Thấm thoát tôi qua đây được 29 năm rồi , vậy là tôi ăn đủ 29 cái Tết Trung Thu ở xứ người, tôi chưa trở về Việt Nam vào dịp Trung Thu nên xem chừng tôi đã mất đi cái cảm giác “Tết Trung Thu rước đèn đi chơi” nhưng tôi vẫn được ăn bánh Trung Thu, mà không chừng ăn còn nhiều hơn hồi nhỏ tại Việt Nam nữa. Là vì làm công việc “Xã Công” , phục vụ bà con Việt Nam mình , được nhà nước Anh trả lương, nên vậy đồng hương mình cảm kích sự giúp đỡ của chính phủ Anh lắm, cũng muốn ít quà cáp để tỏ bày sự nhờ ơn nhưng kẹt chính phủ thì ở xa qua, muốn đến đâu phải dễ, không có giấy mời thì đâu ai cho vào. Thôi vậy! cái thằng làm công ở gần, trả ơn bằng hiện kim thì nó không dám lấy , vậy đợi dịp lễ lộc cho nó ít quà, nên thế cứ mùa Trung Thu là tôi được nhận cả chục hộp bánh. Bánh làm từ Hong Kong và bánh làm từ Việt Nam, nhưng loại bánh tôi được tặng chỉ là bánh căn bản, chứ nghe bên Việt Nam , các vị chức sắc nhận bánh Trung Thu loại Hoàng Đế, là 8 cái bánh rồi phía dưới hộp bánh là bàn cờ tướng và các quan cờ bằng vàng. Tôi là người thích đánh cờ nên cũng mong một ngày mua vé số trúng lô độc đắc để mua bộ cờ trong nhà mà hù thiên hạ.
[...] Những năm đầu tổ chức Tết Trung Thu trong cộng đồng tại Anh quốc rất đông người tham dự mà dàn trình diễn cũng xom tụ lắm là múa lân, phát quà cho thiếu nhi, bánh Trung Thu, sổ xố phần thưởng và cuối cùng là văn nghệ. Mà tất cả là miễn phí vì chính quyền địa phương giúp đỡ nhất là dân VN mới đi tha hương, trên khuôn mặt người đó phảng phất nét “người di tản buồn”. Vậy càng phải giúp dân VN để họ quên đi “Nổi Buồn Chiến Tranh” . Do vậy ban nhạc chơi vài bài Trung Thu thì bí mất tiêu bài hát, vì cả năm Trung Thu có một lần, tập dợt đâu ăn khách, mà phải tìm những bài cho hợp thời thượng lúc đó là “Vĩnh biệt Sài Gòn”, “Sài Gòn nềm nhớ không tên”, “Người di tản buồn”, “Một lần miên viễn xót xa”, rồi bi thảm hơn nữa là “Đêm chôn dầu vượt biển”… Giờ thì chẳng còn ban nhạc hát những bài đó nữa mà là phải những bài trong nước sáng tác thì mới hợp thời. Riêng tôi mới nghe bài trong nước thấy giai điệu khá dễ nghe, nhưng nghe thêm một số bài nữa thì tôi hết phân biệt được, thấy bài nào cũng tựa như nhau, rồi lâu lâu gần hết bài ca sĩ phải rống lên như các bài hát của ca sĩ da đen.
Bên Anh bị hạn chế ban nhạc, lúc ba đầu còn bốn năm ban nhạc, nhưng thị trường không có khách thế là các nhạc sĩ và ca sĩ đành phải chuyển qua nghề ngồi con ngựa sắt như là Phù Đổng Thiên Vương tức là ngồi đạp máy may kiếm ăn. Rồi nghề may chết là mọi người chuyển qua nghề Nail, những ngón tay chuyên bấm nốt nhạc thành thợ sơn móng nhưng có lẽ họ sẽ lả lướt hơn mọi người khác. Ban nhạc nay chỉ còn có hai, mà chẳng lẽ mời họ hoài, riết người tổ chức Trung Thu bị phê bình sao chương trình năm nào cũng như năm đó vậy, chẳng có gì xem hết. Họ nói cũng đúng nhưng họ chỉ quên một điều quan trọng là mỗi lần tổ chức như vậy là họ không phải đóng góp gì hết, chứ muốn vui thì phải cũng phải có cái gì vào thì mới thu hút được chứ.
Trong vòng 5 năm vừa qua, các cộng đồng VN tại Anh không còn tổ chức Trung Thu nữa, tuy nhiên còn một chỗ duy nhất là Chùa VN [...]
Anh Quân
Hình minh hoạ : Hình ảnh minh hoạ không phải hình chụp tại xứ Sương Mù Anh Quốc mà chụp tại xứ Cờ Hoa Huê Kỳ.
Cộng đồng người Việt Nam nào cũng làm một đêm Trung Thu cho trẻ em Việt Nam ở vùng Little Saigon. Nô và Oui theo đoàn hướng đạo của mình đi làm community projects:
- Hướng đạo Oui: có nhiệm vụ đứng ở gian hàng trò chơi câu cá. Bạn nào tới thì đưa cần câu. Bạn nào câu được cá, phát quà, giữ gìn trật tự.
- Hướng đạo Nô: chia qua Trung Thu, phát quà, lồng đèn cho các trẻ em tới. Nô phải có mặt từ 12:00 trưa cho đến 9:00 tối để thi hành nhiệm vụ.
DQHưng
No comments:
Post a Comment