Jun 30, 2018

GIAI THOẠI THI CA - ZAYN






SOI BÓNG 

Trước gương soi bóng ngắm mình,
Xinh ngoan như vậy, còn bình luận chi.
Mai đây ngày tháng trôi đi,
Tuổi trời đôi tám ai bì được đây.

Cụ Sỹ, Cali 28 VI 2018






BỐ SỸ GẶP THẦY TRÍ SIÊU VÀ THẦY NHƯ MINH






Thầy Như Minh, Thầy Lê Mạnh Thát, Thầy ... giáo bố Sỹ

[...]


Một buổi sáng mùa xuân, cuối tháng 3 năm 1984, khí trời êm ả, cảnh vật êm đềm, tĩnh lặng cũng như bao nhiêu thời khóa công phu và lạy Sám mỗi sáng. Ôn Già Lam và đại chúng xong thời lễ tụng 108 biến Hồng danh. Về phòng, Ôn uống trà và điểm tâm. Sau giờ điểm tâm, là việc làm thường nhật, tưới nước, quét sân, cho cá ăn... Nhưng sáng hôm nay Ôn đã không làm việc đó, vì có lệnh công an mời lên họp trên Mặt trận Tổ quốc, do vậy Ôn đi từ sáng sớm. Sau khi Ôn đi rồi thì công an vào soát chùa Già Lam, đồng lúc bên viện Phật học Vạn Hạnh cũng bị soát. Họ, công an, bắt quí thầy vào ngồi phòng khách, không được đi lại, một số công an khác lên phòng Thầy Tuệ Sỹ và Nguyên Giác kè hai Thầy lên xe và chở đi, không nói một lời từ biệt. Và bên Vạn Hạnh cũng không khác, cùng một thủ thuật, họ bắt Thầy Trí Siêu và Thầy Như Minh cũng kè ra xe rồi chạy mất. Có điều thật dễ thấy là mạng lưới công an đã bao vây chùa Già Lam và Vạn Hạnh từ sáng sớm, cũng như họ đã toan tính trước, vì vậy, bên chùa Già Lam thì họ mời Ôn đi họp sớm, còn bên Vạn Hạnh thì Ôn Minh Châu cũng đã đi họp mấy hôm ở Hà Nội, cho nên cả hai nơi đều vắng mặt hai Ôn, mục đích để họ dễ bề hành sự.


Nói đến Thầy Thích Trí Siêu - Lê Mạnh Thát, một sử gia, một nhà văn hóa lớn, một học giả uyên bác, tinh thâm ngôn ngữ học, Phật học. Người viết cũng đã một thời gian làm việc với Thầy tại thư viện Vạn Hạnh, 1981-1984, công trình khảo cứu, sưu tra làm bộ bách khoa Phật học Đại Từ Điển cho Ôn Già Lam. Thầy cũng bình dị không kém gì Thầy Tuệ Sỹ, cuộc sống đơn sơ của một nhà đạo sĩ. Vóc người nhỏ, với vầng trán cao, bóng nhụi, biểu lộ một sự thông minh xuất chúng. Dáng đi của Thầy, không giống như người thường, đôi tay hơi khung lên và xăm xăm tới, chữ viết của Thầy còn khó đọc gấp mấy lần chữ viết của Thầy Tuệ Sỹ. Có lần Sư cô Huệ Khương, thư ký đánh máy tại thư viện, người đã bị bắt cùng ngày với quí Thầy, đọc bản thảo của Thầy không hiểu, cô hỏi Thầy, Thầy trả lời : "Chữ nghĩa văn chương là của con người, sao lại không hiểu ?" bằng giọng Quảng Trị khó nghe, rồi Thầy tiếp tục đọc, viết, không nói gì nữa, cô Khương cũng chẳng dám hỏi thêm. Thầy làm việc thật cặm cụi, có những đêm thức trắng bên chồng kinh, sách, sử liệu cổ. Thầy không ngừng phát kiến, lục đạo những chứng tích, di tích xa xưa, mà một thời đã bị mai một. Đích thân Thầy đi về các ngôi chùa cổ ở miền Tây, hay miền Trung, để đọc lại những bản kinh, lịch sử được viết tay bằng chữ Nho, mà theo năm tháng gần như mục nát, nhưng đó chính là những tài liệu vô giá trong công trình khảo đính văn học sử, lịch sử Phật giáo Việt Nam. Qua những công bố sử học mới nhất của Thầy, ngay cả Bộ Văn Hóa Hà Nội cũng phải tham kiến với Thầy, dù họ chẳng ưa gì những sự khám phá mới mẻ này. Vào những năm đầu sau ngày 30/4/1975, Bộ Văn Hóa Thành phố Hồ Chí Minh mời Thầy công tác, giảng huấn, nhưng sau một thời gian, họ thấy trí tuệ của Thầy vượt họ quá xa, sự hiểu biết lịch lãm, kinh nghiệm chuyên môn sâu sắc, nên thôi, và cũng từ thời gian đó, công an theo dõi Thầy cho đến ngày Thầy bị bắt và bị kết án tử hình. Có lần Thầy ra Phật học viện Nha Trang, cùng Thầy Tuệ Sỹ, hai người đi bộ xuống biển rồi chiều về, đi ngang qua Sở công an thành phố, được mời vào ngủ lại đêm, sáng mới về. Hỏi ra, Thầy nói: "Họ không biết mình là ai nên bắt nhốt một đêm muỗi cắn quá chừng". Nói xong, Thầy cười tự nhiên.


[...]

Trích "Tiến Sĩ Lê Mạnh Thát - Đôi nét về tác giả"
https://quangduc.com/author/about/9845/tien-si-le-manh-that





Jun 29, 2018

TỪ BI HỈ XẢ




NGHỆ THUẬT YÊU THƯƠNG

[…]

Chúng ta cần phải học giáo lý mà Bụt dạy về nghệ thuật thương yêu.

Yếu tố thứ nhất của tình thương đích thực là Từ (Maitri). Tình thương đích thực là phải có khả năng mang lại hạnh phúc. Lòng Từ là một năng lượng có thể mang lại hạnh phúc cho ta và cho người kia. Nếu một tình yêu mà không thể mang lại hạnh phúc thì đó không phải là tình yêu. Đó là một cái gì đó khác. Đam mê, thèm khát, thú vui dục tình, mong muốn chiếm hữu… tất cả đều không phải là tình yêu. Vì vậy, Từ là một loại năng lượng mà chúng ta phải vun trồng, tưới tẩm.

[…]

Và cách để vun trồng, nuôi dưỡng lòng từ là phải có thời gian để nhìn và để hiểu. Hiểu được những đau khổ, khó khăn và nhu cầu của người kia, cũng như là những đau khổ, khó khăn và nhu cầu của chính mình. Chúng ta cần thời gian để nhìn vào chính mình. […] Và chúng ta phải có khả năng chấp nhận được mình như mình đang là, do vậy hiểu biết chính là nền tảng của lòng Từ. […] Nếu chúng ta có thể hiểu được những khó khăn, đau khổ của mình, chúng ta sẽ cảm thấy yên ổn hơn nhiều, chúng ta chấp nhận được chính mình.

Kế đó, khi chúng ta nhìn vào người kia, chúng ta sẽ hiểu những đau khổ và khó khăn của người đó một cách dễ dàng hơn nhiều. Do đó, bước thứ nhất là phải hiểu mình và chấp nhận chính mình. Bước thứ hai là hiểu người kia và chấp nhận người đó. Không có sự hiểu biết và chấp nhận này thì cũng khó mà có được hạnh phúc và nuôi dưỡng được tình yêu đích thực.

Yếu tố thứ hai của tình yêu đích thực là Bi. Bi là một năng lượng có thể giúp trị liệu. Khi chúng ta có sự bi mẫn trong lòng thì chúng ta sẽ bớt khổ đi nhiều và có thể mở lòng ra một cách dễ dàng hơn. Hãy nhìn sâu vào người kia, chúng ta sẽ thấy những nỗi khổ niềm đau trong người đó. Người đó là nạn nhân của những khổ đau của chính họ. Và người đó không biết cách ôm ấp những đau khổ của mình nên cứ tiếp tục đau khổ và làm chúng ta đau khổ dù không phải người đó muốn như vậy. Vì vậy, hiểu được nỗi khổ trong người đó, chúng ta không còn giận họ nữa mà ngược lại, muốn làm một cái gì đó, nói một điều gì đó để giúp người đó bớt khổ.

[…]

Khi chúng ta có rất nhiều năng lượng của Bi, gọi là Đại Bi, thì chúng ta cũng là một vị Bồ Tát. Chúng ta là một vị Bồ Tát vì tình thương trong ta rất lớn, trái tim ta có thể ôm hết, không những người thương của ta mà bao trùm lên tất cả. Đại Từ, năng lượng từ phải được vun trồng. Và nếu không tiếp xúc với khổ đau, không có sự hiểu biết về khổ đau, chúng ta không thể chế tác được lòng Từ. Khi lòng Từ được sinh ra thì cũng bắt đầu có sự trị liệu, trị liệu cho chúng ta và trị liệu cho thế giới. Với sự thực tập Từ quán và Bi quán, chúng ta sẽ ít khổ hơn, chúng ta bắt đầu nếm được cam lộ của tình thương và chúng ta dễ dàng mở lòng ra hơn với cuộc đời.

Yếu tố thứ ba của tình thương đích thực là Hỷ (niềm vui). Nếu tình yêu của ta không mang lại cho ta niềm vui và làm cho người kia khóc suốt ngày thì đó không phải là tình yêu đích thực. Vì vậy, dấu ấn của tình thương đích thực là niềm vui và niềm vui cũng là sự trị liệu.

Yếu tố thứ tư là Xả, nghĩa là sự mở lòng, không loại trừ, không kỳ thị. Xả có nghĩa là chúng ta mở lòng mình ra và để cho người kia đi vào trong trái tim của mình. Bởi vì nếu không mở lòng thì làm sao mà chúng ta có thể ôm lấy người kia được. Nếu cứ tiếp tục như vậy, trái tim ta sẽ càng ngày càng lớn và lớn thêm ra. Và chẳng bao lâu sau, chúng ta sẽ ôm hết mọi người vì chúng ta không còn sự kỳ thị với ai nữa. Trái tim của chúng ta sẽ rộng lớn vô cùng nếu chúng ta có thể ôm hết tất cả mọi người trong trái tim mình. Đó là tình thương của Bụt, tình thương không loại trừ bất cứ một ai, không chỉ đối với loài người mà còn cả với các loài động vật, cỏ cây, đất đá. Tất cả được ôm trọn trong tình thương đó. Đó là sự bình đẳng, không phân biệt.

Như vậy, giáo lý của Bụt về tình thương rất rõ ràng và cụ thể. Nếu chúng ta thực tập, chúng ta tưới tẩm bốn yếu tố này thì hạnh phúc sẽ đến với chúng ta ngay lập tức. Chúng ta không cần phải mất nhiều năm, nhiều tháng. Khi chúng ta thực tập Từ, Bi, Hỷ, Xả, hạnh phúc sẽ bắt đầu có mặt trong trái tim ta. Ngay khi đó, chúng ta sẽ mở lòng ra được với chính mình và với những người xung quanh ta.

“Làm thế nào để thực sự mở lòng ra?” - Thích Nhất Hạnh

Jun 28, 2018

TỰ CỨU



THIÊN TINH MẶT XANH (cúi lạy Ngọc Hoàng) – Muôn tâu Thượng Đế có một tên Cai Ngục của Đảng dưới trần gian muốn được kêu với Thượng Đế một điều trước khi vào địa ngục.
(Linh hồn cai ngục tiến lên cúi lạy Ngọc Hoàng Thượng Đế.)

NGỌC HOÀNG – Ngươi muốn chi?

CAI NGỤC – Muôn tâu Thượng Đế khi còn ở trần gian con là tên Cai Ngục trung thành của Đảng. Con đã được Đảng huấn luyện từ thời măng sữa để suốt đời thành một giống chó ngao hung dữ khát máu đồng loại. Ngày nào không được tra khảo, ngày ấy con ăn không biết ngon. Máu và nước mắt đồng loại đã làm gia vị không riêng gì cho bữa ăn mà cho cả đời con (cúi mặt khóc nức nở). Chúng đã bóp nghẹt tấm linh hồn trong trắng mà Thượng Đế ban cho con để thay vào một linh hồn giả tạo. Chúng đã khéo kiểm soát, khéo canh giữ để giam hãm cả kiếp sống của con với thứ linh hồn đê tiện nhơ nhớp ấy (khóc nức lên một cách thê thảm). Con đã không hề được sống với con!

NGỌC HOÀNG (gật đầu) – Quả vậy, ngươi đã không hề được sống với ngươi!

CAI NGỤC – Cho đến ngày con chết! Thần chết đã là cứu tinh của con! Thần chết đã giải thoát con ra khỏi vòng mê hoặc của chúng (ngước nhìn Ngọc Hoàng). Con đã mắc những tội tầy đình nhường ấy mà sao Ngài vẫn nhìn con bằng đôi mắt thản nhiên?

NGỌC HOÀNG (cười hiền từ) – Làm sao mà ta không thản nhiên? Trước khi ngươi tái sinh, ta chẳng dã ban cho ngươi trái cây đau khổ? Và giờ đây lòng ngươi bứt rứt như vậy, há không đủ rồi sao?

CAI NGỤC (vẫn nức nở) – Thoát khỏi bàn tay tanh hôi của chúng để về đây, con sung sướng như một người con mồ côi từ thuở lọt lòng lại được gặp hồn mẹ khi chết.

NGỌC HOÀNG – Sau bao lâu bị đầu độc và tự đầu độc, giờ đây ngươi thấy sao?

CAI NGỤC – Con thấy phần tinh anh bất diệt của Thượng Đế ban cho càng trở nên tinh tế, linh động và mãnh liệt. Đâu đâu con cũng thông cảm được nguồn sống rộng rãi hiền hòa của Thượng Đế. Bất kỳ cái gì của Ngài cũng làm hồn con đê mê. Con sung sướng khi thấy gió rung lên thì cành cây phe phẩy; trong lá xanh hoa nở mà cảm thấy mạch đất mênh mông dâng màu vô tận. Trời ơi, trời đất ở đâu cũng chan chứa một niềm rung cảm đại đồng. Con đã rời bỏ bầu sữa mênh mông của Mẹ, để ngậm vú sữa tanh mùi máu, hôi thối mùi thịt xương của yêu tinh.

NGỌC HOÀNG (cười thành tiếng) – Ngươi bú sữa yêu tinh thì sao?

CAI NGỤC – Khi bú sữa Mẹ con nuôi tình yêu thương, khi bú sữa yêu tinh, con nuôi chí căm hờn. Ngày nay con được trở về lòng mẹ, dù là trở về để vào địa ngục con sung sướng biết bao!

NGỌC HOÀNG (gật gù nhắc lại) – Con sung sướng biết bao!

CAI NGỤC – Trong bao lâu đắm mình trong tội ác, con là con chiên nhỏ lạc nẻo trong tình thương. Nay con chỉ xin Ngài ra ân trả lại cho con tâm tính nhân đạo thuở xưa. Con sẽ chắt chiu nuôi nấng, gây dựng gìn giữ nó trong quãng thời gian con phải đền tội ở địa ngục.

NGỌC HOÀNG – Những cái ta cho có bao giờ mất? Dù có bị chôn vùi bóp nghẹt dưới lớp vỏ tàn bạo hung tợn, nguồn sáng đã soi cho ngươi ra đời đó vẫn ở trong ngươi. Lòng thiết tha của ngươi với tâm tình đó há chẳng là một bằng cớ sao?

CAI NGỤC – Với tâm tình đó, tâu Thượng Đế, con vẫn có thể tự cứu chuộc mình và chờ kiếp tái sinh?

NGỌC HOÀNG – Với thiên tính cao quý của ta ban cho, ai mà chẳng tự cứu chuộc được, dù gian ác, tham tàn, sát nhân đến đâu đi nữa (giơ tay ra hiệu cho Thiên Tinh Mặt Xanh) Thôi cho đi!

Trích "Trái Cây Đau Khổ" - Doãn Quốc Sỹ 

Jun 27, 2018

MỞ LÒNG




Cỏ mở lòng bằng cách này đây :) 


Câu hỏi: Làm thế nào để con có thể thực sự mở lòng ra ?

Thầy: Những hiểu lầm, những tri giác sai lầm là một phần của cuộc sống, cũng giống như bùn. Hiểu lầm, tri giác sai lầm chính là nền tảng của những cuộc chiến tranh xung đột, chết chóc, đau khổ. Đó là bùn. Sự thực tập giúp chúng ta giải tỏa được những hiểu lầm, lấy đi những tri giác sai lầm để phục hồi lại truyền thông và mang lại hòa giải. Chuyển hóa bùn thành sen, đó là một điều có thể làm.
Giáo lý của Bụt có thể giúp chúng ta làm được điều đó với tư cách một cá nhân hay một nhóm người. Và khi làm được điều đó với một nhóm người thì chúng ta có thể thay đổi được tình trạng xã hội. Đó là lý do tại sao thực tập với tư cách một cá nhân là không đủ. Chúng ta cần thực tập với một nhóm người dưới hình thức một tăng thân. Có những người trong chúng ta rất sợ phải yêu, chúng ta không dám mở lòng mình ra. Chúng ta sợ bởi vì chúng ta đã đau khổ và chúng ta nghĩ rằng yêu là khổ. Như vậy rất đáng tiếc, bởi vì tình yêu thương chân thật có thể mang lại cho chúng ta rất nhiều niềm vui và sự trị liệu.

Có những lúc mùa xuân đến, tất cả những bông hoa đều nở rộ nhưng tại sao chúng ta lại từ chối mở lòng ra ? Bởi vì có một sự sợ hãi, sợ rằng ta sẽ đau khổ thêm một lần nữa. Đó là do chúng ta đã không được học nghệ thuật để thương yêu. Cố nhiên là người kia đã không khéo léo, nhưng chúng ta cũng không khéo léo nốt, chúng ta chưa biết cách để thương. Chúng ta đã để cho những hiểu lầm và tri giác sai lầm sai sử, người kia đã làm cho ta đau khổ và ta cũng làm cho người đó đau khổ. Vì vậy, chúng ta cần phải học giáo lý mà Bụt dạy về nghệ thuật thương yêu.

[…]

 “Làm thế nào để thực sự mở lòng ra?” - Thích Nhất Hạnh

IM LẶNG HÙNG TRÁNG





Khải Bạch

Bạch đức Thế Tôn, con biết đức Thế Tôn đã để thì giờ nhiều để giảng dạy giáo pháp cho bốn chúng đệ tử. Những lời Thế Tôn nói có công năng khai mở tâm trí của người nghe, giúp họ buông bỏ những tri giác sai lầm, chỉ cho họ thấy con đường đi lên, ủy lạo, vỗ về và gây cho họ thêm niềm tin và năng lượng để đi tới. Có những lúc Thế Tôn ngồi yên mỉm cười không nói, và không trả lời cả những câu người ta hỏi, bởi vì Thế Tôn thấy rằng trong những lúc ấy im lặng hùng tráng và im lặng sấm sét còn hùng biện hơn lời nói. Ước ao gì con cũng được như đức Thế Tôn, khi nào cần nói thì mới nói, khi nào cần im lặng thì im lặng. Bạch đức Thế Tôn, con xin hứa với đức Thế Tôn là từ nay về sau, con sẽ xin tập nói ít lại. Con biết trong quá khứ con đã nói quá nhiều, con đã nói những điều không ích lợi gì cho con và cho những người nghe con, con lại đã nói những điều gây khổ đau cho người khác và cho cả con nữa. Trong bài pháp thoại đầu mà đức Thế Tôn giảng cho năm thầy ở vườn Lộc Uyển, Thế Tôn có nói tới sự thực tập chánh ngữ, một trong tám phép thực tập gọi là Bát Chánh Đạo. Sự thực tập chánh ngữ của con còn đang yếu kém. Vì tri giác sai lầm, vì tư duy không chín chắn, và vì giận hờn, tự ái hay ganh tỵ, con đã nói những lời gây nên đổ vỡ, làm cho sự truyền thông giữa con và người khác trở nên khó khăn. Con biết khi sự truyền thông trở nên khó khăn hoặc bế tắc thì hạnh phúc không còn và khổ đau có mặt. Con nguyện từ đây mỗi khi trong con có tâm hành bực bội, tự ái và ganh tỵ, con sẽ trở về với hơi thở chánh niệm để nhận diện những tâm hành bực bội, tự ái và ganh tỵ ấy mà không mở miệng nói năng. Khi được hỏi tại sao con không nói, con sẽ thành thật thú rằng vì trong tâm con có sự bực bội, buồn chán hay ganh tỵ cho nên con sợ rằng nói năng sẽ gây ra đổ vỡ, và con xin sẽ được phát biểu trong một dịp khác, khi tâm con an tĩnh hơn. Con biết làm như thế là con bảo hộ được cho cả con và cho cả người kia. Con biết con không nên đè nén những cảm xúc của con, và vì vậy con sẽ sử dụng hơi thở chánh niệm để nhận diện và chăm sóc những cảm xúc ấy và tập nhìn sâu vào cội nguồn của chúng. Thực tập như thế, con có thể làm lắng dịu và chuyển hóa được những niềm đau nỗi khổ trong con. Con biết là con có quyền và có bổn phận nói cho người thân của con nghe về những khó khăn và khổ đau của con, nhưng con phải chọn nơi chọn lúc cho đúng rồi con mới nói, và khi nói con phải sử dụng phép ái ngữ. Con không dùng ngôn ngữ của sự trách móc, buộc tội và lên án. Con chỉ nói đến những khó khăn và đau khổ của con thôi và mong rằng người kia hiểu được những đau khổ và khó khăn ấy của con mà thôi. Trong khi nói, con có thể giúp người kia buông bỏ những tri giác sai lầm của người ấy về con, điều này giúp được cho cả hai phía. Trong khi nói, con cũng ý thức được rằng có thể trong những lời con nói có những điều đã phát sinh từ nhận thức sai lầm của con về con và về người ấy, và cầu mong nếu người ấy thấy được những yếu tố của nhận thức sai lầm ấy thì xin vui lòng chỉ bảo và soi sáng cho con. Con xin hứa với đức Thế Tôn là trong khi nói, con sẽ nhớ rằng những lời con nói phải có tác dụng giúp người kia hiểu thêm về con và về người ấy, và những lời con nói không mang tính cách trách móc, phê phán, chê bai và hờn giận. Trong khi con nói, có thể là những vết thương trong con bị chạm tới, và tâm hành buồn giận trong con sẽ được phát khởi. Con xin hứa là mỗi khi tâm hành buồn giận và bực bội ấy phát khởi, con sẽ ngừng nói và trở về theo dõi hơi thở để nhận diện và mỉm cười với nó. Con sẽ xin phép người đang ngồi nghe con cho con ngưng lại một vài phút. Chừng nào nhận thấy tâm con bình an trở lại, con mới tiếp tục thực tập nói ra những cảm nghĩ và nhận xét của con. Rồi khi người ấy nói thì con sẽ lắng nghe bình tĩnh và với tâm không thành kiến. Trong khi nghe, nếu con nhận thấy có những điều người ấy nói không phù hợp với sự thực, con cũng sẽ không cắt lời người ấy, mà vẫn hết lòng lắng nghe để tìm hiểu những lý do nào đã đưa tới tri giác sai lầm của người kia, để thấy con đã làm gì nói gì để người ấy hiểu lầm con như vậy, và con sẽ hành xử như thế nào trong những ngày tới để giúp người ấy điều chỉnh nhận thức của họ. Và khi nghe người ấy nói xong, con sẽ chắp tay cám ơn người ấy đã soi sáng cho con, và hứa sẽ chiêm nghiệm lại cho sâu sắc về những điều người ấy nói, lòng dặn lòng rằng trong tương lai sau khi đã quán chiếu kỹ lưỡng con sẽ giúp người ấy buông bỏ những nhận thức sai lầm của người ấy về con và về chính người ấy.

Địa Xúc
Xin đức Thế Tôn cho con lạy xuống trước Thế Tôn và trước đức Bồ Tát lắng nghe Quan Thế Âm. (C)

Thích Nhất Hạnh

Jun 26, 2018

TO TABLE FROM FARM





Fresh mozzarella in Caprese salad


*** 

Fruit sauce in vla 








Jun 25, 2018

ZAYN





Con mắt tròn xoe
như hòn bi ve
Nụ cười hóm hỉnh
Khoe chiếc răng xinh

Ông Ngoại Hiếu làm cho Zayn









Jun 22, 2018

GIAI THOẠI THI CA - CỎ



Cỏ yêu trái đất
Như yêu Ông Bà
Cỏ ngoan ngoan thiệt
Nụ cười như hoa.

Cụ Sỹ, Cali 22 VI 2018





Jun 20, 2018

MỌC GIỮA RANH GIỚI THIÊN ĐƯỜNG VÀ ĐỊA NGỤC





NAM TÀO (đứng dậy) – Muôn tâu, đây là Người Đông Phương, người mà cả thế giới đều kính phục, người đã dùng chân lý để đòi tự do, dùng tình nhân loại, lòng hy sinh để chống lại vũ lực cường quyền, người đó vừa bị tay sai của bè lũ khát máu ám sát.
NGƯỜI ĐÔNG PHƯƠNG (cúi lạy Ngọc Hoàng) – Muôn tâu Thượng Đế, con đã về.
NGỌC HOÀNG – Khá khen ngươi đã trải bao gian khổ mà vẫn hồn nhiên.
NGƯỜI ĐÔNG PHƯƠNG – Muôn tâu, được thế là bởi khi suy nghiệm, con đã thông cảm được ý thiêng của Thượng Đế, con đã hiểu rằng đau khổ là sự tất nhiên của loài người, là phép tắc muôn đời của Tạo Hóa.
(Chợt có tiếng rào rào như ong vỡ tổ, rồi cả một đám linh hồn ùa ra với những tiếng reo hò kỳ lạ. Người Đông Phương vội đứng dạt sang một bên. Kế đó Thiên Tinh Mặt Đỏ ra – Âm nhạc đoạn B Ý Nghĩ Ban Đêm.)
THIÊN TINH MẶT ĐỎ (cúi lạy Ngọc Hoàng) – Muôn tâu Thượng Đế, đây là những linh hồn được tái sinh.
NGỌC HOÀNG – Khanh cho chúng ăn trái cây đau khổ trước khi xuống trần.
THIÊN TINH MẶT ĐỎ - Phụng mạng!
(Thiên Tinh Mặt Đỏ lại điều khiển cho bầy linh hồn nhảy nhót quanh Cây Đau Khổ để bứt trái ăn. Màu trong của đám linh hồn – cũng như lần trước – đục lại và hiện dần thành một biển hình người lố nhố - Âm nhạc đoạn C Ý Nghĩ Ban Đêm.)
NGỌC HOÀNG (ra hiệu cho Thiên Tinh Mặt Đỏ) – Khanh cho đi.
THIÊN TINH MẶT ĐỎ - Phụng mạng!
(Đám linh hồn tíu tít theo đường xuống trần gian phấp phới như chim bay – Âm nhạc đoạn D Ý Nghĩ Ban Đêm.)
NGỌC HOÀNG (chỉ đám linh hồn đó nói, với Người Đông Phương) – Trong hàng vạn ức linh hồn tái sinh đó, biết rằng rồi đây có được lấy một kẻ trở về… (chỉ tay lên lối Thiên Đường)… theo đường này.
NGƯỜI ĐÔNG PHƯƠNG – Muôn tâu Thượng Đế phải chăng muôn việc dưới trần gian đều do Ngài định đoạt, con người chỉ việc tuân theo đường Định Mệnh?
NGỌC HOÀNG (cất tiếng cả cười) – Định Mệnh! Ngươi nói chi? Con người đâu phải là một con vật mù chỉ biết lặng lẽ tuân theo sự dẫn dắt của một Định Mênh câm? Chính con người làm chủ Định Mệnh và tạo ra tương lai của mình.
NGƯỜI ĐÔNG PHƯƠNG – Nhưng muôn tâu Thượng Đế, con người yếu đuối về phần xác, dễ sa ngã về phần hồn, luôn luôn bị dục vọng cám dỗ làm sao mà xây dựng được tương lai rực rỡ cho mình?
NGỌC HOÀNG – Sao lại không? Ngươi há không vừa thấy những linh hồn ăn trái cây đau khổ trước khi tái sinh? Ngươi quên chính lời người đã nói dưới trần: “Đau khổ không thể thiếu được trong cuộc sống?”
NGƯỜI ĐÔNG PHƯƠNG – Dạ con nhớ. Con đã nghĩ loài người phải can đảm nhận lấy đau khổ. Trên đường tiến hóa càng gặp nhiều khổ nạn bao nhiêu con người càng hàm dưỡng. Sự tiến hóa chỉ là nhắc đồng cân theo cán cân đau khổ.
NGỌC HOÀNG – Vậy mà con người luôn luôn kêu la than phiền đời là bể khổ. Họ có biết đâu chính đó là điều may cho họ. Họ là những người ốm về trăm ngàn thứ bệnh, được nằm trên rừng cây thuốc, nhưng lại chê lá thuốc đắng.
NGƯỜI ĐÔNG PHƯƠNG – Vậy ra trái cây đau khổ Ngài ban cho có mục đích…
NGỌC HOÀNG – Có mục đích làm cho người biết rằng họ đương sống. Đau khổ làm cho người dại có thể trở nên khôn, kẻ yếu có thể trở nên mạnh, kẻ tham tàn độc ác chợt hăm hở trở về chính đạo.
NGƯỜI ĐÔNG PHƯƠNG – Dạ bây giờ thì con hiểu. Với trái cây đau khổ làm bùa hộ mệnh, con người tự thích ứng với hiện tại và xây lấy tương lai. Thành công hay thất bại là do có biết tìm ở đau khổ những bài học quý giá hay không.
NGỌC HOÀNG (chỉ về phía Cây Đau Khổ) – Bởi vậy ta để cho Cây Đau Khổ mọc ngay giữa ranh giới Thiên đường và Địa ngục.
NGƯỜI ĐÔNG PHƯƠNG – Và Ngài chỉ là một quan tòa tối cao đợi giây phút cuối cùng mới phán xét công tội để chỉ định Thiên đường hay Địa ngục?
NGỌC HOÀNG (lắc đầu) – Ta không hẳn là quan tòa của các ngươi, cũng chẳng phải ta quyết định. Thiên đường hay Địa ngục chính các ngươi đã tự xây trong lòng khi các ngươi hành động.
NGƯỜI ĐÔNG PHƯƠNG – Dạ con hiểu, vũ trụ vạn vật đầy đủ cả ở bản thân, Tiểu ngã cũng là Đại ngã (cúi lạy). Xin bái biệt Thượng Đế.

Trích "Trái Cây Đau Khổ" - Doãn Quốc Sỹ

HỌC CHO HỌC NHẬN

Jun 19, 2018

NIỀM VUI


“Vui học và hành trì
Dù chưa có bạn hiền
Nhưng vẫn sống an nhiên
Như voi giữa rừng vắng.”

Thích Phước Tịnh -
dịch từ kinh Pháp Cú trong Hán tạng





Rượt đuổi niềm vui

Trong đời sống nhân thế, chúng ta thường có nhu cầu rượt đuổi niềm vui để lấp kín đời mình.  Có người lấy việc làm ra của tiền làm niềm vui; có người cần kiếm chút chức danh làm niềm vui. Lại nữa, chúng ta thường kiếm mọi việc hướng ngoại rất vọng động để lấp đầy nỗi trống trải và sợ sệt. Sống như vậy, chúng ta chỉ lo lắng tương lai hoặc gậm nhấm quá khứ, chưa bao giờ sống được ngay phút giây hiện tại.

Trong đời sống tâm linh, khi chưa trải nghiệm công phu hành trì, chúng ta có nhu cầu rượt đuổi niềm vui trong những sinh hoạt hướng ngoại như tụng tán, lễ nghi, hoặc vào những công trình như xây dựng già lam tự viện, tổ chức hành hương ngày Tết v.vv. Chúng ta thường biện minh rằng mình đang làm Phật sự nhưng sống như vậy, chúng ta chỉ là rượt đuổi niềm vui phù du bằng mọi việc lăng xăng ngược xuôi bên ngoài, không liên quan gì đến niềm vui với pháp thực tập ngay tự nội bên trong.


Nắm giữ niềm vui


Sự sống vốn bồng bềnh trôi nổi -  luôn bất định chưa bao giờ đứng yên.
Cơ thể vốn bất định - hôm nay khoẻ, ngày mai có thể bịnh.
Cảm xúc vốn bất định -  nay vui, sau đó có thể buồn.
Đời sống xã hội vốn bất định - chẳng ai tiên liệu được những gì sẽ xảy ra.

Niềm vui cũng thế - đến rồi đi rất nhanh. Thế nhưng chúng ta luôn có khuynh không chấp nhận điều này, chỉ muốn nắm chặt trong tay niềm vui vừa có được. Chúng ta quên rằng từ bụng mẹ đi vào đời, ta chưa hề mang theo chi cả, và khi ra đi, ta cũng chỉ là một con người trần trụi! Vậy tại sao ta phải lo nắm giữ niềm vui và những thứ kiếm được trong cuộc sống phù du này để cả đời không sống được một ngày bình yên?


Thưởng thức niềm vui


Trong đời sống nhân thế, nếu biết chấp nhận bản chất bồng bềnh của đời sống, nếu hiểu được niềm vui chỉ kéo dài trong khoảnh khắc, chúng ta sẽ thưởng thức niềm vui một cách trọn vẹn – vui khi niềm vui đến và cũng vui khi niềm vui đi.

Trong đời sống người tu Phật, nếu biết được niềm vui không phải chỉ có được nơi cảnh giới của đức Phật Dược Sư, hay Phật Di Đà, chúng ta sẽ thưởng thức niềm vui ngay bây giờ và ở đây - vui khi ngồi xếp chân kiết già, vui khi đọc một trang kinh hoặc khi đi thiền hành một mình trong rừng vắng.

Đến một lúc nào đó, ta có nhu cầu sống cô độc. Đó là lúc tâm thức ta đã trưởng thành. Đó là khi nhu cầu an trú trong thiền tập ngay trên tự thân mình dâng cao. Đó là khi ta cần một không gian riêng để thưởng thức niềm vui với chánh pháp, niềm vui trong tu tập.


Niềm vui tu tập


Hãy thử khép mắt, nhìn vào bên trong vùng tối xem điều gì đang sinh khởi!

Bước đầu, chúng ta nhận thấy hơi thở vào ra.
Bước thứ hai, chúng ta ý thức mọi trạng thái của thân như mỏi nơi vai, ngứa nơi chân.
Bước thứ ba, chúng ta nhận rõ niềm vui, nỗi buồn đang đến đi, sinh diệt.
Bước cuối cùng, chúng ta biết rõ mình đang quan sát những cảm xúc ấy, và những cảm xúc ấy không phải là mình, chỉ là những phần rất bé trong vùng trời tâm.

Khi đã nhận ra ta chính là năng lực nhận biết đang quan sát mọi vật và cảm thọ bên ngoài đang sinh diệt, và năng lực nhận biết này đích thực là trạng thái tâm không hình thể màu sắc hương vị, không sinh không diệt, luôn sáng rỡ hiện tiền, khi ấy được gọi là thấy Đạo.

Khi đã thấy Đạo, đời sống ta không còn bất hạnh do vì tất cả những xung động và xúc động sinh khởi trong tâm thức, ta đều quan sát được và không đồng nhất mình vào những xung động và xúc động ấy.


Kết luận

1)         Thấy Đạo, ta an nhiên tu tập với trái tim đầy lửa đam mê dành cho con đường tâm linh. Là người đứng ngoài quan sát, mọi tâm hành buồn vui, ghét thương không dính với ta, đời sống ta chỉ có an lạc, cho dù người thân mất, người thương quay lưng, tật bệnh đến gần.
2)         Thấy Đạo, ta sống hài hoà không chống trái với bất cứ ai trong cộng đồng. Tuy nhiên ta vẫn là người cô đơn tột cùng nhưng tràn đầy phúc lạc do vì ta đi được đến tột nguồn con đường đạo lý để đến chứng nghiệm được Niết Bàn của đức Phật dạy.
3)         Nếu chưa thấy đạo, hãy chấp nhận bản chất đời sống như vậy, không than trời trách đất, mãn nguyện với bất kỳ điều gì xảy đến với ta.

Niềm vui đến rồi chấp cánh bay đi ư? Cũng vẫn hạnh phúc!


Trích pháp thoại KẾT MỘT TRÀNG HOA – Phẩm Học Hỏi và Tu Tập 10 – Thích Phước Tịnh

Jun 18, 2018

GIAI THOẠI THI CA - CHUB




CHUB

Trùm bét trong nhà có Chub tôi
Xinh ngoan số một ở trên đời
Tìm ra siêu thị gần đâu đó
Mua một đồ chơi thưởng Chub thôi!

Cụ Sỹ 
Cali 18 VI 2018 


Jun 17, 2018

HAPPY FATHER'S DAY TO BỐ SỸ


MẸ HOÀ KỂ CHUYỆN OUI ĐI DỰ LỄ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC

Hôm nay (June 15th 2018) là mốc đánh dấu Oui kết thúc những ngày tươi đẹp ở Pacifica High School . Trường Oui tổ chức Graduation Ceremony ở Orange County College Stadium

Xin mời cả nhà cùng xem một số hình được mẹ Hòa chụp được

Các bạn được sắp hai hàng đi từ cuối sân hướng về khán đài - hàng ghế ngồi (hai bên phụ huynh hào hứng chào đón)




Buổi lễ khởi đầu với các bạn JROTC vác cờ chào (Color Guard) có một bạn thấp nhất là nữ nha


 


Khán đài có hiệu trưởng và các bạn Honor 





Trên không còn có helicopter tuần tra bảo vệ ... (just kidding) 

 


Các bạn được ngồi theo hai hàng ghế với áo mũ .. xanh lè 
Sau những speech của Hiệu trưởng -Student Presidents- Thủ khoa ... các bạn được lần lượt bước lên khán đài bắt tay Hiệu trưởng rồi về lại chỗ ngồi. 



Alma Mater của Trường Oui (có kiều chào giống heil Hitler- khác là không phải cả bàn tay mà chỉ là đưa ngón trỏ-giữa thôi -may quá ) 

 


 Tung nón kết thức. Sau đó  các bạn túa ra phần cuối Stadium gặp phụ huynh và bạn bè, bắt đầu cho một sự hỗn loạn nào nhiệt mà vui.



Bên Oui lúc nào cũng có buddy Mathew  (con của chị Tư Loan -anhTấn)



Với bạn nữ 




Vậy là bạn này cũng vào Trường Long Beach như Oui:



Với bạn Jerlene (cùng đi Prom)         
          


Ủa lại một bạn nữ khác Nhưng bạn này ở lớp nhỏ hơn

 



Text tìm đồng bọn 



Gặp được bạn 



Bạn này là Japanese (hiền lắm) 


Thôi gặp bạn nam vui hơn: 


Ah, đây rồi nhóm quậy của Oui nè:


Một nhóm khác nữa, cũng vui không kém



Tụ lại ôm nhau thắm thiết:




Rồi tung nón tạm biệt nha:


 


Một tấm hình quí hiếm với gia đình :):)



----

Bây giờ thì mệt phờ, đến giờ thưởng thức cơm tấm Thuận Kiều rồi:





Anh Nô đưa đi uống Boba nữa. Kết thúc là: Hai chiến sĩ ... hết xí quách


---

Xin kết thúc với loạt hình sau đây: có ai đoán được Oui và các bạn đang làm gì hông???..




Đó là điệu nhảy của Oui mà nhóm bạn cùng hưởng ứng ... tận tình  (so crazy :):))

***

Đó là một "long day" của Oui tuy mệt nhưng vô cùng thú vị.

Xin cám ơn tất cả nhà đã thương quí Oui trong suốt thời niên thiếu của Oui
Oui quyết định sẽ tiếp tục là nguồn vui cho mọi người trong những ngày ... kế tiếp  :):):)