VÕ ĐÌNH
DOÃN QUỐC
SỸ và Tiếng hát tự lòng đất
Chúng
ta có thể biết được cái hay cái đẹp của một cuốn sách ở mãnh lực của những cú đấm
mà nó phóng vào ta, và ở thời gian ta tình nguyện chịu trận như vậy.
Gustave Flaubert
Tôi nghe nói (hay tôi đã đọc?) rằng gợi nên nỗi nhớ không gì
bén nhạy bằng khứu giác. Một thoáng hương hoa, hương trầm, một mùi cỏ ướt, một
mùi phân trâu, mùi áo cũ… “Xếp tàn y lại
để dành hơi…” Lại có khi tôi nghe nói rằng chính vị giác và thính giác mới
thật mãnh liệt: chất ngọt thơm của chiếc bánh madeleine ở đầu lưỡi… Tiếng ếch kêu xa mà nghe như ai gọi đò…
Đã 30 năm qua, tôi ăn ở với nàng hội hoạ, cho nên thế giới hình ảnh trong tôi trở nên quá no nê,
quá thừa mứa. Tôi sống vương giả trong
đó, quá sung túc nên không còn nhớ nhung một hình ảnh cho bằng một mùi thơm, nuối
tiếc một màu sắc cho bằng giai điệu. Vì
thế, chỉ nói riêng về âm thanh, âm thanh thôi chứ chưa phải âm nhạc, khi có dịp
được người khác hiến tặng, tôi hưởng thụ một cách ê hề.
-->
Như Võ Phiến đã cho tôi nghe tiếng con ó đêm “kêu chão choẹt đâu đó suốt đêm trường”
(Cỏ Bồng Phất Phơ). Mai Kim Ngọc đã cho tôi tiếng phong linh “nghe trong mà ròn rã như tiếng cười” (Một
Chút Riêng Tư). Hay Kiệt Tấn, “tiếng động
rần rật của bánh sắt trên đường rầy” (Vườn Chanh Miệt Biển). Tiếng kêu của
một con chim, tiếng gió leng keng trong những vỏ ốc, tiếng “sầm sập, sầm sập” của bánh xe lửa, của
những chuyến đi trong đời, rồi thì tiếng dế kêu sau lò sưởi củi (Van Gogh), tiếng
“vạc kêu sườn núi trăng mờ đầu non”
(Ca dao)… Và tiếng sáo diều. Tiếng sáo diều của người bạn mới “được” nhà nước
xã hội chủ nghĩa chiếu cố đem ra xử cuối tháng Tư vừa qua, và ân cần trao tặng
chín năm tù. Tiếng sáo diều của Doãn Quốc Sỹ…
Võ Đình
Hạ, 1988
(còn tiếp)
No comments:
Post a Comment