Oct 12, 2021

SÂN KHẤU >< ĐIỆN ẢNH - Đoàn Khoa


Em mạn phép "Trò Truyện" với chị Thanh nhưng qua đây cũng muốn chia sẻ với Doãn Gia về những gì em nghĩ về SÂN KHẤU.

Không phải nhờ "ở không" vì DZỊCH - trước đây em đã "băn khoăn" rất nhiều "tồn tại" của sân khấu trong "thời đại mới" này.

(chuyện này khá DÀI DÒNG - do đó em sẽ "ĐI" từng ý chính hoặc từng mail lần lượt để mọi người có thể chia sẻ cùng em về đề tài rắc rối này)

Bắt đầu từ 1 câu hát gồm 5 chữ của Đoàn Chuẩn-Từ Linh:

"Đập gương xưa tìm bóng..."

Có 1 lần, em nói với 1 người bạn Pháp về ý của câu này (tất nhiên với "trình độ" và mớ chữ ít ỏi của em)

Thì người ấy nói rằng:

"Plein de poésie" - đại khái là "Đẫm chất thi ca"

Em có nói thêm rằng ca từ trong các bài hát Việt Nam là như thế đó.

Thế nhưng trong thời buổi ngày nay, gần như không ai CHỊU KHÓ bỏ ra 5 giây để LẮNG NGHE và CẢM NHẬN những điều SÂU SẮC và THI VỊ ấy.

Họ tiếc 5 giây nhưng lại MẤT RẤT NHIỀU THỨ !

Trở lại với SÂN KHẤU.

Sân Khấu và Điện Ảnh - ban đầu tưởng là "cousin" NHƯNG THẬT RA CHÚNG KHÁC NHAU VỀ CƠ BÀN.

Với Điện Ảnh - khán giả chỉ được COI những gì mà đạo diễn MUỐN HỌ THẤY .

Với Sân khấu thì khác - một Đạo diễn giỏi là người biết cách để khán giả CÙNG SÁNG TÁC VỚI HỌ (Họ: tập thể nghệ sĩ)

Khán giả xem 1 tác phẩm sân khấu bằng KINH NGHIỆM TỪNG TRẢI CỦA ĐỜI MÌNH - do đó cùng 1 vở tuồng có người thấy hay nhưng có người thì ngược lại.

Sân khấu BUỘC khán giả PHẢI TƯỞNG TƯỢNG không chỉ bằng THỊ GIÁC mà còn bằng THÍNH GIÁC nữa.

Thí dụ 1:

Một trận chiến tàn khốc chỉ bằng ÂM THANH TRONG HẬU TRƯỜNG ... rồi sau đó 1 vài người lính TÀN TẬT bò lết ngang qua sân khấu cũng đủ để khán giả "THẤY"  một trận chiến tàn khốc.

(trong khi điện ảnh phải tả bằng rất nhiều ĐẠI CẢNH + TRUNG CẢNH + CẬN CẢNH thậm chí ĐẶC TẢ... vậy mà đôi khi "KHÔNG ĐẠT ĐƯỢC" sự MIÊU TẢ NÀY)

Thí dụ thứ 2:

"Sân khấu tối đen - chỉ 1 luồng ánh sáng duy nhất và thẳng góc với mặt sàn (do đó, chỉ khi diễn viên đi ngang qua hoặc vào vùng sáng này, khán giả mới thầy được họ.)

Có 1 cặp NAM-NỮ - họ cải lộn rồi tăng dần đến độ "ẨU ĐẢ" - người ta nghe tiếng những cuốn sách rơi từ kệ xuống đất, tiếng bình nước vỡ toang, tiếng giằng co của 2 người - tiếng rượt đuổi - tiếng ném những vật vào nhau - tiếng tát - tiếng gào - tiếng la hét nhưng bị bịt lại - tiếng NỨC NỞ... - tiếng vải bị XÉ ... - sau cùng tiếng RÊN RỈ của 2 người yêu nhau...

Trên thực tế, không hề có KỆ SÁCH, không có BÌNH THỦY TINH, chẳng có QUẦN ÁO BỊ XÉ... nhưng khán giả đã THẤY bằng CON MẮT NỘI TÂM của họ từ trạng thái cải vã điên cuồng cho tới cảnh yêu đương cuồng nhiệt...

Nguyên "trường đoạn" trên - nếu coi trong sân khấu sẽ ĐẢ hơn trên Cine...

...

SÂN KHẤU NGUYÊN THỦY có kiểu XỬ LÝ như trên.

Nhờ cách XỬ LÝ NÀY mà CHÈO và TUỒNG của ta RẤT ĐỘC ĐÁO.

Chỉ cần MỘT MẶT PHẲNG (tạm gọi CHIẾU CHÈO) và thậm chí khán giả ngồi vây quanh 4 mặt - các nghệ sĩ Việt Nam đã KHẮC HỌA tấc cả BỐI CẢNH cũng như tình huống mà kịch bản miêu tả.

Tới THỜI VĂN MINH -  Thấy các "thể loại khác" có MÀN MÙNG & CẢNH TRÍ (cùng kỹ xảo hỗ trợ) CHÈO và TUỒNG cũng chịu khó UPDATE bằng cách NHỒI vào THỂ LOẠI của mình một đống hổ lốn.

MỚ HỔ LỐN RƯỜM RÀ nà làm LU MỜ "nghệ thuật diễn xuất" của diễn viên.

Và đó là lý do mà CHÈO & TUỒNG đã chết.

...

Cải lương ra đời - lấy nhiều MIẾNG TRÒ từ 2 thể loại trên nhưng CẬP NHẬT ĐƯỢC bối cảnh cuộc sống "mới" (thời đó) như "Gái Bán Bar", "Đĩ Điếm", "HÚT SÁCH"... thì lập tức nó bật lên NHƯ CƠN SÓNG THẦN bởi DỄ HIỂU - TRÀO LỘNG hơn những thứ trước đó nhưng cũng BI AI để làm TRÁI TIM KHÁN GIẢ THỔN THỨC...

...

Em viết tới đây... mai mốt rảnh sẽ viết tiếp .... Mệt quá rồi.

DK


Viết tiếp "thiên phóng sự" về Sân khấu.

...

"Cải Lương" - đúng nghĩa của nó là "SỬA ĐỔI ĐỂ TỐT HƠN" đã "không ngại" "UP" vào nó những MIẾNG DIỄN của tuồng chèo, bổ sung những ca khúc "tân nhạc"... thậm chí cả ảo thuật và xiếc... MỘT CÁCH HỢP LÝ VÀ NGOẠN MỤC.

Trong loại hình biểu diễn này đã xuất hiện những người kiệt xuất trong sáng tác lẫn biểu diễn như Hà Triều-Hoa Phương, Hoàng Khâm hay Thành Được-Thanh Nga...

Có một "scandal" như sau:

2 ông Hà Triều Hoa Phượng tuy nhận "đo ni đóng giày" cho Thanh Nga như vì "không hài lòng" với bà Bầu Thơ (mẹ của Thanh Nga), các tác giả này đã viết nên tuồng "Bên Cầu Dệt Lụa".

Trong tuồng ấy, tuy Thanh Nga vẫn là ĐÀO CHÁNH nhưng lại không có ĐẤT DIỄN- nghĩa là cô chỉ xuất hiện ở 3 lớp và cả 3 lớp này, tâm lý chỉ "1 chiều" và chẳng có "sự kiện nào nổi bật".

Thế nhưng Thanh Nga - không hổ danh là một THIÊN TÀI - bà đã biến vai tuồng đơn điệu này thành nhân vật ĐỘC ĐÁO và BẤT TỬ.

Sau cặp Thành Được Thanh Nga là Hùng Cường và Bạch Tuyết.

Hai người này làm sân khấu miền Nam HỪNG HỰC.

Lần đầu tiên trên SÂN KHẤU VIỆT NAM có cảnh 1 phụ nữ mặc BIKINI...

...

Sau 75 - Hát Bội (miền Nam) và Chèo (miền Bắc) thấy "MÔ HÌNH" sân khấu cải lương trong Nam hào nhoáng và hấp dẫn nên đã CÁCH TÂN thể loại của mình bằng cách thêm vào đó PHÔNG MÀ và CẢNH TRÍ - nhưng họ đâu ngờ rằng chính vì chuyện này mà cái ĐỘC ĐÁO TRONG DIỄN XUẤT của thể loại của họ bị MẤT DẦN ĐI.

Ngày trước, chỉ 1 CHIẾU CHÈO hoặc một SÂN ĐÌNH - khán giả ngồi vây tứ phía nhưng lại CẢM NHẬN được TẤT CẢ những BỐI CẢNH trên đời này - vậy mà khi có BỐI CẢNH CỤ THỂ thì khán giả không còn thấy "THÚ VỊ" nữa ... nhưng họ lại không biết TẠI SAO.

Các thể loại này ĐÁNH MẤT SỰ TƯỞNG TƯỢNG của khán giả - và đó cũng là lý do mà nó TÀN LỤI đi.

...

Thế nhưng sau vài chục năm "Tung Hoành" - Cải Lương dần "mất ưu thế"

(và có lẽ hiện tại nó ĐANG GIÃY CHẾT) bởi những nguyên nhân sau:

1- Không có những DỊ NHÂN để viết nên những kịch bản MỚI - PHÙ HỢP cũng như không xuất hiện những NGÔI SAO MỚI có TÀI NĂNG và SỰ NGHIÊM TÚC cho thể loại này.

Tất cả chỉ "quanh quẩn" trong phạm vi những tuồng tích ĐÃ THÀNH CÔNG ngày xưa.

Thế nhưng với cái "VIEW HIỆN ĐẠI" - những tuồng tích trên đã DÉMODER / LỖI THỜI một cách "thảm thương"

(thí dụ: thời nay, chẳng ai "NƯƠNG CỬA  PHẬT" vì "thất tình" như Lan & Điệp cả - hoặc những cô chẳng hề XẤU HỔ với gia đình hay chồn xóm khi làm "ĐIẾM" như trong "Nửa đời Hương Phấn" - mà có khi "ngược lại"...)

2- KHÔNG CẬP NHẬT được ĐỜI SỐNG HIỆN TẠI như nó ĐÃ TỪNG LÀM ĐƯỢC TRONG QUÁ KHỨ.

3- Sự MAUVAIS GOUT trong "giới nghệ sĩ" của thể loại này.

...

["Hơi" LẠC ĐỀ chút xíu khi rẽ sang một nhánh khác rằng Sân Khấu Việt Nam KHÔNG TỒN TẠI KỊCH THƠ

(Hình như ông Thế Lữ có viết 1 kịch bản bằng thơ tên là KIỀU LOAN nhưng nghe đâu diễn đúng 1 lần - ngày xưa - và 1 lần mới đây - mà thôi)

Lý do ĐƠN GIẢN mà chẳng ai PHÁT HIỆN đó là:

-Hể VIẾT ĐÚNG KHỔ CHỮ - người diễn viên "ca kịch" sẽ lập tức HÁT ĐƯỢC THÀNH BÀI.

-Nếu không HÁT ĐƯỢC thì họ cũng NGÂM THƠ (nếu thơ tự do)

Do đó - khi KỊCH THƠ được DIỄN - khán giả cảm thấy SAO SAO - KỲ KỲ mà không giải thích được.

Họ sẽ THẮC MẮC rằng "SAO KHÔNG HÁT CHO RỒI!!!":

...

Có lẽ cũng phải dừng ở đây - "ĐỂ THỞ" - trước khi đi qua CÁI CHẾT CỦA KỊCH NÓI.

DK

*** 

Trong khi chờ đợi Khoa ngừng để thở, chị có đôi điều suy ngẫm như vầy:
Nghệ thuật sân khấu (chèo, tuồng, kịch, cải lương v.v...) nói chung là 1 thứ tiểu công nghệ của 1 thời, của 1 xã hội êm ả và chậm, trong đó con người có thời giờ thả trí tưởng tượng, nhẩn nha thưởng thức “đập cổ kính mong tìm thấy bóng” ...
Sân khấu qua đời phần lớn tại vì con người thời nay thiếu thì giờ, và quá quen với đại cảnh , trung và cận cảnh của phim ảnh - chưa kể những kỹ thuật hiện đại như visual effects, sound effects.  Quá quen với chuyện hàng ngày dồn dập những instagram, facebook, tin nóng hổi toàn cầu v.v....  Do đó con người thời nay mất khẩu vị, đa số khoái mì ăn liền như trên.  
Chỉ còn những người cổ điển, “sành ăn” mới khóc than cái tinh tế của sân khấu.  
Nhưng chị vẫn nghĩ rằng sân khấu vẫn sống còn vì cuộc đời vẫn còn những người sành điệu.  Ở các xứ tây phương - cái nôi của kỹ thuật hiện đại - sân khấu mọi thể loại vẫn sống hùng.  Và rõ ràng 1 nghệ sĩ sân khấu lớn sẽ bước qua điện ảnh 1 cách vững vàng. Mà chưa chắc sao sáng màn bạc có thể làm được ngược lại.

Chờ nghe ĐK kể tiếp. - chị Thanh

***

Hi bác Thanh,
Những vở kịch của Khoa đạo diễn ngày xưa thường xuyên có những yếu tố này
Hưng Gàn

***

Hổm rày má Thùi không tham gia được buổi tọa đàm tuyệt vời này, nhưng xin đề nghị được ghi lại tất cả những ý tưởng của nhà mình về Nghệ thuật Sân khấu và đặc biệt là những ý tưởng rút ruột của Đoàn Khoa.
Mong một ngày đoàn viên với Hội Ca Cầm. Hình dung cảnh chú Hưng và Đoàn Khoa cùng làm tình nguyện viên cho dự án của má Thùy mà thấy sướng, tụi nhỏ nó sẽ trân quý những kiến thức vô giá này.
Thương chúc nhà mình luôn tràn đầy sức sống trong văn học nghệ thuật và âm nhạc.
Má Thùi

No comments: