Mar 29, 2018

CHÉN NƯỚC MẮM



[...]

Chúng tôi không thể không ghi thêm ở đây một nhận định vừa ngộ nghĩnh vừa sâu sắc của ông Pazzi về chén nước mắm với tinh thần tập thể của người Việt:

Có lẽ ý thức đồng sinh hoạt ở nơi người Việt đã được thể hiện rõ trong chén nước mắm đặt giữa mâm cơm. Nước mắm là món ăn phổ biến có nhiều sinh tố còn là thức ăn căn bản của mọi gia đình Việt Nam. Chén nước mắm không bao giờ thiếu trong các bữa ăn, hay nói cách khác nó không thể thiếu được. Mọi người ngồi chung mâm cơm đều chấm thức ăn vào chén nước mắm ấy như cùng gặp nhau ở một điểm hòa đồng.


[...]


Khi ông Pazzi ca ngợi tinh thần tập thể của người Việt thể hiện ở chén nước mắm đặt giữa mâm để chấm chung, ông cũng lại một lần nữa nhắc đến thái độ của giới trí thức vong bản:

Những người trí thức tân học Việt Nam có thể cho rằng lối ăn như vậy không hợp vệ sinh, và họ vẫn có lý lẽ mà chỉ trích, nhưng khi nói thế cơ hồ như họ quên mất cái phần tinh thần sâu xa duyên khởi ở trong sự việc.

[...]

Trích "Người Việt Đáng Yêu" - Doãn Quốc Sỹ

PS:

Lúc DQS trích dẫn "Người Việt Cao Quý" trong "Người Việt Đáng Yêu" thì bố tưởng ô Pazzi là một người Ý nên rất cảm kích "tấm lòng" của một người Ý đối với dân Việt. Sau này mới biết là của V.H.  một nhà văn cộng sản nằm vùng, giả danh ngoại quốc để tự đánh bóng dân tộc mình. Lại càng thấy tính chất của DQS, đơn giản, minh bạch, và tính chất của CS (nằm vùng và không nằm vùng), ngoắt ngoéo và mập mờ.

***

Dĩa trái cây ăn để giữa ăn chung -
người Việt Nam đáng yêu
và người Hoà Lan đáng quý
gặp nhau ở một điểm hoà đồng.
Cả hai đều vui!   




No comments: