CON NGỖNG VÀNG
Ngày xửa ngày xưa có một con ngỗng có bộ lông vàng rất đẹp. Một ngày nọ, đang bay trên trời, ngỗng nhìn xuống thấy một người đàn bà rất nghèo với hai đứa con gái ăn mặc rách rưới. Con ngỗng nghĩ họ đang gặp khó khăn và tự nhủ, “Nếu mình tặng họ bộ lông vàng, người mẹ có thể bán ở chợ và mẹ con họ sẽ đủ ăn! Thế là con ngỗng bay đến nhà của người đàn bà nghèo ấy.
“Ngỗng muốn gì?” người đàn bà nghèo bực bội cất lời nói. “Ta chẳng có gì cho ngươi!”
“Nhưng tôi có cái này cho bà!” con ngỗng nói, rồi nhổ một lông vàng của nó tặng cho bà ta. Làm xong, nó bay đi. Người đàn bà nhặt chiếc lông, và cùng hai đứa con gái đi ra chợ, nơi đây họ mua được nhiều thức ăn ngon. Thỉnh thoảng con ngỗng quay trở lại và lần nào cũng tặng người đàn bà một chiếc lông vàng để giúp mẹ con bà ta sống được thoải mái. Nhưng một ngày kia, người đàn bà nghĩ, “Ta không thể tin con ngỗng này. Nó có thể bay đi nơi khác và không trở lại. Thế là ta phải sống lại trong cảnh nghèo khổ. Lần sau nó tới, ta phải vặt hết lông của nó.”
Khi bà ta nói điều đó với hai đứa con gái, chúng kêu lên: “Không được! Không được! Làm vậy sẽ gây tổn thương đến con ngỗng! Tụi con sẽ không vặt hết lông của ngỗng!”
Nhưng người mẹ rất tham lam. Lần sau khi ngỗng quay lại, bà ta dùng hai tay chụp lấy ngỗng và vặt trụi lông nó. Bà ta không biết lông ngỗng có phép thuật và nếu làm trái ý ngỗng, những cọng lông sẽ hóa bẩn giống như cọng lông của gà con dính đất. Và sự việc đã xảy ra như vậy. Người đàn bà không thể tin những gì mình trông thấy. Bà khóc trong thất vọng.
Hai đứa con gái của bà thất kinh nhìn thấy lông ngỗng tản mạn khắp nơi. Chúng nhẹ nhàng ôm con ngỗng đáng thương vừa bị nhổ trụi lông và đi vào rừng. Chúng chăm sóc ngỗng cho đến khi lông mọc lại, vàng óng ánh. Để đáp lại tấm lòng nhân hậu của hai cô con gái, con ngỗng kiếm cho hai cô hai người chồng dễ thương. Nhưng vì lòng tham không thể bỏ được, mẹ của hai cô sống cuộc đời khổ hơn xưa và ngày nào cũng phải gặp điều không may.
KHÔNG GIÀU NÀO HƠN GIÀU LÒNG NHÂN ÁI!
Ngày xửa ngày xưa có một con ngỗng có bộ lông vàng rất đẹp. Một ngày nọ, đang bay trên trời, ngỗng nhìn xuống thấy một người đàn bà rất nghèo với hai đứa con gái ăn mặc rách rưới. Con ngỗng nghĩ họ đang gặp khó khăn và tự nhủ, “Nếu mình tặng họ bộ lông vàng, người mẹ có thể bán ở chợ và mẹ con họ sẽ đủ ăn! Thế là con ngỗng bay đến nhà của người đàn bà nghèo ấy.
“Ngỗng muốn gì?” người đàn bà nghèo bực bội cất lời nói. “Ta chẳng có gì cho ngươi!”
“Nhưng tôi có cái này cho bà!” con ngỗng nói, rồi nhổ một lông vàng của nó tặng cho bà ta. Làm xong, nó bay đi. Người đàn bà nhặt chiếc lông, và cùng hai đứa con gái đi ra chợ, nơi đây họ mua được nhiều thức ăn ngon. Thỉnh thoảng con ngỗng quay trở lại và lần nào cũng tặng người đàn bà một chiếc lông vàng để giúp mẹ con bà ta sống được thoải mái. Nhưng một ngày kia, người đàn bà nghĩ, “Ta không thể tin con ngỗng này. Nó có thể bay đi nơi khác và không trở lại. Thế là ta phải sống lại trong cảnh nghèo khổ. Lần sau nó tới, ta phải vặt hết lông của nó.”
Khi bà ta nói điều đó với hai đứa con gái, chúng kêu lên: “Không được! Không được! Làm vậy sẽ gây tổn thương đến con ngỗng! Tụi con sẽ không vặt hết lông của ngỗng!”
Nhưng người mẹ rất tham lam. Lần sau khi ngỗng quay lại, bà ta dùng hai tay chụp lấy ngỗng và vặt trụi lông nó. Bà ta không biết lông ngỗng có phép thuật và nếu làm trái ý ngỗng, những cọng lông sẽ hóa bẩn giống như cọng lông của gà con dính đất. Và sự việc đã xảy ra như vậy. Người đàn bà không thể tin những gì mình trông thấy. Bà khóc trong thất vọng.
Hai đứa con gái của bà thất kinh nhìn thấy lông ngỗng tản mạn khắp nơi. Chúng nhẹ nhàng ôm con ngỗng đáng thương vừa bị nhổ trụi lông và đi vào rừng. Chúng chăm sóc ngỗng cho đến khi lông mọc lại, vàng óng ánh. Để đáp lại tấm lòng nhân hậu của hai cô con gái, con ngỗng kiếm cho hai cô hai người chồng dễ thương. Nhưng vì lòng tham không thể bỏ được, mẹ của hai cô sống cuộc đời khổ hơn xưa và ngày nào cũng phải gặp điều không may.
KHÔNG GIÀU NÀO HƠN GIÀU LÒNG NHÂN ÁI!
THE GOLDEN GOOSE
Lời kể : DEMI
(Những Câu Chuyện Phật Kể)
(Những Câu Chuyện Phật Kể)
Lời dịch : Doãn Quốc Sỹ
No comments:
Post a Comment