Jan 22, 2022

REFLECTIONS OF AN AMERICAN WOMAN ON TẾT - Helen Coutant - dịch Việt, Hà Bạch Trúc

Doãn Gia thân thương,

Chỉ hơn tuần nữa là đến Tết ta rồi, Trúc gởi đến mọi người bài viết của bà Helen Coutant, vợ ông Võ Dình, mà Trúc đã dịch ra tiếng Việt hồi xửa hồi xưa lúc mới tới HL. Ut Hương nói Bố Sỹ gọi bà này là Huệ Liên.

Hồi đó đâu đã có computer để mà lưu giữ nên bài dịch (viết tay gởi đăng báo VN ở HL) đã đánh mất từ lâu. May sao ông anh họ bên Canada mới nhìn thấy lưu hành trên internet, thấy tên cô em mình nên bèn gởi cho Trúc. 

Mấy chục năm rồi mà đọc bài của bà Helen Coutant vẫn thấy hay thật hay, nên gởi cho mọi người cùng đọc, chuẩn bị ăn Tết. Nhớ tới Võ Dình là nhớ tới mấy cái tủ ở nhà Thành Thái. Those were the days!


From Holland with love,

Trúc


***

 

Reflections of an American woman on TẾT

Helen Coutant

Cảm nghĩ của một người đàn bà Mỹ về ngày Tết Việt Nam

Hà Bạch Trúc dịch Việt

Mùa đông lại về trên thị trấn Thạch Lũng (Stonevale). Củi chụm lại được chất đầy kho; khu vườn lại được chuẩn bị để đón cái gió lạnh giá buốt thổi qua thung lũng mang theo băng tuyết. Những cánh đồng bây giờ toàn một màu xám nên trông càng thênh thang hơn là vào mùa hè. Những gốc bắp khô kêu răng rắc dưới chân và đất cứng đến nỗi làm đau tay tôi. Ở một nơi không ai nghĩ đến và vào khoảng thời gian này, khoảng thời gian lạnh nhất trong năm, chồng tôi, một người Việt Nam, con của chúng tôi và tôi, một người đàn bà Hoa Kỳ, chúng tôi cùng quây quần đón Tết.

Tết là ngày lễ quan trọng nhất trong năm đối với người Việt. Tết tương xứng với ngày lễ Ðầu Năm dương lịch của Mỹ, tuy nhiên nó lại giống cả ba ngày lễ Giáng Sinh, lễ Phục Sinh và lễ Ðộc Lập 4 tháng 7 nhập lại... Ðối với người Việt Nam, Tết có nghĩa là ngày khởi đầu một năm âm lịch, vừa là ngày bắt đầu mùa xuân. Và hơn hết, đó là dịp để mọi người, bằng mọi cách, trở về dưới mái ấm gia đình và là dịp để mọi người tưởng nhớ  Tổ Tiên. Phải xa cha mẹ, xa anh chị em, xa bà con thân thuộc trong ngày Tết, thật là một điều đáng buồn!

Bạn có lý khi tự hỏi Tết có nghĩa gì đối với một người Mỹ chưa hề đặt chân đến Việt Nam bao giờ. Và bạn sẽ cảm thấy tức cười khi biết rằng mỗi khi nghĩ  đến Tết là tôi liên tưởng đến tuyết và băng, đến bầu trời ảm đạm và màu nắng vàng vọt buồn thảm nhất thay vì đến cái ấm của miền nhiệt đới, đến hoa đào nở và những cành cây xanh tốt. Vậy mà  từ khi ngày Tết Việt Nam đi vào đời tôi, tôi chưa bao giờ ăn một cái Tết Mỹ thật sự, có chăng chỉ cho có lệ. Tết Việt Nam đã trở thành ngày “Tết” của tôi.


Winter has come to Stonevale. The  woodshed is piled high  with  firewood; the garden is battened down against a bitter wind that sweeps up the valley, bringing ice and snow. The fields seem to stretch farther than they do in summer, now that they are a uniform gray. The corn stubble crunches underfoot and the earth is hard enough to wound my hand. In this unlikely spot, and at this, the coldest time of the year, my Vietnamese husband, our children, and I, an American woman, will celebrate Tết.

Tết is the most important event of the year in Vietnam. It corresponds with our New Year’s, and yet it is more like Christmas, Easter and the Fourth of July rolled into one…. For Vietnamese, it means both the beginning of a lunar year and of spring. Most of all, it is a time to be home with one’s family, whatever the cost, and a time to pay one’s respects to the ancestors. To be away from one’s parents, brothers and sisters, aunts and uncles at Tết – what desolation!

You will be right in wondering what Tết can mean to an American who has never been to Vietnam. And you will be amused to know that I associate it with snow and ice, with bleak skies and sunlight of the most forlorn yellow, instead of with tropical warmth, flowering plums and green branches. And yet, since Tết entered my life,  I have never celebrated an American New Year, except in the most perfunctory way. Tết has become my “New Year’s”.

Tết khởi đầu với tôi vào một buổi sáng trung tuần tháng giêng khi chồng tôi bước vào nhà, mặt và tay đỏ vì lạnh, khệ nệ mang ba bốn nhánh anh đào anh cắt ở một vườn cây ăn trái gần nhà. Những cành đào được để vào cái chậu đem đặt trong một gian phòng có nắng. Chúng tôi theo dõi một cách trìu mến và  dưỡng cho những nụ hoa nẩy lộc. Cuối cùng, sự kiên nhẫn của chúng tôi cũng được tưởng thưởng bằng một hai nụ hoa anh đào màu hồng chen lẫn trong đám nụ xanh. Những nụ này sẽ nở thành hoa. Chỉ một nụ hoa nở thôi cũng đã đủ cho chúng tôi, cũng đã là một báu vật, một đại hội cho mắt chúng tôi. Những cành anh đào này, chín mùi và diễn tả sự ao ước mùa xuân của chúng tôi, sẽ được đặt lên bàn thờ gia tiên.

Trong một ngôi nhà Việt Nam, bàn thờ luôn luôn chiếm vị trí quan trọng nhất. Ðó là nơi tập trung mọi sinh hoạt ngày Tết. Nơi đó, mọi người trong gia đình sẽ đón và cúng ông bà. Nếu là  người xuất thân từ Huế, như chồng tôi vậy, thì bao giờ trên bàn thờ gia tiên cũng có một bình mai vàng. Tuy nhiên ở  miền Bắc nước Mỹ không thể nào tìm ra loại hoa này, nên chúng tôi thay thế bằng hoa anh đào.

Thông thường thì một tuần lễ trước Tết, vào một buổi sáng thứ bảy, tôi thấy chồng tôi đem tất cả đồ trên bàn thờ xuống. Cặp chân đèn bằng đồng to tướng, cái lư hương bằng đồng cong cong nhặt được trên đường phố Huế hồi Tết Mậu Thân 1968 mà cha mẹ chồng tôi đã tặng cho anh nhân chuyến về thăm nhà ngắn ngủi của anh hồi năm 1974, cái chén bằng đồng đựng tràng hạt hổ phách - tất cả phải được đánh thật bóng. Rồi hai cây nến mới màu đỏ được cắm lên chân đèn. Cái bát nhang bằng sứ xanh được thay gạo mới. Và cành anh đào cũ với hoa và lá bằng giấy, để trên bàn thờ suốt cả năm qua, được đem xuống và thay bằng cành anh đào mới của chúng tôi.

Tết begins for me some morning in mid-January when my husband rushes in the door, his face and hands red from the cold, carrying three of four cherry branches he has cut in a neighboring orchard. The branches are placed in a bucket in a sunny room. We watch them lovingly, nurturing the cautious unfolding of buds. Our patience is rewarded at last when, among the green buds, there are one or two pink ones. These will be the flowers. Even one blossom will  be enough for us, a treasure, a feast for the eyes. These branches, ripened and expressing our longing for spring, will be placed on the altar of the ancestors.

In a Vietnamese home, the altar occupies the most prominent spot. It is the focus of all activities at Tết. Here the family welcomes the ancestors and pays homage to them. If one is from Huế, as my husband is, there will be a vase of yellow plum blossoms on the altar. But these are impossible to obtain in North America, so we substitute cherry.

Usually a week before Tết, on a Saturday morning, I’ll find that my husband has taken everything off our altar. The large brass candlesticks, the crooked brass incense burner, left in the streets of Huế during the 1968 Tết offensive and given to my husband by his parents when he returned briefly in 1974, the copper bowl holding the amber prayer beads  – all these must be polished until they gleam. Then two new red candles are placed in the holders. The blue  Chinese bowl which contains the burnt incense sticks in grains of rice must be emptied and new rice put in. And last year’s cherry branch which has been on the altar all year, decorated with small paper blossoms and leaves to replace the withered one, is removed, and our new branch is put in its place.

Sau đó, chồng tôi đem từ phòng làm việc ra hai tờ phướn dài màu đỏ trên đó, viết bằng thủ bút của anh, là hai câu đối của một vị thiền sư Việt Nam đồng thời cũng là một trong những người bạn thân nhất của anh. Và mỗi năm tôi lại được dịp đọc hai câu thơ sau đây:

Xuân đáo tha hương, bất kiến hoàng mai sầu việt điểu.

Tâm hoài cố quận, thường chiêm bạch tuyết mộng Nam chi.

Cuối cùng ngày 30 Tết đã đến. Chúng tôi tụ tập trong căn bếp với một con vịt đang tan đá trên bàn, phía sau là mấy hũ dưa món, một loại dưa chua chúng tôi đã ra sức làm mấy ngày trước đó. Trong tủ lạnh có món thịt đông, một loại giò thủ Việt Nam. Mấy nồi nếp và đậu xanh đãi vỏ đã  được ngâm suốt đêm. Thịt heo cắt miếng to đã được ướp nước mắm, củ hành đập dập và tiêu đen. Tôi lấy trong ngăn kéo hai cái khuôn bánh chưng do chồng tôi làm, và mấy mẹ con tôi bắt đầu vào việc. Chúng tôi sẽ gói khoảng 20 đến 25 cái bánh chưng, những cái bánh vuông làm bằng gạo nếp, đậu xanh và thịt heo. Bánh được gói trong lá rong, ngoài bọc giấy bạc và giấy nhựa để giữ cho bánh khô ráo trong suốt 12 tiếng đồng hồ nấu bánh. Trong khi làm việc, đổ nếp và đậu  vào khuôn, gói bánh lại, cột dây, tôi nhớ đến những người đàn bà Việt Nam thật kiên nhẫn và vui tính đã dạy cho tôi làm những món ăn đặc biệt  ngày Tết. Tôi yêu quý ngày Tết Việt Nam phần lớn cũng nhờ họ, vì chính nhờ họ và  chồng tôi mà tôi được thực sự tham gia vào ngày Tết vậy.

Chúng tôi đếm bánh trước khi thả vào nồi nấu khổng lồ. Bánh nhiều, dư để chia cho bạn bè, dư để chúng tôi thưởng thức hàng ngày nguyên cả tuần lễ Tết. Tôi sẽ còn cất một vài chiếc trong tủ đông để đem ra thưởng thức trong tháng Ba hay tháng Tư nữa.

Next my husband brings two red paper banners down from his studio. On these are written, in his own calligraphy, matching verses by a Vietnamese Zen master who is also one of his dearest friends. Each year I learn the words again: Spring comes again, in a foreign land – still unable to see the yellow plum blossoms, the Vietnamese bird is sorrowful. As my heart goes back to my old village, all I can watch is the falling snow, and I dream of the Southern branches. (Xuân đáo tha hương, bất kiến hoàng mai sầu việt điểu. Tâm hoài cố quận, thường chiêm bạch tuyết mộng Nam chi.)

Finally, the day before Tết, or Tết’s Eve, arrives. We congregate in the kitchen where a duck is thawing on the counter; behind it are several jars of dưa món, a special kind of pickle which we have labored to make. In the refrigerator is the thịt đông, a kind of Vietnamese head cheese. All night, pots of sweet rice and mung beans without their skins have been soaking. Great slabs of pork are marinating in nước mắm (or fish sauce) and crushed onions and black pepper. I pull the two wooden bánh chưng frames my husband made from a drawer, and my daughters and I set to work. We will make twenty to twenty-five bánh chưng; these are like square cakes made of sweet rice, yellow beans and pork. Each cake is wrapped in bamboo leaves, tin foil and then Saran wrap, for it must stay dry during twelve hours of boiling. As we work together, filling, wrapping, tying these small square cakes, I think of the Vietnamese women who patiently, and with great good humor, taught me how to make these special Tết dishes. To them I owe so much of my love for Tết; for it is they, as well as my husband, who made me a participant.

We count the finished bánh chưng before we drop them into a huge pot to boil. There are plenty to share with friends, plenty so  that we  can enjoy them daily during the first week of Tết. I will even hide a few in the freezer to be opened and appreciated in March or April.

Ðêm xuống nhanh, vì dù sao bây giờ cũng là giữa mùa đông. Ðêm nay, đêm giao thừa, một bầu không khí trang nghiêm và buồn bao trùm căn nhà của chúng tôi. Cặp chân đèn bằng đồng và cái lư hương sáng choang trên bàn thờ. Mấy cánh hoa anh đào của chúng tôi nở lấp lánh tựa những vì sao rơi rụng li ti. Con vịt quay được chặt ra, một cái bánh chưng được mở, hai đôi đũa đỏ và hai cái chén đỏ được đặt lên hai cái dĩa. Tiếp đó, chúng tôi xếp đồ lên mâm để cúng ông bà: nào là thịt đông, nào là vịt quay, dưa món, bánh chưng. Mâm cúng được đặt trước bàn thờ và chồng tôi đốt nến lên. Giờ phút cúng ông bà đã đến. Ðối với người Việt, đó là lúc khấn vái ông bà, đối với tôi, đó cũng là lúc khấn nguyện và là lúc tĩnh tâm thật êm đềm. Căn phòng nhỏ bé chẳng mấy chốc đã ngạt ngào mùi nhang thơm. Tôi tưởng tượng làn khói thơm ngát đó sẽ len lỏi qua khe cửa, tràn ngập khu vườn để khiến cho tổ tiên Việt Nam của chúng tôi biết nơi đây mà tìm đến, nơi triền núi trơ trụi của vùng Bắc Maryland này. Cái chuông nhỏ treo trên cành cây mimosa trong khu vườn trước nhà khẽ rung lên một hai tiếng. Ðó có thể là một phép lành, một lời chúc đẹp. Chúng tôi đứng cúi đầu, mọi người chờ đến phiên để đốt một nén  nhang và khấn nguyện. Trong khoảnh khắc vài phút, chúng tôi sống ngoài sự ràng buộc của thời gian và không gian. Chúng tôi hiểu được rằng chúng tôi là mối liên kết trong chuỗi dài của quá khứ và tương lai. Nơi đây và bây giờ, sự trường cữu đang hiện hữu. Tôi chăm chú nhìn con gái út đang khấn vái. Con tôi cầm chặt nén nhang trong tay và khấn nguyện thật lâu. Sau đó chúng tôi ngồi im lặng chờ cho nén nhang cuối cùng tàn.

Darkness falls early, for after all it is mid-winter. Now, this evening before Tết, a serious and somber mood pervades the house. The brass candlesticks, the incense burner, shine on the altar. Our few cherry blossoms gleam like tiny fallen stars. The duck, roasted and cooling on a rack, has been cut. One bánh chưng is opened. Two pairs of red chopsticks and two red bowls are placed on two dishes for the ancestors. Next we fill the trays with our offerings of Tết dishes for the ancestors: thịt đông, roast duck, dưa món, bánh chưng. The trays are set before the altar, and my husband lights the candles. At last it is time for the cúng. For Vietnamese, this is the time to pray to the ancestors. For me, it is a time for prayer also, and of lovely silence. Our small room is soon filled with the fragrance of incense. I imagine the fragrant smoke wandering outside through a crack in the door; I imagine it filling our garden so that our Vietnamese ancestors will know that this is the place where they are to come, to this bare mountainside in northern Maryland. The bell which hangs from a mimosa tree in our front yard rings once, twice. It could be a benediction, a greeting. We stand, heads bowed, each waiting to light  a stick of incense and pray. For a few minutes we exist outside the boundaries of time and space. We know we are a link in a long chain stretching behind and ahead of us. Eternity exists here and now. I watch my youngest daughter pray. She holds the incense stick tightly between her two hands. Her prayer lasts a long time. After this, we sit quietly until the very last stick of incense has burned down.

Sáng mùng một Tết, chồng tôi mặc áo choàng và ra khỏi nhà trước lúc điểm tâm. Anh trở về và gõ cửa để vào nhà làm người “khách’’ đầu tiên. Theo phong tục Việt Nam, người khách đầu tiên ngày Tết rất quan trọng, phải là một người bạn được kính mến. Nơi đây, giữa miền quê hẻo lánh, thật khó đoán ai sẽ là người đến gõ cửa đầu tiên, vì vậy chồng tôi không muốn lệ thuộc vào may rủi. Một khi người “khách” của chúng tôi đã vào nhà, chúng tôi lại đốt nhang khấn nguyện. Sau đó, chúng tôi được nếm chiếc bánh chưng đầu tiên. Trước giờ ngọ không lâu, các con tôi xếp hàng để mừng tuổi nhận bao lì xì. Ðây là một phong tục Việt Nam, cho trẻ em một ít tiền bỏ trong phong bì màu đỏ vào ngày mùng một Tết.

Khi mọi sự nô nức đã qua, tôi ra đứng bên cửa sổ cạnh chồng tôi. Tôi biết anh đang nghĩ đến gia đình ở Việt Nam, đến cha mẹ già, đến anh chị em và nhớ đến thuở ấu thơ của anh nơi quê nhà. Nhìn ra khu vườn của chúng tôi, không biết anh ấy có trông thấy cả một thời xa  xưa với  những phong tục  tập quán, sự quý phái nho nhã, sự tận tụy và những lời khấn nguyện hay chăng? Trong thế giới đó, có chăng những cơn mưa nhẹ trên những cành cây bao giờ cũng xanh tốt; hương thơm của nhang có bốc lên thành khói lan từ nhà này sang nhà khác giống như một lời khấn nguyện âm thầm hay chăng; anh có nghe tiếng mẹ anh tụng kinh hay giọng trầm ấm của cha anh gọi hay không? Tôi khẽ nắm tay anh và anh cúi nhìn tôi.

Mỗi năm Tết đến và đi cũng như mọi ngày lễ khác. Tuy nhiên đối với chúng tôi, Tết không chỉ là một tuần lễ nhất định vào giữa mùa đông. Vào mùa xuân, mùa hè, mùa thu, mỗi khi mưa phùn rả rích và thời tiết khoảng chừng 50 độ F (10 độ C) thì chồng tôi lại ra đứng tựa cửa sổ, miên man nghĩ ngợi. Tôi biết anh nghĩ gì - trời hôm nay sao giống ngày

On the morning of Tết, my husband puts on his coat and goes outside before breakfast. He knocks on our door so that he can be our first “visitor”. For Vietnamese, it is important that the first visitor during Tết be an esteemed friend. Out here, in the middle of the country, it’s hard to tell who might come knocking at our door, and my husband doesn’t want to trust to luck. Once our “visitor” has entered, we light incense again and pray. Then, at last, we taste our first bánh chưng. Some time before noon, our children line up for their red envelopes. It is a Vietnamese custom to give children envelopes with a small amount of money on the first day of the new year.

After the excitement, I join my husband where he has gone to stand at the window. I know that he is thinking of his family in Vietnam, of his old parents, his brothers and sisters, his childhood home. Looking out at our garden, does he see another world of ancient customs, gentility, devotion and prayer? In that world, is a light rain falling on trees which are already green; does the smell of incense rise in thick clouds and pass from house to house like a silent invocation; does he hear his mother chanting the sutras (tụng kinh), and his father’s deep voice calling him? I put my hand on his arm and he looks down at me.

Every year Tết comes and goes, in the manner of all holidays. And yet it is with us far beyond its designated week in mid-winter. In spring, in summer, in fall, when a very light drizzle is falling and it is about 50 degrees, my husband will stand by a window, lost in thought. I know what he is thinking – this is a day like the days of Tết in Vietnam, in Huế.

Tết Việt Nam ở Huế nơi anh sinh trưởng. Bởi vì kể từ ngày chúng tôi  lấy nhau, kể từ ngày chồng tôi xa quê hương, chưa bao giờ anh được ăn một cái Tết với mưa phùn lất phất, một cái Tết với đầy đủ gia quyến, với tiếng trẻ con chơi đùa những trò chơi Việt Nam. Mặc dù vậy, tôi vẫn tin chắc rằng sẽ có một ngày anh ấy lại được hưởng một cái Tết như xưa.


Dịch tại Hòa Lan, những ngày trước

Tết Nguyên Ðán 1984

Ðây là bản dịch từ bài viết của bà Helen Coutant, vợ của nhà văn, nhà thơ, họa sĩ Võ Ðình. Bài này được trích từ tạp chí The Vietnam Forum, số 3 năm 1984, do Viện Ðại Học Yale, Phân Khoa Nghiên Cứu Văn Hóa Ðông Nam Á phát hành.


No comments: