Oct 16, 2021

SỰ LẶNG LẼ ... - Đoàn Khoa


SÂN KHẤU VỀ KHUYA của nàng Scheherazade...

...

Hãy "ĐỔ THỪA" vì "đại dịch" mà Sân Khấu và Điện Ảnh điêu đứng...

Thế nhưng sự thật không "đơn giản" như vậy.

Thí dụ không hề có "đại dịch" thì những nghệ thuật trên như thế nào?

Như đã nói ở phần trước - sự xuất hiện của INTERNET đã đảo lộn nhiều thứ và ĐIỆN ẢNH là ngành chịu nhiều thiệt hại nhất.

Không tính việc những kiệt tác điện ảnh bị PHÁT KHÔNG trên web khiến khán giả "lười" tới rạp - INTERNET còn làm nghệ thuật này BÍ LỐI và loay hoay tìm hướng thoát thân.

Mươi năm trở lại đây, các giải thưởng cao quý của ĐIỆN ẢNH như Oscar, Canne, Venice, Berlin... đã không tìm ra được những kiệt tác như mấy chục năm trước như "Thiên Đường Cinema" (Cinema Paradiso- Ý), "Cái Trống Thiếc" (The Tin Drum - Đức), "Khởi Hành" (Departure - Nhật)...

Thế Chiến I (cách đây hơn 100 năm) - Thế Chiến II (hơn 80 năm) vẫn là đề tài được lặp đi lặp lại thường xuyên trong những bộ phim mới.

Đề tài "Trái Đất & Sự Sống bị hủy diệt" diễn tả SỰ BI QUAN về một thế kỷ mới cũng không khác gì nhiều so với trước đây ngoài kỹ xảo và dàn cảnh có phần "rùng rợn" hơn xưa.

Hollywood duy trì và phát triển thể loại phim SIÊU ANH HÙNG là có lý do của nó:

*Chỉ duy nhất thể loại này - khán giả sẽ bị CHÌM ĐẮM trong "THẾ GIỚI ẢO" của khán phòng mà điều này không thể XEM TẠI NHÀ hay qua INTERNET.

Thế nhưng loại phim SIÊU ANH HÙNG xét cho cùng chỉ là những phim HOẠT HỌA 3D do "người thật" đóng mà thôi!

...

SÂN KHẤU cũng bị INTERNET "tấn công" - thế nhưng sự TỔN THẤT của nghệ thuật này không BI ĐÁT như ở Điện Ảnh...

...

Từ giữa thế kỷ 20 - khái niệm SÂN KHẤU CHO MỘT LOẠI KHÁN GIẢ NÀO ĐÓ đã được hình thành - nghĩa là việc XEM VỞ DIỄN nào đó không phải DÀNH CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI.

Sân Khấu cho Thiếu Nhi - Sân Khấu Thể Nghiệm - Sân Khấu Hiện Sinh - Sân Khấu "Hư Vô" (Nada) ... đã TỰ TÌM CHO MÌNH MỘT ĐỐI TƯỢNG KHÁN GIẢ NHẤT ĐỊNH chứ không "ĐẠI TRÀ" và "CHUNG CHUNG" nữa.

...

Và từ việc "PHÂN LOẠI" này đã nói lên một điều rằng:

"MUỐN THƯỞNG THỨC MỘT TÁC PHẨM SÂN KHẤU - KHÁN GIẢ CẦN THIẾT PHẢI CÓ MỘT "TRÌNH ĐỘ" NHẤT ĐỊNH"

...

Một mẩu chuyện nhỏ như sau:

"Khi cùng xem 1 chương trình hòa nhạc với bà Hoàng Điệp - khi dàn nhạc sắp hết 1 hồi - bà Điệp mới thì thầm với em rằng:

"Lạy Trời khán giả đừng vỗ tay vì bài này chưa hết"

Thế nhưng khi dàn nhạc ngừng để chuyển đoạn - nguyên cả khán phòng vỗ tay đôm đốp - trước sự "ngỡ ngàng" của dàn nhạc giao hưởng..."

...

Mẩu chuyện nhỏ trên chỉ để nói rằng KHÔNG DỄ ĐỂ XEM MỘT TÁC PHẨM SÂN KHẤU....

...

Ngày trước, em nhận được một tập tài liệu được dịch từ các bài viết nước ngoài với tựa đề là:

"TRƯỜNG HỌC DÀNH CHO KHÁN GIẢ"

Ban đầu em hơi "buồn cười" nhưng khi đọc thì cảm giác "HÃI HÙNG" ngày một gia tăng bởi nếu không được CHUẨN BỊ CHU ĐÁO - KHÁN GIẢ KHÓ LÒNG CẢM NHẬN ĐƯỢC HẾT NHỮNG ĐIỀU TUYỆT VỜI TỪ THỂ LOẠI NÀY.

Thật vậy - nếu không biết ít nhiều về nhạc - khó thể thưởng thức một buổi hòa nhạc một cách trọn vẹn - mặc dù sự cảm nhận âm nhạc chủ yếu luôn là CẢM XÚC.

Không thể hiểu được BALLET nếu như thiếu một QUÁ TRÌNH tìm hiểu NGÔN NGỮ CƠ THỂ của nghệ thuật này và càng rắc rối hơn khi xem các vở BALLET HIỆN ĐẠI với đủ mọi ƯỚC LỆ và QUY ĐỊNH hoàn toàn KHÁC với BALLET CỔ ĐIỂN.

...

Trở lại SÂN KHẤU KỊCH.

Điều đáng tiếc nhất ở Việt Nam là khán giả không biết nhiều về các THỂ LOẠI KHÁC trong bộ môn này.

Tương tự như HỘI HỌA hoặc THI CA -  người ta chia nhỏ trong mỗi loại hình trên những XU HƯỚNG khác nhau thí dụ như "Hiện Thực", "Trừu Tượng", "Ấn Tượng", "Duy Mỹ", "Hiện Sinh"... Kịch Nghệ Thế Giới rất đa dạng với nhiều thể loại bởi mỗi thứ đều mang một thế mạnh và một "KIỂU DIỄN ĐẠT KHÁC NHAU"

Có những vở kịch - nếu theo kiểu "phân tích tâm lý" thông thường (hiện thực) thì không dựng được và chẳng hiểu tác giả muốn nói gì.

Thí dụ:

"En attendant Godot" ("Trong khi chờ Godot") của Samuel Beckett chẳng hạn.

Các nhân vật đều ngóng chờ 1 người tên là Godot nhưng từ đầu đến hết vở kịch nhân vật ấy không tới.

Godot chính là GOD

Ngoài ra trong vở kịch còn có nhân vật tên là Lucky - nhân vật này trên cổ đeo một cái vòng và bị dắt đi như CHÓ.

...

Những vở kịch của Eugène IONESCO (Pháp - gốc Rumani) [không phải UNESCO] - tuy mang bên ngoài cái vẻ "đời thường" nhưng quá nhiều "ngụ ý" đằng sau đó.

Nó không có kết cấu như thắt gút, mở gút, cao trào... của một vở kịch thông thường - đôi khi kết kịch là một SỰ LẶNG LẼ để NGƯỜI XEM SUY NGẪM...

...

Tóm lại nếu không có một NỀN TẢNG "kiến thức tổng quát" cùng "lịch sử thế giới" cộng thêm "thần thoại và truyền thuyết" thì với một vở kịch có quá nhiều ẨN DỤ, người xem sẽ chẳng hiểu vở kịch ấy nói gì và tại sao trang trí, thiết kế , tạo hình nhân vật v.v... lại "kỳ cục" đến thế...


Có lẽ cũng nên "tạm dừng" tại đây vì "GIỜ CƠM TỚI RỒI - GIỜ CƠM TỚI RỒI - MỜI ANH XƠI - MỜI CHỊ XƠI..."

DK

***

Hay quá ĐK.
Chuyện sân khấu tìm đối tượng khán giả nhất định, và đòi hỏi khán giả phải có một trình độ tối thiểu, là chuyện hợp lý.
NHƯNG đừng quên rằng nhiệm vụ thiên bẩm và tiên quyết của sân khấu là GIẢI TRÍ, (dù sau đó nó có quyền len lén luồn thêm tính giáo dục, khơi động, suy ngẫm v.v... vô).
Nói theo kiểu bác Giao là người thích ăn ngon - 1 món ăn ngon thì dù là người sang kẻ hèn, người Đông kẻ Tây, bình dân hay học thức đều phải thấy ngon cái đã.
Một người đi xem hát, ra về thấy hay thấy thích thú, có thể không hiểu tại sao hay, tại sao mình thích.  Nhưng từ đó có thể dấy lên chuyện muốn tìm hiểu thêm vì nó ...
Và từ đó cái TRƯỜNG HỌC DẠY KHÁN GIẢ hoàn toàn hợp lý và cẩn thiết.  Chị sẽ sẵn sàng giơ tay xin ghi danh 🖐
Nhưng mà nhiều khi chỉ cần khán giả ra về thơi thới hân hoan cũng đủ là mục đích tối hậu của sân khấu rồi.

Tiếp tục chờ nàng Scheherazade ...

- chị Thanh

***

Đoàn Khoa ơi, có thể năn nỉ ĐK đưa tất cả những suy nghĩ này vào thành một cuốn sách nữa không?
Má Thùy xin được làm thư ký và người sửa chánh tả!
Những suy nghĩ này giống như cách Đoàn Khoa đã dạy cho nhân viên má Thùy về cảm thụ nghệ thuật, đặc biệt là những cái gọi là "định nghĩa" về Nghệ thuật.
Hổm rày má Thùi đang lam lũ tất bật quá nhưng vẫn lén vô đọc nhanh. Do đó mới có yêu cầu này để những email này không bị trôi dạt mất.
Thương Đoàn Khoa với những tâm nguyện thật thiết tha cho nghệ thuật, đừng để mai một nhe.
Thương và nhớ cả nhà
Má thùi

No comments: