Nhạc Sĩ Phạm Duy năm 2006 (qua ống kính Đoàn Khoa)
Vào ngày 27/01/2013, tại Việt Nam, nhạc sĩ Phạm Duy đã hoàn tất chu kỳ của một kiếp người, như chính ông đã viết trong ca khúc Xuân Ca: “Dù nay, dù mai cũng như mọi ai chết trong địa cầu…”. Có điều không ai có được như Phạm Duy là những ca khúc của ông chắc chắn sẽ vẫn còn sống lâu lắm trong nền âm nhạc Việt Nam, kể cả trong nước lẫn hải ngoại. Ở cái thời điểm tiễn đưa một người đã khuất, ắt hẳn có nhiều người thắc mắc rằng Phạm Duy đã chuẩn bị sẵn sàng cho cái chết của mình ở tuổi 92? Ngẫm nghĩ lại về cuộc đời của ông, nghe lại cả ngàn lời ca của ông, ta sẽ hiểu Phạm Duy nghĩ gì về chuyện tử sinh của chính mình…
Có lẽ ít có nhạc sĩ nào viết về sự sống, cái chết trong ca khúc của mình nhiều và sâu sắc như Phạm Duy. Chính người nhạc sĩ đã tâm sự: “…đối với tôi chỉ có ba điều quan trọng: TÌNH YÊU, SỰ ĐAU KHỔ VÀ CÁI CHẾT…”. Những người chiêm nghiệm sự sống - chết theo nhân sinh quan Phật Giáo sẽ nhận ra rằng: Phạm Duy cũng nhìn tử sinh như một vòng tròn sinh diệt bất tận của thuyết luân hồi.
Trong gần 70 năm sự nghiệp sáng tác của Phạm Duy, người ta nhận ra có hai giai đoạn ông viết nhiều ca khúc về chủ đề tử sinh nhất. Vào khoảng cuối thập niên 50 đến giữa 60, ông cho ra đời hàng loạt ca khúc bất hủ như Đường Chiều Lá Rụng (1958), Một Bàn Tay (1959), Tạ Ơn Đời (1959), Xuân Hành (1959), Xuân Ca (1961), Những Gì Sẽ Đem Theo Về Cõi Chết (1966). Ở độ tuổi “tứ thập nhi bất hoặc”, Phạm Duy đã nhìn đời người là một cuộc tái sinh duyên từ lúc ra đời cho đến khi nhắm mắt lìa đời:
“Bàn tay đưa anh ra khỏi lòng người
Một đêm kêu lên hơi thở tuyệt vời…
….Một mai đưa anh thăm thẳm lìa đời
Mùa đông khăn tang mây bỏ đường dài
Bàn tay thương nhớ, ôi gập anh băng giá
Lạ lùng, tay khép làn mi” (Một Bàn Tay)
Con người ta vào đời và lìa đời cũng với một bàn tay…
“Bàn tay đưa anh ra khỏi lòng người
Một đêm kêu lên hơi thở tuyệt vời…
….Một mai đưa anh thăm thẳm lìa đời
Mùa đông khăn tang mây bỏ đường dài
Bàn tay thương nhớ, ôi gập anh băng giá
Lạ lùng, tay khép làn mi” (Một Bàn Tay)
Con người ta vào đời và lìa đời cũng với một bàn tay…
Đường Chiều Lá Rụng là một trong những ca khúc nói về cái chết hay nhất của nền ca khúc Việt Nam. Trong ca khúc này, Phạm Duy nhìn sự chết đi và tái sinh của một kiếp người qua từng chiếc lá rụng về cội:
“Còn rơi rụng nữa, cành khô và lá, thành ngôi mộ úa
Chờ đến một trận gió mưa, cho rữa tình già xác xơ,
Cho biến thành nhựa sống nuôi tình thơ…”
“Còn rơi rụng nữa, cành khô và lá, thành ngôi mộ úa
Chờ đến một trận gió mưa, cho rữa tình già xác xơ,
Cho biến thành nhựa sống nuôi tình thơ…”
Nhìn sự sống chết trọn vẹn như vậy, Phạm Duy chắc đã bình thản đón chờ cái chết, và chấp nhận những gì mình sẽ phải bỏ lại cuộc đời này, điều mà không phải ai cũng chấp nhận được:
“Rồi mai đây tôi sẽ chết, Trên đường về nơi cõi hết, Tôi sẽ đem theo với tôi những gì đây ?...
…Tôi không đem theo với tôi được tiền tài hay danh vọng
Tôi không đem theo với tôi được gái đẹp hay rượu nồng
Tôi không đem theo với tôi được lầu vàng hay gác tía…”
(Những Gì Sẽ Đem Theo Về Cõi Chết)
“Rồi mai đây tôi sẽ chết, Trên đường về nơi cõi hết, Tôi sẽ đem theo với tôi những gì đây ?...
…Tôi không đem theo với tôi được tiền tài hay danh vọng
Tôi không đem theo với tôi được gái đẹp hay rượu nồng
Tôi không đem theo với tôi được lầu vàng hay gác tía…”
(Những Gì Sẽ Đem Theo Về Cõi Chết)
Giai đoạn thứ hai của các ca khúc tử sinh của Phạm Duy là vào năm 1988, khi ông hoàn thành 10 ca khúc trong tuyển tập “Hát Cho Năm 2000”. Lúc bấy giờ tác giả đã “thất thập cổ lai hy”. Dù vẫn xem sống chết là một thực thể không thể tách rời, nhưng tác giả lúc này thể hiện tình yêu sự sống còn mãnh liệt hơn nữa. Trong ca khúc “Nắng Chiều Rực Rỡ”, ví tuổi già của mình với từng tia nắng ban chiều, Phạm Duy dối già rằng: “…Nắng chiều còn tươi hơn nắng trưa”, và níu kéo rằng:
“Em có thấy không nắng chiều rực rỡ
Em có thấy không nắng đẹp còn đó
Nắng còn nắng lê thê thì đêm ơi vội gì Nắng còn nắng bao la thì xin đêm đợi chờ…”
“Em có thấy không nắng chiều rực rỡ
Em có thấy không nắng đẹp còn đó
Nắng còn nắng lê thê thì đêm ơi vội gì Nắng còn nắng bao la thì xin đêm đợi chờ…”
Hay trong ca khúc “Trăng Già”, tác giả ước ao được sống tuổi đời của đá, của trăng:
“…Ðá, trăng bao tuổi, đá, trăng mới già
Mà sao ta thấy ơi a trăng tà, cũng như đá già
Vẫn còn đương tơ, vẫn còn trơ trơ
Giữa nơi ta bà hay đối với ta…”
“…Ðá, trăng bao tuổi, đá, trăng mới già
Mà sao ta thấy ơi a trăng tà, cũng như đá già
Vẫn còn đương tơ, vẫn còn trơ trơ
Giữa nơi ta bà hay đối với ta…”
Thấy được tử sinh luân hồi như vậy, có phải chăng Phạm Duy đã là một thiền sư, thanh thản ra đi bỏ lại kiếp người không vướng bận? Không, không hề! Thiền sư Nhất Hạnh có nói rằng giữa người nghệ sĩ và thiền sư có một điểm giống nhau, đó là cả hai đều biết sống trọn vẹn, tràn đầy từng giây phút của đời sống của chính mình. Nhưng thiền sư hướng mình đến một trạng thái tâm không còn vướng bận vào tử sinh. Là một nghệ sĩ trọn vẹn, hình như Phạm Duy không muốn thế. Ông sống trọn vẹn, yêu thương trọn vẹn trong cuộc đời cho chính mình. Nếu không sống, không yêu thương hết mình, Phạm Duy đã không thể để lại cho đời nhiều ca khúc bất hủ đến thế. Và khi mất đi, ông luôn luôn khát khao một lần nữa được tái sinh lại làm kiếp người, để lại được yêu thương, hờn ghét. Có thể nói rằng không có một nghệ sĩ nào thể hiện tình yêu kiếp người mãnh liệt hơn Phạm Duy. Ông là hình ảnh có thực của một Alexis Zorba trong tiểu thuyết. Xin hãy hát cùng Phạm Duy để cảm nhận được tình yêu nhân thế bao la đó:
“…Xuân muôn năm, có ta Xuân còn hơi Xuân
Thì xin, thì Xuân hãy cho tình nhân sống thêm vài lần…” (Xuân Ca)
“…Xuân muôn năm, có ta Xuân còn hơi Xuân
Thì xin, thì Xuân hãy cho tình nhân sống thêm vài lần…” (Xuân Ca)
“…Ta vứt sau ta những nẻo đường trần
Ta vút bay theo những nẻo đường tiên
Nhưng nếu mai sau, ai gọi Người Tình
Anh sẽ quay lưng bước về nẻo xanh…” (Rong Khúc)
Ta vút bay theo những nẻo đường tiên
Nhưng nếu mai sau, ai gọi Người Tình
Anh sẽ quay lưng bước về nẻo xanh…” (Rong Khúc)
“…Người là ta một mùa Xuân tỏa ánh nắng mai
Bước lên đời mang một duyên tình duyên mới
Người là ta đường nhân ái còn đi mãi mãi
Hết bước xuân, ta gọi nhau về trong Người…” (Xuân Hành)
Bước lên đời mang một duyên tình duyên mới
Người là ta đường nhân ái còn đi mãi mãi
Hết bước xuân, ta gọi nhau về trong Người…” (Xuân Hành)
Ca sĩ Duy Trác có lần bảo rằng phải mất 50 nữa thì Việt Nam may ra mới có một Phạm Duy thứ hai. Nhiều người bi quan với tình hình văn hóa nghệ thuật trong nước như hiện nay, cho rằng thời gian chờ đợi đó chắc sẽ là một thế kỷ!
Nhưng đối với những ai yêu mến nhạc Phạm Duy, và tin vào tái sinh, thì lạc quan nghĩ rằng Phạm Duy dù có mất đi, rồi ông cũng sẽ quay về để sinh lại làm người. Và với người nhạc sĩ đã một đời “khóc cười theo vận nước nổi trôi” như ông, chắc hẳn nghiệp lực sẽ lại kéo ông làm người Việt Nam thêm một lần nữa, cho dù quê hương vẫn còn nhiều nổi trôi…
Hãy tin như vậy. Hãy hát những ca khúc tử sinh của Phạm Duy để thấy rằng người nhạc sĩ vẫn còn ở quanh đây với cuộc đời. Và trong một ngày không xa, cái hồn nhạc Phạm Duy lại được tiếp nối qua một người nghệ sĩ trẻ nào đó, cũng biết yêu thương, hờn ghét trọn vẹn với một tâm hồn tự do phơi phới như Phạm Duy của một thời vang bóng…
Đoàn Hưng
8 comments:
Một vì sao rụng 6 Vinh ơi, mấy ngày nay cứ lảm nhảm "Quán bên đường"... trong bai viết trên mạng nói sự ra đi cua Duy Quang cũng làm ảnh hưởng tinh thần của ông, vì là người gần gủi ông nhiều nhất trong đời sống cũng như âm nhạc...
Cũng như Hà nói - những người yêu thích nhạc Ph.D phải ở trong cái private club đế cùng nhau hát - nghe và học nhạc của Ông (như tía Dũng cũng đã học nhạc Ph.D từ HCC), chỉ sợ một điều là khi Ông mất đi sẽ có hiện tượng ca tụng nhạc Ph.D theo cái “kiểu của họ” thì nguy khốn lắm lắm, vì tía Dũng đã đọc được bài viết …vì thế, nhạc Phạm Duy mang chút âm hưởng của Văn Cao và Trịnh Công Sơn!!! MẸ KIẾP.
DungThuyNiGanMinhXiu
"Sự nghiệp" của Phạm Duy quá to lớn, quá overwhelming nên không có lời nào để ca tụng và cám ơn ông cho đủ. Má Thùi chỉ cảm thấy PD rất giống Nguyễn Du ở chỗ đã đi vào đời sống của mọi người một cách tự nhiên, tới nỗi có những lúc mình nghêu ngao, ngân nga nhạc Phạm Duy theo cảm xúc của mình một cách vô thức. Còn nhớ đã nghe Tình ca từ hồi học mẫu giáo và hát theo Thái Thanh từ hồi tiểu học, sau đó có con lại hát cho con nghe, bây giờ đển cháu ngoại cũng đã bắt đầu nghe Phạm Duy (nhạc sống đàng hoàng từ ông quoại Dũng).
Ma' Thuy
Cám ơn chú Hưng đã chia sẻ bài viết về tử sinh. Thích nhất là đoạn nói về Đường chiều lá rụng là bài hát "gối đầu giường" của má Thùi. Bức hình Đoàn Khoa chụp cái thần tuyệt đẹp.
Má Thùi gửi cái link của vnexpress nói về Phạm Duy để mọi người thấy trong nước cũng còn nhiều người yêu quý Phạm Duy.
Bài viết hay lắm đó Hưng. Chỉ có những người trong nhóm mình mới ngụp lặn được trong nhạc và ngôn từ của PD như vậy.
PD là nhân chứng của ba chương sử VN, giống bố mình. Mình phải bảo nhau phải trân trọng những ngày cuối đởi của bố.
bac Khanh
Hay lắm Hưng Gàn! Có điều phải sửa câu “Nhƣng thiền sƣ hƣớng mình đến một trạng thái tâm không còn vƣớng bận vào tử sinh.” thành “… không vướng bận vào sân si ái” thì đúng hơn. Ông PD cũng không vướng bận vào tử sinh, nhưng vẫn ôm trọn vẹn si ái, nên vẫn lưu luyến cuộc đời.
chi Hia
Pham . Duy la` the best ... forget all cai' Ta^t. xa^u' cua? o^ng ta...chac' la` o co' ngu*oi` nhac. si~ thu*' 2 nao` gio^ng' o^ng ta ro^i` !
Anh Hưng ơi, anh viết bài này hay và cảm động quá. Em đọc mà rưng rưng!:) Trang Thái
Em nhớ nhất là bài "Ngậm Ngùi" vì được nghe nhiều hồi còn nhỏ, mỗi lần mẹ em ru em ngủ. Khi giỡn với em thì mẹ lại hát chại ra là ..."lá sầu rụng...rốn!" TrangThai
Post a Comment