Oct 14, 2021

THỊ GIÁC THẮNG THÍNH GIÁC - Đoàn Khoa

 

Tiếp tục câu chuyện "trường kỳ" của nàng Scheherazade.

...

Đúng như chị Thanh nói - sau một "giai đoạn" nào đó, một số ngành nghề lỗi thời sẽ "biến mất đi" và thay vào đó những hình thức hoạt động mới.

Sân khấu hay Nghệ Thuật cũng vậy, một số thể loại cũng bị "tự hủy" hoặc "hóa thân" nhằm thích nghi với điều kiện "sống" mới.

Không có khán giả - Sân Khấu phải chết - như một điều tất nhiên.

Thế nhưng ngay cả khi CÒN KHÁN GIẢ - Sân Khấu vẫn CHẾT.

Trường hợp cụ thể là CẢI LƯƠNG - khán giả của thể loại này vẫn còn khá đông nhưng sự hoạt động của nó hết sức ĐÌU HIU

(ngay cả khi chưa có dịch bệnh)

Bởi loại hình này vẫn đi trên mội LỐI MÒN và không biết phải LÀM MỚI MÌNH NHƯ THẾ NÀO !!!

Tiếc nhất là TUỒNG.

Những MẢNG MIẾNG của nghệ thuật này hết sức tuyệt vời (cho dù những "nghệ nhân" sáng tạo ra nó là những người vô danh và thậm chí xuất thân từ tầng lớp "thấp kém")

Thỉnh thoảng em vẫn "ứng dụng" những "MẢNG MIẾNG" này trong vài lớp kịch "HIỆN ĐẠI" của mình.

Em tự nhủ:

"Nhiều tiết mục ballet "hiện đại" - ý nghĩ của họ cũng chưa "ĐỘC ĐÁO" bằng vài lớp trong HÁT BỘI VIỆT NAM...

(chuyện này sẽ bàn sau - khi "trà dư tửu hậu)

...

Hồi ĐIỆN ẢNH mới ra đời - ai cũng nghĩ rằng SÂN KHẤU sẽ CHẾT.

Nhưng thực tế chứng minh điều đó đã không xảy ra và loại hình SÂN KHẤU đã "CHUYỂN DẠNG" đến độ HAY KHÔNG CHỊU NỔI và KHÁC XA so với ĐIỆN ẢNH.

Những DIỄN VIÊN SÂN KHẤU cũng được "đánh giá" cao hơn những DIỄN VIÊN ĐIỆN ẢNH thông thường.

(hiện nay - trong những phim của Pháp - các diễn viên "KỊCH" được mời đóng phim - trên bảng tên giới thiệu, bao giờ dưới tên của họ đều có dòng chữ:

"Comédie Francaise" - tạm gọi diễn viên của "Viện Kịch Nghệ Pháp")

Và SÂN KHẤU trong THẾ KỶ mới này đã tiến một bước RẤT XA nhưng lại RẤT GẦN với những gì mà SÂN KHẤU NGUYÊN THỦY từng làm.

Nghĩa là SÂN KHẤU HIỆN ĐẠI đã đi MỘT VÒNG XOẮN ỐC chứ không phải 1 VÒNG TRÒN để trở về điểm xuất phát.

...

Như đã nói trong những phần đầu - các THIẾT BỊ HIỆN ĐẠI đôi khi PHÁ HỎNG một loại hình nghệ thuật nào đó.

Thí dụ như MÀN HÌNH LED làm phông hậu có thể giúp các vở diễn "thay đổi cảnh trí liên tục" nhưng nó lại CỤ THỂ và MINH HỌA bối cảnh.

Nó đã khiến 1 VỞ DIỄN trông GIỐNG như 1 BỘ PHIM nhưng lại kém SINH ĐỘNG hơn nếu như người ta coi vở kịch này chuyển hẳn thành movie.

Thiết bị ấy cũng "tước" đi khả năng TƯỞNG TƯỢNG của khán giả)

...

Trở lại với HÁT BỘI hay CHÈO CỔ Việt Nam - giá như SÂN KHẤU CỨ TRỐNG LỐC và  các diễn viên cứ hóa trang kiểu NGÔ GHÊ như "ngày xưa" thì chắc chắn sẽ gợi cho người xem chúng ta một CẢM GIÁC NGỘ NGHỈNH (giống như ta nhìn thấy những con RỐI NƯỚC được vẽ hết sức MỘC MẠC và THÔ THÁP như những CON NỠM nhưng chúng lại CÓ DUYÊN và BUỒN CƯỜI hơn là MỸ MIỀU và TRAU CHUỐT.

...

SÂN KHẤU PHƯƠNG TÂY may mắn hơn "nước nhà" bởi họ có NHỮNG ĐỘI NGŨ CHUYÊN NGHIỆP để làm được tối đa những ý tưởng mà họ muốn.

Thế nhưng họ cũng gặp phải 1 con QUÁI VẬT đó là INTERNET.

Con "quái vật" này nó không chỉ BÓP CỔ ngành Sân Khấu mà ngay cả ĐIỆN ẢNH cũng NGẤN NGƯ vì nó.

..;

Người ta bắt đầu có "thói quen" LƯỚT WEB - THẤY - THẤY - VÀ THẤY.

Một thế giới BAO LA hiện ra và mọi người LƯỚT trên đó NHƯNG ÍT AI ĐI VÀO CHIỀU SÂU CỦA NÓ.

Vì "thói quen" này mà khán giả ngày nay đã không KỊP nghe ra 5 chữ:

"ĐẬP GƯƠNG XƯA TÌM BÓNG" - như đã nói ở phần đầu.

Hiện tại ta có thể nói: THỊ GIÁC thắng THÍNH GIÁC.

(Nói "nôm na" là THẤY MỚI TIN)

Và như thế không chỉ SÂN KHẤU mà cả ĐIỆN ẢNH cũng rơi vào tình trạng KHỦNG HOẢNG...

...

Phải dừng tại đây - ... ĐỂ THỞ... "XÓ RỲ" !!!

K

P/S: chương sau sẽ là: "TRƯỜNG HỌC CHO KHÁN GIẢ"

No comments: