Tản mạn cuối tuần
Hình và bài: NgyThanh
Cuối tuần nầy thời tiết Houston bỗng… “con gái” ra, dễ thương lạ kỳ. Từ cái nóng hừng hực làm các dàn máy lạnh làm việc toát mồ hôi, cái lạnh se da của Hà Nội nhè nhẹ lướt về làm lá đổi màu bỗng rùng mình chuyển qua cái lạnh tê cóng hai vành tai. Thiên hạ nữ bèn lục tung các tủ áo quần mùa lạnh ra, võ trang đầy người, diện vào đi sắm sửa cho thiên hạ nam biết tay. Nằm tuột xuống tới bắc vĩ tuyến 29 độ 45 phút sát với Mễ Tây Cơ, một năm có được mấy ngày như thế nầy…
Ngày thứ Bảy 15-11-2008 có một người từ Huntington Beach bên Cali lặn lội qua Houston mở phòng triển lãm tranh. Từ Việt Nam chân ướt chân ráo qua Mỹ chưa đầy một năm, Doãn Quốc Vinh đã uống thuốc liều, làm quả triển lãm thứ nhất. Và đã thành công. Điếc không sợ súng, một năm sau, Vinh chở các tác phẩm đa chiều của mình qua Houston trình làng tại Việt Art Gallery, làm tuần lễ triển lãm “Lá Rụng Về Cội” của mình, chỉ sau đợt triển lãm của họa sĩ Dương Phước Luyến không mấy tuần, và chỉ vài ngày sau cuộc triển lãm của đàn anh ViVi Võ Hùng kiệt.
Mấy tuần nầy xăng tuột dốc, từ cái đỉnh điểm trong bão Ike xuống còn chưa tới phân nửa. Nhưng thật kỳ. Xăng mới nhích lên, tất cả các mặt hàng không chờ lâu, nhảy theo ngay, như nước lụt. Bây giờ xăng xuống còn chưa tới nửa giá, vật giá đứng ì. Kiện ai bấy giờ? Nhưng người gặp hên là Doãn Quốc Vinh. Hên không phải vì Vinh không hay, nhưng được ông trời chiếu cố. Tôi không biết thưởng thức tranh. Tôi chờ phòng tranh mở cửa, để tới nói chuyện vớ vẩn. Nói và nghe chuyện vớ vẩn, tôi mới biết là chàng họa sĩ được nha sĩ Hồ Phan Hà chiếu cố, không bắt mướn phòng cũng chẳng túm áo đòi chia, mở cửa đón Doãn Quốc Vinh, để Doãn Quốc Vinh có cơ hội… mở cửa đón cụ thân sinh và khách mộ điệu Houston.
Tới phòng tranh trước 20 phút theo nguyên tắc và kỹ luật tự giác, tôi chờ mãi, vẫn không thấy cắt băng khánh thành. Khách đến lai rai, chẳng mấy chốc, phòng triển lãm đã chật, luồn lui lọt tới để rình chụp ảnh nhà văn Doãn Quốc Sỹ thưởng thức tranh của con trai mình, tôi muốn bở cả hơi tai. Thấy tôi lăng xăng mãi, ông cụ biết bị tôi phục kích. Mặc dù ông đang chuẩn bị cho bài ứng khẩu “khai mạc”, ông vẫn bắt tay chào tôi. Rõ ràng ông không nhớ người mang máy ảnh là ai. Khi tôi hỏi ông có còn giữ mấy tấm phóng ảnh tôi chụp và biếu ông trong “ngày vinh danh” ông hôm 6-4 tại Phố Xưa, ông không nhớ người trước mặt nói… chuyện gì. Thế mà lúc giới thiệu tranh và “nghề” làm tranh của con trai, ông nói rành rọt như chuyện mới xảy ra hồi hôm qua. Ông “than” khi nghe Vinh làm thơ, ông mừng trong lòng, tưởng có người “nối dõi văn chương của bố”. Ai ngờ thằng con xoay cái đùng qua hội họa. Ông cụ không tiết lộ là ông còn ân hận thằng con thích cầm cọ hơn cầm bút không. Nhưng rõ ràng là ông hớn hở, khi thấy người đến thăm Vinh, xem tranh, và mua tranh đông đến như thế.
Tôi và các bạn tôi cũng hân hoan lây theo Vinh. Trong những giờ đầu, chúng tôi chứng kiến sự quan tâm hiện diện của những người kín đáo ít chịu xuất hiện như ca sĩ Duy Trác, anh Phạm Thông báo Con Ong Texas, Sông Văn báo Việt Báo Houston, phóng viên đài truyền hình SBTN, và vợ chồng ái nữ nhà văn Phan Nhật Nam. Khi tôi sắp biến, tôi còn thấy anh Võ Thạnh, chủ tịch Hội Ảnh Việt Nam thành phố Houston, lững thững bước vào. Tôi hỏi “anh cũng đi xem tranh vẽ sao?”, để bị sửa lưng, “Bộ ông không thấy cái liên quan mật thiết giữa hai bộ môn nhiếp ảnh và hội họa? Nhà họa sĩ khi nào cũng có bức ảnh mà anh ta chụp để trước trong đầu, trước khi chấm đầu cọ vào sơn hay bột vẽ. Họ giỏi hơn chúng ta, chúng ta chỉ là người thợ sử dụng máy ảnh”. Cái nầy thì hết chỗ để tôi cãi với nhiếp ảnh gia cây cỗ thụ của Houston. Chúng tôi cũng chứng kiến những tấm tranh lần lượt được “ủng hộ”. Cảm động nhất và giá trị nhất là một khán giả mang ba lô, khoáo áo lạnh, chống gậy cẩn thận đặt từng bước chân quanh khắp phòng tranh, xem không sót một bức nào. Trước khi ra về, ông nầy còn thân tình nán lại nói những nhận xét của mình với tác giả nữa. Về tài năng của Vinh, tôi không biết gì về hội họa để xía vào trường phái “nghệ thuật hội họa đa chiều” (mixed media) nên xin miễn bàn. Nhưng được cả người không lành lặn thân thể chiếu cố lại thăm không phải là Doãn Quốc Vinh gặp hên và là danh dự cho người nghệ sĩ sao?
Mãi tới chiều chủ nhật, tôi mới tranh thủ được để trở lại phòng tranh, để chính thức phỏng vấn Vinh, chỉ hai câu rất ngắn.
Cảm tưởng của nhà họa sĩ về ngày triễn lãm đầu tiên ở Houston? Anh chàng khai thật, “Các cô gái Việt ở Houston rất đáng sợ. Trẻ, mà họ cũng chịu đi xem tranh, xoi mói, phê bình, chê khen, hỏi han về các công đoạn sáng tác rất cẩn thận.”
Tôi trở lại để hỏi nhỏ xem số tranh bán được có khả quan không? — “Dạ được anh ạ. Nhờ hên, em đã bán được 70 phần trăm trên tổng số 80 tác phẩm triển lãm.”
À. Cái nầy thì không phải là hên rồi. Bộ giới mộ điệu Houston và vùng phụ cận không có con mắt sao? Họ khó lắm chớ bộ, nhất là thời buổi “đường xăng đại huynh” nầy. Hơn năm chục bức tranh được khán giả thương mến quyết định mang về làm của riêng chỉ sau 12 tiếng đồng hồ, là dấu hiệu của tài năng cọng chung với may mắn. Vừa hay và vừa hên. Tài nghệ và thủ pháp của Doãn Quốc Vinh tới mức nào, tôi phải hỏi lại độc giả Thời Báo, là những người có trình độ thưởng ngoạn và phán xét, sau khi có dịp nhìn tận mắt tác phẩm của con nhà nòi. Điều này tôi đã thưa rồi, trong bài đăng ở Thời Báo trước đây 2 tuần: thân phụ anh là nhà văn Doãn Quốc Sĩ, chú là nhạc sĩ Doãn Nho, ông nội là thi sĩ Doãn Hưu, và ông ngoại là nhà thơ trào phúng Tú Mỡ Hồ Trọng Hiếu. Nhờ Vinh làm việc cật lực và “tới”, Thời Báo được hưởng lây cái hên: điều mà chúng tôi in trong bài trước có vẻ trở thành sự thực, “Bên cạnh những chất riêng tư trong lãnh vực chuyên môn của mình, Vinh biết chọn mặt gởi vàng. Chúng tôi nghĩ là Vinh sẽ được tiếp đón bằng cả vòng tay lẫn tâm hồn mở rộng.”
NgyThanh
Thời Bao Ngày Nay
Houston 16-11-2008
Hình và bài: NgyThanh
Cuối tuần nầy thời tiết Houston bỗng… “con gái” ra, dễ thương lạ kỳ. Từ cái nóng hừng hực làm các dàn máy lạnh làm việc toát mồ hôi, cái lạnh se da của Hà Nội nhè nhẹ lướt về làm lá đổi màu bỗng rùng mình chuyển qua cái lạnh tê cóng hai vành tai. Thiên hạ nữ bèn lục tung các tủ áo quần mùa lạnh ra, võ trang đầy người, diện vào đi sắm sửa cho thiên hạ nam biết tay. Nằm tuột xuống tới bắc vĩ tuyến 29 độ 45 phút sát với Mễ Tây Cơ, một năm có được mấy ngày như thế nầy…
Ngày thứ Bảy 15-11-2008 có một người từ Huntington Beach bên Cali lặn lội qua Houston mở phòng triển lãm tranh. Từ Việt Nam chân ướt chân ráo qua Mỹ chưa đầy một năm, Doãn Quốc Vinh đã uống thuốc liều, làm quả triển lãm thứ nhất. Và đã thành công. Điếc không sợ súng, một năm sau, Vinh chở các tác phẩm đa chiều của mình qua Houston trình làng tại Việt Art Gallery, làm tuần lễ triển lãm “Lá Rụng Về Cội” của mình, chỉ sau đợt triển lãm của họa sĩ Dương Phước Luyến không mấy tuần, và chỉ vài ngày sau cuộc triển lãm của đàn anh ViVi Võ Hùng kiệt.
Mấy tuần nầy xăng tuột dốc, từ cái đỉnh điểm trong bão Ike xuống còn chưa tới phân nửa. Nhưng thật kỳ. Xăng mới nhích lên, tất cả các mặt hàng không chờ lâu, nhảy theo ngay, như nước lụt. Bây giờ xăng xuống còn chưa tới nửa giá, vật giá đứng ì. Kiện ai bấy giờ? Nhưng người gặp hên là Doãn Quốc Vinh. Hên không phải vì Vinh không hay, nhưng được ông trời chiếu cố. Tôi không biết thưởng thức tranh. Tôi chờ phòng tranh mở cửa, để tới nói chuyện vớ vẩn. Nói và nghe chuyện vớ vẩn, tôi mới biết là chàng họa sĩ được nha sĩ Hồ Phan Hà chiếu cố, không bắt mướn phòng cũng chẳng túm áo đòi chia, mở cửa đón Doãn Quốc Vinh, để Doãn Quốc Vinh có cơ hội… mở cửa đón cụ thân sinh và khách mộ điệu Houston.
Tới phòng tranh trước 20 phút theo nguyên tắc và kỹ luật tự giác, tôi chờ mãi, vẫn không thấy cắt băng khánh thành. Khách đến lai rai, chẳng mấy chốc, phòng triển lãm đã chật, luồn lui lọt tới để rình chụp ảnh nhà văn Doãn Quốc Sỹ thưởng thức tranh của con trai mình, tôi muốn bở cả hơi tai. Thấy tôi lăng xăng mãi, ông cụ biết bị tôi phục kích. Mặc dù ông đang chuẩn bị cho bài ứng khẩu “khai mạc”, ông vẫn bắt tay chào tôi. Rõ ràng ông không nhớ người mang máy ảnh là ai. Khi tôi hỏi ông có còn giữ mấy tấm phóng ảnh tôi chụp và biếu ông trong “ngày vinh danh” ông hôm 6-4 tại Phố Xưa, ông không nhớ người trước mặt nói… chuyện gì. Thế mà lúc giới thiệu tranh và “nghề” làm tranh của con trai, ông nói rành rọt như chuyện mới xảy ra hồi hôm qua. Ông “than” khi nghe Vinh làm thơ, ông mừng trong lòng, tưởng có người “nối dõi văn chương của bố”. Ai ngờ thằng con xoay cái đùng qua hội họa. Ông cụ không tiết lộ là ông còn ân hận thằng con thích cầm cọ hơn cầm bút không. Nhưng rõ ràng là ông hớn hở, khi thấy người đến thăm Vinh, xem tranh, và mua tranh đông đến như thế.
Tôi và các bạn tôi cũng hân hoan lây theo Vinh. Trong những giờ đầu, chúng tôi chứng kiến sự quan tâm hiện diện của những người kín đáo ít chịu xuất hiện như ca sĩ Duy Trác, anh Phạm Thông báo Con Ong Texas, Sông Văn báo Việt Báo Houston, phóng viên đài truyền hình SBTN, và vợ chồng ái nữ nhà văn Phan Nhật Nam. Khi tôi sắp biến, tôi còn thấy anh Võ Thạnh, chủ tịch Hội Ảnh Việt Nam thành phố Houston, lững thững bước vào. Tôi hỏi “anh cũng đi xem tranh vẽ sao?”, để bị sửa lưng, “Bộ ông không thấy cái liên quan mật thiết giữa hai bộ môn nhiếp ảnh và hội họa? Nhà họa sĩ khi nào cũng có bức ảnh mà anh ta chụp để trước trong đầu, trước khi chấm đầu cọ vào sơn hay bột vẽ. Họ giỏi hơn chúng ta, chúng ta chỉ là người thợ sử dụng máy ảnh”. Cái nầy thì hết chỗ để tôi cãi với nhiếp ảnh gia cây cỗ thụ của Houston. Chúng tôi cũng chứng kiến những tấm tranh lần lượt được “ủng hộ”. Cảm động nhất và giá trị nhất là một khán giả mang ba lô, khoáo áo lạnh, chống gậy cẩn thận đặt từng bước chân quanh khắp phòng tranh, xem không sót một bức nào. Trước khi ra về, ông nầy còn thân tình nán lại nói những nhận xét của mình với tác giả nữa. Về tài năng của Vinh, tôi không biết gì về hội họa để xía vào trường phái “nghệ thuật hội họa đa chiều” (mixed media) nên xin miễn bàn. Nhưng được cả người không lành lặn thân thể chiếu cố lại thăm không phải là Doãn Quốc Vinh gặp hên và là danh dự cho người nghệ sĩ sao?
Mãi tới chiều chủ nhật, tôi mới tranh thủ được để trở lại phòng tranh, để chính thức phỏng vấn Vinh, chỉ hai câu rất ngắn.
Cảm tưởng của nhà họa sĩ về ngày triễn lãm đầu tiên ở Houston? Anh chàng khai thật, “Các cô gái Việt ở Houston rất đáng sợ. Trẻ, mà họ cũng chịu đi xem tranh, xoi mói, phê bình, chê khen, hỏi han về các công đoạn sáng tác rất cẩn thận.”
Tôi trở lại để hỏi nhỏ xem số tranh bán được có khả quan không? — “Dạ được anh ạ. Nhờ hên, em đã bán được 70 phần trăm trên tổng số 80 tác phẩm triển lãm.”
À. Cái nầy thì không phải là hên rồi. Bộ giới mộ điệu Houston và vùng phụ cận không có con mắt sao? Họ khó lắm chớ bộ, nhất là thời buổi “đường xăng đại huynh” nầy. Hơn năm chục bức tranh được khán giả thương mến quyết định mang về làm của riêng chỉ sau 12 tiếng đồng hồ, là dấu hiệu của tài năng cọng chung với may mắn. Vừa hay và vừa hên. Tài nghệ và thủ pháp của Doãn Quốc Vinh tới mức nào, tôi phải hỏi lại độc giả Thời Báo, là những người có trình độ thưởng ngoạn và phán xét, sau khi có dịp nhìn tận mắt tác phẩm của con nhà nòi. Điều này tôi đã thưa rồi, trong bài đăng ở Thời Báo trước đây 2 tuần: thân phụ anh là nhà văn Doãn Quốc Sĩ, chú là nhạc sĩ Doãn Nho, ông nội là thi sĩ Doãn Hưu, và ông ngoại là nhà thơ trào phúng Tú Mỡ Hồ Trọng Hiếu. Nhờ Vinh làm việc cật lực và “tới”, Thời Báo được hưởng lây cái hên: điều mà chúng tôi in trong bài trước có vẻ trở thành sự thực, “Bên cạnh những chất riêng tư trong lãnh vực chuyên môn của mình, Vinh biết chọn mặt gởi vàng. Chúng tôi nghĩ là Vinh sẽ được tiếp đón bằng cả vòng tay lẫn tâm hồn mở rộng.”
NgyThanh
Thời Bao Ngày Nay
Houston 16-11-2008
4 comments:
Bai bao viet de thuong qua hen. Nha bao nay ta? bo^' (la~ng da~ng ve chuyen minh va ho*'n ho*? ve thang con) chac han la rat trung thuc. Chu Vinh tra loi cung khop voi giong van cua bai bao. Khi phong trien lam co`n mo cua ma minh duoc nhung bai bao nhu vay thi thuan loi lam.
Bac 5 gui loi chuc mung den Vinh va nuc no khen no khong huenh hoang va no^? nhu nhung hoa si khac. Bac K da khiem nhuong nhan loi khen roi.
Sang weekdays thi phong trien lam chac se em a hon, nho mo cua cho het han dinh, dung dong som nha.
Bac K
Ba` Huong
Doc ba`i vie^t cua NgYThanh de^n doan "O^ng kho^ng tie^t lo^ la`o^ng co`n a^n ha^n thang con...." thi` tui nghi~ nguoc lai la` Bac Trai mung qua' la` thang con kho^ng ca^m but vi nho~ ca^m bu't ma` kho^ng no^i tie^ng ho*n minh va` o^ng Ngoai cua no' thi ket la'm... tho^i ca^m co. cho an toa`n.... Thuong thi` cac cu. sinh con ra thi` chi? muo^n ma^y thang con la`m nhu~ng die^u gi` cac cu. kho^ng lam duoc ho^i tre? tho^i nay bat tui no' lam tie^p cho minh
Nhu*ng co`n de^n ba` thi` Bu't hay Co. cu~ng chang tha^y... ma` tha^y ca^m ma'y tho^i....
Vai hang noi vui do^i kho^ng khi'
Tui
QT
Anh Vinh oi,
Sang nay trong luc ngoi cho "duoc" tram rang o mot phong mach, Thai di' mot trang bao co hinh anh Vinh trong "Thoi Bao Toronto" voi bai viet cua NgyThanh...Voi vang xin co nha si to bao do ve nha de doc (hon ca thang nay hai dua khong co dip di lay bao viet de doc).
Bai viet that de thuong va that lam em nho den cai phong ban tranh va khung hinh nho nho cua anh o duong Hai Ba Trung! Cung that tinh co, moi chu nhat tuan truoc, hai dua em xep hang duoi mu*a mua dong lanh buot o Toronto trong suot gan hai tieng dong ho de vao xem ...miem phi trien lam tranh nhan dip Art Gallery of Toronto to chuc Open House sau 2 nam dong cua de sua chua. Toi hom do em co noi voi Thai, "ong anh Vinh cua Huong ma co o day chac ong cung loi mua vao xem nhu hai dua minh..."
Dan Toronto, tui em thay cung thich Arts lam...Anh Vinh da "co gan lam lieu" o Houston thi hom nao dep troi ....anh cung lam mot chuyen trien lam cua minh o Toronto di anh!! Tui em nghi anh cung se thanh cong. Anh ma co dip sang Toronto choi, tui em se dan anh di bo doc mot con duong that dai toan ve la ...Arts.
Vai hang tui em thuc su chuc mung anh Vinh va gia dinh nhe.
Trang Thai
Trang Thai o*i,
Thank you so big ! nhu*~ng khi'ch le^. , nhu*~ng go'p y' cha^n ti`nh nhu* the^' se~ luo^n giu'p cho co^ng vie^.c trong tu*o*ng lai cu?a anh Vinh nhie^`u la'm...
Yeah, mo^.t cuo^.c trie^?n la~m my~ thua^.t cu?a DQV o*? Toronto-Canada , ta.i sao kho^ng co* chu*' ?
anh Vinh
Post a Comment