D,Q,S @ Goergia 2017
[...]Hương thoạt là bạn cùng lớp rất thân của em gái Huy, thuở mới di cư vào Nam cả hai đều còn là nữ sinh trung học, chẳng bao lâu vẻ duyên dáng, nét thông minh, trí ngay thẳng của Hương đã “quyến rũ” cả tiểu gia đình Huy, và Hương thành bạn thân của cả tiểu gia đình từ những người lớn đến mấy đứa trẻ nít. Lên tới đại học em gái Huy thi vào Đại Học Sư Phạm, Hương học Luật. Khi Thi – em gái Huy – nhận đồ ăn hỏi của nhà trai, Hương tới giúp bạn đi chia phần và may giúp bạn một lô quần áo cần thiết. Ngày làm lễ cưới, Hương là một trong bốn cô phù dâu của Thi. Ngày Thi thi ra trường và được bổ làm giáo sư tại một trường nữ trung học gần Sài Gòn, Hương cũng vừa đỗ xong cử nhân Luật. Thi đi vào đời công chức, Hương được cấp một học bổng sang Mỹ lần thứ nhất học lấy bằng cao học về một ngành Luật.
Thi tiếp tục cuộc đời nhà giáo, rồi sinh con đầu lòng. Hương học xong M.A. về nước.
Đứa con gái lớn tám tuổi của Huy nói với mẹ: “Mẹ ơi, cô Hương đẹp quá ha, bao giờ cô Hương lấy chồng giống cô Thi, hả mẹ?” Thật ra hai vợ chồng Huy và Thi đều đã dự tính sẽ xe kết Hương với Quyền, nhưng rồi kẻ đi thì người về, người về thì kẻ đi.
Huy như đứng từ trên cao mà quan sát thấy rằng đôi bạn gái chí thân đó – Thi và Hương – thoạt như cùng là một dòng sông bịn rịn thoát ra cùng một nguồn, rồi con sông bỗng phân làm hai nhánh, một nhánh êm ả xuôi thẳng xuống đồng bằng đem dòng nước phù sa tưới bón cho những đồng quê xanh mởn, cho những vườn cải hoa vàng, còn nhánh kia bỗng quanh co lang thang hết miền đồi núi hiu quạnh này đến miền đồi núi hiu quạnh khác chưa biết bao giờ mới xuống tới đồng bằng mà ra gặp biển. Tựa như càng hiu quạnh tiếng sông càng âm vang sâu thẳm xuống lòng đất , càng bát ngát tỏa rộng phủ lên thiên nhiên hoang vắng hai bên bờ và càng vun vút lên cao ôm lấy trăng sao. Nhiều lần nói chuyện với Hương, đôi lần đọc thư Hương gửi từ Mỹ, Huy mang máng cảm thấy nỗi vò xé nào đó trong tâm hồn Hương. Hiu quạnh có cái quyến rũ của nó mà Hương say mê, nhưng bản chất con người vốn không ưa hiu quanh được tuyệt đối lên ngôi. Đã chót biết cái thanh cao của hiu quạnh, hiu quạnh càng cao – hay càng sâu – thì cái ồn ào (hơi ấm của thế nhân) muốn được chấp nhận cũng phải có chiều cao – hay chiều sâu – tương đương mới dung hòa nổi. Huy biết Hương hiện đương vun vút lên chiều cao của hiu quạnh như nàng tiên vỗ đôi cánh trắng bay vào vùng trăng sao tuyệt vời. Huy biết lắm, đôi khi đôi cánh trắng có ngừng đập để nàng tiên lắng nghe, những mong bắt gặp tiếng gọi đầm ấm nào từ phía dưới bốc lên. Tội nghiệp cho Hương – Huy vẫn thường nghĩ thầm như vậy – tiếng gọi vẳng lên cơ hồ quá nhiều vẩn đục và nàng tiên giận dữ vỗ cánh tiếp tục lên cao... lên cao nữa. Giữa vùng ánh sáng lồng lộng hiu quạnh... biêng biếc hiu quạnh... rộng thê thiết và chao ôi, cũng thê thiết!
Hương thoạt là bạn cùng lớp rất thân của em gái Huy, thuở mới di cư vào Nam cả hai đều còn là nữ sinh trung học, chẳng bao lâu vẻ duyên dáng, nét thông minh, trí ngay thẳng của Hương đã “quyến rũ” cả tiểu gia đình Huy, và Hương thành bạn thân của cả tiểu gia đình từ những người lớn đến mấy đứa trẻ nít. Lên tới đại học em gái Huy thi vào Đại Học Sư Phạm, Hương học Luật. Khi Thi – em gái Huy – nhận đồ ăn hỏi của nhà trai, Hương tới giúp bạn đi chia phần và may giúp bạn một lô quần áo cần thiết. Ngày làm lễ cưới, Hương là một trong bốn cô phù dâu của Thi. Ngày Thi thi ra trường và được bổ làm giáo sư tại một trường nữ trung học gần Sài Gòn, Hương cũng vừa đỗ xong cử nhân Luật. Thi đi vào đời công chức, Hương được cấp một học bổng sang Mỹ lần thứ nhất học lấy bằng cao học về một ngành Luật.
Thi tiếp tục cuộc đời nhà giáo, rồi sinh con đầu lòng. Hương học xong M.A. về nước.
Đứa con gái lớn tám tuổi của Huy nói với mẹ: “Mẹ ơi, cô Hương đẹp quá ha, bao giờ cô Hương lấy chồng giống cô Thi, hả mẹ?” Thật ra hai vợ chồng Huy và Thi đều đã dự tính sẽ xe kết Hương với Quyền, nhưng rồi kẻ đi thì người về, người về thì kẻ đi.
Huy như đứng từ trên cao mà quan sát thấy rằng đôi bạn gái chí thân đó – Thi và Hương – thoạt như cùng là một dòng sông bịn rịn thoát ra cùng một nguồn, rồi con sông bỗng phân làm hai nhánh, một nhánh êm ả xuôi thẳng xuống đồng bằng đem dòng nước phù sa tưới bón cho những đồng quê xanh mởn, cho những vườn cải hoa vàng, còn nhánh kia bỗng quanh co lang thang hết miền đồi núi hiu quạnh này đến miền đồi núi hiu quạnh khác chưa biết bao giờ mới xuống tới đồng bằng mà ra gặp biển. Tựa như càng hiu quạnh tiếng sông càng âm vang sâu thẳm xuống lòng đất , càng bát ngát tỏa rộng phủ lên thiên nhiên hoang vắng hai bên bờ và càng vun vút lên cao ôm lấy trăng sao. Nhiều lần nói chuyện với Hương, đôi lần đọc thư Hương gửi từ Mỹ, Huy mang máng cảm thấy nỗi vò xé nào đó trong tâm hồn Hương. Hiu quạnh có cái quyến rũ của nó mà Hương say mê, nhưng bản chất con người vốn không ưa hiu quanh được tuyệt đối lên ngôi. Đã chót biết cái thanh cao của hiu quạnh, hiu quạnh càng cao – hay càng sâu – thì cái ồn ào (hơi ấm của thế nhân) muốn được chấp nhận cũng phải có chiều cao – hay chiều sâu – tương đương mới dung hòa nổi. Huy biết Hương hiện đương vun vút lên chiều cao của hiu quạnh như nàng tiên vỗ đôi cánh trắng bay vào vùng trăng sao tuyệt vời. Huy biết lắm, đôi khi đôi cánh trắng có ngừng đập để nàng tiên lắng nghe, những mong bắt gặp tiếng gọi đầm ấm nào từ phía dưới bốc lên. Tội nghiệp cho Hương – Huy vẫn thường nghĩ thầm như vậy – tiếng gọi vẳng lên cơ hồ quá nhiều vẩn đục và nàng tiên giận dữ vỗ cánh tiếp tục lên cao... lên cao nữa. Giữa vùng ánh sáng lồng lộng hiu quạnh... biêng biếc hiu quạnh... rộng thê thiết và chao ôi, cũng thê thiết!
[...]
Trích Sầu Mây - Doãn Quốc Sỹ
No comments:
Post a Comment