Chị Hai thấy rằng những người ra nước ngoài như chị Hai, như Quân, bao giờ cũng trân trọng tiếng mẹ đẻ, và bao giờ cũng sợ quên nó mất tiêu nên cố gắng dùng nó càng nhiều càng tốt ...
Chị Hai
Vâng, chị nói đúng những người sống tha hương như chị em mình luôn trân trọng tiếng mẹ đẻ, nhất là thuộc thế hệ thứ 1 thì càng quí tiếng xứ mình. Có nhiều nguyên nhân nhưng nhìn theo góc cạnh khôi hài là thế hệ thứ nhất khi đi định cư một quốc gia nào trên thế giới thì phải học tiếng xứ đó chẳng hạn tiếng Anh hay tiếng Pháp hoặc tiếng Đức… học cố tới mấy lúc nói chuyện với người bản xứ thì mình phát âm y như là tiếng mẹ đẻ (tiếng mẹ đẻ của mình là tiếng Việt nên mình nói tiếng Anh y như tiếng Việt). nh cũng hơn mấy ông đó bao nhiêu.
Rồi nói về tụi nhỏ hơn ở hải ngoại cũng hướng nội, như cô bé Quỳnh Anh gì đó không nói nhiều tiếng Việt nhưng bài hát Bonjour Viet Nam thì cũng mang màu sắc quê hương. Các bạn trẻ chọn về nghành nhiếp ảnh là cũng chọn chủ đề về cội nguồn để qua đây triển lãm.
Ngược lại trong nước thì hướng ngoại nhiều hơn. Nhất là các quốc gia chậm phát triển thì cách nói chuyện càng bị lây tây. Có một lần nói chuyện với Bác Tuân tại London, bác đưa một quan điểm rất là lý thú mà Quân nhớ hoài. Bác nói ngày xưa người ta ủng hộ Tư Lực Văn Đoàn, đả phá phong kiến, các lý toét xã xệ, nhưng đi quá đà luôn là phá luôn tuần phong mỹ tục, phải tây hóa, ăn mặc theo tây và sau này thì lại trở lại cuội nguồn.
Mười năm trước Quân có đi học khóa dạy tiếng mẹ đẻ , phải viết sáu bài tiểu luận, trong đó có một bài Quân viết là “Kẻ mạnh thì tồn tại”. Quân nêu ra vấn đề là nếu quốc gia đó hùng mạnh, văn hóa sẽ phát triển thì ngôn ngữ sẽ được đám trẻ hưởng ứng. Quân đi hỏi hơn chục đứa Việt Nam sang đây hồi 3 hay 4 tuổi, là một tiếng tương đương như tiếng Anh, Pháp , Nhật , Đức… thì các em có bỏ công học không. 80% trả lời sẽ học.
Thật mà nói cái gì cũng có phần quyền lợi trong đó. Hơn 15 năm trước có người giới thiệu Quân dạy tiếng Việt cho một thằng Anh gốc Do Thái. Nó tới nhà Quân học giờ đầu có vẻ chăm chỉ lắm, chịu học A, B, C… rồi đánh vần bờ a ba , mờ a ma sắc má, em xờ em xem… qua giờ thứ hai thì đổi ngược là thằng dạy tiếng Việt nghe thằng Do Thái kể chuyện tiếng Anh.
Chẳng qua nó đang yêu một em gái Hải Phòng., con bé này cũng mê đóng phim nên nó chuyên đi tìm các hãng phim cần thuê người Việt Nam. Mà gia đình con bé này không cho nó yêu cái dân tộc đã từng bán Chúa Jesus, thế là nó thất tình, giờ nó muốn chứng minh là tình yêu không biên giới từ văn hóa, ngôn ngữ và cho đến ngoại hình cao thấp nữa. Nó nhất quyết đi học tiếng Việt, mà không hiểu sao cái quyết tâm của nó làm Quân trở thành người tâm sự của nó. Mỗi tuần nó lại nhà trả tiền tâm sự sau đó bắt Quân viết thư tiếng Việt đến bố mẹ con bé. Cho tới một ngày nó đến nhà Quân khóc hu hu… là con bé cùng gia đình về Việt Nam chơi rồi và sẽ thay đổi địa chỉ. Thế là tình nghĩa thầy trò của Quân và nó cũng dứt luôn.
Thật mà nói cái gì cũng có phần quyền lợi trong đó. Hơn 15 năm trước có người giới thiệu Quân dạy tiếng Việt cho một thằng Anh gốc Do Thái. Nó tới nhà Quân học giờ đầu có vẻ chăm chỉ lắm, chịu học A, B, C… rồi đánh vần bờ a ba , mờ a ma sắc má, em xờ em xem… qua giờ thứ hai thì đổi ngược là thằng dạy tiếng Việt nghe thằng Do Thái kể chuyện tiếng Anh.
Chẳng qua nó đang yêu một em gái Hải Phòng., con bé này cũng mê đóng phim nên nó chuyên đi tìm các hãng phim cần thuê người Việt Nam. Mà gia đình con bé này không cho nó yêu cái dân tộc đã từng bán Chúa Jesus, thế là nó thất tình, giờ nó muốn chứng minh là tình yêu không biên giới từ văn hóa, ngôn ngữ và cho đến ngoại hình cao thấp nữa. Nó nhất quyết đi học tiếng Việt, mà không hiểu sao cái quyết tâm của nó làm Quân trở thành người tâm sự của nó. Mỗi tuần nó lại nhà trả tiền tâm sự sau đó bắt Quân viết thư tiếng Việt đến bố mẹ con bé. Cho tới một ngày nó đến nhà Quân khóc hu hu… là con bé cùng gia đình về Việt Nam chơi rồi và sẽ thay đổi địa chỉ. Thế là tình nghĩa thầy trò của Quân và nó cũng dứt luôn.
Cho đến năm 1999, Quân gặp nó bất ngờ ngoài đường thì nó cười hề hề, nói là có vợ Việt Nam rồi, cũng Hải Phòng nhưng cô khác, về Việt Nam lấy và bây giờ nó cũng đổi nghề làm nghề bán vali ngoài chợ trời. Nhưng tiếng Việt của nó cũng chẳng khá hơn xưa, giờ có vợ Việt Nam thì vợ phải lo học tiếng Anh thôi.
Anh Quân
1 comment:
Chị đọc bài của Quân bao giờ cũng thích, vì Quân lăn lóc khắp nơi, nên thấy được bao nhiêu mảnh đời, kể được bao nhiêu câu chuyện thú vị.
Chị đồng ý với Quân là KẺ MẠNH = mang tới nhiều QUYỀN LỢI = được nhiều người theo và nói tiếng. Bởi vậy nước Việt ta cứ phải ... sính tiếng Tây, tiếng Anh. Bởi vậy chị cứ khâm phục dân Âu Châu (trừ Anh Quốc) ai cũng rôm rốp tiếng mẹ đẻ của mình + tiếng Anh + nhiều khi còn thêm 1 tiếng nước hàng xóm nữa chứ : )
Chỉ có mỗi cái xứ Úc Miệt Dưới chị ở, to xác mà ... ít dân, sức mạnh kinh tế chỉ hạng lèng èng, nhưng ỷ nói tiếng Anh nên chẳng buồn học thêm sinh ngữ nào khác.
Lũ con nhà chị thì ... bị nói tiếng Việt từ hồi mới đẻ - chỉ vì chị nghĩ rằng, tuy chúng nó sinh ra và lớn lên ở đây, nhưng bề ngoài thì vẫn da vàng mũi tẹt như bố mẹ, lỡ có đứa nào cắc cớ hỏi gốc mày từ đâu, mà lại không ậm ọe được tí tiếng Việt thì ... quê chết !!!
Chị Hai
Post a Comment