Jul 10, 2019

TIẾNG SÁO MỤC ĐỒNG - THẤY DẤU



[...]

Thấy dấu ngoài nghĩa thấy dấu chân của trâu, còn một hàm nghĩa khác là thấy dấu vết của tâm vô sinh bất động của chính hành giả.

Ở đây, tranh vẽ chú mục đồng đang chạy tới và trước mặt là dấu chân trâu.  Chú cảm thấy đất trời bót âm u, bớt mịt mù vì chú đã thấy dấu chân con trâu. Trong lòng đầy nao nức, chú muốn bắt lại con trâu bằng mọi cách.  Ngôn ngữ nhà quê Việt Nam có câu: "Dấu đâu, trâu đấy."  Hễ thấy dấu chân là xem như đã tìm bắt được trâu rồi.

Hình hài của chúng ta sẽ không thể tồn tại trên hành tinh này được nếu không có tâm thức vận hành.  Niềm vui nỗi buồn nếu không có tâm sẽ không có điều kiện để nổi trôi bồng bềnh trong đời sống.  Dòng ý thức suy nghĩ, cảm xúc của ta cũng thế, nếu không có tâm vô sinh bất động làm nền thì tất cả cũng sẽ không có mặt.

Từ nguyên lý này, quay lại với bức tranh số 2, ta thấy bài thi tụng mô tả dọc bên suối, khắp ven rừng, nơi nào cũng ghi dấu chân trâu cả.  Cũng như vậy, ngay nơi hình hài này không lúc nào không có dấu ấn của tâm chân thật. Ta đưa tay lên, hạ tay xuống, ta bước đi từng bước, ta thở vào thở ra ... không lúc nào thiếu vắng cái tâm vốn có xưa nay cả.

Có điều mình chưa thấy được "trâu" vì bao nhiêu lớp "cỏ cây" ngăn lối.


[...]

Thích Phước Tịnh
Trích "Tiếng Sáo Mục Đồng"

No comments: