Sep 30, 2008

Photography : CỦ ẤU - BỒ HÒN


Yêu nhau củ ấu cũng tròn ...


Ghét nhau bông tai tròn ...

oops ... quả bồ hòn cũng méo !











Sep 28, 2008

Sep 24, 2008

BÁC TRAI BÁC GÁI - trích chương V


NỒI NÀO VUNG NẤY

[...]

Nếu có ai đó yêu cầu bác gái kể lại những mẩu chuyện nhớ nhớ, quên quên của bác trai, bác gái có thể kể hàng giờ mà chưa hết chuyện. Nào là bỏ quần áo bẩn vào máy xấy thay vì bỏ vào máy giặt; nào là thay vì đi tìm áo chemise trong tủ áo lại đi tìm trong ngăn kéo chỗ để đồ lót.

Có một bữa nọ, bác trai đứng tần ngần trước cái bàn kê bên cạnh giường, bác gái hỏi:
- Ông tìm gì thế?
- Tôi tìm tách cà phê tối hôm qua uống xong để lại đây.
- Ông lơ mơ thế! Tách cà phê ông uống xong thường để dưới cái tủ đĩa chén đây này.
Bác trai cười giả lả và biện hộ:
- Thì mình già rồi, lơ mơ một tí cho con cháu dễ làm ăn. Vả lại đã có bà thường xuyên sáng suốt. Tôi lơ mơ một tí cho vui cửa vui nhà.

Bác trai lạc quan tối đa là thế đó vì bác nghĩ khi về già, nếu trí nhớ mình có bị mai một đi thì đã có bác gái và lũ con yểm trợ. Đúng là tái ông thất mã – trong cái rủi có cái may.

Đội “yểm trợ” ấy thì muôn màu muôn vẻ: có cái giống với bác trai nhưng cũng cái khác. Ví dụ như hình dáng bên ngoài, bác trai dong dỏng cao, bác gái dáng thấp nhỏ. Hai bác có tám đứa con: Hai Lười, Ba Lì, Tư Lém, Năm Bảnh, Sáu Vều, Bảy Gàn, Út Trai và Út Gái; chúng đều có hiếu, tự động chia làm hai phe: bốn đứa cao kều giống bố; bốn đứa lùn xì giống mẹ.

Còn về tính tình, bác gái làm gì cũng nhanh thoăn thoắt còn bác trai làm gì cũng đủng đỉnh, lè phè. Thằng Sáu Vều hay nói đùa: “Nhà mình ai nhanh là giống mẹ!”. Nó tế nhị không nói vế thứ hai nhưng ai cũng hiểu: “Còn ai rề rề là giống bố!”. Bác trai tính nhẩm, thấy phe rề rề của mình chỉ có ông và con Ba Lì. Ông vui khi thấy phe của mình yếu và mừng thầm là phần lớn đám con mình nhanh nhẹn, đảm đang. Quả thật, đám con ông thuộc loại “Việc nhà không nhác, việc chú bác … ôm luôn!”.

Thêm một điểm nữa: yếu ở lãnh vực nào chứ phe bác trai không bao giờ yếu ở lãnh vực … đi chơi. Tám đứa con, hết sáu đứa mê đi chơi tung trời như bác trai. Giống bác trai nhất là con Út Gái – nó đi đủ năm châu, bốn biển khi vừa tròn 30 tuổi. Hai đứa thuộc phe yếu của bác gái là con Ba Lì- mê dạy học hơn đi chơi; và thằng Sáu Vều – thích bỏ thời gian cho việc làm hơn là cho các chuyến ngao du hoặc ngồi đàn đúm với bạn bè. Đức mê đi chơi của bác trai có thể kể như thế này: gì thì gì, mỗi ngày bác trai cũng phải ra đường một bận; ít nhất là đi bộ nửa giờ với bác gái mỗi buổi sáng. Bác gái ngược hẳn với bác trai : cả tháng trời chẳng bước chân ra khỏi nhà cũng không sao. Vì vậy đến giờ đi bộ rồi mà bác gái còn lỉnh kỉnh công việc, bác trai lẳng lặng thay bộ đồ đi bộ - áo cộc, quần soóc- rồi tế nhị đi ngang qua chỗ bác gái đang làm việc. Tuyệt nhiên bác trai không nhắc hay cất lời giục giã nhưng bác gái thừa biết bác trai đã cuồng chân. Việc đang làm dở, bác gái cũng phải bỏ đó, lo đi thay đổi siêm y để đi bộ cùng bác trai.

[...]




Sep 23, 2008

MỘT BỮA ĂN CỦA MẸ - Minh Hằng


Cụ bà mất sức rất nhiều sau khi vào bệnh viện vì triệu chứng heart attack!!! Điều khó khăn là cụ vốn đã kén ăn, cộng thêm nết ăn của cụ từ xưa tới giờ là phải nhai thật kỹ trước khi nuốt, sẽ là trở ngại rất lớn cho việc bồi dưỡng sức khoẻ. Vả lại, cô con dâu biết mẹ chồng mình có khó khăn trong việc nuốt thức ăn, dường như cổ họng cụ teo lại, làm cho cụ lại càng biếng ăn hơn xưa.

Bữa ăn diễn ra với lời đối thoại giữa cô con dâu và cụ bà:
- Mẹ thích ăn cơm với thịt ruốc sỏi kho tieu, con làm sẵn rồi. Mẹ ăn đi mẹ.
- Ừ, thong thả để mẹ ăn…

Cô con dâu đút một muỗng cà phê cơm cho cụ.
- Đừng xúc nhiều quá, không ăn nổi! Thôi để mẹ xúc một mình vậy!

Cụ xúc tí tẹo cơm vào muỗng cà phê nhỏ xíu… Cô con dâu mặc cả với cụ.
- No...no… không được mẹ ơi, thêm một chút cơm nữa.

Một cách miễn cưỡng, cụ bà xúc muỗng cơm khác hơi đầy hơn muỗng trước.
- Thế đó, mẹ giỏi hen!

Cụ nhai chậm rãi nhưng nhăn mặt và than với cô con dâu:
- Mẹ no rồi! Tí nữa mẹ ăn lại. Cho mẹ uống sữa đi vậy!

Cô con dâu lắc đầu, giọng nhẹ nhàng nhưng không kém phần cương quyết:
- Không được đâu mẹ! Mẹ mới ăn hai muỗng cơm, chưa đủ đâu!
- Nhưng mẹ không nuốt được cơm mà, khó nuốt lắm! – Cụ nhăn.
- Không sao đâu … con có món soup legumes cho mẹ sẵn rồi đây.

Cô con dâu nhanh nhẹn đứng lên hâm lại chén soup, thật sự chỉ là một nửa chén, loại chén kiểu xưa dùng để ăn chè be bé xinh xinh.

Lần này, chính tay cô đút cho cụ bà. Và quả là cụ ăn có khá được thêm vài muỗng.

- Thôi, không ăn nữa đâu nhé. Mẹ no lắm rồi. Ép mẹ nữa, mẹ ói ra đấy.
- Không sao đâu mẹ. Mẹ có lỡ ói thì con dọn cho. Nhưng mẹ phải ăn hết nửa chén soup này.

Với giọng cương quyết, cô con dâu tiếp:
- Mẹ biết không, mẹ mà không chịu ăn thì mẹ sẽ lại phải vào nhà thương. Mẹ đâu có muốn như vậy phải không?
- Nhưng mà trước giờ mẹ vẫn mạnh khoẻ, tập thể dục đều đặn. Tại sao mẹ lại bị như thế này?
- Thì tại mẹ gầy quá, thiếu dinh dưỡng nên phải vào nhà thương điều trị.
- Láo nào! Chắc chắn mẹ phải có vấn đề gì với cái đầu của mẹ đấy!

Cô con dâu cười thầm, hoá ra cụ vẫn đủ tinh tường để cảm nhận được có điều gì không tốt trong sức khoẻ của chính mình…


- Nhưng mà bây giờ không có gì phải lo cả mẹ nhé. Chủ yếu mẹ phải ăn cho khá vào thì mới có sức. Bác sĩ hẹn tuần sau sẽ gặp lại mẹ đó nha.

Với giọng dịu dàng, cụ bà dụ dỗ cô con dâu với đòn tâm lý:
- Thôi không sao đâu. Để đó cho mẹ. Con đi lo cho các cháu ăn đi rồi đi làm kẻo muộn. Mẹ sẽ từ từ ăn hết mà.
- Uh Uh… con biết mẹ sẽ không ăn. Con mà đứng lên đi làm thì mẹ sẽ đi vào nằm thôi.

Cụ đâm ra gắt gỏng và ré lên cầu cứu ông:
- Ông ơi … !

Cụ ông đứng từ xa cười hè hè và dỗ dành cụ bà:
- Mẹ nó ráng ăn đi! Con nó đã có lòng. Phải ăn thì mới có sức!

Cụ mím môi quay đầu đi, nhất định từ chối muỗng soup nhỏ bé đang chờ đợi mình…
- Mẹ !!!

Cô con dâu gắt nhẹ, rồi lại dịu giọng xuống dỗ dành cụ bà:
- Con là đại diện cho tám đứa con của mẹ. Con chịu trách nhiệm với các anh chị em ở xa gần trong việc chăm sóc khoẻ mẹ. Mẹ không thương các con của mẹ à???
- Có chứ…. Mẹ thương con lắm … nhưng mẹ lạy con … cho mẹ ngưng đi, đủ rồi. Cụ năn nỉ cô con dâu.
- Không … con lạy mẹ mới đúng. Mẹ thương con thì mẹ ráng ăn đi nhé.

Vẫn cương quyết với cụ bà, nhưng cô biết đã đến lúc phải đấu dịu lại với cụ bằng cách dỗ dành cụ bà như trẻ lên ba.

- Wow … còn có ba muỗng thôi mẹ ơi. Sắp xong rồi đó.




Hm, cụ bà tính không trật đi đâu cả … Quả là cô con dâu cố tình đếm lộn số muỗng soup để đánh lừa cụ.

- Oh … xong rồi nè. Bà giỏi thiệt! Vậy đó! Xong rồi. Hết rồi đó mẹ thấy không. Bây giờ chỉ uống thuốc và đi ngủ trưa nhé.
- Vâng. Cụ bà gật đầu khẽ nói và nhẹ nhàng uống viên thuốc trợ tim một cách ngoan ngoãn.

Đắp chăn lại cho cụ bà :
- Mẹ! Mẹ nằm nghỉ nhé. Con phải đi làm lại . Bye mẹ hén.
- Vâng! Con đi. Mẹ cám ơn con nhé.
- Dạ. Bye mẹ.

Cô con dâu thở phào nhẹ nhõm bước ra khỏi phòng. Cô có phần hối hận vì phải làm căng với cụ bà nhưng không làm thế, cụ sẽ không bao giờ ăn được hết nửa chén soup cỏn con. Lời cám ơn của cụ bà làm cô mỉm cười, thầm nhủ thế là cụ không giận mình rồi.

MINH HẰNG


BIRTH, STAY, DECAY, DEATH







BIRTH - STAY - DECAY - DEATH

The four words hit home !


SINH - TRỤ - DỊ- DIỆT

Sep 21, 2008

Photography - TÌNH GIÀ
























... home sweet home...

Doãn Quốc Vinh

the HEART

http://www.livescience.com/images/human_heart_graphic_03.jpg

TIM SINH HỌC

Được chứng kiến ngọn ngành giai đoạn “Thông Tim - Heart Cathetirization” mới thấy thần phục kỹ thuật tiên tiến ở Mỹ. Bác sĩ làm việc này dễ như A..B..C. Hằng được ngồi trong controller room nên bác sĩ làm gì mình thấy hết. Động mạch tim của mẹ không bị blockage. Tuy nhiên khi cơ tim co thắt, các mạch máu co thắt theo, có một đoạn mạch máu khi thắt lại giữ lâu hơn 1-2 giây. Điều này không thể làm gì khác ngoài việc điều trị bằng thuốc cho đến cuối đời.

Vậy là giai đoạn bão tố đã qua. Chỉ hai tuần lễ mà bao nhiêu chuyện xảy ra nhưng “kết cuộc có hậu” thì không gì bằng.

Hằng


TIM TÌNH CẢM

Mẹ đã tỉnh táo nhiều nhưng rất cần phải được tẩm bổ để lấy lại sức. Suốt cả tuần lễ vừa rồi trong bệnh viện hầu như bà già không xơi được tí gì vì chỗ lạ và thức ăn lạ. Người vốn đã gầy, giờ lại gầy hơn. Tội nghiệp Mẹ! Gầy quá cho nên y tá khó thấy "ven" để châm kim vào nước biển, làm mẹ đã đau, giờ càng đau hơn. Có điều lạ lùng là mấy bữa nay thấy mẹ trẻ và đẹp ra mới ngộ chứ. Trái tim của mẹ cũng trẻ lại, đập loạn xạ như thời mới về với Bố.


Hôm qua 6 Vinh vào bệnh viện thăm mẹ, điệp khúc của mẹ là ôm chặt cánh tay bố, hết sức nhõng nhẽo khóc rằng: “Bố hay đi chơi! Bố không chịu ở nhà chăm sóc mẹ!”. Tội nghiệp bố bị mắng oan vì ngày nào bố chẳng túc trực bên cạnh để chăm sóc mẹ! Sau đó mẹ tả oán: “Ông ấy trước đây định lấy cô Tuyết ở Hà Nội; dạo này thì cứ đi chơi với cô Nhàn ở Hà Tiên.” Thiệt là bà già lên cơn ghen hết biết!

Vinh



TIM NUÔI TIM

Mẹ được về nhà rồi. Bây giờ đến lúc phải bồi bổ cho mẹ. Menu soup của bác sĩ cho mẹ phải nghĩ rộng ra cháo, ra canh. Tỉ dụ cháo trắng nấu sánh thả một ít thịt bằm, nêm nước mắm hành ngò. Hoặc nước hầm xương thả nui sao hay nui sợi bẻ vụn cùng với cà rốt, đậu hoà lan … siêu thị bán sẵn. Có thể thả tàu hủ mềm, cà chua thái hạt lựu, đánh quả trứng vào, nêm nếm theo kiểu Việt Nam sẽ đỡ ngán. Và tuỳ bà có nuốt được miếng nhỏ như vậy không – không thì cứ việc xay nhuyễn tuốt.


Trước mắt là em Na, rồi đến mấy dì Ba, dì Tư phụ Hằng nấu dự trữ đồ ăn cho mẹ . Khi nấu, nhớ nấu-bằng-trái-tim, mẹ xơi vào ắt tim mẹ sẽ chóng hồi phục.

Thanh

Sep 19, 2008

NHÀ HÀNG SONG LONG: NHÀ HÀNG TÂY DÀNH CHO GIA ĐÌNH VIỆT Ở MỸ








Dù ở Việt Nam hay ở Mỹ, nhà hàng- quán ăn vẫn là một ngành kinh doanh hấp dẫn của người Việt. Ở Việt Nam thì khỏi nói rồi, dân mình ăn uống từ sáng đến khuya, mở quán ăn từ lề đường ra đến khách sạn sang trọng. Sang đến Mỹ, nhập gia tùy tục, thú vui ăn uống của dân mình đã có phần “trật tự” hơn, nhưng mật độ nhà hàng, quán ăn ở khu Bolsa vẫn thuộc lọai cao nhất nước Mỹ. “ …Mở nhà hàng đi, có ăn lắm đó!...” đó là câu kháo nhau tôi thường nghe khi có người mới từ Việt Nam sang hỏi thăm về cách làm ăn sinh sống ở Mỹ.

“Có ăn” cỡ nào chưa biết, tôi lại nghe rất nhiều nhà hàng than ế ẩm trong thời buổi khủng hỏang kinh tế hiện nay. Cách đây vài tháng, cùng hai người bạn hẹn nhau ăn trưa ở quán Song Long (góc Bolsa- Dillow), tôi nhận thấy quán vẫn đông khách lắm. Trong lúc ăn uống, tôi tình cờ nghe một chị phục vụ ở đây nói với khách: “…Ai mắc cỡ khi làm bồi bàn, chứ em thì không. Em rất vui với công việc của mình đang làm từ nhiều năm rồi…”. Tôi ngạc nhiên và bắt đầu nhận ra nét riêng của nhà hàng này. Sau đó, tôi đã trở lại tiệm nhiều lần để tìm hiểu về “bí quyết” của những sự khác biệt …

Chủ nhân của Song Long là một Việt Kiều Pháp. Chị là chủ tiệm từ ngày thành lập- năm 1985- đến giờ. Nhớ lại thời đó, khu Bolsa chưa có một nhà hàng Việt nào đủ tiêu chuẩn để mời người Mỹ đến ăn cả. Song Long ra đời đáp ứng được nhu cầu này của người Việt mình. Một đặc điểm nữa là nhà hàng nằm cùng một địa điểm từ lúc thành lập cho đến ngày hôm nay.

Cái gì là tiêu chuẩn của một nhà hàng Việt để có thể “mời người Mỹ đến ăn”? Thực ra, làm nhà hàng thì chỉ có 4 yếu tố chính: món ăn, giá cả, sắp xếp-bài trí không gian nhà hàng và cách phục vụ. Dễ mà khó. Ta hãy nghe chủ nhân nói về nhà hàng Song Long:

- Về món ăn: Nhà hàng Song Long tập trung vào các món ăn Pháp và Việt. Chủ trương của Song Long về khẩu vị là phải phù hợp với khách hàng. Phải điều chỉnh cách nêm nếm các món ăn Việt, Pháp theo thói quen ăn uống ở Mỹ. Khách hàng rất ưa chuộng các một số món ăn Việt của Song Long như cơm sườn, hủ tiếu gà cá, bún suông, lẩu canh chua… Nhưng các món ăn Pháp ở đây mới là độc đáo. Có thể lấy ra một ví dụ là các món thịt bò nấu theo kiểu Tây như Filet Migon au Poivre Vert, Chateaubriand a la Bearnaise. Có một khách hàng Mỹ ở tận khu Bevery Hills xuống nhà hàng Song Long để ăn món này mỗi tuần, rồi còn đem food to go về cho người thân nữa! Tôi rất ngạc nhiên khi biết nhà hàng không có đầu bếp chính! Nhà hàng được quản lý theo cung cách công nghiệp. Mỗi đầu bếp ở đây phụ trách một công đọan của một hệ thống, được chỉ dẫn cân lượng rõ ràng, ai cũng làm được. Chỉ cần mỗi người thợ nấu làm đúng công việc của mình, món ăn sau cùng sẽ có đúng hương vị như đã định sẵn. Giống như một hệ thống franchise vậy. Bởi vì không quá phụ thuộc vào tay nghề của một cá nhân nào, nhà hàng mới có thể quản lý được chất lượng đều đặn cho các món ăn của mình.

- Về giá: nhà hàng Song Long chọn mức giá trung bình cho dù các món ăn có chất lượng tương đương với những nhà hàng sang trọng để phục vụ được đông đảo khách hàng hơn.

- Về cách sắp xếp-bài trí: nhà hàng Song Long được bày biện và trang trí giản dị, thân mật theo kiểu quán ăn gia đình. Sạch sẽ, tạo sự thỏai mái cho cả khách hàng và nhân viên là yếu tố được chú trọng. Nếu có dịp được vào trong bếp, ta sẽ ngạc nhiên vì diện tích khu vực bếp rất rộng và thóang so với các nhà hàng bình thường. Nhân viên vì vậy có một môi trường làm việc thuận tiện hơn.




















- Về cung cách phục vụ: đây mới là điểm đáng nói nhất của nhà hàng Song Long. Bản thân tôi đến ăn tại đây khá nhiều lần, và tôi cảm thấy mình được phục vụ ân cần, vui vẻ theo đúng kiểu “khách hàng là Thượng Đế” thường chỉ có ở các nhà hàng Mỹ. Không quá trang trọng, kiểu cách theo kiểu nhà hàng Tây làm khách hàng mất thỏai mái. Không quá xuề xòa, dễ dãi như một số nhà hàng Việt Nam làm khách hàng cảm thấy mình không được tôn trọng. Tính chuyên nghiệp trong phục vụ xuất phát từ quan niệm kinh doanh của người chủ : “Tinh thần phục vụ lấn át tinh thần business”. Hãy nuôi dưỡng tiệm của mình bằng sự hài lòng của khách hàng. Phải biết ơn khách hàng. Những nhân viên như chị Sương, chị Bảy, anh Roberto… đã cho khách hàng đúng những cảm giác đó khi đến Song Long. Ngay ở phần đầu của bài viết này, tôi đã nhắc đến lòng yêu nghề của một nhân viên nhà hàng Song Long. Bạn đọc sẽ càng ngạc nhiên hơn nếu biết vài người trong số họ đã từng học engineer ở Châu âu! Vì sao những nhân viên của nhà hàng lại hăng hái khi đi làm một công việc bình dị như vậy? Bởi vì nhân viên được đố xử như những chủ nhân của nhà hàng. Nhân viên thấy Song Long là nhà hàng của mình, thấy công việc kinh doanh của Song Long là một phần sự nghiệp của chính mình. Nhân viên ở đây được gọi là “patron”, tiếng Pháp có nghĩa là “người đỡ đầu” . Không có quan hệ chủ tớ, do đó mọi người làm việc với tinh thần trách nhiệm cao. Trong một không khí làm việc thân tình như vậy, có những nhân viên ba đời cùng làm việc cho nhà hàng Song Long! Khách hàng cũng cảm nhận được sự thân tình đó, nên đến Song Long như một quán của gia đình. Theo tôi biết , đã có gia đình đến bốn thế hệ cùng là khách hàng của Song Long!


Một nhà hàng, một chủ, ở một địa điểm duy nhất trong suốt hơn 20 năm là một điều hiếm thấy. Nhà hàng Song Long xứng đáng là một trong những biểu tượng về sự tồn tại và phát triển của Little Sài Gòn. Nói đến nhà hàng, người ta hay nói đến món ăn, hay giá cả. Riêng ở nhà hàng Song Long, yếu tố làm khách hàng trở lại nhiều nhất là tấm lòng hiếu khách, tinh thần phục vụ của những “patron” ở đây. Điều này cũng gần gũi với truyền thống coi trọng cái tâm của người Việt mình…

Đòan Hưng



Sep 17, 2008

CHA MẸ SINH CON, TRỜI SINH TÍNH - Ngọc Hiển

















NGUYÊN BẢN:


Chị Liên ơi, em da~ noi cho 2 tha(ng` No' la` bo se di tha(m ba` noi vi` ba` dang benh, 2 tha(ng` de^`u no'i "Oh! Man!" va` muon di voi bo^' :)). Em noi khong duoc phai doi next time vi` mi`nh can phai saved up va` no' co`n phai di ho.c nua. O noi la` se nho*' bo nhung se o nha` voi me, co`n Hippo noi la` "I don't mind for Daddy to go because grandmum sick, but I am sick, too, so can I go with you." Vua noi vua cuoi ca'i ma(t. rat le'm. Em phai noi cho tu.i no' biet truoc, de^? khi bo di no' khong bi shock ma` da~ chuan bi. tinh than. O hoi bo di bao la^u, em noi chi? 3 tuan thi` an tam noi "Oh, that's not a long time." Va` van co`n nho*' hoi no' di Gold Coast voi me Huong va` me Ngoc bo phai o nha`, bay gio toi phien no' o nha` cho bo di.

... Huong oi, toi hom qua 2 tha(ng` No' dang la`m homework, Ngoc noi la't nua truoc khi di ngu?. no' nho*' ca^`u nguyen cho ba` mau het bi.nh nha. O hoi no' pray bay gio co' duoc khong? Ngoc noi duoc chu*', the^' la` anh O la`m da^u' roi no'i "Dear God, please let my grandmum get well soon, when my dad visit her." Hippo thi` ngoi cu~ng no'i chuyen with God more than ca^`u nguyen, vui la(m'. Tha(ng` Hippo noi nhu vay ne` "dear God, please let my grandmum, my dad's mum whose I really don't know NO OFFEND to get well soon." Hy vo.ng 2 tha(ng` No' ca^`u nguyen moi toi de ba` duoc so*m' khoe ma.nh de^? bo En sang nho?ng nhe?o



CHẾ BẢN:


Sáng hôm qua mẹ Ngọc nói cho hai thằng nó (Rhino và Hippo) là bố Hiển sẽ đi thăm bà Nội vì bà đang bệnh. Mẹ Ngọc phải cho tụi nó biết trước để khi bố đi, tụi nó không bị shock.

Cả hai thằng đều nói "Oh! Man!" và xin đi với bố. Mẹ Ngọc khẳng định chuyện này không thể xảy ra được vì hai đứa phải đi học. Hơn nữa lần trước bố ở nhà cho ba mẹ con đi Gold Coast với mẹ Hương rồi, bây giờ tới phiên tụi nó ở nhà cho bố đi thăm ông bà.

Rhino tâm sự với mẹ Ngọc là nó sẽ nhớ bố nhưng "con sẽ mẹ ở nhà với mẹ". Hippo thì thổ lộ "Con không có mind bố đi vắng vì bố đi thăm bà bị bịnh mà! Nhưng ... con cũng bịnh. Vậy con đi với bố được không?". Hippo vừa nói vừa cười, cái mặt rất lém.

Rồi đến tối lúc hai thằng nó đang làm bài tập ở nhà, mẹ Ngọc nhắc "Lát nữa trước khi đi ngủ, hai đứa nhớ cầu nguyện cho bà mau hết bịnh nghe chưa!" Rhino hỏi "Nó pray bây giờ có được không mẹ?". Mẹ Ngọc trả lời: "Ờ, cũng được!". Thế là Rhino làm dấu rồi cầu nguyện ngay. Còn Hippo thì ... không cầu nguyện; chỉ ngồi nói chuyện thân mật với God thôi!

CHA MẸ SINH RHINO HIPPO,
ÔNG TRỜI DÀNH SINH TÍNH!


Sep 16, 2008

BÁC TRAI BÁC GÁI - Thay lời tựa


Tôi còn nhớ hoài bài Đề Từ bác Nguyễn Sĩ Tế viết cho tập Sợ Lửa của Bố Sỹ in năm 1956. Nó bắt đầu bằng:

“Năm 2005 tôi vừa mãn đệ tam nhiệm kỳ Đô Trưởng Hà Nội […] Tôi rút về ở một ngôi nhà cổ, tại một xóm hẻo lánh có hoa có đá kế cận thủ đô…” ; và chấm dứt bằng: “…bọn chúng tôi có tổ chức một cuộc họp mặt lớn để ăn mừng thượng thọ ông bạn già (bạn tôi sinh năm 1923). Nhân kỳ kỷ niệm này, hai nhà xuất bản lớn nhất Hà Nội là “Hương Yêu” và “Hồn Dân Tộc” có cùng hợp tác để cho in toàn tập truyện cổ tích của ông bạn […] :
Truyện Cổ Tích Của Doãn Quốc Sỹ (Toàn Tập) […] Tôi còn nhớ sau khi đã cùng chúng tôi chén tạc chén thù, ông bạn bèn ra ngồi bàn giở quyển sách mới in ra đọc. Chợt tôi thấy ông bạn già của tôi như trẻ lại, trẻ như con cháu nội của tôi đây, và ông bạn cũng gật gù mỉm cuời, cũng nhíu lông mày, cũng say sưa tưởng như truyện đó không phải do ông sáng tác. […]”

Trời, thật là y chang hình ảnh của Bố tôi bây giờ! Một ông già trẻ măng là độc giả say sưa của chính mình.


Cái cách bác Tế viết dự phóng tới năm mươi năm trong tương lai, cái cách bác lồng câu chuyện kể của bố Sỹ vào trong câu chuyện của chính bác đã làm rúng động đầu óc con bé tám tuổi là tôi lúc đó. Và cho tới nay, lăn lộn trong sách vở đã nhiều, tôi vẫn chưa thấy ai viết ngoạn mục đến như thế.


Nay nhìn lại thực tại năm 2008, bác Tế ra người thiên cổ đã mấy năm nay, Bố Sỹ vượt quá chặng “Thất thập cổ lai hi” đã lâu… Bố tôi đã quên hết thế sự thăng trầm, quên hết những dập vùi trong quá khứ, để vui cùng vợ, con và các cháu ở Houston, Mỹ Quốc, để thỉnh thoảng đi đây đi đó vui với bạn bè và đồng nghiệp cũ, vui với độc giả và học trò xưa…


Nhưng có lẽ Bố tôi vẫn không quên được nếp bận bịu của người cầm phấn và cầm bút thủa xưa, cho nên người vẫn đọc sách rất nhiều, và ghi ghi chép luôn tay.
Ngọc, con bé em họ của tôi hay nằn nỉ: “Bác ơi, bác chịu khó kể lại chuyện hai bác ngày xưa cho lũ con cháu đọc thì hay quá!”

Thế là ông cụ lại càng ghi ghi chép chép tợn, ghi vào bất cứ tờ giấy nào còn mặt trắng phía sau “…kẻo phí của giời!”

Và mỗi khi có đứa nào từ xa về - lũ chúng tôi đứa ở Cali, đứa Việt Nam, đứa tại Úc, cứ luân phiên nhau qua thăm Bố Mẹ - thì ông lại bảo: “Này, mày đánh máy dùm Bố cái chương này nhé…” Thật là y hệt như thủa xưa, tôi với con em, sau khi bài vở ở trường xong, hay giúp Bố đánh máy tác phẩm của ông để đưa đi nhà in làm bản vỗ.

Tập “Bác Trai Bác Gái” ra đời trong trường hợp đó: hình thức là một sự đóng góp tập thể của các con – Thanh, Khánh viết lời tựa, Liên và Hương đánh máy, Vinh trình bày, Hưng lo ấn loát – coi như món quà mừng sinh nhật Bố năm 2009.
Nội dung thì chỉ là những lời thương yêu của một ông bố hướng về vợ con, và bè bạn mình. Và kính mong chư vị độc giả chấp nhận nó như vậy: một chút ân tình của một ông cụ tám sáu đền đáp lòng mến yêu của mọi người.




Doãn Ngọc Thanh

Editor: Doãn Kim Khánh

Xin đọc lại "Trích Đề Từ cho Sợ Lửa - N.S.Tế" đăng ngày 13/08/08
Xin đón xem trích đoạn "Bác Trai Bác Gái" sẽ đăng ngày ....



Sep 15, 2008

CHUYỆN VUI CỦA MẸ - Thái Hằng


Tối hôm ngay sau khi bố đi San Jose về, cả nhà Houston mới thở phào !!!

Từ hôm bố đi, mẹ ra vô ngơ ngác kiếm bố. Sáng dậy, trước khi đi làm, 6T pha cà phê cho bà. Bà lại bắt 6T ngồi xuống để nói chuyện "phải trái"!!!

Thôi kệ! Cũng chìu bà !

Bà nói:
- Mẹ không nghĩ là bố đi Cali, mà .... bố đã có phòng nhì!
Rồi mẹ kể vanh vách là cô Nhàn nào đó hồi bố làm hiệu trưởng trường Hà Tiên.

6T bèn nói:
- Phòng nhì cái nỗi gì mẹ ơi! Bố đã 85 tuổi rồi!!! Con đây mới 50 mà nghĩ đến phòng nhì là thấy OẢI rồi ... huống gì bố!

Nhưng bà cụ vẫn nhất định là như thế rồi bắt gọi điện thoại triệu tập bố về ngay và lại còn phán một câu rất xanh rờn:
- Bố mày già rồi mà vẫn còn DẠI !!!

Đúng là càng già, mẹ càng quấn bố quá xá và nhõng nhẽo bố y chang như con nít. Những ngày không có bố bên cạnh, vợ 6T ép ăn (cương quyết cũng như dịu ngọt) thì ăn được một chén đầy đủ. Còn khi có bố bên cạnh là mẹ bắt đầu nhõng nhẽo, xớt cơm qua bát của bố, xớt cả thức ăn, xớt đủ hết cả. Mẹ vốn đã làm biếng ăn, lại còn nhõng nhẽo kiểu vậy, rốt cuộc không chịu ăn đầy đủ. Kết quả là bố thì cân được 118lbs; mẹ thì sút còn 63 lbs. Vợ 6T nói kỳ này chắc phải để ông ăn trước, bà ăn sau quá.

Trở lại chuyện bố đi San Jose, mẹ ở nhà nhớ bố. Khi bố về đến nhà, con Vịt ra đón ông, nó reo lên: "Ông về !!! Bà Nội ơi !!!", thì bà lại nói "Ông về mà cũng ồn lên!!!". Tới đây thì ... 6T hết nhịn nổi cười, phải ghi nhanh câu chuyện này xuống cho mọi người xem.

Thái Hằng

Phụ bản minh hoạ : Doãn Quốc Vinh

TRUNG THU XỨ SƯƠNG MÙ - Anh Quân


Thấm thoát tôi qua đây được 29 năm rồi , vậy là tôi ăn đủ 29 cái Tết Trung Thu ở xứ người, tôi chưa trở về Việt Nam vào dịp Trung Thu nên xem chừng tôi đã mất đi cái cảm giác “Tết Trung Thu rước đèn đi chơi” nhưng tôi vẫn được ăn bánh Trung Thu, mà không chừng ăn còn nhiều hơn hồi nhỏ tại Việt Nam nữa. Là vì làm công việc “Xã Công” , phục vụ bà con Việt Nam mình , được nhà nước Anh trả lương, nên vậy đồng hương mình cảm kích sự giúp đỡ của chính phủ Anh lắm, cũng muốn ít quà cáp để tỏ bày sự nhờ ơn nhưng kẹt chính phủ thì ở xa qua, muốn đến đâu phải dễ, không có giấy mời thì đâu ai cho vào. Thôi vậy! cái thằng làm công ở gần, trả ơn bằng hiện kim thì nó không dám lấy , vậy đợi dịp lễ lộc cho nó ít quà, nên thế cứ mùa Trung Thu là tôi được nhận cả chục hộp bánh. Bánh làm từ Hong Kong và bánh làm từ Việt Nam, nhưng loại bánh tôi được tặng chỉ là bánh căn bản, chứ nghe bên Việt Nam , các vị chức sắc nhận bánh Trung Thu loại Hoàng Đế, là 8 cái bánh rồi phía dưới hộp bánh là bàn cờ tướng và các quan cờ bằng vàng. Tôi là người thích đánh cờ nên cũng mong một ngày mua vé số trúng lô độc đắc để mua bộ cờ trong nhà mà hù thiên hạ.



[...] Những năm đầu tổ chức Tết Trung Thu trong cộng đồng tại Anh quốc rất đông người tham dự mà dàn trình diễn cũng xom tụ lắm là múa lân, phát quà cho thiếu nhi, bánh Trung Thu, sổ xố phần thưởng và cuối cùng là văn nghệ. Mà tất cả là miễn phí vì chính quyền địa phương giúp đỡ nhất là dân VN mới đi tha hương, trên khuôn mặt người đó phảng phất nét “người di tản buồn”. Vậy càng phải giúp dân VN để họ quên đi “Nổi Buồn Chiến Tranh” . Do vậy ban nhạc chơi vài bài Trung Thu thì bí mất tiêu bài hát, vì cả năm Trung Thu có một lần, tập dợt đâu ăn khách, mà phải tìm những bài cho hợp thời thượng lúc đó là “Vĩnh biệt Sài Gòn”, “Sài Gòn nềm nhớ không tên”, “Người di tản buồn”, “Một lần miên viễn xót xa”, rồi bi thảm hơn nữa là “Đêm chôn dầu vượt biển”… Giờ thì chẳng còn ban nhạc hát những bài đó nữa mà là phải những bài trong nước sáng tác thì mới hợp thời. Riêng tôi mới nghe bài trong nước thấy giai điệu khá dễ nghe, nhưng nghe thêm một số bài nữa thì tôi hết phân biệt được, thấy bài nào cũng tựa như nhau, rồi lâu lâu gần hết bài ca sĩ phải rống lên như các bài hát của ca sĩ da đen.


Bên Anh bị hạn chế ban nhạc, lúc ba đầu còn bốn năm ban nhạc, nhưng thị trường không có khách thế là các nhạc sĩ và ca sĩ đành phải chuyển qua nghề ngồi con ngựa sắt như là Phù Đổng Thiên Vương tức là ngồi đạp máy may kiếm ăn. Rồi nghề may chết là mọi người chuyển qua nghề Nail, những ngón tay chuyên bấm nốt nhạc thành thợ sơn móng nhưng có lẽ họ sẽ lả lướt hơn mọi người khác. Ban nhạc nay chỉ còn có hai, mà chẳng lẽ mời họ hoài, riết người tổ chức Trung Thu bị phê bình sao chương trình năm nào cũng như năm đó vậy, chẳng có gì xem hết. Họ nói cũng đúng nhưng họ chỉ quên một điều quan trọng là mỗi lần tổ chức như vậy là họ không phải đóng góp gì hết, chứ muốn vui thì phải cũng phải có cái gì vào thì mới thu hút được chứ.

Trong vòng 5 năm vừa qua, các cộng đồng VN tại Anh không còn tổ chức Trung Thu nữa, tuy nhiên còn một chỗ duy nhất là Chùa VN [...]

Anh Quân


Hình minh hoạ : Hình ảnh minh hoạ không phải hình chụp tại xứ Sương Mù Anh Quốc mà chụp tại xứ Cờ Hoa Huê Kỳ.

Cộng đồng người Việt Nam nào cũng làm một đêm Trung Thu cho trẻ em Việt Nam ở vùng Little Saigon. Nô và Oui theo đoàn hướng đạo của mình đi làm community projects:


- Hướng đạo Oui: có nhiệm vụ đứng ở gian hàng trò chơi câu cá. Bạn nào tới thì đưa cần câu. Bạn nào câu được cá, phát quà, giữ gìn trật tự.

- Hướng đạo Nô: chia qua Trung Thu, phát quà, lồng đèn cho các trẻ em tới. Nô phải có mặt từ 12:00 trưa cho đến 9:00 tối để thi hành nhiệm vụ.


DQHưng

Sep 13, 2008

TRUNG THU XA XỨ - anh Tùng
















Hương ơi là Hương ! Anh không hiểu sao Hương la là không thành công. Hình gợi được không khí chợ lồng đèn, thích lắm đó chứ !


Hương đi chụp hộ anh hàng «con giống» nhé (không biết bấy giờ còn bán không). Rồi hàng bánh trung thu nữa !. Chụp cho thấy bánh nướng bánh dẻo.

Phải chi Hương ở bên này, anh sẽ nhờ Hương chụp hình bàn cỗ trung thu (anh sẽ tổ chức ở chùa Bồ Đề ở Québec thứ bảy tới này, không biết có mấy mống tới), có con giống nhà anh làm (khoảng trăm con, anh và tụi nhỏ nặn từ mấy năm trước), dùng cái ống kính Macro của Hương chụp thì hết sẩy.

Anh gửi hình trung thu nhà anh, có cái này rất đặc biệt là « tháp mía ». Mặc dù anh xa quê đã hơn 30 năm, vậy mà nhà anh vẫn giữ tục ăn trung thu lớn. Đến độ con nhà anh, lớn cả, lấy chồng tây (con Tiên) mà còn gắn bó với tập tục đó. Năm ngoái, con Tiên nó mời anh chị và cả nhà lên Amqui, chỗ nó ở, cách Québec 5 tiếng đồng hồ lái xe, ăn trung thu nó tổ chức, có đủ hết chỉ thiếu …con nít việt nam ! Nó còn mở lớp dạy làm lồng đèn cho lũ con nít tây tới tham dự ! Anh gửi hinh cho coi.

Anh Tùng









Sep 11, 2008

PHOTOGRAPHY - Macro


The Silver...
.... The Green ...


The Yellow
and
the Brown
!
















I MISS YOU ALL!