Rời làng và sáng thứ Hai, con đến Paris bằng loại xe lửa cao tốc (tên gọi là TGV), tốc độ trung bình khoảng 300 Km/giờ. Cuộc hành trình Bordeaux – Paris chỉ mất khoảng ba tiếng rưỡi.Vợ chồng anh Trí, chị Hương (bạn cuả t Hương) ra đón con tại nhà ga. Đi xa nhà mà gặp được những người hiếu khách như hai vị này quả là sung sướng vô cùng. Chắc là con đang được hưởng quả lành từ tinh thần hiếu khách, đất lành chim đậu cuả nhà ta xưa nay. Chuyến du lịch Paris cuả con bắt đầu bằng việc tìm hiểu… hệ thống xe điện ngầm cuả thành phố Paris. Ai cũng bảo rằng đó là phương tiện rẻ nhất ,tiện lợi nhất, dễ dàng nhất để đi đến các nơi khác nhau trong và ngoài Paris. Có thể nói đó là một Paris dưới lòng đất, với các tuyến đường sắt chằng chịt, tạo ra một mạng lưới di chuyển đến khắp nơi Lần đầu đi con còn bở ngỡ. Nhưng chỉ cần đến lần thứ 3 là con đã định dạng được cách xoay sở, vì cách tổ chức cuả hệ thống này rất khoa học. Con và hai vợ chồng Trí Hương đi từ nhà ga về thẳng nhà anh chị ở khu vực ngoại ô bằng metro. Sau một ngày di chuyển mệt mỏi, được ăn một bữa cơm chiều có canh rau, thịt bò xào đậu ve, buổi tối chiếm lĩnh caí ghế salon cuả căn phòng khách ấm cúng tại đây, con có cảm tưởng như mình được về nhà!
Con cũng chỉ đi chơi với anh Trí và chị Hương trong buổi sáng hôm sau. Đến chiều hôm đó, con lại được anh Trí đưa đến nhà chị Thế Dung, người nhận nhiệm vụ “chăm sóc” con cho đến ngày ra phi trường trở về Việt Nam. Dù rất bận bịu với business cuả chồng mình ( chồng chị Dung là chủ cuả ba doanh nghiệp tư nhân tại Pháp ), chị vẫn sắp xếp để làm hướng dẫn viên du lịch cho con trong vòng hai ngày ở Paris. Phải công nhận rằng chị Dung làmột thổ công Paris thứ thiệt. Trong một thời gian rất hạn hẹp, theo sự sắp xếp cuả chị Dung, con cũng đã đi qua và ghi nhận được rất nhiều hình ảnh “đặc trưng” cuả thành phố này. Chị am tường không chỉ đường xá mà còn cả về lịch sử, văn hoá nữa, cái mà ta có thể tìm ở trên từng con đường, từng góc phố Paris ! Con đã đến quảng trường Opera, nơi có nhà hát Opera ,nơi có quán cà phê La Paix Khi Hitler chiếm được nước Pháp và đến Paris, y vẫn thường đến đây để uống cà phê (uống vì…hoà bình ?!). Con cũng đã đến để thưởng thức cà phê Magots ở khu Quartier Latin, tức là khu “xóm học” trong thơ cuả Cung Trầm Tưởng. Nơi con ngồi, trước đây Heminway, Picasso, Jean Paul Sarte cũng đã từng ngồi. Ngồi uống một tách chocolate nóng ở đây, tự nhiên làm con nhớ đến bốn câu thơ cuả Nguyễn Công Trứ:
Cũng ở tại quán cà phê này, anh Hai Lộc cuả mình cũng đã có những kỷ niệm cuối cùng với Paris. Anh Hai cũng được chị Dung dắt đi thăm khu Quartier Latin, đi ngang qua khu vườn Lục Xâm, rồi đến uống cà phê Magots như con lần này vậy. Anh Lộc chụp tấm ảnh cuối cùng ở nhà thờ Saint Suplice, ngay sau lưng vườn Luxembourg. Anh còn nói với chị Dung rằng anh còn rất nhiều thứ phải chụp ở đây nữa, nên nếu lần sau anh sang Pháp lại, chị Dung nhớ dắt anh lại khu này. Ngẫm nghĩ một lát, anh nói tiếp: “Nhưng mà dù cho mình không trở lại đây được nữa, mọi thứ nó vẫn còn hiện hữu ở đây chứ, phải không em ?”. Chị Dung chỉ biết im lặng! Câu hỏi về một vấn đề cuả Duy Thừc học, con và anh Lộc cũng đã từng bàn luận với nhau hồi anh còn ở Việt Nam. Còn lúc đó, con nghĩ rằng anh ấy vẫn còn thắc mắc về cái hư vô đằng sau cái chết đang đến gần…Hình như ai cũng lo sợ về cái hư vô đó, Bố nhỉ ?
“Trăm nghe không bằng mắt thấy”. Con vẫn tìm được muôn vàn điều mới mẻ về thành phố này, dù đã đọc, đã xem nó qua tranh ảnh sách báo không biết bao nhiêu lần. Ở đại lộ Champs Des Elysees, ta sẽ phải kinh ngạc vì quá nhiều sắc thái,cảm xúc mà một con đường có thể đem lại cho người bộ hành Ở trên con đường nổi tiếng là “đẹp nhất thế giới” này, ta “bị chặn” hai đầu bơỉ hai kiến trúc hàng đầu cuả Paris: Arc De Triomphe và Lourve.Ta có thể được đứng trước những cưả hàng thời trang nổi tiếng nhất thế giới. Ta có thể ghé vào một cửa hiệu bánh mì, mua một khúc bánh mì và một ly cà phê, rồi lấy một chỗ ngồi trước cửa tiệm, tận hưởng cái thú ngắm thiên hạ đi bộ qua lại như mắc cưởi trên hè phố rộng gấp ba lần những viả vè thông thường ở Việt Nam. Ta có thể bắt gặp một bùng binh lớn hình tròn được tạo bởi sáu bồn hoa hình cung; hoa trồng ở đây được thiết kế, phối màu như một tác phẩm nghệ thuật, thay đổi theo từng mùa, từng năm. Ta có thể ngồi thảnh thơi trong một vườn hoa với muôn ngàn màu sắc, ít khi có thể tìm thấy được ở những xứ nhiệt đới. Rẽ qua một con đường đâm ngang nào đó, ta lại có thể nhìn thấy những nhà bảo tàng, những danh lam thắng cảnh khác cuả thành phố này… Một ví dụ khác, như khi con đi thăm viện bảo tàng D’Orsay. Ở đây, ngoài việc thưởng thức những tác phẩm bất hủ cuả Gaughin, Van Gogh, Monet…ta sẽ ngạc nhiên biết bao về kiến trúc độc đáo cuả nó. Đây là một nhà ga cũ. Nó bị đóng cửa khi chính phủ quyết định không để cho xe lửa vào đến trung tâm thành phố nữa. Thay vì phá bỏ nó đi, người ta đã giao nó cho một nữ kiến trúc sư trẻ tuổi người Ý thiết kế lại, biến nó thành một viện bảo tàng ! Ta vẫn có thể nhận ra kết cấu cuả một nhà ga ở đây. Và khi ta đi lên trên các tầng cao nhìn xuống, ta vẫn thấy những dòng người di chuyển, tạo ra những âm thanh giống như ở một nhà ga vậy !
Con rời Paris vào chuyến bay 12:30 ngày 17-04. Còn nhiều điều để kể về Paris, về nước Pháp nằm ngoài những gì con đã biết trước lắm ! Nếu có ai đó hỏi rằng : “Paris có còn gì lạ nữa không ?”, con sẽ trả lời rằng còn và còn rất nhiều. Con thông cảm với dân Pháp hơn khi thấy họ tự hào vì họ có Paris. Có lẽ tất cả những ai có thú đi du lịch và có điều kiện đều nên ghé qua Pháp, qua Paris một chuyến. Con đã từng sang Ý. Con đã từng nghĩ rằng cái đẹp cuả nó có thể đại diện cho một số các quốc gia châu Aâu khác, trong đó có Pháp. Trong chuyến đi Pháp kỳ này, con vẫn bị chinh phục trước cái đẹp cuả thiên nhiên, vẫn có những bất ngờ về những điều khám phá mới lạ về đất nước này. Đó có lẽ chính là điều mong ước cuả tất cả những ai có máu lãng du trong người. Tìm được niềm vui, học thêm đuợc những điều mới. Con đã sẵn sàng để khám phá trong chuyến du hành tiếp theo. Hẹn gặp mọi người ở Mỹ…
Con cuả Bố Mẹ
Hưng Gàn
Con cũng chỉ đi chơi với anh Trí và chị Hương trong buổi sáng hôm sau. Đến chiều hôm đó, con lại được anh Trí đưa đến nhà chị Thế Dung, người nhận nhiệm vụ “chăm sóc” con cho đến ngày ra phi trường trở về Việt Nam. Dù rất bận bịu với business cuả chồng mình ( chồng chị Dung là chủ cuả ba doanh nghiệp tư nhân tại Pháp ), chị vẫn sắp xếp để làm hướng dẫn viên du lịch cho con trong vòng hai ngày ở Paris. Phải công nhận rằng chị Dung làmột thổ công Paris thứ thiệt. Trong một thời gian rất hạn hẹp, theo sự sắp xếp cuả chị Dung, con cũng đã đi qua và ghi nhận được rất nhiều hình ảnh “đặc trưng” cuả thành phố này. Chị am tường không chỉ đường xá mà còn cả về lịch sử, văn hoá nữa, cái mà ta có thể tìm ở trên từng con đường, từng góc phố Paris ! Con đã đến quảng trường Opera, nơi có nhà hát Opera ,nơi có quán cà phê La Paix Khi Hitler chiếm được nước Pháp và đến Paris, y vẫn thường đến đây để uống cà phê (uống vì…hoà bình ?!). Con cũng đã đến để thưởng thức cà phê Magots ở khu Quartier Latin, tức là khu “xóm học” trong thơ cuả Cung Trầm Tưởng. Nơi con ngồi, trước đây Heminway, Picasso, Jean Paul Sarte cũng đã từng ngồi. Ngồi uống một tách chocolate nóng ở đây, tự nhiên làm con nhớ đến bốn câu thơ cuả Nguyễn Công Trứ:
Ngã kim nhật tai toạ chi địa
Cổ chi nhân tằng tiên ngã toạ chi
(Ngàn muôn năm âu cũng thế ni
Ai hay hát, mà ai hay nghe hát)
Cổ chi nhân tằng tiên ngã toạ chi
(Ngàn muôn năm âu cũng thế ni
Ai hay hát, mà ai hay nghe hát)
Cũng ở tại quán cà phê này, anh Hai Lộc cuả mình cũng đã có những kỷ niệm cuối cùng với Paris. Anh Hai cũng được chị Dung dắt đi thăm khu Quartier Latin, đi ngang qua khu vườn Lục Xâm, rồi đến uống cà phê Magots như con lần này vậy. Anh Lộc chụp tấm ảnh cuối cùng ở nhà thờ Saint Suplice, ngay sau lưng vườn Luxembourg. Anh còn nói với chị Dung rằng anh còn rất nhiều thứ phải chụp ở đây nữa, nên nếu lần sau anh sang Pháp lại, chị Dung nhớ dắt anh lại khu này. Ngẫm nghĩ một lát, anh nói tiếp: “Nhưng mà dù cho mình không trở lại đây được nữa, mọi thứ nó vẫn còn hiện hữu ở đây chứ, phải không em ?”. Chị Dung chỉ biết im lặng! Câu hỏi về một vấn đề cuả Duy Thừc học, con và anh Lộc cũng đã từng bàn luận với nhau hồi anh còn ở Việt Nam. Còn lúc đó, con nghĩ rằng anh ấy vẫn còn thắc mắc về cái hư vô đằng sau cái chết đang đến gần…Hình như ai cũng lo sợ về cái hư vô đó, Bố nhỉ ?
“Trăm nghe không bằng mắt thấy”. Con vẫn tìm được muôn vàn điều mới mẻ về thành phố này, dù đã đọc, đã xem nó qua tranh ảnh sách báo không biết bao nhiêu lần. Ở đại lộ Champs Des Elysees, ta sẽ phải kinh ngạc vì quá nhiều sắc thái,cảm xúc mà một con đường có thể đem lại cho người bộ hành Ở trên con đường nổi tiếng là “đẹp nhất thế giới” này, ta “bị chặn” hai đầu bơỉ hai kiến trúc hàng đầu cuả Paris: Arc De Triomphe và Lourve.Ta có thể được đứng trước những cưả hàng thời trang nổi tiếng nhất thế giới. Ta có thể ghé vào một cửa hiệu bánh mì, mua một khúc bánh mì và một ly cà phê, rồi lấy một chỗ ngồi trước cửa tiệm, tận hưởng cái thú ngắm thiên hạ đi bộ qua lại như mắc cưởi trên hè phố rộng gấp ba lần những viả vè thông thường ở Việt Nam. Ta có thể bắt gặp một bùng binh lớn hình tròn được tạo bởi sáu bồn hoa hình cung; hoa trồng ở đây được thiết kế, phối màu như một tác phẩm nghệ thuật, thay đổi theo từng mùa, từng năm. Ta có thể ngồi thảnh thơi trong một vườn hoa với muôn ngàn màu sắc, ít khi có thể tìm thấy được ở những xứ nhiệt đới. Rẽ qua một con đường đâm ngang nào đó, ta lại có thể nhìn thấy những nhà bảo tàng, những danh lam thắng cảnh khác cuả thành phố này… Một ví dụ khác, như khi con đi thăm viện bảo tàng D’Orsay. Ở đây, ngoài việc thưởng thức những tác phẩm bất hủ cuả Gaughin, Van Gogh, Monet…ta sẽ ngạc nhiên biết bao về kiến trúc độc đáo cuả nó. Đây là một nhà ga cũ. Nó bị đóng cửa khi chính phủ quyết định không để cho xe lửa vào đến trung tâm thành phố nữa. Thay vì phá bỏ nó đi, người ta đã giao nó cho một nữ kiến trúc sư trẻ tuổi người Ý thiết kế lại, biến nó thành một viện bảo tàng ! Ta vẫn có thể nhận ra kết cấu cuả một nhà ga ở đây. Và khi ta đi lên trên các tầng cao nhìn xuống, ta vẫn thấy những dòng người di chuyển, tạo ra những âm thanh giống như ở một nhà ga vậy !
Con rời Paris vào chuyến bay 12:30 ngày 17-04. Còn nhiều điều để kể về Paris, về nước Pháp nằm ngoài những gì con đã biết trước lắm ! Nếu có ai đó hỏi rằng : “Paris có còn gì lạ nữa không ?”, con sẽ trả lời rằng còn và còn rất nhiều. Con thông cảm với dân Pháp hơn khi thấy họ tự hào vì họ có Paris. Có lẽ tất cả những ai có thú đi du lịch và có điều kiện đều nên ghé qua Pháp, qua Paris một chuyến. Con đã từng sang Ý. Con đã từng nghĩ rằng cái đẹp cuả nó có thể đại diện cho một số các quốc gia châu Aâu khác, trong đó có Pháp. Trong chuyến đi Pháp kỳ này, con vẫn bị chinh phục trước cái đẹp cuả thiên nhiên, vẫn có những bất ngờ về những điều khám phá mới lạ về đất nước này. Đó có lẽ chính là điều mong ước cuả tất cả những ai có máu lãng du trong người. Tìm được niềm vui, học thêm đuợc những điều mới. Con đã sẵn sàng để khám phá trong chuyến du hành tiếp theo. Hẹn gặp mọi người ở Mỹ…
Con cuả Bố Mẹ
Hưng Gàn
4 comments:
E^ Hinh ba` 10 nam truoc sao BABY qua' hen ??? uoc gi quay lai 10 nam truoc ha????
Qua^n
U*`a :)
May tam hinh nay Thai chup tui do'
TH
A, đọc tiếp Tây Du 3, tao thích lắm 4 câu thơ Hán và Nôm của Nguyễn Công Trứ.
Hai câu nôm cụ không dịch mà lại khai triển cho ý chính thêm bay bổng, quá hay! Nay tao mạn phép dịch sát cho zô trường hợp của thằng Hưng:
Ngàn muôn năm âu cũng thế ni
Xưa ai ngồi đấy, giờ Gàn ngồi đây...
Ừ, nhìn lại hình Út ở Paris, tao cũng thích Út tóc ngắn hơn, chụt hơn nhiều : ) : )
Chi Hai
Hi Bác Thanh,
4 cau tho nay em lay trong “Phep la Cua Su tinh Thuc” cua tha\y Nhat Hanh do’
Em nghi? Cau dich co’ the? La\ cua? Thay\ ??
Cheers,
Hung Gan
Post a Comment