Oct 16, 2021

HUYỀN DIỆU VÀ TINH TẾ - Đoàn Khoa


Chị Thùy mến

Mấy dòng "XẢO NGÔN" này nhằm MUA VUI trong MÙA DZỊCH DZẬT chứ thực tình chả để làm gì và chẳng "CỨU ĐƯỢC SÂN KHẤU"

Em chỉ mong tất cả các "anh chị em" ở đây - qua những "mảnh vụn của một chiếc cầu vồng bị vỡ nát" này sẽ thấy "TỤI MÌNH" may mắn hơn THẾ HỆ SAU rất nhiều vì mình đã được THƯỞNG NGOẠN một số "loại hình nghệ thuật" mà trong tương lai nó sẽ BIẾN MẤT hoặc TỰ HỦY đi.

...

Chị Thanh ơi

Em định chuyển qua phần "HOÀNG HÔN của Sân Khấu Thế Giới và ĐÊM TRƯỜNG của Sân Khấu VN" nhưng qua mấy ý của chị, em sẽ viết thêm một đoạn nữa về "Trường Học Cho Khán Giả"

...

Khác với ĐIỆN ẢNH dành cho SỐ ĐÔNG (mặc dù có một số phim dành cho 1 đối tượng khán giả hạn chế)

Đúng với chức năng GIẢI TRÍ là ĐẦU TIÊN của "biểu diễn" nhưng nếu chỉ "đơn thuần" với mục đích này thì một "sản phẩm" sân khấu (hoặc điện ảnh) [không thể nói là một "tác phẩm"]

Dù có hấp dẫn tới đâu nó cũng sẽ bị "ĐỀ" sau một thời gian.

Nếu không chứa đựng THÔNG ĐIỆP thuộc về TƯ TƯỞNG thì một XUẤT PHẨM (sân khấu & điện ảnh) không thể gọi là TÁC PHẨM được mà chỉ dừng lại ở chữ SẢN PHẨM mà thôi.

Lấy thí dụ như khi phim AVATAR ra đời - mọi người "ngây ngất" trước hiệu quả 3D lộng lẫy của nó, thế nhưng sau 1 năm (và bây giờ) chẳng ai "can đảm" coi lại phim ấy. Vậy mà "Cuốn Theo Chiều Gió" hay "Thời Đại Tân Kỳ" và "The Kid" của Charlot mỗi khi coi lại vẫn làm mình cười và khóc trong từng trường đoạn.

...

Thực khách không thể vào 1 tiệm PHỞ để gọi 1 tô BÚN BÒ được (trừ khi tiệm này bán mọi món)

Ngay ở BẢNG HIỆU - khán giả đã biết mình tới rạp hát ấy để xem cái gì.

SÂN KHẤU và KHÁN GIẢ của nó đã TỰ CHỌN LẪN NHAU.

Có những loại hình biểu diễn thu hút chụp ngàn khán giả trong 1 đêm nhưng có vài khán phòng nhỏ hẹp chỉ chứa dưới 100 người lại có 1 chương trình "tuyệt hảo".

Chưa ai khẳng định người TRÍ THỨC mới cảm hết cái hay cái đẹp của SÂN KHẤU so với người BÌNH DÂN bởi SỰ CẢM NHẬN về một vở tuồng của khán giả luôn luôn BÌNH ĐẲNG.

(Với đám "nouveau riche" - sự "cảm nhận" của họ về "nghệ thuật" đôi khi làm nghệ thuật bị TỔN THƯƠNG)

Thế nhưng - nếu NẮM RÕ NHỮNG TRÌNH THƯỚC BIỂU DIỄN của một loại hình nào đó - ta sẽ thấy nó MẠCH LẠC và DỄ HIỂU hơn nhiều so với người không biết.

Thí dụ như ngày xưa, những người nông dân, lao động - nhưng khi xem TUỒNG - CHÈO đều CẢM NHẬN ĐẦY ĐỦ mọi TÌNH TIẾT trong từng vở tuồng mặc dủ vốn liếng chữ nghĩa của họ chẳng là bao  - trong khi hiện tại, nhóm trí thức hoặc sinh viên học sinh trẻ - khá giỏi nhiều ngôn ngữ nhưng khi xem các thể loại biểu diễn xưa - họ chẳng hiểu gì hết.

Có 1 chuyện vui nhỏ:

Khi ông Trần Văn Khê giảng thuyết trong 1 hội nghị do UNESCO tổ chức tại Paris - nhân lúc có bà Phùng Há và "kỳ nữ" Kim Cương đang ở bên ấy.

Ông Khê có nhờ 2 vị này minh họa cho bài nói chuyện của ông bằng trích đoạn "Lữ Bố & Điêu Thuyền".

Vì đột xuất nên màn trình diễn này hoàn toàn không có cảnh trí và 2 diễn viên sẽ "LIP-SYNC" trên nền nhạc đã thâu sẵn.

Trong quá trình "diễn" - vì "LÀM ĐIỆU" bà Kim Cương bị "hụt" nhạc - bà ta thích ứng bằng cách chạy qua vị trí của Lữ Bố để 2 người có thể nối lại sự phối hợp với nhau.

Sau màn trình diễn ấy - nhiều người khen ngợi, nhưng có một KHÁN GIẢ nói rằng:

"Thay vì ĐI QUA - Cô đã BAY qua 1 CÁI CẦU !"

Bởi trong quá trình diễn trước đó - 2 nhân vật trên đã TẢ cho khán giả THẤY (trong VÔ HÌNH) giữa họ là MỘT DÒNG NƯỚC có một CÂY CẦU BẮC NGANG.

Thế mới thấy SỰ HUYỀN NHIỆM CỦA DIỄN XUẤT cũng như sự TINH TẾ CỦA KHÁN GIẢ.

Gút lại - dù SANG hay HÈN - khi ta NẮM RÕ những QUY ĐỊNH của một thể loại nào đó - ta sẽ thưởng thức nó một cách TRỌN VẸN HƠN.

(tương tự như DÂN SÀNH ĂN sẽ THƯỞNG THỨC TÔ PHỞ của mình với đầy đủ mùi vị hơn là những kẻ ĂN CHO NO hoặc ĂN CHO CÓ.

...

Em cũng phải dừng ở đây bởi nhắc tới PHỞ - BỖNG DƯNG THÈM PHỞ

(mấy tháng trời bị "phong tỏa" có được nếm lần nào đâu!!!)

K


***


Quá hay ĐK ơi 🤩

Nhất địng phải ghi danh vô Trường Học Dạy Khán Giả của Khoa.

Và nàng Scheherazade qua đây sẽ được bao ăn phở thả dàn.  Hoặc ăn phở bà Thanh cũng ngon chán 😊

- chị Thanh


No comments: