Oct 22, 2021

NGƯỜI ĐÀN BÀ SAU CÁNH CỬA XANH - Đoàn Khoa


"XÓ-RỲ" chị Thanh và tất cả:

Em tìm mail cũ để nối tiếp nhưng không ra - chỉ thấy MỘT RỪNG những chuyện về CON BÉ BÁN SỮA...

(nếu thiếu dịa chỉ mail của người nào thì "quý vị" bổ xung giúp em)

VÌ THẾ NÊN EM LÀM MỘT TRANG MỚI cho TINH KHÔI để có thể tiếp tục câu chuyện về nàng SCHEHERAZADE;

Tình cờ em xem 1 clip trên youtube của 1 Youtu "BƠ", trong đó em "TỰ HÀO" RẰNG NHỜ KHÔNG ĐẬU VÀO TRƯỜNG SÂN KHẤU mà mình mới NỔI TIẾNG như hiện tại.

Chương mục em này (tạm gọi nhân vật này như thế bởi Y vẫn còn nhỏ tuổi - so với đám "bô lão" nhà mình) khá "hót" với số lượt truy cập "như mơ".

Thay vì "bực mình" em chỉ TỘI NGHIỆP THẰNG BÉ (nhớ thương mãi quê nhà - giàn thiên lý đã xa mãi rời xa).

Kiến thức ẻm khá rộng bằng cớ là ẻm huyên thuyên về Edison đã "tha82p sáng thế giới hay các tổng thống Mỹ ai có công hơn ai... nhưng so sánh những đứa bị đuổi khỏi trường Sân Khấu - nay thành những DANH HÀI hay Youtu BƠ - Tic-toc KƠ - Fây Búc KƠ... chẳng hạn thì thật là BUỒN.

"BUỒN NHƯ CHẤU CẮN"

Em tự hỏi THÀNH NGỮ trên của Việt Nam có tương đương với câu của Tây khi tả một nỗi buồn hay không?

"J'AI UN CAFARD" (tui có 1 con gián)

...

Một diễn viên muốn ĐỨNG được trên SÂN KHẤU phải trải qua một quá trình KHỔ LUYỆN kéo dài (đôi khi từ bắt đầu từ thuở bé thơ, như môn ballet, xiếc, đàn...)

(Diễn viên ĐIỆN ẢNH "dễ dàng" hơn khi được sự "hướng dẫn" một cách chi tiết trước mỗi đoạn quay hình.)

Sự KHỔ LUYỆN nhiều năm trời ấy chỉ "GIÚP VUI" cho một nhóm khán giả trong vài giờ thì quả thật đây là một NGHỀ NGHIỆP TÀN KHỐC...

Thế nhưng BÙ LẠI - cái HẠNH PHÚC mà những người làm SÂN KHẤU được NHẬN LẠI cũng là KHÓ TẢ và VÔ BỜ BẾN 

Thật vậy, người ta hay TRANH LUẬN với nhau rằng:

"Nghệ Thuật VỊ nhân sinh" hay "Nghệ Thuật VỊ  "Nghệ Thuật"

Theo em - một người "làm" sân khấu - thì:

"Nghệ Thuật VỊ CHÍNH MÌNH"

Bởi TRƯỚC KHI CÔNG DIỄN cho khán giả - các NGHỆ SĨ SÂN KHẤU đã DIỄN cho CHÍNH MÌNH xem và điều đó giúp họ có một "PAO-QUỜ" kỳ diệu.

(tất nhiên sự ủng hộ và những tràng vỗ tay của khán giả bao giờ cũng là niềm động viên cho nghệ sĩ - nhưng đó là "ĐƠ-ZÈM" (deuxième)

...

Trở lại với THẾ GIỚI SÂN KHẤU.

Các "Ơ" (như Youtu BƠ - Tic-toc KƠ - Fây Búc KƠ...) đã "TÀN SÁT" nhiều thứ trong đó có ĐIỆN ẢNH nhưng với SÂN KHẤU thì chúng chưa "CHẠM" nỗi.

Bởi từ trước (nghĩa là sau khi Điện Ảnh ra đời) Sân Khấu đã TÌM RA SỰ KHÁC BIỆT trong ngôn ngữ thể hiện của mình để có thể "SỐNG CHUNG VỚI LŨ"

Một yếu tố khiến SÂN KHẤU không THÊ THẢM như Điện Ảnh bởi nó chỉ "khoang vùng" trong một "địa phận" nào đó mà không BUNG RA TOÀN CẦU như Điện Ảnh đã làm.

Khán giả tới với Sân Khấu đa số là "Cố Định" và theo "Thói Quen" do đó ở các nước phương Tây, muốn xem 1 vở diễn (hay Ballet - hòa nhạc... vẫn phải "đăng ký" từ rất lâu)

(ngay cả các "Ơ" cũng phải ĐĂNG KÝ MUA VÉ coi các show HOÀNH TRÁNG của Madona hay Elton John để còn có thể "LAI-CHIM" (LIVESTREAM")

[SÂN KHẤU đang "phân tích" ở đây vẫn mang tính "tổng quát" và có phần "nghiêng" về Sân Khấu Phương Tây - còn Sân Khấu Trong Nước lại có một "hoàn cảnh đặc biệt" không giống với CON CỦA NGƯỜI TA)

Sân Khấu vẫn giữ được MA LỰC của nó.

Những vở múa của PINA BAUSCH dù ngắn hay dài - đôi khi không có nhạc nền - thi vẫn làm trái tim của khán giả THẮT LẠI.

Thị dụ trong vở diễn "TIỆM CAFÉ MULLER" của bà (Pina) -  mọi người tới tiệm - mỗi người (hoặc một nhóm người) là một "câu chuyện để kể"

Một tiết mục khác của PINA:

"Một người PHỤ NỮ đứng giữa sân khấu - những người ĐÀN ÔNG - từ nam phụ lão ấu - lần lượt xuất hiện và có 1 ACTION với người đàn bà này.

Thế nhưng những "hành động" của họ chỉ đơn thuần là SỜ SOẠNG, TÌM KIẾM - LẦN MÒ - CẤU VÉO ... thậm chí xem răng, xem mặt, lật váy hay bóp ngực bóp mông cô ta...

Tất cả những hành động trên đều mang 1 ý nghĩa duy nhất là những người đàn ông này chỉ TÌM Ở NGƯỜI PHỤ NỮ kia VẬT THỂ mà họ MUỐN TÌM hoặc TÒ MÒ mà thôi.

Chẳng ai trong số họ YÊU người đàn bà này cả.

Kết thúc - NGƯỜI PHỤ NỮ đứng trơ trọi và bật khóc.

Chẳng cần diễn tả bằng LỜI thậm chí KHÔNG CÓ ÂM NHẠC nhưng "tiểu phẩm" trên làm xúc động biết bao nhiêu người tùy vào khả năng "liên tưởng" của họ.

...

Một thí dụ khác về vở kịch "NGười Đàn Bà Sau Cánh Cửa Xanh" (của Bulgarie hoặc Ba Lan ... em không nhớ chính xác)

Sân khấu là một mảnh vườn chung của 1 chung cư gồm nhiều hộ sống.

Trong khoảng đất trống này có băng ghế dưới gốc cây và một phông tên nước ... để những gia đình ở đây có thể hứng nước về xài hoặc rửa ráy qua loa.

Có CÁNH CỦA MÀU XANH của 1 căn hộ trông ra khoảng sân và căn hộ này không bao giờ mở cửa.

Người ta thỉnh thoảng nghe tiếng la hét và rên xiết của 1 phụ nữ bị chồng bạo hành sau cánh cửa ấy thế nhưng tất cả những người chung quanh không có một ai "CAN THIỆP" vào "sự kiện" đó.

Cuối cùng có 1 anh chàng vừa mới ra tù và còn trong giai đoạn "quản thúc"  - đã không chịu nổi sự "thống khổ" của người vợ và đã xông vào ĐẬP gã chồng một trận nên thân.

Kết kịch (tất nhiên chàng trai bị bắt và trở lại nhà tù) - người ta không còn nghe thấy tiếng thép của người đàn bà - thế nhưng CÁNH CỦA MÀU XANH vẫn không MỞ RA và người đàn bà sau cánh cửa đó vẫn không LÓ MẶT.

Vở kịch tuy "đơn giản" nhưng đã để lại cho khán giả RẤT NHIỀU ĐIỀU ĐỂ SUY NGẪM... đồng thời TIẾP TỤC TẠO BÍ ẨN cho người xem

(Sân Khấu HẤP DẪN hơn ĐIỆN ẢNH là ở những chỗ "nhỏ nhặt" này đây)

...

Trở lại những "Ơ"  ... giá như các bạn này coi được Pina, hiểu được những "ước lệ" của Kịch Nghệ cũng như Tuồng Chèo... chắc hẳn chữ "Ơ" (QUẢ MƠ) sẽ biến thành A đầy KINH NGẠC (chứ không phải A - QUẢ NA) rằng chỉ một vài chi tiết nhỏ trên sân khấu cũng đủ làm trái tim người xem "xáo động" mà điều này nó lớn đến nỗi khó giải thích bằng lời giống như các "Ơ" "ra rả" thườn thượt lê thê... (đôi khi tào lao và dung tục... chỉ để "CÂU VIÊU" mà thôi...

(Tạm dừng ở đây vì đêm đã tàn - mặt trời bắt đầu lên và đã tới lúc CON BÉ BÁN SỮA ra chợ !)

K


***

A A A A … hấp dẫn quá nàng Scheherazade ơi. 

Cám ơn đã nhắc nhở sự khổ luyện và nghề nghiệp tàn khốc của diễn viên.  Hối hận vì đã nhiều lúc so đo khi mua vé - hổng phải vì không quí diễn viên, mà vì hổng nhiều tiền 😝😬

Quên nói thêm:  đọc trang này  xong thì lại càng nóng lòng muốn biết nhận định của Khoa về sân khấu trong nước, coi nó khác người ra sao ...

Thêm 1 suy ngẫm bên lề, kiểu chẻ sợi tóc làm 4 😜:  ma lực của Sân Khấu nhiều khi cũng đi từ ma lực của Chữ Nghĩa (trừ SK Múa, SK Câm và SK Nhạc).  Tỉ như vở Người Đàn Bà Sau Cánh Cửa Xanh.  Chỉ vì 3 chữ “người đàn bà”, mà người này không hề xuất hiện cho đến hết vở, nên mới tạo ra bí ẩn và quay quắt cho khán giả.  Giả dụ cái tựa chỉ đơn thuần là Cánh Cửa Xanh , thì có lẽ khán giả sẽ ra về thơi thới hơn 😊

Đó mới chỉ là chữ nghĩa trong cái tựa, chưa nói tới chữ nghĩa trong đối thoại đó nghe ...

- chị Thanh 


***

Chị Thanh & mọi người

Sau khi CON BÉ BÁN SỮA vừa "SHIP" hàng xong (KINH DOANH THỜI DỊCH)- nó tung tăng "ĐẶT TRỨNG ONLINE" -Bây giờ nó rảnh !

Trước khi em nói về "SÂN KHẤU NƯỚC NHÀ" (hình như mình RÀNH "nước ngoài" hơn "nước trong" - đúng như ông bà ta nói:

"Chuyện cha thì dại - chuyện chú thì khôn" em TÁN với chị Thanh một chút về "chữ nghĩa".

...

Đầu tiên: tên Người Đàn Bà Sau Cánh Cửa Xanh. là của "tác giả" - ổng có ẩn ý gì đó mà mình không XÍA vô được.

Thế nhưng em vẫn thích tựa này hơn Cánh Cửa Xanh bởi những lý do sau đây:

Cánh Cửa Xanh:  diễn tả sự PHÂN CÁCH hai không gian hoặc hai bối cảnh - thậm chí hai "thế giới" khác nhau trong khi thêm chữ "Người Đàn Bà" thì rõ ràng rằng sau cánh cửa ấy có 1 SINH VẬT đang SỐNG.

Sự XÁC ĐỊNH này nói THÊM 1 ý (à mon avis - do em "suy luận) trên đời này NGƯỜI PHỤ NỮ họ đang TỒN TẠI nhưng họ lại không có quyền ĐƯỢC HIỆN HỮU.

Nghĩa là trong một chừng mực nào đó - họ KHÔNG CÓ KHUÔN MẶT.

Một thí dụ "đơn giản" rằng người PHỤ NỮ VIỆT NAM KHÔNG CÓ TÊN.

Bằng chứng là người ta không biết TÊN THẬT của NÀNG TÔ THỊ.

Bà ta không mang họ TÔ và tên cũng không là THỊ.

TÔ là HỌ của NGƯỜI CHỒNG - và THỊ mang ý nghĩa là VỢ CỦA ÔNG TÔ.

(ngay cả má em - họ hàng đều gọi là "BÀ BẰNG" hay "THÍM BẰNG" - vợ của ông BẰNG, ba em - chứ ít ai gọi bả bằng tên của bả)

(như mẹ chị là BÀ SỸ hay BÀ DOÃN... THAY VÌ TÊN CỦA BẢ)

Trong Người Đàn Bà Sau Cánh Cửa Xanh - nếu theo một "kiểu dựng nào đó" cũng có thể gọi là "đấu tranh cho nữ quyền" cũng được - nhưng như thế "Hơi hạn hẹp"

"Người đàn bà" trong vở kịch trên là một "vật" SỞ HỮU của NGƯỜI CHỒNG do đó ông ta "muốn hành xử" như thế nào là "quyền" của ông ta.

Những người hàng xóm tuy có "bứt rứt" và "xốn xang" vì tiếng rên la nhưng họ ngầm "MẶC ĐỊNH" rằng tên chồng "HỢP PHÁP"

Chỉ có người vừa mới ra tù là không chịu nỗi.

Anh HÀNH ĐỘNG để "LƯƠNG TÂM" thanh thản dù biết giá phải trả RẤT ĐẮT (so với tất cả những người "LƯƠNG THIỆN" nhưng LƯƠNG TÂM ĐỀU BỊ SÚN !)

...

Vở kịch trên đã được quay thành PHIM nhưng NHẠT và TẦM THƯỜNG.

Cảnh cuối:

"Cánh cửa từ từ hé mở - khuôn mặt của một người đàn bà đẹp hiện ra"

Trường hợp trên đã "chứng minh" được rằng SÂN KHẤU đã NGOẠN MỤC hơn ĐIỆN ẢNH.

bởi Điện Ảnh ĐÓNG KHUNG người xem - trong khi Sân Khấu để cho khán giả THA HỒ TƯỞNG TƯỢNG.

(với em - đạo diễn phim "tầm thường" bởi nếu như "người đàn bà" sau tấm cửa ấy KHÔNG ĐẸP thì không cần phải giải cứu làm gì à?)

...

Một thí dụ nữa về SỨC MẠNH CỦA NGÔN NGỮ mà sân khấu KỊCH có ƯU THẾ:

Trong vở "KẺ MẠNH HƠN" (em không nhớ của tác giả nào - sẽ từ từ lục lại)

Vở kịch này gồm 2 nhân vật là VỢ và NGƯỜI TÌNH.

Hai người này gặp nhau trên một "cà phê vỉa hè" của buổi chiều trước Giáng Sinh.

VỢ tay xách nách mang đủ thứ "tặng vặt" chuẩn bị cho đêm lễ sắp diễn ra.

TÌNH ngồi nhấp nháp cà phê một mình.

Ban đầu người vợ "giả vờ" không biết mối quan hệ giữa chồng mình và côn gài nọ nhưng càng về sau, bà ta không ngăn được và tuôn trào những uẩn ức trong lòng mình ra.

Vở kịch này là một BÀI HỌC LỚN với tụi em vì:

Nguyên vở kịch chỉ có lời thoại của người vợ TỪ ĐẦU ĐẾN CUỐI - trong khi cô nhân tình KHÔNG NÓI ĐƯỢC CÂU NÀO (bởi sắp nói thì bà kia đã "chặn họng")

(em không thể tả được những LẮT LÉO cùng những "tuyệt chiêu" của "ngôn ngữ để 2 nhân vật này LẬT QUA LẬT LẠI và ĐẤU TRÍ VỚI NHAU)

Chỉ tóm gọn lại như sau:

NGƯỜI VỢ giữ được PHẦN XÁC của ông chồng trong khi NGƯỜI TÌNH thì có được PHẦN HỒN của ông ấy !

Do đó tuy không nói được 1 lời nào nhưng diễn viên thủ vai này lại ĐẦY ĐẤT DIỄN.

Tùy theo sự PHÂN TÍCH của người đạo diễn để xem trong hai nhân vật trên VỢ và TÌNH để có cách dựng THÍCH HỢP rằng ai sẽ là KẺ MẠNH HƠN.

...

Tạm dừng ở đây - vì phải ĐẶT HÀNH ONLINE.

K

P/S: phần "sân khấu nước nhà" phải GÁC qua KỲ SAU vậy (vì chuyện HÀNG XÓM vẫn còn "hấp dẫn")


***


Trời ui .... tui khoái cái kiểu ĐK diễn giải về người đàn bà sau cánh cửa quá xá đi ...

Và hồi hộp chờ nghe tiếp về SK trong nước.




No comments: