Jan 31, 2013

HÀN QUỐC dưới ống kính của SAN







BÉ RẮN TRONG CỐC NƯỚC - Doãn Quốc Sỹ dịch


BÉ RẮN TRONG CỐC NƯỚC

Một buổi chiều kia, có một người được bạn mời tới nhà chơi.  Trong khi anh sắp sửa uống tách nước trà bạn mời, dường như anh ta nhìn thấy con rắn nhỏ trong tách trà!  Không muốn làm cho chủ nhà phải bối rối, anh đã thu hết can đảm uống một hơi hết tách trà.

Về nhà vào đêm đó, anh ta cảm thấy dạ dày đau dữ dội.  Sang ngay hôm sau, anh đau dữ dội hơn.  Anh đi khám nhiều bác sĩ và uống nhiều loại thuốc, nhưng không có thứ thuốc nào công hiệu.  Đau quằn quại, anh nghĩ rằng mình sắp chết. 

Nghe tin anh đau nặng, bạn anh mời anh tới chơi nữa.  Vẫn ngồi vào chỗ cũ, anh nhận một ly trà khác.  Khi người bệnh nhấc tách trà lên, anh ta lại nhìn thấy con rắn trong tách trà!  Lần này thì anh ta buộc phải lên tiếng, khiến chủ nhà phải lưu ý.  Không nói một lời, người chủ nhà chỉ tay lên trần nhà.  Anh ta nhìn lên.  Kìa, ngay cao trên đầu anh, treo lủng lẳng trên xà nhà, là một khúc dây thừng.  Người bệnh nhận ran gay, điều anh tưởng có con rắn nhỏ trong tách trà, chỉ là sự phản chiếu của khúc dây thừng. 

Hai bạn nhìn nhau cười rộ.  Cơn đau trong người bệnh biến đi tức khắc, và anh ta trở lại khỏe mạnh như thường. 
 


BABY SNAKE IN A CUP
Trích “One Hand Clapping – Zen Stories For All Ages”
Lời kể: Rafe Martin và Manuela Soares
Minh họa: Junko Morimoto
Lời dịch: Doãn Quốc Sỹ 

Jan 29, 2013

HÃY CÙNG PHẠM DUY HÁT KHÚC TỬ SINH CỦA MỘT KIẾP NGƯỜI - Đoàn Hưng





Nhạc Sĩ Phạm Duy năm 2006 (qua ống kính Đoàn Khoa)

Vào ngày 27/01/2013, tại Việt Nam, nhạc sĩ Phạm Duy đã hoàn tất chu kỳ của một kiếp người, như chính ông đã viết trong ca khúc Xuân Ca: “Dù nay, dù mai cũng như mọi ai chết trong địa cầu…”. Có điều không ai có được như Phạm Duy là những ca khúc của ông chắc chắn sẽ vẫn còn sống lâu lắm trong nền âm nhạc Việt Nam, kể cả trong nước lẫn hải ngoại. Ở cái thời điểm tiễn đưa một người đã khuất, ắt hẳn có nhiều người thắc mắc rằng Phạm Duy đã chuẩn bị sẵn sàng cho cái chết của mình ở tuổi 92? Ngẫm nghĩ lại về cuộc đời của ông, nghe lại cả ngàn lời ca của ông, ta sẽ hiểu Phạm Duy nghĩ gì về chuyện tử sinh của chính mình…
Có lẽ ít có nhạc sĩ nào viết về sự sống, cái chết trong ca khúc của mình nhiều và sâu sắc như Phạm Duy. Chính người nhạc sĩ đã tâm sự: “…đối với tôi chỉ có ba điều quan trọng: TÌNH YÊU, SỰ ĐAU KHỔ VÀ CÁI CHẾT…”. Những người chiêm nghiệm sự sống - chết theo nhân sinh quan Phật Giáo sẽ nhận ra rằng: Phạm Duy cũng nhìn tử sinh như một vòng tròn sinh diệt bất tận của thuyết luân hồi.
Trong gần 70 năm sự nghiệp sáng tác của Phạm Duy, người ta nhận ra có hai giai đoạn ông viết nhiều ca khúc về chủ đề tử sinh nhất. Vào khoảng cuối thập niên 50 đến giữa 60, ông cho ra đời hàng loạt ca khúc bất hủ như Đường Chiều Lá Rụng (1958), Một Bàn Tay (1959), Tạ Ơn Đời (1959), Xuân Hành (1959), Xuân Ca (1961), Những Gì Sẽ Đem Theo Về Cõi Chết (1966). Ở độ tuổi “tứ thập nhi bất hoặc”, Phạm Duy đã nhìn đời người là một cuộc tái sinh duyên từ lúc ra đời cho đến khi nhắm mắt lìa đời:

“Bàn tay đưa anh ra khỏi lòng người
Một đêm kêu lên hơi thở tuyệt vời…
….Một mai đưa anh thăm thẳm lìa đời
Mùa đông khăn tang mây bỏ đường dài
Bàn tay thương nhớ, ôi gập anh băng giá
Lạ lùng, tay khép làn mi” (Một Bàn Tay)
Con người ta vào đời và lìa đời cũng với một bàn tay…
 
Đường Chiều Lá Rụng là một trong những ca khúc nói về cái chết hay nhất của nền ca khúc Việt Nam. Trong ca khúc này, Phạm Duy nhìn sự chết đi và tái sinh của một kiếp người qua từng chiếc lá rụng về cội:

“Còn rơi rụng nữa, cành khô và lá, thành ngôi mộ úa
Chờ đến một trận gió mưa, cho rữa tình già xác xơ,
Cho biến thành nhựa sống nuôi tình thơ…”
 
Nhìn sự sống chết trọn vẹn như vậy, Phạm Duy chắc đã bình thản đón chờ cái chết, và chấp nhận những gì mình sẽ phải bỏ lại cuộc đời này, điều mà không phải ai cũng chấp nhận được:

“Rồi mai đây tôi sẽ chết, Trên đường về nơi cõi hết, Tôi sẽ đem theo với tôi những gì đây ?...
…Tôi không đem theo với tôi được tiền tài hay danh vọng
Tôi không đem theo với tôi được gái đẹp hay rượu nồng
Tôi không đem theo với tôi được lầu vàng hay gác tía…”

(Những Gì Sẽ Đem Theo Về Cõi Chết)
Giai đoạn thứ hai của các ca khúc tử sinh của Phạm Duy là vào năm 1988, khi ông hoàn thành 10 ca khúc trong tuyển tập “Hát Cho Năm 2000”. Lúc bấy giờ tác giả đã “thất thập cổ lai hy”. Dù vẫn xem sống chết là một thực thể không thể tách rời, nhưng tác giả lúc này thể hiện tình yêu sự sống còn mãnh liệt hơn nữa. Trong ca khúc “Nắng Chiều Rực Rỡ”, ví tuổi già của mình với từng tia nắng ban chiều, Phạm Duy dối già rằng: “…Nắng chiều còn tươi hơn nắng trưa”, và níu kéo rằng:

“Em có thấy không nắng chiều rực rỡ
Em có thấy không nắng đẹp còn đó
Nắng còn nắng lê thê thì đêm ơi vội gì Nắng còn nắng bao la thì xin đêm đợi chờ…”
Hay trong ca khúc “Trăng Già”, tác giả ước ao được sống tuổi đời của đá, của trăng:

“…Ðá, trăng bao tuổi, đá, trăng mới già
Mà sao ta thấy ơi a trăng tà, cũng như đá già
Vẫn còn đương tơ, vẫn còn trơ trơ
Giữa nơi ta bà hay đối với ta…”
Thấy được tử sinh luân hồi như vậy, có phải chăng Phạm Duy đã là một thiền sư, thanh thản ra đi bỏ lại kiếp người không vướng bận? Không, không hề! Thiền sư Nhất Hạnh có nói rằng giữa người nghệ sĩ và thiền sư có một điểm giống nhau, đó là cả hai đều biết sống trọn vẹn, tràn đầy từng giây phút của đời sống của chính mình. Nhưng thiền sư hướng mình đến một trạng thái tâm không còn vướng bận vào tử sinh. Là một nghệ sĩ trọn vẹn, hình như Phạm Duy không muốn thế. Ông sống trọn vẹn, yêu thương trọn vẹn trong cuộc đời cho chính mình. Nếu không sống, không yêu thương hết mình, Phạm Duy đã không thể để lại cho đời nhiều ca khúc bất hủ đến thế. Và khi mất đi, ông luôn luôn khát khao một lần nữa được tái sinh lại làm kiếp người, để lại được yêu thương, hờn ghét. Có thể nói rằng không có một nghệ sĩ nào thể hiện tình yêu kiếp người mãnh liệt hơn Phạm Duy. Ông là hình ảnh có thực của một Alexis Zorba trong tiểu thuyết. Xin hãy hát cùng Phạm Duy để cảm nhận được tình yêu nhân thế bao la đó:
“…Xuân muôn năm, có ta Xuân còn hơi Xuân
Thì xin, thì Xuân hãy cho tình nhân sống thêm vài lần…”
(Xuân Ca)
“…Ta vứt sau ta những nẻo đường trần
Ta vút bay theo những nẻo đường tiên
Nhưng nếu mai sau, ai gọi Người Tình
Anh sẽ quay lưng bước về nẻo xanh…”
(Rong Khúc)
“…Người là ta một mùa Xuân tỏa ánh nắng mai
Bước lên đời mang một duyên tình duyên mới
Người là ta đường nhân ái còn đi mãi mãi
Hết bước xuân, ta gọi nhau về trong Người…”
(Xuân Hành)
Ca sĩ Duy Trác có lần bảo rằng phải mất 50 nữa thì Việt Nam may ra mới có một Phạm Duy thứ hai. Nhiều người bi quan với tình hình văn hóa nghệ thuật trong nước như hiện nay, cho rằng thời gian chờ đợi đó chắc sẽ là một thế kỷ!
Nhưng đối với những ai yêu mến nhạc Phạm Duy, và tin vào tái sinh, thì lạc quan nghĩ rằng Phạm Duy dù có mất đi, rồi ông cũng sẽ quay về để sinh lại làm người. Và với người nhạc sĩ đã một đời “khóc cười theo vận nước nổi trôi” như ông, chắc hẳn nghiệp lực sẽ lại kéo ông làm người Việt Nam thêm một lần nữa, cho dù quê hương vẫn còn nhiều nổi trôi… 
Hãy tin như vậy. Hãy hát những ca khúc tử sinh của Phạm Duy để thấy rằng người nhạc sĩ vẫn còn ở quanh đây với cuộc đời. Và trong một ngày không xa, cái hồn nhạc Phạm Duy lại được tiếp nối qua một người nghệ sĩ trẻ nào đó, cũng biết yêu thương, hờn ghét trọn vẹn với một tâm hồn tự do phơi phới như Phạm Duy của một thời vang bóng…
Đoàn Hưng

Jan 24, 2013

Carnaval @ Maastricht


Hôm nay ráng đạp xe xuống phố ...



khóa xe cẩn thận :

1 nơi tay lái


1 nơi bánh sau

và một nữa cũng ở bánh sau :)



... rồi lang thang xem người ta chuẩn bị Carnival.
Tất cả trang trí đều mang ba mầu: đỏ, vàng, và xanh lá 


From Sunday 10th until Tuesday 12th February 2013, the carnivals city of the Netherlands Maastricht,  is bustling. For three days, the ‘prince of the mad’ Prince Carnival with his entourage and his crazy protocol, takes the lead in all the carnival festivities and all the people who celebrate ‘vasteloavend’ come together. Since 11th November, people are looking forward to carnival and they already start making costumes, materials and carnival floats for the ‘Boonte Störrem’, which is the parade on the streets.




Carnival in Maastricht means lots of attention and devotion for costume making (‘pekskes’) and make-up. All sections of the Maastricht inhabitants show their most creative side during carnival. The most beautiful creations can be admired by everyone on the streets or they can be seen in the parade.





Since the Maastricht carnival, according to the Rijnland tradition, takes place outside on the streets, the whole city is decorated in the three official colours of carnival; red, yellow and green. In addition, ‘Zate Hermeniekes’ and ‘Joekskapellen’ (amateur marching bands) play on almost every corner of the streets, creating a nice atmosphere.



Jan 23, 2013

THIỀN SƯ VÀ VÕ SĨ SAMURAI - Doãn Quốc Sỹ dịch




THIỀN SƯ VÀ VÕ SĨ SAMURAI

Có lần kia một võ sĩ samurai đến diện kiến trước thiền sư Hakuin.

“Tôi nghe nói ngài là một thiền sư lớn,” ông ta nói. “Vì vậy, tôi xin ngài nói cho tôi biết sự thật về thiên đường và địa ngục. Hai cõi này có thực hay không?”

Không một chút ngập ngừng, thiền sư Hakuin trả lời, “Người xấu xí, bất tài như ngươi cũng trở thành một võ sĩ samurai sao? Lạ thật!”

Lập tức, vị võ sĩ samurai kiêu ngạo kia giận dữ và liền rút kiếm ra.  “Ta sẽ giết ngươi!” ông gầm lên. 

Không chút sợ hãi, thiền sư Hakuin nói, “Địa ngục là đây!”

Võ sĩ samurai ngừng lại và bắt đầu suy nghĩ. Khuôn mặt của ông dịu lại sau thái độ giận dữ vừa qua.  Tra kiếm vào vỏ, ông chắp tay và cúi lạy thiền sư Hakuin.

Thiền sư Hakuin nói với giọng bình thản, “ Đây là thiên đường!”  

THE ZEN MASTER AND THE SAMURAI
Trích “One Hand Clapping – Zen Stories For All Ages”
Lời kể: Rafe Martin và Manuela Soares
Minh họa: Junko Morimoto
Lời dịch: Doãn Quốc Sỹ

 

BIA BỈ

Hello các em đồng tu,

Đây là 7 loại bia Bỉ chị đã được bạn bên đây cho thử :) 


"Mort Subite" có nghĩa là "uống dô chết liền".  Nghe vui tai quá phải không? Đọc thêm info. bên dưới để biết tại sao "chết liền" :) 

Mort Subite is the brand name for a number of lambic beers brewed by the Belgian brewery Keersmaeker. The beers take their name from a café in Brussels, À La Mort Subite.  Mort subite means "sudden death" in French, but can also be used to refer to the final throw in a dice game. Underground trading once took place within À La Mort Subite - it was named after the speed at which one could lose one's money.


"Mort Subite" uống y như uống champagne vì cách họ làm y như cách làm champagne 
(trộn young lambic beer with old one, rồi cho lên men lần thứ nhì sau khi cho vào chai)

"Rodenbach Original" đứng bên cạnh cũng cùng cách brew nhưng nặng hơn - (5%) blended from aged and young ale (25%/75%)


 
Trong đám bia này, chai PALM chắc là nặng nhất - thích hợp cho mấy em nam trong nhóm. 


PALM Ale has long been one of Europe’s top-selling specialty beers. Made with English hops, French Barley, and Belgian yeast, PALM represents the best of European beer-making traditions. It’s the roasted Champagne Malt which gives PALM its amber color, but without being heavy. Also available bottle-conditioned as Palm Hergist.


Bốn loại bên dưới là thứ giải khát lên men nhẹ, thơm mùi trái cây
thích hợp cho mọi bạn nữ trong nhóm :) 


1. For anyone who finds strawberries irresistible, Timmermans Strawberry evokes the fragrance of long sunny days. Its strawberry flavour will have you wrinkling your nose in delight with each sip. Its luminous colour and its fruity freshness are a treat for taste-buds and eyes alike. A totally juicy experience.

2. From the cherry tree’s transient flowers, its fruits ripen – round, red and packed with sunshine. Timmermans Kriek blends its famed lambic with this sweetness for a beer that can quench any thirst. Its natural freshness will make you blush for joy.


3. Made with sugar and sweetener. A spiced white beer with natural raspberry flavouring Hoegaarden rosée combines the unique taste of Hoegaarden and fruits (Minimum 10% fruits of which 6% raspberry). A refreshing fruity drink to discover! Now available in a new 75cl bottle size the ideal size for sharing amongst friend. Cheers!

4. A blend of regular Wittekerke, the best Belgian wheat beer, known for its fruity aroma and taste, together with 10% of the purest Raspberry fruit, and a dash of the Petrus Aged Pale ale, the original mother beer that is aged in oak for up to 3 years. This combination is made in heaven, beer-heaven at the Bavik brewery in Belgium.


Chị còn bốn ngày ở Châu Âu



Còn bốn chai này cần thử  :)


CHÂN TRỜI TÍM - Anh Quân

Para Lake - by Quân


Truyện "Chân Trời Tím" tác giả viết là Văn Quang, ông ta làm tới chức Đại Tá và làm việc trong đài radio quân đội. Ông Văn quang có viết một số truyện nhưng "Chân trời Tím " là hay nhất, các truyện kia đọc hơi Boring nhưng ông viết bài đăng trên báo đọc rất vui. Sau khi trên chục năm đi ở tù VC, ra tù ông không đi HO và ở lại VN cho đến ngày hôm nay. Na9m nay ông đã trên 80. Nhiều bài của ông đã gởi cho báo VN tại Cali , tui nghĩ tờ Người Việt và Việt Báo có đăng bài ông. Vì ông lấy bút hiệu khác nhau nên tui không biết. Những bài tường thuật về Sài Gòn như cá độ bóng đá, sửa đường ... đọc thấy hay cả... nhưng công an VN cũng có lần tới nhà ông tịch thu hết máy computer.

Ông Văn quang xem như là lớp truyền thông cuối cùng của chế độ VNCH còn ở lại VN , một số ông đã mất vài năm trước hoặc hơn như Nguyễn Thụy Long, Phan Nghi.... Tuy là sau 37 năm, những ông như ông Văn quang đi uống Cà Phê lâu lâu vẫn bị theo dõi ... đó là nghề của VC...

Quay lại truyện Chân Trời Tím thì tác phẩm sáng tác vào thập niên 60 nhưng tới đầu thập niên mới thành phim. Đáng lý lúc đầu cuốn phim này chọn Dạ Chung - Hoàng Vĩnh Lộc (ba của Ngọc - Texas) làm đạo diễn nhưng một lý do nào đó (tui lại không nhớ) chuyển qua cho Lê Hoàng Hoa , vừa mất năm ngoái . Khi mất ông Văn Quang có viết một bài nói về Đạo Diễn Lê Hoàng hoa , có lẽ là người đã mất nên ông Văn Quang không viết hết vì ai cũng biết Lê Hoàng Hoa được nhắc nhiều trong việc Đạo Diễn cuốn phim "Lá Bài Lật Ngữa".  Chứ lúc làm phim Chân Trời Tím được quân đội VNCH giúp đỡ rất nhiều nên được xe tăng, máy bay, đại bác ... của quận đội làm cảnh chiến tranh thì sự thành công của Đạo Diễn Lê Hoàng Hoa không phải tự nhiên , nhất là ông đi học điện ảnh vào cuối thập niên 50 tại Hoa Kỳ.....

Thêm chi tiết là ông Hoàng Vĩnh Lộc tuy làm đạo diễn, mà cũng là một người viết lời nhạc tài ba.... bởi vậy ngày xưa ai cũng hay nhắc hai cái tên là Lâm Tuyền - Dạ Chung

Thôi stop ... hết tiền không kể nữa :)

Quân

Jan 22, 2013

PATHS TO DEVELOPMENT IN ASIA - Tuong Vu

TALKING ACCOMMODATION IN INDONESIA 


[...] 

If the 1930s marked the decline of nationalism and the rise of internationalism in Vietnam, the opposite trend was found in anti-colonial politics in Dutch Indies.  The rise of nationalism in Indonesia was due to the work of a new batch of young activists such as Sukarno and Hatta. But the cause these activists promoted did not go unchallenged.  "The nation" as their favorite theme was vigorously contested from day one.  We have seen that communists attacked nationalism as an outdated bourgeois ideology.  Dutch suppression of PKI following its failed rebellion in 1926 and 1927 loosened the communist stranglehold on nationalist ideas.  But resistance to nationalism came also from conservative Sarekat Islam leaders who believed in Pan-Islamism.  In their view, "the nation" (bangsa) and "home land" (tanah air) were simply the masks of chauvinism that led countries to fight each other.  
[...]

Trích "Paths to Development In Asia - 
South Korea, Vietnam, China, and Indonesia", 
Tuong Vu, 2010


Jan 16, 2013

ÔNG NGOẠI BY CHÚ HƯNG




ÔNG NGOẠI BY CHÚ HƯNG
Translated by bác Thanh


For my son Ti Oui, Doãn Quốc Sỹ Tâm.

I gave you the name Doãn Quốc Sỹ Tâm, meaning The Heart of Doãn Quốc Sỹ, your grand-father.  Why so? Because I wanted to remind you of the importance of the HEART in our family’s tradition.  No one knows when it took root, but your Grandpa has become the epitome of it.  When you grow up, you’ll be able to read all Grandpa’s works.  You’ll have the chance to see reviews written by literary authorities on him.  You’ll get to know Doãn-Quốc-Sỹ-The-Writer, Doãn-Quốc- Sỹ-The-Teacher…  That’s your Grandpa in society, among the Vietnamese Community.  In this text, I wanted to show you another Grandpa, the Doãn Quốc Sỹ of our family.

When I was a young kid (before 1975, before the Communist take-over), my memory of a writer-father didn’t amount to much.  All I could remember was most of Dad’s friends visiting us were all artists of some sort.  From time to time I saw mum setting up dinner in the formal dining room (we family had our meals in the eat-in kitchen).  I had a peep from the inner room, and heard about names like Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền (famous writer, famous poet)…  One day, Mum said the songwriter Phạm Đình Chương of the celebrated “A Toast to Spring” was coming for dinner.  Another time, the journalist and poet Minh Đức Hoài Trinh shared a meal with us right in the kitchen. I found her so beautiful, so elegant and cosmopolitan.  I listened rapturously about her travels around the world as correspondent for a news agency – such a beautiful dream for an adventure loving kid like me.  

Painter artists, we had names like Duy Thanh, Ngọc Dũng.  In the 1970’s, artist Võ Đình came from USA, and stayed with us for some time.  One afternoon he bought black and red paint, and started to paint over our family ancestor altar. He then used a screwdriver to sketch on the altar sixteen panels, making out sixteen original paintings with his signature on.  He half seriously half jokingly told us if we were in need, just dismantle and sell them, they would fetch quite a fortune!

After 1975, memories of Dad-The-Writer would not be so peaceful, for being one during that time meant going to jail anytime.  This was how Mum recalled the time Dad started to write again after his first bout in communist prison:  Dad nurtured his brain child exactly like a pregnant woman would nurture her baby, so Mum recognised all the signs.  Dad was always a light eater, he ate even less then.  He was in deep thought all day, then from time to time started to jot down on paper.  Then came the writing period: he wrote days and nights non stop.  Then he started to read out for my sister to type on the typewriter.  Mum was frantic.  The sound of typewriting going through the night pushed her to nag Dad and complain to us children.  It was 1984, all paper work was done for Mum and Dad to join my eldest sister in Australia – it was only a matter of days and they would be out of this miserable country – and Dad was doing this silly thing!  Mum was so right:  a very kind neighbour discreetly warned us that members of the Secret Police had been around watching our family.

At dawn on the 2nd of May that year, they swooped down on us for the second time, wrecked our place from top to bottom, then took Dad with them at 6 am.  I remembered well that morning, ten undercover men framing Dad to their cars, with the whole neighbourhood looking on. Cars in a small lane were an unusual sight.  Our house was at the end of it, Dad was arrested for the second time, under curious and sympathetic eyes of neighbours.
Mum had to endure eight more years of visiting and feeding Dad in detention – just because she could not persuade him to choose a safer way of living.  As with all mothers, family and children were her first priorities. 

But not everyone thought the same.  When Dad’s literary friends overseas heard he was about to migrate to Australia, some wrote to him, subtly begging him not to.  Of course staying was extremely dangerous, but the communists had shut out Vietnam from the outside world.  Without people like Dad, who would be the life line behind that steel curtain?  Never a time a writer’s responsibility was so crucial, so needed:  “a conscience in need, is a conscience indeed”.  Dad totally agreed with that line of thought.  More than once, Dad has said being a writer is not a job but a destiny.  You can give up your job but never your destiny! If he were to go to the Free World, who would speak up about the sufferings, the plight of the Vietnamese people at that time?  Perhaps his conscience as well as his passion as a writer could not ignore that call.  Well, if such is your destiny…

Going back to Doãn-Quốc-Sỹ- The-Family-Man, no few people has asked how could Dad find time to care for his family of eight children, being writer and lecturer at the same time?  Our generation ask the same question to all dads of his generation.  I am now a father of two.  With only two kids, but my wife and I are so stressed out.  How could Dad write, prepare his lectures for university, and raise us up too?  Was there a principle, a system to lean on? such as “self reliance” for example? or was it a case of “God creates, God provides”?  We all know Mum was in charge of the smooth running of the family – but Dad is definitely the one who shaped our character, our personality.

Looking back at our family history in search for such a system, I found so many funny little things.  We had an uncle, a very wealthy business man.  Uncle Kiệm was Dad’s adviser, had his say in all our family’s decisions.  Our names, the children of a letter man, were chosen by him!  More than once we’ve been told our names are so ordinary!  He decided which brand our washing machine would be, how many levels our house should be extended.  Whatever achievements in study we got, were rewarded by him.  I remembered whenever I got a merit award, I showed it to him for some money reward, to treat myself to some sweets, some soft drink…  He popped champagne when my sister got high score at her school graduation.   But the education centre for the whole family clan was at our place.  Uncle Kiệm’s children were sent to study with us during weekdays, and went home on weekends.  After 1975, the first piano bought by the combined savings of Mum and Aunty Quý was placed in our lounge.  Ngọc, my Aunty’s daughter spent days and nights at our place for her school and music study.  Wealth was frowned upon under communist rule, no family would dare to indulge in such luxury as piano playing.

I liked to explain a little more about our big extended family.  My grandfather’s two children, Dad and Aunty Quý made the exodus to South Vietnam in 1954 (Vietnam was split into Communist North and Capitalist South at that time).  Grandpa Tư, my mother’s uncle, joined in, and was living in Gò Vấp district.  Uncle Kiệm had settled in Saigon since 1942, living in Khánh Hội district.  They made up our extended family circle.  Every decision, every event was shared.  Every weekend we longed for them to visit us, or us them.  All ơur good or bad behaviour were duly reported.  Perhaps raising us were a shared task between families – Mum and Dad were given several helping hands.
On New Year Day, Aunty Quý’s family came to us first, then we headed to Uncle Kiệm’s.  Then all three families would go to Grandpa Tư to present our New Year greetings.  Uncle Kiệm’s car was the biggest and sleekest, an American Chevrolet.  Aunty Quý drove a small sedan, fit for a family of four.  The eight of us were packed at the back of Dad’s Daihatsu van.  It was Dad’s utility car, to ferry his kids and his books.  Adults were wearing suits and traditional áo dài, children in their new clothes, sometimes funny uniforms like the Dalton Brothers in comic strips!  We were such a noisy and boisterous bunch!

The image of such long family procession winding its way on New Year Day never faded in me.
It is the symbol of love and support between members of traditional Vietnamese families.  Perhaps the hardship of starting new life in South Vietnam demanded us to lean on each other so much.  But I noticed with the second exodus overseas after 1975, situations were more difficult, but such bond and unity weren’t as strong.

The way Dad divided his time for family, university and writing was no secret, sometimes it was illogical at best.  For example, some afternoons Dad would ask if we like to go out?  Of course we did!  Dad would drive us to a nearby park to frolic to our content while he sat in the car, happily scrawled away on paper.  We had to remind him time to go home.  Later I guessed that’s when he wrote his books.  In the same way, at the tender age of ten I had to sit at the back of Van Hanh University classroom full of students, while Dad was going through his lectures. Then some other times, while taking us to sports or to music lessons, Dad did his book round as well.  We sat among hundreds of books Dad had to take to various bookshops and libraries.  Sometimes we had to wait half an hour in the car – it was such a bore, we sulked a lot…  Dad had to placate us with some sort of compensation…

I still remembered while in second grade, the teacher required us to have a set of card numbers and a board with two pockets.  When she asked some math questions, we had to quickly stick the answer on the cardboard.  I was always very clumsy, so no way I could do it myself.  All tears, I asked Dad for help.  Dad was no better than me actually, but after a whole evening of cutting and pasting, I got my numbers set.  The next day in class, I realised mine was the worse looking of all.  But who cared?  I appreciated the fact that Dad did it for me.  Besides, it was only a tool for your study…  Now that I am a father too, I realise not all parents are willing to spend time with their kids, to do trivial things for them.  Fathers especially have all handy excuses to exempt themselves if they don’t enjoy doing it.

How did Dad raise and shape us?  I couldn’t remember a set of rules or disciplines he had set upon us.  I’ve got a friend whose father was army officer – in his family you did what you were told, you ate up whatever was in front of you.  I also knew of a father teacher - if you scored under the top five in your class exams, you were sure to get a beating. We had none of those in our family, so the eight of us grew up freely, totally different from each other.  My sister was an outstanding student during her university days, but she had to repeat one year in primary.  My brother was severely berated by Uncle Kiệm during high school for his long hair and association with bad friends:  “If he were my son, I would give him a good lashing…”  In spite of all this, the eight of us ended up, if not highly successful in life, to be totally decent people.  Mum and Dad said it was due to our ancestors’ blessings.  I believed it.  But that didn’t explain the fact, despite our difference in character and opinion, we all put heavy importance in matter of the Heart.  We all knew it was Dad’s influence, but how and when?

Lessons about ethics, altruism, Zen Buddhism… Dad only gave us systematically since 1980, after his first time in communist prison.  He gave lectures to us and a group of close friends in what we called “pocket university”, where he explained what he wrote in his books.  It was then that our third family circle formed.  Called “The Minstrels Family”, members were our family, relatives and friends.  Big brother Lộc, sister Huệ, sister and brother Châu, we only met after 1975 but we were as close as blood kin.  We had the same code of ethics that refuted the brutality and heartlessness of the present communist regime.  The idea of this family was actually Brother Lộc’s in 1978, but only really worked when Dad was back home, at the helm and heart of it.  We had unforgettable and wonderful time doing futile and unpractical activities like learning about Buddhism, the art of flower arranging, how to compose a piece of music…  We organised family concerts, wrote and set up our own plays… Our good time lasted only for 5 years. The Minstrels Family disbanded when Dad was arrested for the second time.  In 1988, in the allegations read in court, sentencing Dad to nine years in prison, there was an accusation of “organising the so called Minstrels Family for illegal gathering to promote immoral, reactionary music…”

It was much longer after that I realised the influence of The Minstrels Family was much deeper than thought.  It was not only where we spent our leisure time – members considered it a haven, a source of strength to build up our happiness.  I myself, I have learned a lot from Dad and Brother Lộc, to form my own view in life, about ethics, about how to interact with my fellow-humans.  This formed the baggage I’ll carry, the compass I’ll follow till the end of my life.

We had a friend who joined us for two years.  Fifteen years later, T. was CEO of the most successful home-decorating firm in Saigon, with turnovers exceeding millions of US dollars.  He was one of the very few successful businessmen who made it by his own ingenuity and strength, without any favouritism from the communist government.  It was big surprise when he referred the Minstrels Family as an important milestone of his life, the making of who he is today.  Surprise, for we thought he considered us as a place for relaxing, and his successes had nothing to do with us.
Another friend, K., one of the most celebrated art directors of Saigon – rich in talents, poor in wealth, because his motto was Art for Art, and refused to commercialise his work.  K. attended one of our flower-arranging sessions and one of our concerts during autumn 1981.  Later, when his fame was made, K. recalled of being overwhelmed by such high standard performance, despite the fact he was student of professional performing arts school.  He never expected us to have such high arty activities during such miserable time, when basic needs like food was more important than any spiritual needs.
If it were only to pass time, our Minstrels Family would not be so esteemed.  It was not our idea to defy the present government – for everybody knew such activities would be considered high treason and deemed to go to prison.  In a passive way, our activities could be considered as self-preservation against the totalitarian, one-way ideologist culture of the communist government at that time.  But it was also a non-violent rebellion against oppression, by intellectuals like my Dad and Brother Lộc.

Talking about rebellion, people spoke of my father’s “indomitable spirit versus oppression” or “(he is) the symbol of  Free South Vietnam against Communism”.  The communist government labelled him as ringleader of a “Special Force Writers Squad”, with deep hatred for Communism.  I also heard, from Dad’s friends in prison, anecdotes of his “heroic confrontation with communist cadres”, “his high spirited and lashing replies to his ‘enemy’ “… I never knew what truly happened.   Dad never actually retold to us any.  I have heard Uncle Duy Trác (well-known lawyer, singer and writer) tell us how in prison, he led the whole camp for some basic requests during one Christmas.  Put in solitary cell after, he had to plead in such a way as to keep his points and self-respect without being prosecuted.  And Uncle Phan Nhật Nam (army officer, writer and war correspondent) talked about his endless time in re-education camp, and his endless battle of words with communist wardens – which he said would make atrocities in the Nobel prized “Gulags Archipelago” seem like child play.

During Dad’s time in prison, one of the most memorable moment to me is my one thousand kilometre trip to Camp Gia Lai in 1978 to visit him.  Everybody remembered it was the most miserable time we had since after 1975.  People everywhere were starving, let alone the ones in prison.  For the life of me, I could not remember what Mum had packed for Dad that day.  A pittance really, nothing worth remembering: a small container of dried salty meat, a few packets of cereal…A seven day trip just to see Dad for fifteen minutes.  I arrived at the camp in the afternoon of the second day.  I had to stay overnight, for visiting hours were only allowed in the morning.  Next day, other visitors and I stood in the reception hut, waiting for our loved ones to come up from their cells. It was impossible to explain my feelings at that moment.  Our meeting was so short, we only had time to exchange crucial news:  Dad’s health, what happened to us at home… After that, the jail warden inspected what was given to Dad in the wicker basket.  He decided to reject one packet.  I could not remember the reason why, for there were pitifully few things.  Perhaps it was out of pettiness, out of an unspoken rule to reject at least one item from each person.  My reaction was utter shock by the injustice, but refused to beg for it. I thought Dad would do the same, the indomitable writer Doãn Quốc Sỹ obviously would do the same.  Surprise:  very politely, Dad explained to the warden I came such a long way, and the total number of packets was insignificant, could he please allow the rejected one to pass?  He refused.  I had to take it back, a burden in the heart more than in the hands.  On the way home, I was asking myself on an on, was Dad doing right?  In a sixteen year old mind full of idealistic aspirations, never knowing real starvation and real life experience, I had expected from my father action of heroes in books!

The day my father appeared in court with other fellow-writers (Hoàng Hải Thủy, Duy Trác, Lý Thụy Ý …) in 1988 – a special sitting to condemn “Doãn Quốc Sỹ and his followers, traitors to the People Republic of Vietnam”.  It was my first time in a communist court room.  Sentences were passed according to communist class criteria, not to any set of laws or any logical reasoning.  The woman magistrate on that day, armed with her “class ideology”, struggled hard to impose her power and lead the audience to the pre-concluded sentence.  To me, she could not control all the circumstances that turn this one-way hearing into a totally contrary conclusion.

During his defence, Uncle Hoàng Hải Thủy refuted that Dad was the leader and other defendants were followers.  Artists and writers in the Free South were independent and free thinkers, no one could lead or influence anyone. Then he explained whatever he wrote and sneaked out overseas were all truths – truths that have been written and propagated at this very moment by government paid writers.  He then concluded:  “We are only guilty of speaking up too soon!”  The audience – mostly relatives of defendants – couldn’t help but stood up and gave a rousing applause!  The poor woman magistrate had to bang hard on her gavel and to ask the armed police to maintain order.  Then Uncle Duy Trác, former lawyer, gave a systematic and convincing defence to all accused, citing international statutes that even the People Republic of Vietnam’s government had recognised and accepted.  The magistrate could not refute any of those reasoning.  She could only stubbornly stick to her previous accusations.  My point was, my father’s pleading was the least eloquent.  Uncle Thủy was totally right by insisting Dad’s was not the leader.  Whoever wanted to see in this court an eloquent and heroic Doãn Quốc Sỹ would be disappointed.


Seeing these helped me adjust the veracity of those legendary epic stories about Dad.  Dad never retold his fight with the enemy, maybe because he was never a fighter.  Maybe because he never had a real person as enemy.  In one of his story about his days in prison, he talked of the jail warden as someone you felt sorry for – he was far away from home just like his prisoners.  And like them, every spring time, every New Year coming, he longed to be home with his family…  Dad’s hatred was for the inhuman ideology, the stupidity and heartlessness of the government.  Dad pitied all followers of that regime – they were only blinded victims, not knowing and lacking in choices.  I never know him to hate his guts someone.   Whatever the circumstance, he always found a way to understand and forgive.  That’s why Dad was more of a teacher than a writer.  In family as in social life, Dad was the very image of a teacher and a practicing Buddhist. This was more apparent in recent years, when Dad was less active, paying less attention to social and political events, enjoying family and grandchildren.  He became quite forgetful and quiet.  But when his ex-colleagues and students called on, he became alive and full of wit. Beside us, perhaps they were the next family closest to his heart: the Teachers Family.  With this fourth family, I learned a lot about respect and responsibility, even though I was never a student of Uncle Linh, Uncle Bửu – Dad’s colleagues – or of Brother Tín, Brother Khuê – Dad’s students and teachers too in their own time.  I remembered well, whenever it was time to visit Dad in prison, they came to us.  They inquired about Dad’s health, then gave us a present for Dad, or just a small sum of money to help us providing him.  We received a lot of that kind of help, but it was the way it was presented by this Teachers Family that impressed me much.  Whoever the recipient, either my Mum or one of my sisters, they all stood up respectfully, presented the gift, with best wishes to Dad’s health and quick release.  Teachers and students alike were all grey haired.  Some were never allowed to teach again (communists used their own cadres).  In a time where self respect, integrity and responsibility were blown away – the Department of Education allowing students to openly criticise their teachers - tears welled up whenever I thought of them.  To me, they represented the standard education of a generation before 1975.  There were times when I saw Uncle Linh and Dad having coffee at a tiny café on a corner of Saigon Teachers College, and believed I recognised them as teachers among crowds in the street.  Their countenance, their behaviour marked them as such, not the actual fact of standing in a lecture room.  And their students had the same attitude.  I’ve been to several of their meetings, the ambience was a bit nostalgic, a bit upright, a slight bitterness and wry humour at the changing society…  Things I never found in the next generation.  Things that I totally empathised with, so I considered myself as belonging to that past generation…

Changing my look of Dad, seeing him as a kind and composed teacher and a practising Buddhist, instead of a writer, a symbol of anti-communist spirit, made me understand the way Dad educated us, the way he inspired other people in life, the way he became the Doãn Quốc Sỹ of the present day Vietnamese Community outside Vietnam.

Dad is a kind teacher, a loving person, because that’s the essence of him.  But his strength comes from his HEART.  When this LOVING MIND knows where it came from, where it is heading to, it becomes utterly fearless – and free.  Its strength glows on its own, without need to prove and express itself.

Dad taught us to practise yoga for our good health, mental and physical.  He practised everyday.  I know he never aimed for some outreach goals like “enlightenment” or “salvation”.  He just liked the simple way of Reverend Thích Nhất Hạnh in his book “The Miracle of Awareness”.  By starting to be really aware of your own existence, you acquire a small amount of happiness.  When your heart is at peace, spiritual awareness will come without trouble. 

Dad was ever reminding us to let go in life. Letting go was the source of many haves in his life, giving him a free and irrepressible spirit.  His HUMAN SPIRIT glows, simple and quiet.  There was never a “me” in his books, but his heart and mind are seen everywhere.  Relatives and friends always said how he lived a loving and virtuous life, never how he talked about love and virtues in his works.  Uncle Nguyễn Đình Toàn (writer and poet) once said:  “In artists circle, no one ever admires anyone’s talent.  But everyone respect your father for the way he leads his life.”  So I guess Dad brought us up by living his exemplary life, not by any educational system.  Just like Reverend Thích Nhất Hạnh used to say:  when a Buddha was born, the grass is greener, the air is purer.  Dad is no Buddha, but his loving mind touches us all.

When a Loving Mind is at war with a brutal and heartless force that seeks to destroy it, it never fights to win.  Dad is exactly that loving and peaceful spirit.  The communist regime could not repress it, because it just IS, totally free, fearless and immovable.  No noisy confrontation, just quiet strength and confidence. 

When Dad was to appear in court for the second time in 1988, protests all over the world by organisations such as Amnesty International, Human Watch, Free Vietnamese Communities… were so strong, the communist government had to defer the sitting and try to find ways to alleviate the situation.  To save face, they sent my father’s own brother, a high ranking communist officer, to see him in jail and to suggest he should show some remorse to get a more lenient sentence.  Of course the negotiation failed, they utterly underestimated my father.  What so extraordinary was Dad’s placid attitude. In communist propaganda, relishing the clash between classes, such event would become “a sensational example of a hero, the merciless battle of ideologies between two blood brothers in opposite fronts…”  The only time my father mentioned it was at my asking, wanting to know what really happened.  “Nothing extraordinary…  Your uncle asked me to express some repentance – like when you hit someone you are bound to show some sort of contrition.  But I did nothing to feel sorry about, so I just refused …” That was all he said.  Which reminded me of a Zen metaphor Dad used a lot: a lake as calm and clear as a mirror - a bird flew across, it reflected its image; the bird gone, the lake is as calm and clear as ever, undisturbed…

My father’s forgiving and letting go Heart had helped him overcome the odds in his turbulent life.  Now it helped him out of regrets and sadness of old age.  At the age of eighty, Dad lets the past go, the strife of life, the love and hate… He is now Dan and Vịt’s grandpa in that house in Houston.  He is the eager reader of those same books he wrote so long ago – he read them as rapturously as he never was the author…  He would be Writer Doãn Quốc Sỹ again whenever the Vietnamese Community would invite him to one of their cultural events.  Then the lake would be as calm and clear as ever…

I love the lyrics of Phạm Duy’s song “Ballad”:

“… I flung away all earthy troubles,
I flew up to my celestial dreams.
But if you called my name,
I would return to you, my love…”

Uncle Phạm Duy and my father are of those few who lived and witnessed the upheavals of sixty years of Vietnam history: the Struggle of Independence against the French; the Secession of Communist North and Free South and the First Exodus; the Civil War between North and South; the Fall of Saigon in 1975 and the subsequent dark and miserable life under communist rule; the Second Exodus and the birth of Vietnamese Refugee Communities all over the free world.  These expatriates are as much an undeniable part of today’s Vietnam as the rest of the population that never left.  This special generation had laughed and cried with the fate of Vietnam, and is now ready to forgive and let go to meet Eternity.  Except that Uncle Phạm Duy is a true artist – his love of life and man is so passionate we feel he is still looking back wistfully…  

But my father…

The River of your Destiny is reaching now the open sea, no more bends or curves to linger on, are there not, Dad?


Sỹ Tâm, my beloved son, I wanted to write about the Grandpa of our family.  And as you see, we end up having four more families to share and love him with. When you take off  the barrier between yourself and the world, your heart will open wide.  Your love will be so much more encompassing. Like it or not, Grandpa is not ours alone.  He is common property of the entire Vietnamese Community – just because of his Heart.  If you have to sum up his life, his Heart takes the most important part in it.

You know, writing about the heart core of someone is the most difficult thing, especially someone as famous as Grandpa, because me too I’m in search of my own.  But I did it easily enough, for there is no ego, no “me” in Grandpa’s mind.  His Heart is the all embracing heart of humanity, of the selfless souls questing for it.  This Heart is already in me, and in you when you were born.  I wrote about his, in my search for mine. I wrote these lines for you, for when you grow up, you will realise you have in your hand such an overwhelming inheritance.  It will be your luggage and at the same time the very objective of your life…



April 2002

Your father Hưng





Doãn Quốc Sỹ Tâm - HƯNG DOÃN



Viết cho Ti-Oui, Doãn Quốc Sỹ Tâm

Bố đặt tên con là Doãn Quốc Sỹ Tâm, tức là tâm của ông nội. Tại sao vậy ? Vì bố muốn nhắc con về một truyền thống trọng chữ tâm của gia tộc nhà mình. Nó khởi đầu từ bao lâu rồi không rõ, nhưng ông nội trở thành một biểu tượng mạnh mẽ. Khi con lớn lên, con sẽ được đọc tác phẩm của ông nội. Con sẽ có dịp đọc những bài viết về ông nội của những nhà phê bình văn học. Con sẽ thấy một ông nội trong xã hội, trong cộng đồng người Việt Nam. Trong bài viết này, bố kể cho con nghe chuyện về một ông nội khác, ông Doãn Quốc Sỹ của gia đình.

Hồi tôi còn nhỏ (thời gian trước 1975), ký ức về một ông bố văn nghệ sỹ không nhiều lắm. Tôi nhớ rằng bạn bè của bố tôi đến chơi nhà đa phần là giới văn nghệ sỹ. Thỉnh thoảng, tôi thấy bố mẹ tôi chuẩn bị cơm chiều ngoài phòng khách (vì cơm gia đình thì ăn trong bếp). Tôi đứng thập thò từ phòng trong nhìn ra, nghe loáng thoáng nhớ đến mấy cái tên như Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền... Có hôm, tôi nghe mẹ nói có bác nhạc sỹ Phạm Đình Chương là bài Ly Rượu Mừng tới ăn cơm. Rồi có một lần, cô nhà thơ nhà báo Minh Đức Hoài Trinh đến không ăn cơm trên phòng khách mà xuống nhà bếp cùng ăn với cả nhà. Đối với tôi hồi ấy, cô thật đẹp, sang trọng, quí phái. Ngồi nghe cô nói chuyện với người lớn về những chuyến đi viết bài ở nước ngoài, quả thật là giấc mơ đối với một cậu bé ham viễn du như tôi.

Hoạ sĩ có bác Duy Thanh, Ngọc Dũng. Vào khoảng đầu thập niên 70, bác hoạ sĩ Võ Đình từ Mỹ về, ở lại chơi với gia đình tôi khá lâu. Có buổi trưa, bác mua sơn đỏ đen về để sơn lại cái tủ thờ nhà tôi, sau đó dùng tuộc-nô-vít vẽ ngay trên mặt sơn ướt thành 16 hoạ phẩm, có chữ ký của bác đàng hoàng. Bác bảo với chúng tôi rằng sau này, nếu túng tiền thì cứ cậy từng tấm ra mà bán như là một bức tranh, tính ra thì nhiều Đô La lắm !

Những kỷ niệm liên quan đến sự nghiệp văn chương sau 1975 của tôi dĩ nhiên không được êm đềm như thế. Vì nghiệp cầm bút lúc này đi liền với chuyện vào tù ra khám. Hãy nghe mẹ tôi kể về việc bố tôi sáng tác thời gian sau khi bố đi cải tạo lần đầu trở về: bố tôi thai nghén một tác phẩm y như một phụ nữ mang nặng đẻ đau, nên rất dễ biết. Ông vốn ăn đã ít, lúc ấy lại càng biếng ăn thêm. Suốt ngày ông chỉ tư lự, suy nghĩ đến một điều gì đó trong đầu. Thỉnh thoảng lại lấy giấy ra ghi ghi chép chép. Kế tiếp là giai đoạn viết liền tù tì ngày và đêm. Sau đó, bố tôi bắt đầu đọc lại cho chị tôi đánh máy. Mẹ tôi lo lắm. Nghe tiếng máy đánh chữ gõ lạch cạch ban đêm, bà cứ cằn nhằn bố, rồi lại kể lể với con cái. Lúc đó là đầu năm 1984, giấy tờ bão lãnh bố mẹ tôi đi Úc đã xong xuôi, chỉ còn chờ ngày lên chuyến bay là thoát nạn, thế mà bố vẫn làm những chuyện dại dột ấy ! Đợi sang kia rồi thì tha hồ viết lách ! Mẹ tôi lo không xa tí nào. Chị hàng xóm tốt bụng, là tổ phó an ninh ở đối diện nhau đã lén sang nhà tôi mách rằng hơn một tuần qua, công an chìm đã được cử xuống nằm ở nhà chị để theo dõi nhà tôi. Vào rạng sáng ngày 2 – 5 năm ấy, công an vào lục tung nhà tôi lần thứ hai, rồi bắt bố tôi đi vào khoảng 6 giờ sáng. Tôi nhớ cái cảnh buổi sáng, cả xóm trong hẻm ra đứng chứng kiến cảnh độ một chục ông công an đưa bố tôi ra xe. Trong một cái hẻm lao động vào những năm ấy, mấy chiếc xe con vào đậu trong hẻm cùng một lúc là một điều bất thường. Nhà tôi ở gần cuối hẻm, Bố tôi bước đi lần thứ hai dưới sự chứng kiến của cả xóm. Những cặp mắt tò mò, thông cảm. Mẹ tôi đã phải vất vả thêm 8 năm nữa cho việc đi thăm nuôi ông chồng, vì đã không thể thuyết phục nổi bố tôi chọn cuộc sống an toàn. Người mẹ nào cũng thế, thường phải lo cho gia đình trước đã. Nhưng không phải ai cũng nghĩ như thế. Một số bạn bè văn nghệ của bố đang ở nước ngoài thời ấy, khi biết tin bố tôi sắp đi Úc, có viết thư bóng gió khuyên rằng bố tôi không nên đi. Biết ở lại là nguy hiểm, nhưng ai cũng đi hết thì còn ai là cầu nối nhịp giữa trong và ngoài nước nữa. Thời đó Việt Nam còn đóng kín cửa, tâm tư của người trong nước đâu có mấy ai dám bày tỏ. Nếu câu “miếng khi đói bằng gói khi no” đúng với nghĩa đen, nó còn có nghĩa hơn với các món ăn tinh thần. Bố tôi cũng đồng quan điểm này. Đã hơn một lần, bố tôi nói văn là nghiệp chứ không phải là nghề, mà bỏ nghiệp thì khó lắm ! Sang bên kia rồi, xem chừng khó mà viết lại được những trăn trở của người ở lại, những chứng nhân của một cuộc bể dâu của dân tộc Việt. Có lẽ cả lương tri lẫn đam mê của người cầm bút đều không thể làm ngơ được. Thôi thì, trót mang lấy nghiệp vào thân...

Trở lại với ông Doãn Quốc Sỹ của gia đình, hẳn nhiều người sẽ thắc mắc là thì giờ đâu để một nhà giáo, một nhà văn như bố tôi chăm sóc cho một gia đình 8 con. Đó cũng là một câu hỏi thường xuyên của thế hệ chúng tôi về thế hệ trước. Tôi cũng đã là bó của gia đình hai con. Chỉ mới có hai đứa thôi, vợ chồng tôi đã cảm thấy quá vất vả rồi. Thì giờ đâu mà bố tôi vừa sáng tác, vừa soạn giáo án, vừa chăm sóc, dạy dỗ cho con cái nên người ? Có một phương pháp, nguyên tắc giáo dục nào chăng, thí dụ như phương pháp “tự giác” chẳng hạn ? Hay chỉ là đơn giản vì “trời sinh voi, trời sinh cỏ ?” Vẫn biết là mẹ tôi mới là người quá xuyến gia đình. Nhưng trong việc định hình, phát triển nhân cách của các con, bố tôi mới có dấu ấn rõ rệt.

Nhìn lại những chuyện ngày xưa trong gia đình để tìm ra và học tập “phương pháp” đó, tôi nhận ra những điều ngộ nghĩnh. Tô có một ông chú thương gia giàu nhất trong họ. Chú Kiệm là “cố vấn” của bố, tham gia rất nhiều vào các quyết định của gia đình tôi. Hầu hết tên của bọn tôi, con nhà văn DQS, là do chú đặt ! Đã hơn một lần bọn tôi bị phê bình là tên con của nhà văn mà không được hay lắm ! Chú là người tư vấn nhà tôi nên xây sửa theo kiểu nào. Bọn tôi đứa nào học giỏi, thi đỗ đều do chú thưởng. Tôi còn nhớ, cuối tháng nào có bảng danh dự, tôi cũng mong chú mau lên nhà để trình, để có tiền thưởng mua xá xị Phương Toàn uống. Lễ khui champagne cho chị tôi đỗ tú tài làm tại nhà chú. Ấy thế, nhà tôi mới là “trung tâm giáo dục” của họ hàng. Con chú lại được gởi xuống nhà tôi “du học”, tức là ở lại nhà học hành chung với bọn tôi để có không khí, đến cuối tuần mới được về. Sau 1975, cây đàn piano đầu tiên của gia đình tôi và cô Quý ký cóp gom lại mua được đặt tại nhà tôi. Ngọc, con gái của cô ở nhà tôi gần như cả ngày để vừa học chữ vừa học đàn. Có lẽ vì không có gia đình nào đủ can đảm để mua đàn piano, chưng nó tại nhà vào cái thời ấy, khi mà người ta còn phải bán và dấu bớt đi tài sản của mình vì lý do an ninh.

Nhắc tới đây, tôi muốn nói thêm về một gia đình lớn hơn, gia đình thứ hai của bố tôi. Gia đình ông nội có hai thành viên, bố tôi và cô Quý, di cư vào Nam năm 1954. Ông Tư, em của ông ngoại cũng vào trong đợt này, nhà ở Gò Vấp. Chú Kiệm thì đã lập nghiệp tại Sài Gòn từ năm 1942 ở bên Khánh Hội. Đại gia đình của chúng tôi gồm những thành viên như thế. Hầu như quyết định quan trọng nào của gia đình tôi đều có cô Quý, chú Kiệm, hoặc ông Tư tham gia và ngược lại. Cuối tuần, chúng tôi cũng mong có tiểu gia đình nào sang chơi, hoặc được bố đưa đi thăm nhà ông, cô, chú... Bọn tôi hư hay ngoan như thế nào, đều được “báo cáo” lại cho đại gia đình. Có lẽ trách nhiệm chăm sóc giáo dục con cái của bố mẹ tôi cũng được san sẻ bớt nhờ vậy. Cứ vào ngày mồng Một Tết, gia đình cô Quý – chú Phong sang nhà tôi trước. Sau đó cả hai gia đình cùng lên nhà chú Kiệm. Từ nhà chú Kiệm, cả ba gia đình lên chúc Tết ông bà Tư. Xe chú Kiệm là sang nhất, chiếc xe Hoa Kỳ Chrevolet dài sượt. Cô Quý lái chiếc bốn chỗ gọn gàng hơn, đủ chỗ cho một gia đình 4 con. Bọn tôi 8 đứa thì được chất đằng sau chiếc xe thùng Daihatsu của bố tôi. Nó vừa là xe chở sách đi giao, vừa là xe chở thực phẩm cho cả nhà. Người lớn thì áo cest, áo dài. Con nít diện quần áo mới. Gia đình đông con như nhà tôi, có đôi khi bốn anh em trai mặc cùng một kiểu đồng phục “Tứ Quái Dalton”. Đi đến gia đình nào, gia đình đó náo nhiệt, ồn ào, ấm cúng thêm. Hình ảnh cả đại gia đình rồng rắn nối đuôi nhau đi chúc Tết trong những buổi chiều xuân như vậy mãi mãi không bao giờ phai trong ký ức của tôi. Nó là một biểu tượng rất đẹp của tinh thần tương thân tương ái trong đại gia đình của người Việt. Có lẽ một phần vì hoàn cảnh. Việc bỏ quê hương, dắt díu nhau đi lập nghiệp trong Nam thời ấy đã khiến chúng tôi phải nương tựa vào nhau. Thế nhưng, so với đợt di cư lần hai của dân Việt – đợt ly quốc trong những thập niên 70, 80 mặc dù hoàn cảnh có vẻ khó khăn hơn, hình ảnh đại gia đình Việt Nam ấm áp như vậy ở hải ngoại hình như nhạt nhoà hơn rất nhiều.

Cách thức chia thời gian cho gia đình, cho nghiệp văn nghề giáo của bố tôi cũng có gì là bí mật, đôi khi lại còn không khoa học nữa. Thí dụ có những buổi chiều mùa nghỉ hè, bố tôi bảo mấy anh em tôi có thích đi chơi không ? Dĩ nhiên là có rồi ! Bố tôi bèn chở cả đám ra công viên, thả cho chạy chơi đến tối mịt. Bố tôi ngồi hí hoáy ghi chép trong xe, phải đợi bọn tôi nhắc mới chịu về. Sau này, tôi đoán rằng lúc đó bố tôi đang viết văn. Cũng theo cái cách kết hợp như vậy, năm chừng 10 tuổi tôi đã từng theo bố đến ngồi cuối lớp của Đại Học Vạn Hạnh, để nghe bố tôi giang bài cho sinh viên. Trong những đợt giao sách, bố tôi chở bọn tôi cùng hàng trăm cây sác đi lanh quanh khoảng năm sáu cửa hàng sách ở Sài Gòn. Mỗi nơi có khi phải đợi tới nửa giờ để bố mẹ tôi giao nhận, tính toán sổ. Mới đầu, bọn tôi cứ thấy được leo lên xe đi ra khỏi nhà là khoái rồi. Sau này phải ngồi chờ trên xe lâu quá, nên bắt đầu chán. Có mấy lần ra xe thấy bọn tôi mặt ỉu xìu, bố tôi phải dỗ dành, “bù lỗ” bằng nhiều cách. Biết làm sao được, nhà đông con mà. Được như vậy đã là một nỗ lực rồi. Tôi vẫn còn nhớ hồi học lớp 2, mỗi học sinh trong lớp phải làm một bộ bảng số có hai ngăn bằng bìa cứng, có các chữ số rời kèm theo. Khi cô giáo ra phép toán trên bảng, học sinh sẽ trả lời đáp số trên bảng này thay vì viết phấn lên bảng con. Tôi vốn rất vụng về nên đâu có thể tự làm được. Đến buổi chiều trước hôm phải có một ngày, tôi lo quá nên khóc lóc cầu cứu bố, mặc dù thực ra bố tôi cũng không hề khéo tay tí nào. Tôi không hiểu bố tôi đã xoay sở như thế nào, mà trong suốt một buổi tối ông loay hoay cắt, dán hoàn thành xong bộ bảng số này. Hôm sau đem nó vào lớp, tôi có thể nhận thấy rằng tấm bảng của tôi thuộc loại “xấu” nhất. Không hề gì, tôi vẫn trân trọng nó lắm. Có cái để học là quá tốt rồi. Bây giờ, khi mình cũng làm bố, tôi mới biết không phải bậc cha mẹ nào cũng sẵn lòng dành thời gian cho con trong những công việc “lặt vặt” như vậy. Những ông bố thì hay có chuyện đại sự để lo. Nếu không thật sự thấy trong những việc chăm sóc cỏn con ấy là niềm vui, hẳn các ông bố sẽ có rất nhiều cớ để từ chối làm !

Bọn tôi được bố dạy dỗ, giáo dục ra sao ? Tôi không nhớ bố tôi có ràng buộc một quy tắc, kỷ luật rõ rệt nào cho các con. Tôi có một thằng bạn bố là sỹ qua quân đội. Ở nhà đó, không có chuyện con cái trong nhà kén ăn chọn uống. Đến giờ cơm, khẩu phần dọn lên là phải ăn cho bằng hết. Tôi còn biết một ông bố là giáo học, các con đứa nào hàng tháng dưới hạng năm thì tự biết sẽ có đòn. Nhà tôi không có những ràng buộc như thế, nên 8 đứa bọn tôi lớn lên hầu như phát triển mỗi người một kiểu, không ai giống ai. Bà chị của tôi học hành rất giỏi ở đại học, nhưng hồi tiểu học từng ở lại lớp. Ông anh tôi từng bị chú Kiệm cảnh cáo vì hồi trung học để tóc dài, hay đua đòi với bè bạn: “Nó mà là con tôi thì đã nát đòn rồi...” Ấy vậy chứ ngày nay, cả 8 đứa bọn tôi dù không thành công nhưng ít ra cũng thành nhân cả. Bố mẹ tôi hay bảo đó là do phúc đức ông bà để lại. Tôi tin vào điều này. Nhưng nó không thể giải thích bọn tôi tuy tâm tính, nhân sinh quan rất khác nhau nhưng đều có rất nhiều điểm chung về việc coi trọng chữ tâm. Ai cũng biết đó là ảnh hưởng của bố, nhưng bằng cách nào và tự lúc nào vậy ?

Những bài học đạo đức, nhân bản, thiền học... mà chúng tôi nhận được từ bố một cách “có hệ thống” chỉ bắt đầu từ sau khi bố tôi đi cải tạo lần một về vào năm 1980. Đó là các buổi nói chuyện của bố tôi với bọn tôi và một nhóm bạn bè, bọn tôi gọi đó là “đại học bỏ túi”. Đó cũng là cột mốc của một “gia đình” thứ ba của bố tôi. Trong gia đình đó, chúng tôi mới thực sự được nghe bố tôi nói nhiều hơn về điều ông đã viết trong tác phẩm, đã làm trong cuộc sống. Đại gia đình lúc đó của chúng tôi có tên là Hội Ca Cầm. Các thành viên lúc ấy không chỉ gồm gia đình tôi và họ hàng nữa. Anh Hai Lộc, chị Ba Huê, anh chị Châu...đều biết và thâu nhau sau 1975. Chúng tôi đều có một cái tâm trọng nhận nghĩa không muốn bị thời cuộc cướp mất. Thực ra gia đình này được thai nghén hình thành từ năm 1978, người khởi xướng là anh Lộc. Nhưng mãi đến khi bố tôi về, chữ “gia đình” mới trở nên đúng nghĩa hơn vì “có một chỗ dựa tinh thần vững chãi” như chính anh Lộc đã nói. Chúng tôi đã có những ngày tháng không bao giờ quên với đủ mọi hình thức sinh hoạt “không thức thời”, “không giống ai” vào thời điểm đó: học Phật, học nhạc, học cắm hoa, hội họp ca hát văn nghệ, tập và diễn kịch... Gia đình HCC “thế hệ thứ nhất” của chúng tôi chỉ xum họp trong khoảng năm năm, để rồi lại ly tán dần sau năm 1984, khi bố tôi vào tù lần hai. Vào năm 1988, trong bảng cáo trạng đọc tại toà để kết án bố tôi 9 năm tù giam có tội danh ghi rằng: tổi chức “cái gọi là HCC”, hội họp bất hợp pháp để phổ biến nhạc đồi truỵ, phản động...

Sau này, tôi biết được điều mà gia đình HCC đã gieo và gặt được chỉ trong khoảng năm năm ấy lớn hơn tôi nghĩ. Nhiều hơn là một nơi chúng tôi và bạn bè chỉ để xả hơi, giết thời giờ nhàn rỗi. Nhiều người trong đại gia đình này đã xem nó như là một điểm tựa tinh thần để nuôi dưỡng hạnh phúc của gia đình riêng mình. Bản thân tôi đã hình thành nhân sinh quan của mình qua những điều học được từ những người lớn của HCC như bố, anh Lộc. Từ việc xử thế cho đến cả ý nghĩa của cuộc đời này. Những điều ấy đã là hành trang của tôi từ ngày lập thân, theo tôi trưởng thành và sẽ vẫn là kim chỉ nam của tôi đến cuối đời. Bọn tôi có một người bạn, đã từng đến sinh hoạt văn nghệ với HCC trong khoảng một hai năm. Anh T. là chủ tịch HĐQT của một công ty trang trí nội thất thành công của Sài Gòn hiện nay. Anh là một trong ít doanh nhân làm nên sự nghiệp cỡ triệu USD chỉ bằng công sức, tài năng của chính mình chứ không phải do sự ưu đãi của chế độ. Anh T. cũng thuộc dạng gia đình “không cách mạng” như bọn tôi. Thật ngạc nhiên, khi anh nhắc đến HCC ngày nào như một trong những cột mốc của cuộc đời của anh, đã góp phần tác động để anh là anh T. của ngày hôm nay chứ không phải ai khác. Ngạc nhiên bởi vì chúng tôi vẫn nghĩ rằng HCC chỉ là một trong những nơi giải trí của anh T., và những thành công của anh chẳng có liên hiệ chi đến chúng tôi cả. Một người bạn khác là Kh., hiện là một trong những đạo diễn sân khấu nổi tiếng của Sài Gòn, có tài mà không giàu vì thích nghệ thuật vị nghệ thuật, không thương mại hoá tài năng của mình. Kh. đến dự một buổi dạy cắm hoa và hát hò của bọn tôi vào khoảng trung thu 1981. Sau này, khi đã thành danh, Kh. kể lại mình đã bị “khớp” trong không khí “văn nghệ nghiệp dư” như vậy dù Kh. lúc ấy đang học ở trường sân khấu chuyên nghiệp. Kh. không ngờ rằng trong cái thời buổi khốn khó, miếng ăn che lấp hết các như cầu về tinh thần. Nếu chỉ gặp nhau chỉ để giải trí, giết thời giờ, gia đình HCC của chúng tôi đã không được đánh giá một cách trân trọng như vậy. Càng không phải là do “chơi ngông”, vì ai cũng biết rằng thời đó những sinh hoạt như vậy rất dễ bị chụp mũ cho đủ tội danh, tù tội như chơi ! Hiểu theo nghĩa thụ động, đó là một hình thức phản vệ để chống lại khuynh hướng văn hoá độc đoán, khô cằn, duy chủ nghĩa của cả xã hội thời đó. Nhưng cũng có thể xem đó như một cách đối kháng mang tính bất bạo động và có tri thức trước sự áp đặt về tinh thần, theo cách của những “kẻ sĩ” như anh Lộc, như bố tôi.

Nhắc tới chống đối, có một thứ mà rất nhiều người khuyên rằng chúng tôi “phải noi gương bố”, đó là “tinh thần bất khuất trước quyền lực”, hoặc “một trong những biểu tượng của tinh thần chống cộng của Miền Nam Tự Do”. Các nhà “phê bình văn học” của Việt Cộng đã “tấn phong” cho bố tôi là đầu xỏ của “những tên biệt kích cầm bút”, mô tả ông như một “kẻ căm thù cộng sản đến tận xương tuỷ”. Tôi cũng đã được nghe kể lại nhiều lần từ bạn bè trong tù của bố về giai thoại về một ông DQS “hiên ngang đối khác với cán bộ CS trong trại giam”, những câu tuyên bố mang tính “hào hùng, nghĩa khí” của ông trước “kẻ thù”. Thực hư ra sao cũng chẳng rõ, chỉ có điều chắc chắn là chưa bao giờ tôi được nghe chính bố tôi kể lại những giai thoại ấy. Tôi đã được nghe chú Duy Trác kể hồi trong tù, chú xách động cả trại chống đối, yêu sách trong một đêm Giáng Sinh. Sau đó bị biệt giam, chú đã đối đáp với cán bộ ra sao để vẫn giữ được khí phách mà không bị “bắn bỏ”. Những câu chuyện của chú Phan Nhật Nam kể về những ngày tháng biệt giam miệt mài của mình còn kinh khủng hơn nhiều. Tôi không thể nào nhớ hết những “cuộc chiến cân não” của chú và cán bộ quản giáo. Có lẽ nó sẽ được ghi lại đầy đủ trong hồi ký của ông. Chú Nam bảo rằng những chuyện kể trong mấy cuốn sách giật giải Nobel văn chương của Nga như Quần Đảo Ngục Tù vẫn còn kém xa so với ở Việt Nam về mức độ khốc liệt !

Kể chuyện trong tù của bố, một trong những kỷ niệm đáng nhớ của tôi là vào năm 1978, tôi vượt gần 1000 km để lên trại Gia Lai thăm nuôi bố tôi lần đầu tiên. Ai cũng nhớ đó là giai đoạn khốn khó nhất của Việt Nam kể từ sau 1975. Người ở “nhà tù ngoài” còn không đủ ăn, phải ăn độn đủ thứ thay gạo mà vẫn đói, thì ở “tù trong” làm sao mà no cho được. Đến giờ này, tôi không thể nhớ mẹ tôi đã chuẩn bị những thứ gì cho bố tôi trong cái giỏ cói thăm nuôi ngày ấy (mà nhớ để làm gì những chuyện như vậy...). Chỉ biết là không nhiều. Một lon guigoz đựng thịt chưng mắm ruốc, vài gói bột ngữ cốc, đại loại là như thế. Một hành trình 7 ngày gian khổ, để hai bố con chỉ gặp nhau khoảng 15 phút. Tôi đến trại vào buổi trưa ngày thứ hai của chuyến đi. Tôi phải ở lại trại tối hôm đó, vì giờ thăm nuôi là đầu giờ sáng mỗi ngày. Sáng hôm sau, tôi cùng những người đi thăm đứng sẵn trong nhà thăm nuôi để nhìn người thân của mình từ trong trại sắp hàng bước ra. Khó mà tả lại được cái cảm giác lúc ấy. Buổi gặp quá ngắn ngủi, chỉ đủ để hai bố con trao đổi những thông tin quan trọng: tình hình những người ở nhà, sức khoẻ của bố trong trại... Sau đó là thủ tục nhận quà thăm nuôi. Anh cán bộ đứng ra kiểm tra từng món trong giỏ cói của bố tôi. Anh ta quyết định bỏ bớt lại một món. Tôi cũng không thể nhớ được lý do tại sao anh ta ra quyết định này, vì đồ thăm nuôi cho bố tôi vốn đã rất ít. Có lẽ quy luật là bất cứ ai cũng phải bị bỏ lại một cái gì đó, dù đem lên ít hay nhiều ! Tôi còn nhớ, phản ứng của tôi lúc bấy giờ là không xin xỏ tay cán bộ ấy cho dù cảm thấy vô lý. Tôi nghĩ rằng đó cũng là thái độ mà bố tôi cũng sẽ làm, thái độ “ắt có” của nhà văn Doãn Quốc Sỹ “chống cộng hàng đầu”. Thật ngạc nhiên, bằng một thái độ nhã nhặn, bố tôi đã giải thích là tôi đã đi rất xa, rất vất vả để lên thăm, số lượng quà đem lên kỳ này cũng ít, thương lượng đó thất bại. Tôi vẫn phải đem thứ đó về lại Sài Gòn, nặng trĩu trong lòng nhiều hơn là trên tay. Trên suốt quãng đường về, tôi cứ băn khoăn mãi, cứ tự hỏi bố làm như vậy có phải không ! Ở tuổi mười sáu của lý tưởng, chưa bao giờ phải đối diện với cái đói thực sự, chưa có bao nhiêu kinh nghiệm trên trường đời, tôi đã chờ đợi bố tôi trong tù với một hình ảnh “bất khuất kinh điển” thường thấy qua sách vở !

Trở lại với cái ngày xét xử bố tôi vào năm 1988 cùng với các cô chú văn nghệ sỹ khác: Hoàng Hải Thuỷ, Duy Trác, Lý Thuỵ Ý,... phiên toà “DQS và đồng bọn, với tội danh tuyên truyền phản cách mạng, chống phá nhà nước XHCN”. Đó là lần đầu tiên tôi được chứng kiến một phiên toà chuyên chính vô sản của nhà nước Việt Nam. Phiên toà xét xử theo quan điểm của giai cấp chứ không bằng lý lẽ. Ấy vậy mà bà thẩm phán kiêm công tố viên, với “vũ khí giai cấp” trong tay đã phải hết sức vất vả mới chứng tỏ được quyền lực của mình, và đưa phiên toà đến gần tới cái đích mà nó đã được định trước. Theo tôi, bà đã không lường trước được hết tình huống có thể xảy ra, vì bà đã không ngờ là phiên toà “một chiều” này có thể có phản ứng theo chiều ngược lại. Trong lượt phát biểu ý kiến của mình, bác Thuỷ đầu tiên khẳng định ngay rằng bố tôi không phải là “lãnh đạo”, và những người khác không là “đồng bọn”. Văn nghệ sỹ trong Nam tự do về nhận thức, không ai lãnh đạo được tư tưởng của ai, xúi bẩy ai viết theo ý mình cả. Rồi bác giải thích rằng những gì mà bác đã viết và gửi ra nước ngoài đều là sự thực. Vào thời điểm mà phiên toà đang diễn ra, những điểu đó đang được các văn nghệ sĩ của nhà nước viết và phát hành rộng rãi trong nước. Khi bác dứt lời phát  biểu bằng câu nói: “chúng tôi chỉ có một tội duy nhất là viết sớm”, cử toạ của buổi xét xử (đa phần là thân nhân của các bị cáo) đã không thể kềm chế được nữa, đồng loạt đứng dậy vỗ tay hoan hô ! Bà thẩm phán khốn khổ đã phải đập búa, yêu cầu công an bảo vệ với súng ống trong tay lập lại trật tự. Chú Duy Trác, vốn là một luật sư, đã trình bày hết sức có hệ thống, hợp lý, thuyết phục dựa trên công pháp quốc tế, dựa trên chính những điều mà luật của chính quyền XHCN Việt Nam công nhận để bào chữa cho mình và cả nhóm. Bà thẩm phán đã không thể bác bỏ được những lý luận ấy. Bà chỉ cố bám lấy những dữ kiện mà trong bản cáo trạng, và lái mọi câu trả lời vào những tội danh đã được chỉ ra. Điều mà tôi muốn nói ở đây là phần phát biểu của bố tôi kém “hùng hồn” nhất, và cũng không chặt chẽ về mặt luật pháp. Bác Thuỷ rất có lý khi đã khẳng định rằng bố tôi không thể là lãnh đạo của nhóm được. Những ai chờ đợi hình ảnh một ông DQS hào hùng, bất khuất có lẽ sẽ thất vọng trong phiên toà này.

Những điều mà chính tôi được chứng kiến như đã kể trên đã giúp tôi điều chỉnh lại chính xác hơn những “truyền thuyết, anh hùng ca” về bố mình. Bố tôi không kể cho chúng tôi nghe những chuyện đối kháng với kẻ thù, có lẽ vì ông không phải là con người của tranh đấu, đối đầu. Cũng có thể là vì ông không có một “kẻ thù cá nhân” nào rõ rệt. Trong một truyện viết về những ngày tháng trong tù, bố tôi nhắc đến anh cán bộ quản giáo với một hình ảnh con người đáng tội nghiệp. Anh ta cũng đang xa gia đình. Anh ta cũng mong ngày về như những tù nhân của mình mỗi độ xuân về... Bố tôi căm thù cái phi nhân của một chủ nghĩa, sự ngu dốt và độc đoán của một tầng lớp lãnh đạo. Bố tôi không nhắm vào những cá nhân thừa hành bên dưới, vì họ cũng chỉ là nạn nhân của sự bưng bít, thiếu kiến thức, thiếu thông tin, thiếu sự lựa chọn. Điều đó thể hiện trong nếp sống thường ngày. Tôi không nhớ được bố tôi ghét ai đó theo kiểu “xúc đất bỏ đi” cả. Cho dù ở hoàn cảnh nào, ông đều tìm ra được một nguyên nhân để cảm thông với người mình không thích. Có lẽ vì thế mà bố tôi trông “giống” với một nhà giáo hơn là một văn nghệ sĩ. Trong cuộc sống gia đình, trong giao tiếp xã hội, hình ảnh đậm nét nhất của bố vẫn là một ông giáo sư, một cư sĩ Phật Giáo. Điều này càng thấy rõ hơn trong những năm tháng sau này, khi bố tôi bắt đầu buông xả chuyện thế sự, quên bớt những biến cố trong đời để sống thảnh thơi với gia đình con cháu. Bố tôi quên nhiều thứ, khá im lặng trong giao tiếp hàng ngày. Nhưng ông lại thật sự linh hoạt, dí dỏm khi gặp cá đồng nghiệp, học trò của mình trong nghiệp giáo. Những lúc ấy, tôi thấy bố tôi như trẻ lại. Bên cạnh gia đình tôi, có lẽ đó là gia đình gần gũi nhất của bố tôi về mặt tinh thần: gia đình Sư Phạm. Ở “gia đình” thứ tư này của bố, tôi học được rất nhiều về hai chữ lễ nghĩa, cho dù tôi không phải là học trò của bác Linh, bác Bửu - những đồng nghiệp của bố - hoặc của anh Tín, anh Khuê – thế hệ học trò của bố tôi như dịp lễ tết, các bác và các anh lại đến. Họ đến thăm hỏi tình hình sức khoẻ của bố tôi trong tù, sau đó lại gởi ít quà, hoặc tiền để phụ giúp gia đình trong công việc chăm số bố tôi. Nhà tôi nhận được rất nhiều sự trợ giúp tương tự như vậy, nhưng chính cái “cách cho” của gia đình sư phạm là điều mà tôi nhớ mãi. Dù người nhận quà là mẹ hay chị tôi, các bác và các anh chị đều đứng lên, trịnh trọng trao qua kèm với lời chúc bố tôi khoẻ mạnh, mau về... Cả thầy lẫn trò lúc ấy tóc đều đã bạc. Nhiều người cũng chẳng còn cầm phấn từ lâu... Ở cái thời buổi mà lễ nghĩa liêm sỉ mai một, không còn tôn sư trọng đạo, sở giáo dục dự định cho phép học sinh phê bình góp ý với thầy cô của mình, tôi không cầm được nước mắt khi nhớ về những hình ảnh đó. Nó là mẫu mực của tôi về một thế hệ giáo dục của Việt Nam trước 1975, giống như hình ảnh ông đồ già đại diện cho một thế hệ Nho học trước đó. Tôi nhớ những lúc bác Linh rủ bố tôi ngồi uống cà phê cóc ở lề đường trường Cao Đẳng Sư Phạm, tôi nhìn hai ông già ấy và tin là mình vẫn nhận ra họ như những nhà giáo thực sự giữa muôn vạn con người trong xã hội. Phong thái mới là cái làm cho họ “giống như nhà giáo”, chẳng cần phải cầm phấn đứng trên bục giảng. Những anh chị trong thế hệ học trò cũng vậy. Tôi cũng từng tham dự những buổi nhậu nhẹt với các anh. Những câu chuyện tầm phào trên bàn nhậu của các anh cũng khác. Có một chút hoài niệm, một chút sĩ khí. Một chút chua chát của những kẻ sĩ không gặp thời. Một chút khôi hài dí dỏm nhiều ẩn dụ... những thứ như vậy tôi rất ít tìm thấy ở thế hệ sau này. Tôi thông cảm được những nỗi niềm ấy, nên tự cho rằng mình cũng thuộc thế hệ của quá khứ...

Chuyển cách nhìn bố tôi hiền hoà, an nhiên hơn như một nhà giáo, một cư sĩ Phật giáo thay vì là một nhà văn, một biểu tượng chống cộng... giúp tôi giải thích được cách mà bố tôi giáo dục chúng tôi, hay cảm hoá người khác trong cuộc đời. Cách mà bố tôi đã trở thành ông Doãn Quốc Sỹ của “một cộng đồng người Việt” ngày hôm nay. Bố tôi là một ông giáo hiền lành, một con người nhân hậu vì bản chất của ông là như vậy. Nhưng sức mạnh của ông bắt nguồn từ chữ TÂM. Khi cái tâm đã toả sáng vì nó đã biết mình từ đâu đến và sẽ đi về đâu, nó bắt đầu thoát ra khỏi sự sợ hãi. Đó là điều kiện kiên quyết để có một cái tâm tự do. Sức mạnh tâm linh của một cá nhân sẽ nhờ sự tự do mà tự toả sáng, không cần ngôn từ, không cần chứng tỏ. Bố tôi đã dạy cho tất cả chúng tôi ngồi thiền để tốt cho sức khoẻ, để luyện tâm thanh tịnh. Bố tôi ngồi thiền rất đều. Có một điều tôi biết là bố tôi ban đầu không đặt quá nhiều mục tiêu trong thiền tập, ví dụ như: “bản lai diện mục”, hay “giải thoát” chẳng hạn. Bố tôi rất thích phương pháp bắt đầu thiền tập của Thầy Nhất Hạnh trong cuốn sách “Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức”. Hãy khởi đầu với mục đ1ch đơn giản là tìm lại hạnh phúc của chính mình, qua sự ý thức rõ rệt về sự hiện diện của mình. Tuy nhiên, khi mà tâm đã an tịnh rồi, cái thấy của tuệ giác sẽ tới mà không cần vọng động. Buông xả là cái mà bố tôi nhắc nhở rất nhiều trong đời. Có lẽ chính nó lại là nguồn gốc của những cái “có được” của bố tôi, vì nó cho cái tâm sức mạnh của sự tự do. Chữ “NHÂN” của bố tôi từ đó mà toả sáng, giản dị, không ồn ào. Không thấy cái “tôi” của bố trong chữ nhân đó, nhưng ai cũng nhìn thấy nó qua cuộc đời của ông. Mọi người thân hay cho thí dụ về bố tôi đã từng sống “nhân ái” ra sao, chứ không trích dẫn trong tác phẩm của ông đã luận về chữ NHÂN như thế nào. Chú Nguyễn Đình Toàn đã từng nói với bọn tôi rằng: “trong giới văn nghệ sĩ, không ai phục ai về tài viết văn cả. Nhưng nhiều văn nghệ sĩ trong Nam quí mến bố cháu ở cái đời sống đạo đức của ông.” Đối với con cái cũng vậy chúng tôi được dạy dỗ bằng chính cách sống của bố, chứ không bằng những “phương pháp giáo dục”. Theo cái cách mà Thầy Nhất Hạnh ví von: khi có một vị Phật ra đời, thì cỏ cây xanh hơn, nước sông trong hơn. Bố tôi tuy chưa là Phật, nhưng cái nhân của ông cũng đã “cảm hoá” chúng tôi phần nào.

Khi cái tâm ấy phải đối chọi với nghịch cảnh, những quyền lực phi nhân muốn chế ngự nó, nó sẽ không tìm cách đối chọi để chiến thắng. Cái tâm của bố tôi vẫn chỉ là chữ nhân hiền hoà đó. Người ta không thắng được nó bởi vì nó tự do. Nó vượt qua, không đầu hàng cái xấu vì nó không sợ hãi phải mất đi một cái gì nếu mình không khác đi. Không có đối kháng. Nhưng mạnh mẽ và tự tin. Hồi bố tôi chuẩn bị xét xử lần thứ hai vào năm 1988, bạn bè khắp nơi trên thế giới đã vận động mạnh mẽ đến nỗi chính quyền Việt Nam phải hoãn xét xử vào giờ cuối để tìm cách giảm nhẹ tình hình. Để tránh mất mặt khi phải đổi giọng. Đảng và Nhà Nước đã phải cử ông chú tôi làm trung gian vào tù thương lượng, đề nghị bố tôi nhượng bộ bằng cách tỏ vẻ “ăn năn” để được “khoan hồng”. Tất nhiên là cuộc thương lượng đó bất thành, họ đánh giá bố tôi quá thấp ! Điều đáng kể ở đây là thái độ của bố tôi trước biến cố này. Lọt vào tay “chủ nghĩa anh hùng cách mạng”, đây ắt hẳn sẽ trở thành một câu chuyện li kì về “tấm gương đấu tranh bất khuất, một cuộc chiến không khoan nhượng giữa hai anh em hai chiến tuyến...” Lần duy nhất bố tôi nói về nó là do tôi hỏi và bắt bố tôi kể lại. “Có gì đâu, chú đề nghị bố xin lỗi. Giống như sau khi mình tát ai một cái thì mình cũng phải tỏ vẻ ân hận một chút. Nhưng đời nào bố lại làm vậy...” Bố tôi chỉ vắn tắt có bấy nhiêu ! Điều đó làm tôi nhớ đến một hình ảnh trong thiền mà bố tôi hay sử dụng: hồ nước trong như một tấm gương. Một cánh chim bay ngang qua, hồ nước in hình nó. Chim bay đi rồi, thì hồ nước lại trong vắt như tự bao giờ...

Cái tâm buông xả ấy đã giúp bố tôi vượt qua bao nhiêu chướng ngại của cả một đời sóng gió. Bây giờ nó lại đưa ông ra khỏi những ưu tư, phiền muộn của một kiếp người trong những năm tháng cuối đời. Bây giờ đã tám mươi, bố tôi quên hết bao nhiêu chuyện thăng trầm, chuyện tù tội, chuyện quốc gia đại sự, chuyện thù ghét... Bố tôi bây giờ là ông nội mỗi khi bé Vịt, bé Đan ở bên cạnh ông tại ngôi nhà Houston. Bố tôi là độc giả của chính những tác phẩm ngày xưa do mình viết ra, ông đọc lại mà vẫn thích thú theo dõi diễn tiến câu chuyện như chưa từng viết nó. Ông cũng sẽ là thành ông nhà văn Doãn Quốc Sỹ ngày nào, mỗi khi có nhóm cộng đồng người Việt mời đi tham gia một hoạt động văn hoá. Nhưng sau đó, thì “mặt hồ nước lại trong vắt như tự bao giờ, khi cánh chim đã bay qua...”. Tôi rất thích câu hát trong đoạn cuối của bài Rong Khúc của nhạc sĩ Phạm Duy:
“...Ta vứt sau ta những nẻo đường trần,
Ta vút bay theo những nẻo đường tiên,
Nhưng nếu mai sau ai gọi người tình,
Anh sẽ quay lưng bước vào nẻo xanh”...

Phạm Duy cũng như bố tôi là một trong số những người đã trở thành chứng nhân lịch sử của toàn bộ cuộc biển dâu của dân tộc Việt trong 60 năm qua: cuộc kháng chiến chống Pháp. Những năm đất nước chia đôi, người Việt ly hương lần đầu. Chiến tranh Nam Bắc. Những ngày đất nước tang thương trong sự cai trị của chính quyền CSVN sau 1975. Người Việt rời bỏ quê hương ra đi, tạo nên một cộng đồng người Việt tha hương khắp nơi, như một bộ phận không thể tách rời của mảnh đất hình cong chữ S này và những người ở lại... Ôi, thế hệ đã khóc cười theo vận nước nổi trôi ấy sau cùng cũng đã sẵn sàng vứt bỏ chuyện đời phù du để thảnh thơi đi vào cõi chung. Có điều Phạm Duy là nghệ sĩ thực sự. Tình yêu con người và cuộc sống của ông nồng nàn đến độ ta nhận thấy rằng nhạc sĩ vẫn còn lưu luyến nhìn lại.

Còn bố tôi...
Dòng sông định mệnh của bố đã ra đến biển khơi rồi, có còn khúc quành nào nữa đâu mà lưu luyến, phải không bố ơi...

Sỹ Tâm con ơi, bố chỉ định viết về ông nội của gia đình. Thế mà con thấy đó, ông nội có ít nhất những bốn “gia đình” để thương yêu, chia xẻ. Khi mình đã xoá bớt những rào cản giữa cái tôi của mình và thế giới còn lại, thì cái tâm của mình sẽ rộng mở. Tình yêu trong ta cũng sẽ bao dung hơn. Dù muốn hay không, ông nội không còn là của riêng của gia đình mình nữa rồi. Ông nội là người của cả một cộng đồng người Việt. Cũng vì chữ tâm mà thôi. Chữ tâm là cái quan trọng nhất khi mà con muốn tóm tắt về cuộc đời của ông nội mình.

Con có biết không, viết về cái tâm là cái khó nhất, vì bố cũng chỉ là người đang đi tìm. Viết về cái tâm của một người khác, nhất là của một người nổi tiếng như ông nội, lại còn khó hơn nữa. Có điều bố vẫn viết được, vì cái tâm của ông nội không năng cái “tôi” riêng. Đó là chữ tâm của chung cho cả nhân loại, của những ai biết buông xả để đi tìm gặp. Chữ tâm ấy nằm sẵn trong bố, nằm sẵn trong con tự lúc mới ra đời rồi. Bố viết về tâm của ông nội cũng như đang đi tìm tự tâm của mình vậy.
Bố viết cho con những dòng này, để sau này khi con lớn lên, con nhận thức được rằng mình đã được thừa kế một gia sản rất lớn về chữ tâm đó. Nó sẽ là hành trang, nhưng cũng chính là đích đến của cuộc đời con...

Tháng 4 – 2002
Bố Hưng
Doãn Quốc Hưng
Saigon, 2005