Hồi còn bé tôi rất thích gặp anh chị bà con của tôi nhưng chỉ có một điều duy nhất là tôi hay bực mình mỗi lần chuyện trò với các anh chị vì hay chêm tiếng Pháp vào trong câu chuyện. Anh chị họ của tôi đều là dân trường Tây, họ học từ lớp vỡ lòng, về nhà thì đọc các loại sách hình bằng tiếng Pháp như Phan Tân & Sĩ Phú, Tí hon thần lực, Tin Tin , Asterix & Obelex… rồi họ còn nghe nhạc Pháp. Còn phần tôi là tiếng Việt 100%, chuyên đọc truyện hình làm từ Chợ Lớn, tiến bộ hơn là coi truyện hình Xì Trum, Lữ Hân & Phi Lục… là những loại truyện hình tây phương được dịch ra tiếng Việt.
Tuy nhiên các anh chị họ của tôi lại thích xem các loại truyện hình chợ lớn của tôi như Người Điện Quan, Ma Cà Rồng và nhất là Tề Thiên Đại Thánh bằng tranh. Ngoài ra họ thích nghe những câu chuyện ở ngoài đường tôi hay chơi như bắn bị, tạt lon, bông vụ.. hoặc cảnh trước trường học như quay số được ăn kẹo kéo, các chuồng dế bày bán học trò…Nhất là khi anh chị tôi được nghe các tên diễn viên như Lý Tiểu Long, Vương Vũ, Khương Đại Vệ, Địch Long… họ cảm thấy các loại phim võ thuật này quá hoang đường vì sao có cảnh phóng một cái lên nóc nhà, rồi anh diễn viên Vương Vũ cụt hết cánh tay, người đầy máu me mà đánh hoài không chết. Vì trong đầu anh chị họ tôi chỉ có những tên như Alain Delong, Liz Taylor, Robert Redford… Đó là sự khác biệt giữa hai thế giới giàu nghèo.
Khi qua tới hải ngoại, thời gian đầu, tôi hay đọc các tiểu thuyết viết trước năm 1975, lúc đó tôi kiếm được các quyển truyện của ông Chu Tử. Thường tựa đề sách của ông có một chữ mà thôi như Yêu, Ghen, Tiền…. ở cái tuổi mới lớn, tôi rất thích triết lý về cuộc đời của ông và câu truyện của ông có tình tiết khá hấp dẫn nhưng cũng lại một điều tôi rất ghét là vì ông hay chọt một câu tiếng Pháp vào. Làm đọc mất hứng. Sau này đọc thêm thì tôi được biết một phần sinh hoạt về ông ta. Tất nhiên có lời phê bình tốt xấu nhưng ở thế hệ tôi thì chỉ biết nghe mà thôi.
Sống ở nước ngoài vào thập niên 80 , nhất là ở thời không thể liên lạc với người trong nước, nên cái ngôn ngữ tiếng Việt của tôi sử dụng chỉ là đến 1975 , vì sau đó tôi không có cơ hội cấp nhất hóa các từ ngữ mới của tiếng Việt, nên vậy người từ Việt Nam mà nghe tôi nói chuyện chắc họ thấy tôi xài các từ ngữ xa lạ lắm, chẳng hạn tôi dùng chữ giải “Túc Cầu Thế Giới” thay vì “Bóng Đá Thế Giới”. Thêm nữa tôi nói chuyện lại chêm vài từ tiếng Anh. Thế là tôi từ từ giống anh chị họ mà không hay.
Bởi vậy, bây giờ nói tiếng Việt ở nước ngoài có nhiều giọng khác nhau. Một điều thú vị là em nhỏ nào sanh ở quốc gia nào trên thế giới là khi nói tiếng Việt sẽ mang giọng xứ đó. Các đứa cháu của tôi ở Mỹ nói tiếng Việt khác giọng mấy đứa cháu của tôi tại Pháp và Đức. Bắt buộc đứa nào nói tiếng Việt cũng phải có vài chữ tiếng bản xứ và kèm theo cử chỉ của nguờI bản xứ trong một câu nói.
Khi về tới Việt Nam chơi vào cuối thập niên 90, tôi luôn cố nói tiếng Việt không có một chữ tiếng Anh nào. Có lẽ một phần tôi không muốn người tại Việt Nam biết tôi là Việt Kiều, phần nữa không muốn bạn bè chê là quên tiếng Việt. Vào cái thời đó, trong ngôn ngữ hàng ngày tại Sài Gòn không có pha tiếng Anh. Tôi còn nhớ vào năm 1996 chỉ thị nhà nước VN đưa ra là các bảng hiệu tại VN không được sử dụng tiếng nước ngoài, chẳng hạn “Đại lý hàng điện tử AIWA” thì có người tính phiên âm chữ “AIWA thành Ai Hoa”. Nhưng sau 13 năm thì tại Sài Gòn thay đổi khá nhiều trong ngôn ngữ của tuổi trẻ. Trong một câu nói là bọn trẻ phải có vài chữ tiếng Anh, chắc như vậy mới theo kịp thời Thượng. Tuy nhiên cái loại ngôn ngữ pha trộn này sử dụng nhiều nhất trong các trang BLOG của nhóm trẻ tại Việt Nam. Nếu họ cho đó là một cái mốt viết trong BLOG thì tôi lại cho chẳng giống ai. Tôi biết một người trẻ tại Sài Gòn, đời sống xem là diện trung lưu. Cô ta là người thành công, có làm một cái BLOG, nhưng khi tôi đọc BLOG của cô ta thì thấy các từ ngữ pha trộn trong câu viết, tôi cảm thấy khôi hài. Cha cô ta vừa mới mất, cô ta thông báo trên Blog như sau: “My Father pass away, cả nhà SAD quá muốn SIT với nhau để SING bài hát….."
Nếu một người không biết tiếng Anh họ đọc chắc có cảm giác giống tôi khi đọc truyện Chu Tử. Mà nhiều trang BLOG của các em là pha chế tiếng Anh đủ kiểu, sử dụng đủ các câu tiếng Anh trong cái Blog của mình. Riêng tôi rất bị dị ứng với cái loại ngôn ngữ đối thoại trên Internet. Nếu sử dụng vài lần thì tôi chấp nhận nhưng trở thành ngôn ngữ thông dụng thì tôi không hài lòng chút nào chẳng hạn chữ QU đổi qua chữ W, chữ V thay thế chữ D , chẳng hạn Yêu Dấu được viết thành “Iêu Vấu”. Tất nhiên, thay đổi ngôn ngữ tạo nụ cười là một điều thú vị , như một số phim cười của Mỹ họ đã từng viết “ B 4 I C U…” (before I see you… ) hoặc “I CUP “ (I SEE YOU PEE) nhưng lạm dụng cái ngôn ngữ không chính thức thành ngôn ngữ hàng ngày thì tôi luôn bị phản ứng, chắc đây báo hiệu một tư tưởng bảo thủ khi ngày ngày càng lớn tuổi.
Hôm về Việt Nam vào cuối năm 2008. đi tản bộ với Duy trên con đường Nguyễn Thái Học, Duy có nói với tôi bây giờ tại Việt Nam họ nói tiếng Việt pha quá nhiều tiếng Anh, còn bọn mình thì nói từng câu phải cố sao là chỉ tiếng Việt thôi.
Tôi không trả lời cho Duy mà trong đầu suy nghĩ có lẽ đây một cái mốt mà ở các quốc gia chậm phát triễn bị vướng phải. Vì nhìn lại cái đất Sài Gòn vào đầu thập niên 60 thế hệ trẻ bị ảnh hưởng loại âm nhạc nửa tây nửa ta. Các ca sĩ trẻ cũng mang những cái tên tây ta lẫn lộn như Elvis Phương, Cathy Huệ, Billy Shane, ông Trường Kỳ là Johny Ky… rồi các ban nhạc như Blue Star, Crazy dogs, Uptight, Dreamer… May sau này có ban nhạc Phương Hoàng trong đó có ông Lê Hựu Hà và sau này Nguyễn Trung Cang mới tạo thành một luồng Việt Nam hóa âm nhạc và từ đó ông Phạm Duy mới sáng tác một lô bài hát có ảnh hưởng của anh em nhà Carpenter như bài “Trả lại em yêu” hay “tuổi 13”. Thêm nữa cuốn phim “Trường Tôi” được sản xuất cho thấy nền âm nhạc trẻ của Việt Nam bớt bị lai căng. Cho tới ngày hôm nay tôi không còn nghe ai hát bài “nằm vắt tay lên trán…” trong truyện phim trường tôi nữa.
Trong những năm qua tôi được biết thêm một số từ tiếng Việt hay được sử dụng điều đặn trong đời sống hàng ngày như “Nổi cộm, hoành tráng, đột phá, bó tay, vô tư…” nếu sử dụng các từ này ở giới hạn nào thì tôi thấy rất hay nhưng dùng cho bất cứ cho mọi hoàn cảnh thì tôi bắt đầu thấy ngôn ngữ xứ mình bắt đầu thành hạn chế chỉ lanh quanh ở các từ này mà thôi. Dù sao Việt Nam mình có một ưu điểm là từ bắc chí nam chỉ dùng một ngôn ngữ không bị lung tung như anh Tàu, anh Phi Luật Tân hay anh Ân Độ, do vậy mình có nhiều thuận lợi phát triển ngôn ngữ hơn các nơi khác và quan trọng nhất nghành giáo dục văn chương trong học đường được thay đổi…
Anh Quân
4 comments:
Doc bai viet nay cua ong xong, chuyen thu nhat la tui phai can than lai ngon ngu cua cai Blog "House of Doan Gia"; thu hai la tu gio tro di tui phai than trong khong pha chu Anh vao cau tieng Viet khi noi. Khong thoi thiet la wue^ voi ong va Duy. Ah, tui viet chu*~ "wue^" vay co' ky` hong ?:)
Tui
Khi tui vie^t cai chuye^n na`y ra tui co' nghi~ toi BLOG ba` do' chu' ne^n tui co' noi thay do^i ngo^n ngu cho thu' vi thi ne^n lam nhu*ng lam dung no' qua' thi tro thanh PROBLEMS (tui cung xai chu~ Anh trong da^y vi co luc xai chu nuoc ngoai tha^y co' duye^n ho*n xai chu~ VIET)
Ban cua ba` ma` vie^t cai gi cung nghi de^n ba` chu' da^u vie^t ba^y ba duoc
TUI
QT
Neu noi tieng Viet ma khong pha chu~ Anh vao thi chac nguoi kho^? nhat la tui. Noi ra thi that la xau ho^? vi tui la nguoi hay pha tieng Anh vao cau noi nhieu nhat. Ly do la vi tui ban ron qua', mot luc lam hai ba viec nen quy'nh le^n tui nho chu nao tui dung chu do'. Doi khi tui noi mot cau mix bon chu Viet la co 1-2 chu Anh. Khach hang cua tui dau co hieu. Ho phai hoi lai la tui noi gi vay. Luc do' tui moi het hon noi lai mot cau tieng Viet hoang chinh nhung doi khi phai ra(.n dau oc mat may giay moi nho ra chu tieng Viet phai du`ng cho du'ng la chu gi. Noi cai kieu nua Anh nua Viet nay, riet roi thanh tat hoi nao khong hay. Ai noi tui cha?nh bay dat bat chuoc Vi.t Kieu thi tui cung danh chiu.
Khanh
Do.c ba`i cu?a Qua^n thi` chi. Hai nghi~ mi`nh kho^ng ne^n kho' ti'nh qua' : )
Chi. Hai tha^'y ra`ng nhu~ng nguo`i ra nuo'c ngoa`i nhu tao, nhu Qua^n, bao gio` cu~ng tra^n tro.ng tie^'ng me. de?, va` bao gio` cu~ng so. que^n no' ma^'t tie^u ne^n co^'' ga'ng du`ng no' ca`ng nhie^`u ca`ng to^'t - nha^'t la` nhu~ng lu'c vie^'t, vi` co' nhie^`u thi` gio` de^? suy nghi~ va` cho.n lo.c chu~ hon.
Nhung co' nhu~ng khi tie^'ng Vie^.t mi`nh kho^ng co' chu~ do' - ti? nhu chu~ texture , cho to'i gio` na`y tao va^~n chua di.ch duo.c !!! Tie^'ng Vie^.t co' du? chu~ de^? die^~n ta? : me^`m, mi.n, cu'ng, nha'm, de?o v.v... nhung kho^ng co' chu~ de^? chi? chung - the^' la` da`nh pha?i che^m tie^'ng Anh tho^i !!
Co`n nhu~ng ca'ch vie^'t nhu we^ wa', thi` tao la.i coi do' la` 1 lo^'i die^~u co.t cho vui, gio^'ng nhu nha` mi`nh hay vie^'t o^` te^' vo'i nhau - vo^ ha.i va` chu.t : ) : )
Co`n ca'i lo^'i nhu ca'i em vie^'t "ba pass away , ca? nha` sad muo^'n sing..." thi` mi`nh cu~ng ra'ng tha thu', vi` nguo`i nuo'c trong bao gio` cu~ng si'nh ngoa.i, cu~ng muo^'n ... khoe la` ta da^y cu~ng tri`nh do^., cu~ng tie^'ng ta^y tie^'ng u nhu ai ...
Chi. Hai
Post a Comment