Jul 31, 2017
EVENT @ CENTRAL PARK - HB TODAY
John Wayne Cancer Institute at Saint John’s Health Center is a cancer research institute dedicated to the understanding and curing of cancer in order to eliminate patient suffering worldwide.
Our mission is accomplished through innovative clinical and laboratory research and the education of the next generation of surgical oncologists and scientists.
Source: http://california.providence.org/john-wayne/giving/events/
PS: Vì đông người đến xem event nên phải có "đông" restroom
Our mission is accomplished through innovative clinical and laboratory research and the education of the next generation of surgical oncologists and scientists.
Source: http://california.providence.org/john-wayne/giving/events/
PS: Vì đông người đến xem event nên phải có "đông" restroom
Jul 24, 2017
THỪA TƯỜNG VẼ TRANH
Hương ơi
Hàng xóm xây nhà cao, bít cửa sổ phòng tui. Hai cha con tui tô màu lên đó cho con mắt "đỡ buồn". Sau khi vẽ xong, đặt 3 căn nhà của Hương vào chụp hình, gửi cho Hương & Doãn Gia coi.
K
Hàng xóm xây nhà cao, bít cửa sổ phòng tui. Hai cha con tui tô màu lên đó cho con mắt "đỡ buồn". Sau khi vẽ xong, đặt 3 căn nhà của Hương vào chụp hình, gửi cho Hương & Doãn Gia coi.
K
Jul 21, 2017
Jul 19, 2017
NGÔN TỪ
Có tiếng trẻ khóc rộ ông Giáo về với thực tại vườn trẻ. Một đứa đái lênh láng trên sàn gác, một đứa ỉa be bét trong chiếc võng làm bằng một tấm vải dù. Ông Giáo làm vệ sinh cho đứa trẻ ỉa trước, rất nhanh rất gọn (ông vẫn nói đùa với vợ con là rất courant service), rồi lau nước đái trên sàn, vừa làm ông vừa độc thoại nội tâm, hay đúng hơn như nói với đám con cháu vắng mặt (rất có thể đương ở trên một chiếc tàu vớt nào đó): “Thấy bố lau cứt đái hào hứng không? Phải thành tựu vô hạn ngay trong cái hữu hạn chứ! Phải xây dựng hạnh phúc vô biên bằng chính những cái tưởng là phiền muộn. Đạt được niềm cảm thông đó là thành tựu được cái khoảnh-khắc-mà-thành-thiên-thu. Bố mặc manh áo rách nè, con cháu thấy không, mà lồng lộng gió cuốn mây trời đó!”
Bỗng ông Giáo nín bặt suy tư, không để tiếng nói tâm linh vang vọng lên lời nào nữa. Bao giờ cũng vào đúng lúc cần thiết ông Giáo chợt thấy gớm sợ ngôn từ, dù là ngôn từ chỉ vang vọng trong nội tâm. Ngôn từ lúc đó như hệt những sợi tơ con tằm nhả ra… nhả ra để tự quấn lấy, tự bao quanh lấy mà giam giữ chính mình.
Trích "Đi" - Doãn Quốc Sỹ
Jul 17, 2017
AT-WILL EMPLOYMENT
At-will employment is a term used in U.S. labor law for contractual relationships in which an employee can be dismissed by an employer for any reason (that is, without having to establish "just cause" for termination), and without warning.
Source: https://en.wikipedia.org/wiki/At-will_employment
Source: https://en.wikipedia.org/wiki/At-will_employment
Jul 15, 2017
Jul 13, 2017
Jul 12, 2017
1. NHẠC TRONG VĂN DOÃN QUỐC SỸ
Tôi đọc Doãn Quốc Sỹ từ
khi còn ở Trung học, bắt đầu bằng “Dòng Sông Định Mệnh”. Tôi bị lôi cuốn ngay bởi
giọng văn trong sáng, lãng mạn, bởi câu chuyện tình thơ mộng và thánh thiện đó.
Đa số bạn tôi lúc bấy giờ
đang hâm mộ “Yêu” của Chu Tử, và “Vòng Tay Học Trò” của Nguyễn Thị Hoàng.
Ngày nào cũng vậy, vào
giờ ra chơi, chúng nó bàn về mối tình chú Đạt – cháu Diễm, về chuyện tình cô
giáo và cậu học trò… như một vấn đề thời sự nóng bỏng vậy. Thường thường thì
tôi im lặng vì chẳng biết bàn bạc gì.
Có hôm, một đứa hỏi:
-
Bồ thích đọc ai?
Tôi lúng túng:
-
Doãn Quốc Sỹ!
Cả bọn nhìn tôi ngạc nhiên. Rồi
một đứa buông ngay lời phê bình:
-
Cổ lỗ sĩ!
Cũng nhà phê bình đó, đặt câu hỏi:
-
Tại sao?
Tôi bị lúng túng. Ở cái tuổi mười
bẩy, mình chỉ cảm nhận được ý thích của mình, mà không giải thích được. Nhất là
với lũ bạn gái Gia Long tinh quái và nghịch ngợm ấy. Rồi như một phản xạ tự
nhiên, tôi với lấy cái phao – như một ánh chớp – lóe trong đầu tôi ngay lúc đó,
tôi bật lời:
-->
-
Tại vì ông ấy hay viết về nhạc.
12 tháng 7, 1988
QUỲNH GIAO
(còn tiếp)
(còn tiếp)
2. NHẠC TRONG VĂN DOÃN QUỐC SỸ
Câu chuyện năm xưa trở về
trong ký ức tôi hôm nay. Tôi không ngờ, hai mươi mấy năm sau, khi đọc lại ông
qua bao nhiêu tác phẩm, câu trả lời chớp nhoáng, bất ngờ và thảng thốt đó chính
là sự thật.
Nói như thế không có
nghĩa là tôi yêu mến văn Doãn Quốc Sỹ chỉ vì ông hay viết về nhạc. Trước hết,
phải nói là tôi yêu mến văn tài của ông, và yêu cả cái đạo đức, cùng phong cách
một nhà giáo ở ông.
Sự nghiệp lẫy lừng của
ông qua các tác phẩm giá trị đã đưa ông đến ngôi vị ưu tú nhất văn đàn Việt
Nam. Theo thiển ý của tôi, thì Doãn Quốc Sỹ và Võ Phiến là hai nhà văn hàng đầu
về tư tưởng và triết lý sống kể từ 1954. Cõi văn của Doãn Quốc Sỹ luôn luôn có
đủ hai khía cạnh: Văn chương và tư tưởng. Đọc Doãn Quốc Sỹ không phải để giải
trí, càng không phải để mộng mơ xa rời thực tế, hoặc chán chường cuộc đời. Đọc
Doãn Quốc Sỹ xong, càng thấy suy nghĩ, cảm thấu, càng thấm nhuần lòng nhân bản,
yêu đời, yêu người, dù trong dạ có xót xa, đau đớn. Luôn luôn tôi tìm thấy ở
tác phẩm của ông một bài học về tình thương. Từ những cuốn viết từ khi ông còn
trẻ (Dòng Sông Định Mệnh, Gìn Vàng Giữ Ngọc) cho đến lúc tuổi đã xế (Sầu Mây,
Đi) cho chúng ta nhận rõ con người trong sáng, đôn hậu và bình dị của ông. Cách
thế chống Cộng chân phương và hiền lành ở Doãn Quốc Sỹ, có hiệu lực gấp vạn lần
những biểu ngữ, truyền đơn đao to búa lớn.
Viết về ông quả là điều
khó, ngay cả đối với những người cầm bút thực sự. Bởi vì kích thước quá lớn của
ông, người ta không thể viết bằng một bài tạp bút được. Trong ý nghĩ đó, tôi chỉ
xin được viết về một khía cạnh nhỏ, nhưng rất sâu đậm trong những tác phẩm của
ông, đối với riêng tôi: Lòng yêu nhạc của Doãn Quốc Sỹ.
Doãn Quốc Sỹ hay viết về
nhạc. Nhạc mà ông nói đến không phải để làm dáng. Cũng không phải để làm tăng
cái tính chất thơ mộng cho không khí của câu chuyện như một loại musique de
fond. Ông nói về nhạc như một người hiểu biết, sành sõi, nói lên sự rung động
chân thành của mình về bài nhạc, về người viết nhạc, và đôi khi cả về xuất xứ của
bản nhạc. Ông đặc biệt yêu nhạc classique. Đọc những đoạn viết về nhạc của ông,
tôi có cảm tưởng ông đã hé cửa cho chúng ta thấy cái tính chất ủy mị, lãng mạn
mà cao quý đằng sau bề mặt uy nghi dũng cảm.
-->
Có lẽ tôi khó lòng ghi lại
hết tất cả cảm tưởng của mình qua hầu hết những đoạn văn viết về nhạc của ông,
bởi lẽ ông viết đến nhạc nhiều quá, hầu như cứ vài đoạn lại thoáng thấy có nhạc,
như những nét nuances của một bài nhạc vậy.
12 tháng 7, 1988
QUỲNH GIAO
(còn tiếp)
(còn tiếp)
Subscribe to:
Posts (Atom)