Quen Kiệt nhờ đám trẻ bụi đời. Chàng ta là thầy khi dạy tôi nói tiếng Pháp cũng vừa là trò khi muốn học tiếng Việt.
Hàng tuần, chúng tôi có một buổi đi ăn hoặc uống cà phê để nói với nhau những đề tài ngẫu nhiên nhằm trau giồi khả năng sinh ngữ của mình.
Hôm đó, tôi đưa cho Kiệt mẩu giấy có ghi 14 điều răn của Phật:
1- Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình.
2- Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại.
3- Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá.
4- Bi ai lớn nhất của đời người là ghen tỵ.
5- Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất mình.
6- Tội lỗi lớn nhất của đời người là lừa dối mình.
7- Đáng thương lớn nhất của đời người là tự ty.
8- Đáng khâm phục lớn nhất của đời người là vươn lên sau khi ngã.
9- Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng.
10- Tài sản lớn nhất của đời người là sức khỏe.
11- Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm.
12- Lễ vật lớn nhất của đời người là khoan dung.
13- Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là kém hiểu biết.
14- Yên ủi lớn nhất của đời người là bố thí.
Bằng những mẫu câu đơn giản, tôi cố gắng làm cho anh bạn nhỏ cảm nhận những điều mà tôi vô cùng tâm đắc và mừng thay, Kiệt có vẻ thích những ý tưởng này.
Thế là câu chuyện của chúng tôi cứ mở dần ra, Kiệt hỏi nhiều về Đức Phật và đạo Phật. Với vốn từ ít ỏi, tôi diễn tả những điều tôi biết, tôi cảm theo cách của tôi.
Có lẽ do ngôn ngữ bất đồng, cách giải thích vòng vo và kiến thức của tôi khiếm khuyết đã làm Kiệt thắc mắc:
- Như lời Phật dạy, ham muốn là căn nguyên của mọi sự đau khổ ở con người, vậy nếu ta không ham muốn nữa, ta sẽ bớt thống khổ ?
- Trên cơ bản là vậy ! – Tôi trả lời.
Kiệt không đồng ý với tôi về luận điểm trên, theo anh, nếu không có sự ham muốn, không có niềm khát khao thì làm sao con người có động lực đi tới. Khi mà ai cũng giữ một thái độ thụ động và diệt dục thì xã hội làm sao phát triển.
Kiệt muốn lăn vào cuộc đời và làm mọi cách nhằm đạt bằng được điều mình muốn.
Đổ thừa tại vốn từ ít ỏi, tôi lấp liếm cho qua chuyện:
- Tới lúc nào đó, khi mà tôi nói giỏi tiếng Pháp hoặc Kiệt thạo tiếng Việt, ta sẽ trở lại đề tài này...
Thực sự, cho dù hai chúng tôi nói cùng một ngôn ngữ thì cũng rất khó khăn khi tranh luận với nhau về đề tài ấy, đó là chưa kể đến quan niệm rất khác nhau giữa Đông và Tây, hơn thế nữa, tùy theo quá trình sống của mỗi người mà họ tự khám phá và giải mã ra điều bí ẩn này.
Ở tuổi 20, tôi cũng đầy nhiệt huyết như Kiệt, nhưng càng già, càng gặp biết bao trắc trở, muộn phiền, ngọn lửa trong tim cứ lụi tàn dần. Bây giờ, nhìn sự trong veo và nhựa sống của chàng thanh niên này, tự dưng trong tôi bỗng vang lên một niềm ao ước rằng mong sao ngọn lửa hồn nhiên ở Kiệt mãi mãi bừng sáng, đừng tắt đi, đừng biến dạng như những người mà trước đây tôi đã từng gặp .
Hàng tuần, chúng tôi có một buổi đi ăn hoặc uống cà phê để nói với nhau những đề tài ngẫu nhiên nhằm trau giồi khả năng sinh ngữ của mình.
Hôm đó, tôi đưa cho Kiệt mẩu giấy có ghi 14 điều răn của Phật:
1- Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình.
2- Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại.
3- Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá.
4- Bi ai lớn nhất của đời người là ghen tỵ.
5- Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất mình.
6- Tội lỗi lớn nhất của đời người là lừa dối mình.
7- Đáng thương lớn nhất của đời người là tự ty.
8- Đáng khâm phục lớn nhất của đời người là vươn lên sau khi ngã.
9- Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng.
10- Tài sản lớn nhất của đời người là sức khỏe.
11- Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm.
12- Lễ vật lớn nhất của đời người là khoan dung.
13- Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là kém hiểu biết.
14- Yên ủi lớn nhất của đời người là bố thí.
Bằng những mẫu câu đơn giản, tôi cố gắng làm cho anh bạn nhỏ cảm nhận những điều mà tôi vô cùng tâm đắc và mừng thay, Kiệt có vẻ thích những ý tưởng này.
Thế là câu chuyện của chúng tôi cứ mở dần ra, Kiệt hỏi nhiều về Đức Phật và đạo Phật. Với vốn từ ít ỏi, tôi diễn tả những điều tôi biết, tôi cảm theo cách của tôi.
Có lẽ do ngôn ngữ bất đồng, cách giải thích vòng vo và kiến thức của tôi khiếm khuyết đã làm Kiệt thắc mắc:
- Như lời Phật dạy, ham muốn là căn nguyên của mọi sự đau khổ ở con người, vậy nếu ta không ham muốn nữa, ta sẽ bớt thống khổ ?
- Trên cơ bản là vậy ! – Tôi trả lời.
Kiệt không đồng ý với tôi về luận điểm trên, theo anh, nếu không có sự ham muốn, không có niềm khát khao thì làm sao con người có động lực đi tới. Khi mà ai cũng giữ một thái độ thụ động và diệt dục thì xã hội làm sao phát triển.
Kiệt muốn lăn vào cuộc đời và làm mọi cách nhằm đạt bằng được điều mình muốn.
Đổ thừa tại vốn từ ít ỏi, tôi lấp liếm cho qua chuyện:
- Tới lúc nào đó, khi mà tôi nói giỏi tiếng Pháp hoặc Kiệt thạo tiếng Việt, ta sẽ trở lại đề tài này...
Thực sự, cho dù hai chúng tôi nói cùng một ngôn ngữ thì cũng rất khó khăn khi tranh luận với nhau về đề tài ấy, đó là chưa kể đến quan niệm rất khác nhau giữa Đông và Tây, hơn thế nữa, tùy theo quá trình sống của mỗi người mà họ tự khám phá và giải mã ra điều bí ẩn này.
Ở tuổi 20, tôi cũng đầy nhiệt huyết như Kiệt, nhưng càng già, càng gặp biết bao trắc trở, muộn phiền, ngọn lửa trong tim cứ lụi tàn dần. Bây giờ, nhìn sự trong veo và nhựa sống của chàng thanh niên này, tự dưng trong tôi bỗng vang lên một niềm ao ước rằng mong sao ngọn lửa hồn nhiên ở Kiệt mãi mãi bừng sáng, đừng tắt đi, đừng biến dạng như những người mà trước đây tôi đã từng gặp .
(còn tiếp ...)
No comments:
Post a Comment