Tiếp tục những ngày "Huy Hoàng" của Sân Khấu Việt.
Từ 80 đến 2000 - đoàn kịch Kim Cương thu hút một lượng khán giả không kém các đoàn cải lương hùng hậu thời ấy như Trần Hữu Trang, các đoàn Saigon 1,2,3... và gần như đây là đoàn kịch "tập thể" duy nhất "tự sống được" bằng doanh thu của mình.
(Đoàn Cửu Long Giang sau đổi thành Nhà Hát Kịch Thành Phố, nếu không được sự cung cấp tài chánh từ nhà nước thì không thể nào tồn tại)
Tuy nhiên không thể nói Đoàn Kịch Kim Cương là "Thời Hoàng Kim" của môn kịch Việt nói chung và Saigon nói riêng bởi họ vẫn đi theo "sở trường mélo" từ trước 75 để lại... và chưa tạo được SỰ ĐỘT BIẾN trong "đời sống" của bộ môn này.
Thế nhưng cho tới cuối 80, đầu 90 - một vở kịch của Roumanie là DƯ LUẬN QUẦN CHÚNG được dàn dựng và biểu diễn bởi một nhóm đạo diễn vừa tốt nghiệp từ Trường Sân KHấu II mới thực sự tạo ra một cuộc "cách mạng" cho nghệ thuật này.
Vở kịch trên có hình thức và nội dung khá lạ (so với kiểu viết thông thường ở VN) với "bối cảnh" có thể diễn ra "bất cứ nơi đâu" và diễn viên có thể ngồi lẫn trong hàng ghế khán giả.
Nội dung của vở kịch này cho phép UP thêm những chi tiết hoặc tình huống mà "địa điểm diễn" có - thí dụ một "xì-căng-đan" nào đó tại xí nghiệp mà đoàn kịch tới - hoặc nêu một nhân vật "nổi tiếng" (xấu lẫn tốt) của địa phương ấy vào kịch. Đôi khi diễn viên THẬT lôi kéo các diễn viên GIẢ là những khán giả đang xem vào vở tuồng của mình.
Với tên DƯ LUẬN QUẦN CHÚNG - vở kịch phần nào phê phán sự tha hóa, quan liêu, hủ tục... của xã hội đương thời do đó nó được sự hưởng ứng vô cùng nồng nhiệt của khán giả lúc ấy.
Nhờ sự "gọn nhẹ", "linh hoạt" và gần như "không cần bối cảnh" - vở kịch trên có thể diễn ở "bất cứ một công xưởng hoặc một hội trường nào trên mặt bằng thành phố.
Tiếng vang của nó mạnh đến độ người ta gọi nó: DƯ LUẬN QUẦN CHÚNG thành TÊN của KIỂU DIỄN MỚI này.
Từ sự thành công một cách "ngỡ ngàng" trên - các đạo diễn & diễn viên trong ê kíp đó "thừa thắng xông lên" dựng thêm nhiều vở mới - dưới "mái nhà chung" là HỘI SÂN KHẤU THÀNH PHỐ để cho ra đời một Nhà Hát Mới có một PHONG CÁCH hoàn toàn khác xa với các đoàn kịch nghệ trước đó và làm nên một DẤU ẤN khó phai của kịch nghệ miền Nam - đó là SÂN KHẤU NHỎ 5B VÕ VĂN TẦN.
SÂN KHẤU NHỎ là một nơi quy tụ những diễn viên & đạo diễn vừa mới tốt nghiệp từ Trường Sân Khấu II mà chưa được các đoàn chuyên nghiệp tiếp nhận hoặc được phân về các đoàn hát nhưng không thể nào có được 1 vai diễn "đúng nghĩa" bởi sự "lớp lang trật tự" trong các đoàn trên luôn là "bất biến"
Nhờ SÂN KHẤU NHỎ này, các đạo diễn & diễn viên "mới toảnh" có thể thực hành được "kiểu" mà họ đã được đào tạo từ trong trường.
Nhờ vào yếu tố cơ bản trên - đội ngũ trẻ ấy có thể dựng và diễn các vở kịch mang tính THỂ NGHIỆM, KÉN KHÁN GIẢ mà các đoàn hát "lớn" chưa bao giờ dán "rớ vào".
Khoảng năm 87, 88 (không nhớ chính xác) - Liên Hoan Sân Khấu Nhỏ lần I được tổ chức tại SÂN KHẤU NHỎ 5B VÕ VĂN TẦN.
Đây đúng là một SỰ KIỆN đáng được ghi vào "Lịch Sử Sân Khấu Việt Nam" bởi qua đợt biểu diễn này, một loạt các tên tuổi cũng như "ngôi sao" của "làng" kịch nghệ miền Nam ra đời như Thành Lộc, Hồng Vân, Hồng Đào, Quốc Thảo, Việt Anh, Thanh Thủy... trong các vở kịch vô cùng thú vị như "Một Cuộc Đời bị Đánh Cắp" (Nhật Bản), "Bố Mẹ Khủng Khiếp" (Pháp), "Những Con Thú THủy Tinh" (Mỹ), "Giải Độc Đắc" (Cuba), "TRong Hào Quang Bóng Tối" (Tây Ban Nha) ... chẳng hạn.
Đội ngũ đạo diễn & diễn viên từ SÂN KHẤU NHỎ ấy thực sự thay đổi BỘ MẶT của nền kịch nghệ miền Nam.
...
Tới đây có lẽ cũng nên tạm dừng bởi sau một thời gian "khá dài" phát triển một cách rực rỡ và ngoạn mục (hơn 20 năm) - do nhiều sự biến động xã hội và văn hóa - SÂN KHẤU NHỎ cũng tới lúc mất dần "hào quang" của mình và phần đó nên "kể" trong phần sau...
DK
No comments:
Post a Comment