Tôi còn nhớ hoài bài Đề Từ bác Nguyễn Sĩ Tế viết cho tập Sợ Lửa của Bố Sỹ in năm 1956. Nó bắt đầu bằng:
“Năm 2005 tôi vừa mãn đệ tam nhiệm kỳ Đô Trưởng Hà Nội […] Tôi rút về ở một ngôi nhà cổ, tại một xóm hẻo lánh có hoa có đá kế cận thủ đô…” ; và chấm dứt bằng: “…bọn chúng tôi có tổ chức một cuộc họp mặt lớn để ăn mừng thượng thọ ông bạn già (bạn tôi sinh năm 1923). Nhân kỳ kỷ niệm này, hai nhà xuất bản lớn nhất Hà Nội là “Hương Yêu” và “Hồn Dân Tộc” có cùng hợp tác để cho in toàn tập truyện cổ tích của ông bạn […] : Truyện Cổ Tích Của Doãn Quốc Sỹ (Toàn Tập) […] Tôi còn nhớ sau khi đã cùng chúng tôi chén tạc chén thù, ông bạn bèn ra ngồi bàn giở quyển sách mới in ra đọc. Chợt tôi thấy ông bạn già của tôi như trẻ lại, trẻ như con cháu nội của tôi đây, và ông bạn cũng gật gù mỉm cuời, cũng nhíu lông mày, cũng say sưa tưởng như truyện đó không phải do ông sáng tác. […]”
Trời, thật là y chang hình ảnh của Bố tôi bây giờ! Một ông già trẻ măng là độc giả say sưa của chính mình.
Cái cách bác Tế viết dự phóng tới năm mươi năm trong tương lai, cái cách bác lồng câu chuyện kể của bố Sỹ vào trong câu chuyện của chính bác đã làm rúng động đầu óc con bé tám tuổi là tôi lúc đó. Và cho tới nay, lăn lộn trong sách vở đã nhiều, tôi vẫn chưa thấy ai viết ngoạn mục đến như thế.
Nay nhìn lại thực tại năm 2008, bác Tế ra người thiên cổ đã mấy năm nay, Bố Sỹ vượt quá chặng “Thất thập cổ lai hi” đã lâu… Bố tôi đã quên hết thế sự thăng trầm, quên hết những dập vùi trong quá khứ, để vui cùng vợ, con và các cháu ở Houston, Mỹ Quốc, để thỉnh thoảng đi đây đi đó vui với bạn bè và đồng nghiệp cũ, vui với độc giả và học trò xưa…
Nhưng có lẽ Bố tôi vẫn không quên được nếp bận bịu của người cầm phấn và cầm bút thủa xưa, cho nên người vẫn đọc sách rất nhiều, và ghi ghi chép luôn tay. Ngọc, con bé em họ của tôi hay nằn nỉ: “Bác ơi, bác chịu khó kể lại chuyện hai bác ngày xưa cho lũ con cháu đọc thì hay quá!”
Thế là ông cụ lại càng ghi ghi chép chép tợn, ghi vào bất cứ tờ giấy nào còn mặt trắng phía sau “…kẻo phí của giời!”
Và mỗi khi có đứa nào từ xa về - lũ chúng tôi đứa ở Cali, đứa Việt Nam, đứa tại Úc, cứ luân phiên nhau qua thăm Bố Mẹ - thì ông lại bảo: “Này, mày đánh máy dùm Bố cái chương này nhé…” Thật là y hệt như thủa xưa, tôi với con em, sau khi bài vở ở trường xong, hay giúp Bố đánh máy tác phẩm của ông để đưa đi nhà in làm bản vỗ.
Tập “Bác Trai Bác Gái” ra đời trong trường hợp đó: hình thức là một sự đóng góp tập thể của các con – Thanh, Khánh viết lời tựa, Liên và Hương đánh máy, Vinh trình bày, Hưng lo ấn loát – coi như món quà mừng sinh nhật Bố năm 2009. Nội dung thì chỉ là những lời thương yêu của một ông bố hướng về vợ con, và bè bạn mình. Và kính mong chư vị độc giả chấp nhận nó như vậy: một chút ân tình của một ông cụ tám sáu đền đáp lòng mến yêu của mọi người.
Doãn Ngọc Thanh
Editor: Doãn Kim Khánh
Xin đọc lại "Trích Đề Từ cho Sợ Lửa - N.S.Tế" đăng ngày 13/08/08
“Năm 2005 tôi vừa mãn đệ tam nhiệm kỳ Đô Trưởng Hà Nội […] Tôi rút về ở một ngôi nhà cổ, tại một xóm hẻo lánh có hoa có đá kế cận thủ đô…” ; và chấm dứt bằng: “…bọn chúng tôi có tổ chức một cuộc họp mặt lớn để ăn mừng thượng thọ ông bạn già (bạn tôi sinh năm 1923). Nhân kỳ kỷ niệm này, hai nhà xuất bản lớn nhất Hà Nội là “Hương Yêu” và “Hồn Dân Tộc” có cùng hợp tác để cho in toàn tập truyện cổ tích của ông bạn […] : Truyện Cổ Tích Của Doãn Quốc Sỹ (Toàn Tập) […] Tôi còn nhớ sau khi đã cùng chúng tôi chén tạc chén thù, ông bạn bèn ra ngồi bàn giở quyển sách mới in ra đọc. Chợt tôi thấy ông bạn già của tôi như trẻ lại, trẻ như con cháu nội của tôi đây, và ông bạn cũng gật gù mỉm cuời, cũng nhíu lông mày, cũng say sưa tưởng như truyện đó không phải do ông sáng tác. […]”
Trời, thật là y chang hình ảnh của Bố tôi bây giờ! Một ông già trẻ măng là độc giả say sưa của chính mình.
Cái cách bác Tế viết dự phóng tới năm mươi năm trong tương lai, cái cách bác lồng câu chuyện kể của bố Sỹ vào trong câu chuyện của chính bác đã làm rúng động đầu óc con bé tám tuổi là tôi lúc đó. Và cho tới nay, lăn lộn trong sách vở đã nhiều, tôi vẫn chưa thấy ai viết ngoạn mục đến như thế.
Nay nhìn lại thực tại năm 2008, bác Tế ra người thiên cổ đã mấy năm nay, Bố Sỹ vượt quá chặng “Thất thập cổ lai hi” đã lâu… Bố tôi đã quên hết thế sự thăng trầm, quên hết những dập vùi trong quá khứ, để vui cùng vợ, con và các cháu ở Houston, Mỹ Quốc, để thỉnh thoảng đi đây đi đó vui với bạn bè và đồng nghiệp cũ, vui với độc giả và học trò xưa…
Nhưng có lẽ Bố tôi vẫn không quên được nếp bận bịu của người cầm phấn và cầm bút thủa xưa, cho nên người vẫn đọc sách rất nhiều, và ghi ghi chép luôn tay. Ngọc, con bé em họ của tôi hay nằn nỉ: “Bác ơi, bác chịu khó kể lại chuyện hai bác ngày xưa cho lũ con cháu đọc thì hay quá!”
Thế là ông cụ lại càng ghi ghi chép chép tợn, ghi vào bất cứ tờ giấy nào còn mặt trắng phía sau “…kẻo phí của giời!”
Và mỗi khi có đứa nào từ xa về - lũ chúng tôi đứa ở Cali, đứa Việt Nam, đứa tại Úc, cứ luân phiên nhau qua thăm Bố Mẹ - thì ông lại bảo: “Này, mày đánh máy dùm Bố cái chương này nhé…” Thật là y hệt như thủa xưa, tôi với con em, sau khi bài vở ở trường xong, hay giúp Bố đánh máy tác phẩm của ông để đưa đi nhà in làm bản vỗ.
Tập “Bác Trai Bác Gái” ra đời trong trường hợp đó: hình thức là một sự đóng góp tập thể của các con – Thanh, Khánh viết lời tựa, Liên và Hương đánh máy, Vinh trình bày, Hưng lo ấn loát – coi như món quà mừng sinh nhật Bố năm 2009. Nội dung thì chỉ là những lời thương yêu của một ông bố hướng về vợ con, và bè bạn mình. Và kính mong chư vị độc giả chấp nhận nó như vậy: một chút ân tình của một ông cụ tám sáu đền đáp lòng mến yêu của mọi người.
Doãn Ngọc Thanh
Editor: Doãn Kim Khánh
Xin đọc lại "Trích Đề Từ cho Sợ Lửa - N.S.Tế" đăng ngày 13/08/08
Xin đón xem trích đoạn "Bác Trai Bác Gái" sẽ đăng ngày ....
1 comment:
Huong than,
Anh cam on Huong nhieu [se tang anh cuon Bac Trai Bac Gai]. Anh se tran trong ma doc cuon sach do'. Da~ doc "thay loi tua" cua chi Thanh. Rat thu vi.
Tha^n,
Anh Tu`ng
Post a Comment