và đẹp, có thảm cỏ xanh mịn.  Đây đó trên bãi cỏ thấp thoáng những bông hoa trông như các vì sao trên trời. Và nơi đây có đến 12 cây đào; vào mùa xuân cây phủ đầy những đóa hoa duyên dáng màu hồng phớt và trắng ngà; đến mùa thu cây kết đầy trái ngon ngọt.  Lũ chim hay đứng trên cành hót líu lo, chúng hót hay đến nỗi lũ trẻ thỉnh thoảng phải ngừng chơi để lắng nghe tiếng chim hót.  “Ở đây quá vui!” lũ trẻ thường nói với nhau vậy. 

Rồi một ngày nọ, gã khổng lồ trở về.  Hắn vừa đi thăm người bạn xấu xí của hắn ở xứ Cornwall.  Gã khổng lồ ở đó với bạn bảy năm.  Trong bảy năm, hắn nói tất cả những gì cần nói với bạn, và giờ đây vì không còn gì để nói, hắn quyết định quay về lâu đài của hắn.  Khi về đến nhà, hắn thấy lũ trẻ đang nô đùa trong vườn của mình.  




 

“Chúng bay làm gì ở đây?”, hắn cất lời thô lỗ hỏi lũ trẻ, thế là cả lũ bỏ chạy. 
“Vườn này là của ta, và chỉ của ta mà thôi,” hắn nói tiếp; “Ai cũng phải biết điều này, và ta sẽ không cho phép bất kỳ ai ngoài ta được vào đây chơi.” Rồi hắn xây một bức tường cao rào quanh khu vườn, còn để thêm tấm bảng bên ngoài:
 

AI BƯỚC QUA HÀNG RÀO
SẼ BỊ TRỪNG PHẠT
 

Hắn đích thực là một gã khổng lồ ích kỷ.
Lũ trẻ bây giờ không có chỗ tụ tập chơi đùa.  Chúng thử chơi trên đường phố nhưng đường phố bụi bậm lại đầy đá cứng, chúng chẳng thích.  Chúng thường thơ thẩn đứng bên ngoài bở rào sau giờ tan trường, rồi cùng nhắc về ngôi vườn xinh đẹp bên trong. 
“Hồi xưa tụi mình chơi ở đây vui biết mấy!”, chúng nói với nhau như vậy.
 



Rồi mùa xuân về, khắp nơi hoa bắt đầu chớm nụ, chim non cũng bắt đầu xuất hiện.  Chỉ trong khu vườn của gã khổng lồ ích kỷ mùa đông vẫn ngự trị.  Chim muông chẳng buồn đến hót vì không còn lũ trẻ ở đó, và cây quên cả đơm bông.  Có lần một nụ hoa xinh xắn vừa ló đầu khỏi ngọn cỏ, nhìn thấy bảng cảnh cáo cắm trước cổng, nó thương cảm cho lũ nhỏ, quyết định vùi đầu trong đất ngủ tiếp giấc đông.  Chỉ duy có hai nhân vật hài lòng với tình trạng này là Tuyết Trắng và Băng Giá.  “Mùa xuân bỏ quên khu vườn này rồi!”, họ nói với nhau, “Hai chúng ta có thể ở đây suốt năm.” Tuyết Trắng dùng áo khoác trắng của mình phủ choàng lên cỏ, còn Băng Giá lo việc sơn bạc tất cả các cây.  Họ mời cả Gió Bấc đến ở chung.  Khi Gió Bấc đến, lão quấn áo lông, và cười nói ầm ầm cả ngày về khu vườn, và thổi xập hết mấy ống khói.  “Chỗ này thật tuyệt!” Gió Bấc trầm trồ khen, “Chúng ta phải mời bạn Mưa Đá đến chơi!” Và Mưa Đá nhận lời mời. Mưa Đá bỏ ra ba giờ đồng hồ ngồi lắc mái ngói của tòa lâu đài, lắc đến khi tất cả mái ngói bể hết mới thôi. Sau đó Mưa Đá gom sức chạy hết tốc lực quanh vườn.  Mưa Đá mặc y phục màu xám, và hơi thở lạnh như băng.  
 

Gã khổng lồ ích kỷ nhìn ra khu vườn lạnh giá đầy tuyết trắng, thắc mắc tự hỏ “Lạ nhỉ, giờ này mùa xuân vẫn chưa đến, mong sao thời tiết sớm thay đổi.”
Nhưng mùa xuân chẳng đến, mùa hạ cũng không.  Bà chúa Mùa Thu đem trái chín đến vườn của mọi người trừ vườn của gã khổng lồ.  “Ông này quá ích kỷ.” bà giải thích.  Thế là khu vườn có thần mùa đông luôn luôn ngự trị; Gió Bấc, Mưa Đá, Băng Giá và Tuyết Lạnh đua nhau nhảy múa quanh cây trong vườn. 



Một buổi sáng nọ, gã khổng lồ thức giấc, tai nghe thấy tiếng nhạc du dương.  Hắn nghĩ tiếng nhạc hay như vậy chỉ thể là tiếng nhạc của các nhà sĩ cung đình.  Thật ra đó chỉ là tiếng hót của con chim Hồng Tước, nhưng vì lâu quá không nghe tiếng chim trong vườn nên hắn cho rằng đó là bản tấu nhạc tuyệt trần nhất thế gian. Và rồi tiếng nhảy múa của Mưa đá ngưng bặt, và tiếng gầm của Gió Bấc cũng chấm dứt, lại thêm một mùi hương ngọt ngào luồn qua khung cửa sổ.  “Cuối cùng mùa xuân cũng đã đến!” gã khổng lồ nói với chính mình, rồi lăn ra khỏi giường, bước đến bên cửa sổ đứng ngó ra ngoài. 
 

Hắn đã thấy gì?
Hắn đã thấy một quang cảnh kỳ diệu.  Lũ trẻ lẻn chui qua lỗ hổng của tường rào để vào vườn. Trên mỗi cây, hắn thấy một đứa trẻ ngồi ngoắt ngoẻo trên cành.  Lũ trẻ quay lại, cây nào cũng vui mừng, liền trổ hoa đón chào và đong đưa nhành cây trên đầu chúng.  Chim muông tung tăng bay lượn trên cao, nụ hoa ló đầu qua ngọn cỏ tươi cười.  Quang cảnh đáng yêu này trải khắp nơi trừ một góc vườn mùa đông vẫn ngự trị.  Tại góc xa nhất này của tòa lâu đài, một thằng bé đứng quanh quẩn đấy.  Nó quá nhỏ nên không leo được lên cành cây, nên đứng  khóc tức tưởi.  Cây trong góc vườn ấy vẫn phủ đầy băng, tuyết, và gió bấc vẫn ra sức thổi và gầm gừ trên không.  “Cố lên, cậu nhỏ,” cội cây lên tiếng khuyến khích, và cố gắng thả cành xuống thấp tối đa nhưng thằng bé quá nhỏ, vẫn không leo lên được.   



 

Gã khổng lồ cảm thấy tim thắt lại khi nhìn tòa cảnh khu vườn.  “Sao mình lại ích kỷ đến thế! “ hắn tự nhủ; “Bây giờ thì đã hiểu tại sao mùa xuân không chịu đến nhà mình.  Thôi ta hãy bế thằng bé đặt lên cây, rồi đi dẹp bức tường rao, và sẽ luôn để cho lũ trẻ đến đây chơi.”  Gã thật tâm hối lỗi việc làm không phải của mình. 

Gã khổng lồ rón rén bước xuống lầu, nhẹ nhàng mở cửa bước ra vườn.  Khi ấy lũ trẻ thấy gã, sợ quá, ù té chạy và thế là mùa đông lại trở về với khu vườn.  Duy thằng bé trong góc vườn không bỏ chạy vì nó nước mắt đầm đìa, chẳng nhìn thấy gã khổng lồ đang tiến đến.  Đứng sau lưng thằng bé, gã nhẹ nhàng ôm lấy nó, rồi đặt lên cây.  Cây liền trổ hoa, chim liền hót, và thằng bé giang hai tay ôm lấy cổ gã khổng lồ, mi lấy mi để.  Nhìn thấy vậy, mấy đứa trẻ còn lại biết chắc gã khổng lồ không còn ích kỷ nữa, bèn chạy vào vườn lại, nàng Xuân cũng theo chân chúng nó.  “Bây giờ khu vườn này là của các con,” gã khổng lồ tuyên bố.  Nói xong, gã lấy rìu đốn ngã bức tường rào.  Mọi người trong làng buổi trưa đi chợ về thấy gã khổng lồ vui đùa với lũ trẻ trong một khu vườn đẹp chưa từng thấy.  



Cả ngày đám nhỏ chơi trong vườn, tối đến chúng kiếm gã khổng lồ chào về.
“Này mấy đứa, cậu bạn nhỏ xíu của mấy đứa đâu rồi? Đứa mà ta bế lên cây đó!” Gã khổng lồ cưng thằng bé ấy nhất vì nó đã hôn gã.
“Dạ, tụi con không biết,” lũ trẻ trả lời.  “Chắc nó đi đâu rồi.”
“Nhớ bảo nó ngày mai ghé chơi,” gã khổng lồ dặn.  Nhưng lũ trẻ trả lời rằng chúng chẳng biết bạn nhỏ xíu ấy ở đâu và chưa từng gặp bạn ấy bao giờ.  Nghe vậy, gã khổng lồ cảm thấy buồn. 
 

Rồi mỗi chiều, khi tan trường, lũ trẻ đến chơi với gã khổng lồ.  Nhưng cậu nhỏ mà gã yêu quý nhất chẳng thấy đâu.  Gã đối xử tử tế với tất cả lũ trẻ nhưng vẫn mong được gặp lại người bạn nhỏ xíu đầu tiên của gã.  Gã thường nói với chính mình, “Giá mà mình được gặp lại thằng bé ấy!”
 

Năm tháng trôi qua, gã khổng lồ già và yếu dần.  Gã không thể nô đùa với lũ trẻ được nữa, chỉ ngồi yên trong chiếc ghế bành, nhìn lũ trẻ chơi trò chơi, và ngắm khu vườn xinh đẹp của gã.  “Ta có bao nhiêu là hoa đẹp, nhưng lũ trẻ là những bông hoa đẹp nhất.”
Rồi vào một buổi sáng mùa đông, gã nhìn ra ngoài cửa sổ khi thay quần áo.  Gã không ghét mùa đông vì biết rằng mùa xuân cần đi ngủ và hoa cỏ cũng cần nghỉ ngơi. 
Bất ngờ gã dụi mắt, ráng nhìn cho rõ.  Một quang cảnh thật tuyệt.  Ở góc xa của tòa lâu đài, một cây vẫn nở hoa trắng xóa.  Cành vàng trĩu nặng quả bạc, và bên dưới có thằng bé nhỏ xíu gã từng yêu quý. 
 

Gã khổng lồ hân hoan xuống lầu, chạy ngay ra vườn.  Gã băng vội qua bãi cỏ, tiến gần đến thằng bé. Đến trước mặt thằng bé, gã nóng mặt vì giận, hỏi thằng bé: “Ai dám làm con đau?”, gã hỏi vậy vì thấy có dấu hai móng tay in hằn trong lòng tay và bàn chân của thằng bé.  

Gã hỏi lại:  “Ai dám làm con đau? Nói cho ta biết, ta lấy gươm xử nó liền!”
“Không đâu!” thằng bé trả lời, “Đây là vết tích của tình thương.”
 

Gã khổng lồ giật mình, quỳ trước thằng bé hỏi: “Con là ai?”
Thằng bé nhìn gã khổng lồ mỉm cười và đáp: “Ông đã cho con chơi ở vườn ông ngày nọ.  Hôm nay ông đến chơi với con ở vườn của con trên Thiên Đường.”
 

Và buổi chiều hôm ấy, khi lũ trẻ đến vườn chơi, chúng thấy gã khổng lồ nằm chết dưới gốc cây, thân thể phủ đầy hoa trắng.
 




Nguồn hình: https://www.google.com/search?q=pictures+of+selfish+giant+oscar+wilde&client

Tour De France 2014 – Giải đua xe đạp đường trường - ANH QUÂN





Tour De France 2014  – Giải đua xe đạp đường trường 

Đây là lần thi thứ 101, được bắt đầu vào ngày thứ Bảy 5 tháng 7 và sẽ đạp liên tục cho đến ngày Chủ Nhật 27 tháng 7 năm 2014. Các cua rơ phải đạp qua tất cả 21 giai đoạn và tổng số đường trường là 3,664 km.


 Bắt đầu từ thành phố Leeds, Anh quốc và chấm dứt tại đại lộ Champs- Élysées – Paris.


Chương trình đua các cua rơ như sau :

9 giai đoạn bằng đường phẳng

5 giai đoạn là lên và xuống đồi.

6 giai đoạn băng núi

1 giai đoạn tự đua một mình với thời gian

2 ngày nghỉ



Sau khi đạp ở Anh quốc, đoàn đua sẽ đi qua các quốc gia là Bỉ và Tây Ban Nha.

Tất cả 197 cua rơ  tham gia giải Tour De France 2014. Khi họ đạp tới giai đoạn hai là tới địa hạt Yorkshire là nơi có thành phố York , thành phố New York – Hoa Kỳ là bắt nguồn từ York bên Anh, là có tới 2.5 triệu người đứng dọc toàn địa hạt để chào đón giải đua xe đạp này. Người dân cư tại đây nói là họ muốn có mặt để xem cuộc đua lịch sử này.


Nhiều nơi tại vùng Yorkshire quá hẹp mà người xem quá đông nên một số cua rơ gặp nhiều khó khăn để vượt qua và ngọn đồi thứ nhất họ phải vượt qua là 521m.

Sau ba ngày đua thì chiều thứ hai 7 tháng 7 đoàn xe đạp đã tới London .

Khi tới vùng đông London, khu vực Canary Wharf là nơi tài chánh và giao dịch mậu dịch quốc tế, rất nhiều ngân hàng cũng như trung tâm chứng khoáng, thì cả ngàn nhân viên xin giải lao trong vòng 1 tiếng để xem đoàn xe đạp Tour De France và lúc đó trời đang mưa.