Khoảng 10 giờ sáng từ lúc nhìn đám mây xám ùn ùn từ phía đông toả rộng ra phủ kín dần bầu trời, bác gái đã ra ra vô vô, nhìn về phía cửa ngõ. Con trưởng nữ biết ý mẹ, lên tiếng:
- Mẹ đừng lo, bố con sắp về rồi.
Bác gái vẫn ra ra vô vô thấp thỏm. Đúng lúc ngoài trời bắt đầu đổ mưa thì cánh cửa mở tung …
- Ông về thế này là may quá đó, trời bên ngoài mưa rồi.
Hai giờ chiều hôm đó, vừa chợp giấc ngủ trưa thì có một nhóm bạn của bác trai tới. Cả nhóm người đàn ông nói cười vui vẻ. Dĩ nhiên có bạn tới, bác gái không còn bị bác trai trêu chọc và bao giờ cũng vậy, sau khi bầy trà nước – đôi khi thêm bánh kẹo nữa – bác gái thường quanh quẩn gần đấy để được nghe câu chuyện của quí vị nam giới, ngõ hầu mở rộng thêm tầm hiểu biết của mình, kể cả những hiểu biết phổ thông.
Một người bạn của bác trai trả lời ngay:
- Đúng lắm, chị ạ! Tỉ như nàng Matanga thuộc đẳng cấp hạ tiện đang kéo nước giếng thì gặp ngài Anan – thị giả của Đức Phật – đi qua xin nước uống. Nàng Matanga thưa: “Ngài không biết em thuộc đẳng cấp Thủ Đà La hay sao mà xin nước uống?!” . Anan trả lời: “Tôi xin nước chứ có xin đẳng cấp đâu!”. Nàng Matanga đem lòng yêu thương Anan và cứ đi theo sát hoài. Đức Phật giải thích là Anan và Matanga kiếp trước đã từng là vợ chồng đấy chị ạ! Mantanga lại có duyên với Phật pháp cho nên mới xảy ra câu chuyện tình yêu như trên, không có gì là lạ.
Và bác thoáng thấy là mình phải tận dụng cơ hội này để giải quyết mấy điều bác vẫn tha thiết mong được thấu triệt.
- Thưa anh tôi muốn được hiểu rõ hơn về Thân Trung Ấm của người mới chết.
Ông bạn cười:
- Aáy ấy, vấn đề đó tôi mù tịt!
Và ông bạn lớn tiếng hỏi ngay các anh em hiện diện:
- Này các ông ơi, bà chị chúng mình đây muốn biết về Thân Trung Ấm của người mới chết. Có ông nào rõ về vấn đề này không?
Anh bạn đang ngồi ngay góc đối diện với bác gái cất giọng vui vẻ:
- Thưa chị, mới gần đây thôi, tôi đã có dịp đọc những sách biên khảo về Sống từ đâu đến và chết đi về đâu.
Bác gái hỏi ngay:
- Vậy con người có thể nhớ lại Thân Trung Ấm của mình lúc mình mới chết không anh?
- Thưa chị, trong cuốn sách tôi mới vừa đọc xong, học giả Francis Story có kể lại chuyện một người Thái Lan tên là Kwan chết vì bệnh thương hàn, thấy các vị sư cầu nguyện bên cạnh giường nằm của mình. Anh thấy mọi vật xung quanh không có gì thay đổi. Anh đi qua nhiều người khác như là đi vào chỗ không người. Và khi anh nghĩ tới bất cứ một nơi nào, lập tức anh thấy mình xuất hiện ở nơi ấy.
Anh bạn ngưng một chút rồi nói tiếp:
- Thân Trung Ấm thường theo dự tang lễ của chính mình và quan sát bà con thân thích mà mình vốn yêu quý. Thân Trung Ấm không cảm thấy đói và mệt, nhưng phạm vi hoạt động và giao tế bị hạn chế, không còn chịu cái khổ của cuộc sống thế gian với những đau đớn vật chất. Thân Trung Ấm mất ý thức về thời gian. Vài chục năm trời qua như trong nháy mắt. Chị biết không, Francis Story qua thu thập và nghiên cứu nhiều tài liệu liên quan đến Thân Trung Ấm, đã tổng kết như thế này: điểm đầu tiên là người mới chết thấy mình như vẫn sống; điểm kế tiếp là Thân Trung Ấm thấy một người khác hướng dẫn mình; và điểm cuối cùng là Thân Trung Ấm thấy di chuyển không bị trở ngại bởi bất cứ một vật cản nào.
Một ông bạn khác của bác trai muốn tham gia vào đề tài này, hào hứng giơ tay lên xin nói:
- Thưa quý vị, tôi có đọc về Thuyết Tái Sinh, cho biết con người hiện tại từ đâu đến và sau khi chết sẽ đi về đâu. Thuyết Tái Sinh cũng cho biết ý nghĩa nhân sinh chỉ là như bọt nước bèo trôi, giống như câu thơ của vua Trần Nhân Tông:
Danh lợi tâm tuỳ dạ vũ hàn
Niệm chạy theo chuyện thị phi như hoa rụng,
Tâm chạy theo danh lợi như mưa lạnh hoàng hôn.
Ông nói tiếp:
- Theo tôi, trên bình diện lý luận, Thuyết Tái Sinh và Nghiệp của Đạo Phật là một liều thuốc cảnh tỉnh tốt cho con người hiện đại.
Bác gái thiết tha cất lời:
- Bây giờ xin quý anh đề cập tới nội dung của cơ chế Tái sinh và Thân Trung Ấm được không ạ?
Bác trai đợi đến câu hỏi này của bác gái mới tham gia vào đề tài. Bác nói:
- Bà nó có nhớ tháng trước anh bạn rủ tôi đi nghe thuyết pháp ở chùa Giác Minh không? Hôm ấy tôi được nghe Sư giảng rằng Phật giải thích trong bài Đại Ái Tân Kinh thuộc Trung Bộ Kinh là sự hiện hữu của tái sinh lệ thuộc vào ba điều: thứ nhất là cha mẹ giao hợp; thứ hai là mẹ ở đúng thời kỳ sinh nở; thứ ba là sự có mặt của hương ấm – tiếng Phạn là grandhaba.
Bác gái giật mình, phục bác trai chuyện gì cũng biết mà ít nói cho bác hay. Bác gái hỏi:
- Hương ấm là gì vậy ông?
Bác trai nói tiếp:
- Hương ấm là tâm thức mang theo nghiệp của người được tái sinh. Đó là nghiệp thức. Nghiệp thức cũng được gọi là kết sinh thức, vì rằng nghiệp thức sẽ kết hợp với tinh trùng của cha và trứng của mẹ để sinh ra bào thai. Trước khi tái sinh, người chết mang một thân đặc biệt gọi là Thân Trung Ấm được nuôi dưỡng bằng mùi hương, nghĩa là chỉ hưởng mùi vị mà thôi. Vì vậy sách Phật gọi Thân Trung Ấm là Hương Ấm . Thời gian tối đa của Thân Trung Ấm là bảy tuần. Cứ sau mỗi tuần là Thân Trung Ấm lại có biến đổi.
Một người bạn khác lên tiếng hỏi:
- Vậy thuyết nghiệp báo – tái sinh của nhà Phật tất nhiên đề cao trách nhiệm con người đối với đời sống của mình?
Bác trai trả lời:
- Không những đời sống kiếp này của mình mà còn cả kiếp sau nữa. Do đó con người phải thường xuyên cảnh giác, ý thức trách nhiệm đầy đủ về mọi hành vi, lời nói của mình hằng ngày, hằng giờ, thậm chí từng phút từng giây của cuộc sống. Bởi vậy tôi thường xuyên căn dặn đám con cháu hãy luôn luôn làm thiện tránh ác!
Bác gái gật đầu thoả mãn:
- Như vậy, cái chết là biểu lộ của một chu kỳ! Cái chết không hề là chung cuộc vĩnh viễn mà chỉ là một biến chuyển!
- Đúng vậy, bà nó ạ. Và hiểu sâu hơn nữa, tương quan giữa nguyên lý sinh và tử chính là hoạt động căn bản cho sáng tạo. Cái chết không hề là chung cuộc mà chỉ là mục đích của linh hồn, chủ yếu muốn trang trải nhân quả và học hỏi điều cần phải học.
Anh bạn ngồi đối diện với bác trai góp lời:
- Tôi xin được góp ý với điều anh vừa nói: chính vì mình đặt nặng vào hình hài vật chất mà ta sợ chết!
Bác trai gật gật đầu:
- Dạ thưa đúng vậy! Một khi ta biết linh hồn có thể chuyển di tâm thức vào một hình hài khác theo ý mình, chừng đó không còn cái chết! Nghĩ cho cùng, cái sinh đáng sợ hơn cái tử vì cái sinh giam hãm linh hồn vào hình hài vật chất. Chết là do ý muốn rút lui của linh hồn khi đã đạt được mục tiêu trong kiếp này để mở rộng cửa bước sang một kiếp mới.
Bác gái cất tiếng nói khẽ nhưng vẫn đủ để cho vài người bạn đứng ngay gần đấy nghe rõ:
- Việc hình hài bị phá huỷ không phải là chết mà chỉ đơn giản là tiến trình của sự giải thoát. Đó chính là niềm an lạc không gì tả được!
Anh bạn ngồi đối diện với bác gái khoan thai nối tiếp câu chuyện:
- Như vậy giấc ngủ hàng ngày và sự chết giống hệt nhau, chỉ dài ngắn khác nhau mà thôi! Quý vị có công nhận với tôi rằng sau khi chết, cá tính vẫn không mất? Cái biến mất chỉ là hình hài vật chất. Thể xác chỉ như con ngựa cho linh hồn cưỡi. Con người thật vẫn tồn tại vĩnh hằng!
Tựa như sợ bác gái quá chấp vào những gì vừa nói, người bạn với một giọng ân cần nói thêm đôi điều cuối cùng về vô thường, trước khi chấm dứt hẳn câu chuyện:
- Xin chị luôn luôn ghi nhớ cho: quá khứ đã qua, tương lai chưa tới và ngay cả cái ý nghĩ hiện tại mình chỉ vừa cảm nhận đã thành dĩ vãng rồi! Hiểu vô thường như vậy để đánh thức lòng bi mẫn nơi mình mà đối xử với chúng sinh, quan tâm tới việc giúp đỡ người khác, yêu thương người khác, tin tưởng vào chiều hướng tâm linh, mở rộng niềm tin vào đời sau!
Người bạn dừng một chút rồi nói thêm đôi lời kết thúc, nhưng thật ra để mở một hướng mới cũng trùng trùng điệp điệp không kém:
- Thưa chị, hiểu sâu vào nguyên lý trùng trùng duyên khởi, vạn hữu tương quan tương duyên của nhà Phật, chúng ta thấy chúng ta chịu trách nhiệm về mọi điều mình làm, mình nghĩ, mình nói! Nhưng thôi, để lần sau xin được cùng chị thảo luận về đề tài này.
Doãn Quốc Sỹ
1 comment:
Ba` Huong,
Doc qua nhu~ng quye^n sach nhu* "Tro Ve Tu Co~i Sang", hay "Hanh Trinh Ve Phuong Do^ng"... cua tac gia NGUYE^N PHONG (dao na`y kho^ng tha^y o^ng ta di.ch nhung loai sach do' nu~a) , ro^i the^m ca^u truye^n cua BAC TRAI thi` tui nghi~ ta^t ca? co' nhu~ng y nghi~ tuong do^ng sao do' ve^ cai che^t va so^ng... tui die^n ta kho^ng duoc he^t nhung cam tha^y tu* tuo?ng cua moi nguoi die^`u "DAI DONG" (kho^ng phai rap hat Dai Dong duong Cao Thang ban 10 do^ng coi hai phim da^u... re? qua') chi? co' su* "Tie^u Di." cho tha^y khac bie^t pha^n nao tu* tuo?ng...
Sau khi doc nhung pha^n tich ve^ che^t so^ng, ngay ca? cuo^n phim Flatliners , ke^ mo^t nho'm sinh vie^n Y Khoa tai My muo^n bie^t sau cai che^t di ve^ da^u thi ho thi nghie^m cho mo^~i nguoi che^t thu? qua mo^t la^n , ro^i tim cach cu*u ho so^ng da^y thi ke^t cuo^c mo^~i nguoi tha^y gio^ng nhau la` khi vua che^t ho di bay phie^u du ro^i bao nhie^u chuye^n trong kie^p vua qua hie^n ra he^t thi nhu* va^y ho^i nho? di hoc ba` co' lam gi` tui kho^ng ma` ba` kho^ng nho' thi se~ hie^n ra luo^n!!!! tui tha^y ong dao die^n chac cung doc da^u qua thuye^t nha Phat va cac loai sach ve^ lua^n ho^i de^ ra cuon phim na`y...
Boi va^y khi ba` me. tui ma^t , chi? co tui ke^ be^n trong nha thuong... tui cu ca^u nguye^n va dung he^t ta^m thuc cua tui de^ dua tho^ng die^p cua tui qua nguoi ma^t la me. tui , tui cu no'i Ma' ha~y roi co~i nay di vi tai da^y kho^ng co' gi lu*u luye^n , ne^u duoc thi hay sie^u thoat, lam tui luc do' cung nghi~ de^n phim GHOST la mo^t luo^ng anh sang e^m de^m diu dang dua me tui di qua co~i nao do' va tui hy vong la to^t dep...
Sau do' ca gio do^ng ho^ sau, nhung nguoi tha^n vao tham tui moi ba^t tie^ng khoc thi tui mong rang luc do' me tui tu` gia~ tui ra di va tu do' tro? di tui cam tha^y nhe nhang chi de^n 10 ngay sau lam hoa ta'ng me tui thi sau khi dung le^n cam ta moi nguoi thi tui the^m mo^t la^n khoc. Xem ra hai la^n khoc de^u nuc no? nhu* la` tu gia~ mo^t nguoi ra di se~ kho^ng gap mat lai tho^i...
Khi doc nhung pha^n tich ve^ so^ng va che^t thi minh cam tha^y nhe nhang di do' ba` ...
Tui
Qua^n
Post a Comment