Em định hôm nay "TERMINER" câu chuyện của nàng Scheherazade cùng CON BÉ BÁN SỮA với bài "Cái Chết của Sân Khấu Việt" nhưng sợ mọi người thắc mắc rằng "CÓ SỐNG ĐÂU MÀ CHẾT".
Do đó, em sẽ thêm một kỳ về "Thời SỐNG KHÔN" của Sân Khấu Việt để ta có thể thấy nó "THÁC THIÊNG" như thế nào.
...
Hôm gặp lại chị Ngọc Đan Thanh ở Saigon (diễn viên kịch nổi tiếng trước và sau 75).
Khi nhắc lại những vở kịch mà chị ấy đóng trước 75 trên tivi - chị ấy "hết hồn" vì em còn nhớ nó.
Thật vậy - đó là những vở kịch "LẠ", vừa "trinh thám" vừa "hiện sinh" không hề giống với loại kịch của đoàn Kim Cương hay Sống của bà Túy Hồng.
Em không nhớ tên của vở tuồng này, (vì lúc đó còn quá nhỏ) chỉ nhớ "đại khái" câu chuyện về một nhóm thanh niên - muốn "nhát" người bạn "điêu khắc" của mình bằng 1 án mạng "giả" - thế nhưng sau khi anh chàng điêu khắc gia này tìm thấy xác chết của 1 cô gái (do Ngọc Đan Thanh đóng) trong studio của mình thì anh ta đã tạc 1 bức tượng "tuyệt đẹp" về nạn nhân đó.
Thế nhưng đám thanh niên từ đó về sau vẫn không thể tìm thấy cô bạn của mình - trước đó "giả làm" xác chết ở đâu - cuối cùng vì một tình cờ - hóa ra bức tượng nổi tiếng của chàng điêu khắc chính là xác chết THẬT của cô gái.
...
Chị Ngọc Đan Thanh còn cho em biết thêm rằng vào thời đó (trước 75) chị ấy và Tú Trinh còn đóng nhiều vở kịch "siêu thực" nữa... mà décor chỉ cần 1 cây piano - phần còn lại là phông đen hoàn toàn.
Em cũng còn nhớ được vài vở kịch loại này khi coi ti vi.
Một vở khá lạ như sau:
Một cô (hoặc diễn viên hoặc người lo phục trang cho đoàn hát) - vì ghen tuông - đã giấu một thứ gì đó vào trong đạo cụ của 1 anh "Kép Chánh" để anh này sẽ bị tai nạn trong lần diễn sắp tới.
Thế nhưng toàn bộ "hành vi" đen tối của cô ta đều bị anh "rọi đèn" đứng trên cao trông thấy.
Và khi phát hiện ra có người theo dõi mình - một lớp "hy hữu" diễn ra:
Cô gái "đối thoại với 1 nhân vật nhưng nhân vật đó KHÔNG XUẤT HIỆN trong khung hình từ đầu đến hết vở kịch
...
Rồi một HIỆN TƯỢNG nữa:
Vở "NHỮNG NGƯỜI KHÔNG CHỊU CHẾT" của ông VŨ KHẮC KHOAN cũng được phát trên tivi do Thanh Lan (ca sĩ), Lê Cung Bắc, Lê Tuấn... đóng cũng mang lại cho em nhiều ấn tượng khó quên...
Bối cảnh của vở kịch này là tầng lầu thứ 13 của một thương xá - nơi đây người ta dựng đầy những con MANNEQUIN (hình nhân giả - mặc quần áo thời trang).
Thế nhưng trong số các "hình nhân" này có 2 con người THẬT gồm 1 già 1 trẻ "giả dạng" làm hình nhân để thoát khỏi sự truy lùng của cảnh sát. (do Lê Cung Bắc và Lê Tuấn đóng).
Thanh Lan rất tuyệt vời khi đóng vai 1 cô gái đương xuân đầy mơ mộng (con người gác gian của thương xá ấy). Cứ đêm xuống - khi không còn ai trong khu thương mại này, cô lên đây và nói chuyện với các "người mẫu" rằng cô mơ 1 ngày nào đó sẽ có chàng "Hoàng Tử" đến đón cô.
Hai nhân vật "giả người mẫu" tất nhiên có "lời thoại" nhưng các con "người mẫu THẬT cũng "đối thoại" với nhau và chúng TIÊN ĐOÁN số phận BI THẢM của cô gái...
(May thay - em có giữ văn bản của vở kịch này - khi đọc lại - khá KHỚP với những hình ảnh mà mình nhớ trong đầu)
Có lẽ những năm 70 tại Miền Nam - hoạt động sân khấu nổi bật nhất chắc vẫn là âm nhạc với phong trào "Nhạc Trẻ" cũng như nhiều xu hướng sáng tác khác... thế nhưng miền Nam vẫn TỒN TẠI kiểu KỊCH THỂ NGHIỆM... tuy hạn chế số lượng người xem.
...
Sau 75, các đoàn kịch như Kim Cương, Bông Hồng... thực sự sống động và có một sức hấp dẫn mạnh mẽ.
Trước đây - vì bối cảnh chiến tranh - khán giả miền Nam chỉ coi được những tuồng như "Lá Sầu Riêng" hay "Dưới Hai Màu Áo" trên Truyền Hình thì nay họ được xem một cách "sống động" trên sàn diễn.
Nếu được 'MỤC SỞ THỊ" này thì mới thấy được tài năng "dị thường" của các diễn viên trong những vở tuồng đó.
Lấy thí dụ như trong "Dưới Hai Màu Áo" chẳng hạn - trước đây khán giả coi trên màn ảnh vô tuyến hết sức "SỬNG SỐT" khi có 2 nhân vật là CON BÍCH và CON BÊ GẶP NHAU TRONG CÙNG 1 KHUNG HÌNH - thì trên sân khấu - bà Kim Cương cũng GẦN ĐẠT TỚI ĐỘ BIẾN HÓA ẤY - nghĩa là KỸ THUẬT DIỄN XUẤT của bả ở dạng "THƯỢNG THỪA".
Sau đó, với mấy vở tuồng của Liên Xô như "Câu Chuyện ở Iếc-kút" - "Trở Về Mái Nhà Xưa" và nhất là "TANYA", đoàn Kim Cương đã thu hút được một số lượng khán giả KINH HOÀNG.
Đây cũng là một thành công "Ngoạn mục" của đoàn Kim Cương bởi vì họ BỚT chất "MÉLO" cố hữu để qua một "cách diễn mới"
Trong TANYA - không chỉ 1 mình Kim Cương "thống trị sân khấu" mà có đến 4 người cùng "phối hợp" với nhau để có những lớp kịch NGOẠN MỤC - đó là Kim Cương - Ngọc Đức - Kiều Phương Loan và Huỳnh Thanh Trà...
...
Trong giai đoạn từ 80 đến 2000 - quả thật là một thời HOÀNG KIM của sân khấu KỊCH Việt Nam...
Và mỗi đoạn viết trên không thể nào tóm tắt hết được...
Phải NGẮT RA THÔI...
K
***
Ừ Khoa nhắc chị cũng nhớ tới vở Những Người Không Chịu Chết. Đọc và xem trên tv. Thường thường chị không thích lắm những gì siêu thực. Nhưng phải công nhận ông Vũ Khắc Khoan viết đối thoại rất mê hoặc.
Mừng nghe bà Kim Cương một thời lừng lẫy ra trò sau 75. Bà diễn giỏi nhưng đúng như Khoa nói, mélodramatique quá, và quá nhiều nước mắt 🤪
- chị Thanh
No comments:
Post a Comment