Câu chuyện đầu năm Nhâm Thìn của Việt Báo khởi nguồn từ buổi tiệc gây quĩ của BPSOS ( tổ chức nhân đạo của cộng đồng người Việt ở Mỹ) tại Quận Cam hồi tháng 12 năm rồi. Quan khách Việt đến dự tiệc thấy có một ông người Mỹ lăng xăng làm đủ thứ việc, giống như là một nhân viên của BPSOS vậy. Sau đó ông còn lên đọc một bài diễn văn bằng tiếng Việt nữa. Hỏi ra thì mới biết ông tên là Mike Murray- Giám Đốc Phụ Trách Chính Quyền & Đối Ngoại của Verizon, tập đoàn vô tuyến viễn thông lớn vào bậc nhất ở Mỹ. Verizon là một trong những nhà tài trợ chính cho nhiều hoạt động hỗ trợ cộng đồng của BPSOS trong nhiều năm gần đây. Mọi người thắc mắc: thường thì các nhà tài trợ chỉ lên sân khấu nhận bằng khen, phát biểu cảm tưởng thôi, tại sao đại diện cho một nhà tài trợ lớn như Verizon mà phải làm đủ thứ với nhân viên BPSOS như vậy? Ông Mike giải thích với phóng viên Việt Báo rằng: ông phục vụ cộng đồng người Việt không đơn thuần như là một nhà tài trợ. Ông làm để đền đáp lại phần nào ơn nghĩa của hai người bạn Việt Nam đã từng tặng ông cảm giác về tình yêu không điều kiện. Ông đã không gặp lại những người bạn đó từ hơn 40 năm rồi. Nếu họ còn sống, thì chắc là họ còn ở Việt Nam. Ông biết họ từ khi họ là hai đứa con nít Việt Nam, một gái một trai, có tên là Bé và Sinh…
Vào năm 1968, giữa lúc chiến trường Việt Nam nóng bỏng với trận chiến Tết Mậu Thân, ông Mike gia nhập Thủy Quân Lục Chiến Mỹ và được chuyển sang tham chiến tại mặt trận Huế. Năm đó ông mới 18 tuổi. Ông tạm biệt nước Mỹ, tạm biệt gia đình với những ký ức về một tuổi thơ buồn, không có tình thương. BỐ ông là một thương binh nghiện rượu, thường xuyên say xỉn và đáng đập con. Ông Mike tham gia lực lượng chiếm đóng đặc biệt 0311. Ông nằm trong đơn vị xung kích, những người đeo M16, M60, súng phóng lựu M79 ở tuyến đầu. Đơn vị của ông thường xuyên hành quân trong rừng núi Trường Sơn hiểm trở, hiểu rõ hơn ai hết những cuộc phục kích của du kích Việt Cộng và những cuộc chạm trán với lực lượng chính qui Bắc Việt khác nhau như thế nào. Ở đơn vị của ông, khoảng cách giữa sự sống và cái chết hầu như không có ranh giới rõ rệt…
Sau 03 tháng tác chiến trong lực lượng xung kích, ông Mike xin gia nhập Chương trình Hoạt Động Phối Hợp (Combined Action Program - CAP) của Thủy Quân Lục Chiến. Đây là một chương trình mang tính dân sự, dân vận nhiều hơn là quân sự. Những người lính Mỹ sẽ vào sống trong những làng xã Việt Nam, giúp họ xây cầu, đào giếng, sửa chữa nhà… Ông gia nhập CAP để có cơ hội tìm hiểu đời sống của người dân Việt Nam trong các làng quê. Ông được đưa về Đà Nẵng vài tuần để học tiếng Việt, đủ để làm quen với dân quê, và đủ để thấy là tiếng Việt với 6 thanh âm không- sắc- hỏi- huyền- ngã- nặng khó phát âm như thế nào đối với một người ngoại quốc. Ông vẫn còn nhớ cái ngày hôm đó, khi ông được một chiếc xe nhà binh thả xuống trên con đường quốc lộ I gần làng Ngọc Nóc (???), Huyện Phú Lộc,một làng quê năm giữa Huế và Đà Nẵng, cách Huế khoảng chừng hơn 40 cây số, là nơi ông phải trình diện đơn vị mới. Ông đi trên con đường đất dẫn vào làng, cố gắng dùng số vốn từ tiếng Việt ít ỏi để hỏi chỗ ở của đơn vị mình, nhưng hình như người dân làng không quan tâm đến ông lắm. Đúng lúc ông đang định đi ngược trở lại quốc lộ, thì từ đằng xa ông thấy hai bé gái chừng 10 tuổi, với chiếc giỏ xách đeo trên vai, chạy thật nhanh về phía ông. Ông chưa kịp chào chúng bằng tiếng Việt thì cả hai cô bé đã đồng thanh nói: “Wash clothes”.
Ông hỏi lại: “What?”, thì câu trả lời được lập lại: “Wash clothes” và “Work for you”. Thì ra Bé -một trong hai đứa bé- muốn làm người giúp việc cho ông. Hoa, cô bé còn lại, thì đang làm cho một lính thủy quân lục chiến khác ở trong làng rồi. Bé và Hoa dắt ông đến chỗ tiểu đội CAP đang ở, một trong những căn nhà trong làng mà thủy quân lục chiến Mỹ thuê lại. Ông nhập bọn và giữ Bé làm người giúp việc cho mình. Bé trở thành người thân Việt Nam bé nhỏ đầu tiên của ông, và cũng là người ban cho ông nhiều tình cảm sâu đậm nhất. Ông nhanh chóng nhận ra cô bé nhà quê 10 tuổi này hữu ích và dễ mến như thế nào. Bé phụ ông giặt đồ, đi chợ, nấu ăn, đổi tiền, và cả việc làm thông dịch viên nữa, vì xem ra vốn tiếng Anh của Bé còn khá hơn vốn tiếng Việt của ông. Bé chăm lo sức khỏe của ông, săn sóc ông lúc ông đau ốm. Lúc ông phụ trách trạm xá, Bé còn phụ ông rửa vết thương, phát thuốc cho bệnh nhân. Chỉ huy của ông khen ngợi rằng từ lúc ông phụ trách trạm xá, bệnh nhân đến đây đông hơn, có lẽ là vì ông và Bé phối hợp làm việc thật tốt.
Bé là một cô bé thông minh, thực thà, phụ thuộc và quấn quít với ông vô cùng. Ông cũng xem Bé như cô em gái của mình,như để bù lại cho sự thiếu thốn tình cảm trong thời thơ ấu trong một gia đình kém hạnh phúc. Bé hầu như ít khi nào chịu rời ông nửa bước. Ông nhận ra điều này vào một buổi tối, khi ông tham gia vào một cuộc phục kích. Ông tạm biệt cô bé ở con đường làng, rồi cùng cùng 10 đồng đội TQLC Mỹ và 15 địa phương quân Việt Nam lặng lẽ băng qua cánh đồng để tiến đến điểm mai phục. Trong bầu không khí hành quân yên lặng và bao trùm sự chờ đợi chết chóc, bỗng một đồng đội TQLC Mỹ chỉ về phía ông và cười khúc khích, rồi cả những người lính Việt Nam cũng thế. Ông quay lại thì mới phát hiện ra là Bé, vẫn với chiếc giỏ xách đeo trên vai, lặng lẽ theo ông từ nãy đến giờ mà ông không hề biết! Cả đoàn phục kích dừng lại trên con đê.
Marks, một đồng đội la khe khẽ: “Lạy Chúa! Mày có đem con bé ra khỏi chỗ này ngay không?”.
Ông Mike kéo bé lại dỗ dành: “Bé! Ngày mai tôi sẽ đi Phú Bài, mua đồng hồ cho Bé nghe. Bây giờ thì Bé làm ơn về nhà giùm nghe!”
Bé ngây thơ mừng rỡ hỏi: “Phú Bài? Đồng hồ?”. Rồi cô mở cái giỏ xách, khui một lon Coke cho ông như là một cử chỉ cám ơn! Ông phải tạm rời hàng ngũ, dắt Bé chạy ngược trở lại quốc lộ, chỉ cô lối về làng trở lại, rồi vội vã quay lại địa điểm và xin lỗi đồng đội.
Sáng ngày hôm sau, Ông ra quốc lộ I đón xe đi Phú Bài. Bé theo ông ra đợi và bịn rịn tiễn ông lên xe, không muốn rời xa ông. Khi xe từ từ chuyển bánh và tăng tốc, bé đứng tần ngần rồi chạy theo xe, cho đến khi không bắt kịp, mới dừng lại và đưa tay vẫy chào ông. Ông vẫy chào lại và la to: “Đồng hồ!”… Tim ông lúc đó như muốn rớt ra ngoài…Hình ảnh đó đến nay vẫn còn như in trong trí nhớ của ông…Chính ông cũng bắt đầu cảm thấy thiếu thốn nếu không có Bé ở bên cạnh trong một ngày, một tình cảm chưa bao giờ xảy ra với ông ở Mỹ.
Vài tháng sau đó, Ông gặp Sinh- một bé trai cũng giúp việc cho TQLC Mỹ như Bé- sau khi ông bị thương do một cuộc phục kích của Việt Cộng, được đưa đến bệnh viện Phú Bài để điều trị, rồi được chuyển sang một đơn vị khác ở Huyện Cầu Hai. Sinh lúc đó đang làm “người giúp việc” cho một người lính TQLC khác. Vào thời điểm ông tới Cầu Hai, người lính này trở về Mỹ, cho nên ông nhận Sinh về với mình. Ông còn nhớ là Sinh rất thương người lính này. Ông đã từng giúp Sinh viết thư gởi cho ông ta, nhưng không bao giờ nhận được hồi âm.
Sinh là một cậu bé trai 12 tuổi, điển trai với mái tóc thật dầy, hàm răng to và hơi hô. Nếu Sinh ở Mỹ, thì chắc hẳn Sinh là một ngôi sao trong trường học với cái dáng vẻ rất đáng ưa của mình. Mà Sinh còn đặc biệt hơn thế nữa, với nhiều tính cách đáng yêu như vui tính, nhảy nhót đẹp, đóng kịch hay… Sinh được xem như là “xếp sòng” của các đứa trẻ giúp việc cho TQLC trong khu vực Cầu Hai. Cũng như Bé, Sinh là người phụ tá đắc lực của ông trong hầu như mọi sinh hoạt. Sinh luôn luôn là người đầu tiên chào đón ông mỗi buổi sáng bằng nụ cười hiền hòa, và tiễn ông ra đầu làng trong những đêm đi tuần tra. Sinh là người nghĩ ra cách làm cho ông những chiếc hamburger từ cơm gạo. Ở trong trạm xá, Sinh góp ý hữu hiệu cho ông trong việc chăm sóc những bệnh nhẹ, với vốn “kiến thức y khoa” khá phong phú so với ở độ tuổi 12 của một em bé quê. Sinh không đơn thuần chỉ là người giúp việc giỏi, siêng năng, mà còn là người em trai của ông, đem lại cho ông biết bao nhiêu niềm vui, tình thương yêu, giúp ông tạm quên đi những lo âu của cuộc chiến tranh tàn nhẫn lúc nào cũng cận kề.
Kỷ niệm đáng nhớ nhất của ông Mike với Sinh cũng liên quan đến một cuộc mai phục khác của TQLC. Sau một đêm đi mai phục bình yên không có giao chiến, vào lúc sáng sớm tiểu đội của ông cùng lính địa phương quân tan hàng để trở về công việc thường nhật. Chỉ riêng ông còn nằm lại và ngủ quên trên cánh đồng lúa gần sát quốc lộ I. Viên chỉ huy nói với mọi người: “ Cứ để nó ngủ. Lát nữa thế nào thằng Sinh cũng ra đây với nó mà…”. Là người dân xứ Mỹ đầy đủ tiện nghi vật chất, ông Mike không thể tưởng tượng ra được cái cảm giác an bình mà một cánh đồng lúa có thể ban tặng cho mình. Trong cái nắng sớm mai, đống rơm nằm gọn trong một góc nhỏ của cánh đồng lúa bao quanh bởi 04 con đê trở nên ấm áp lạ thường. Hẳn là ông đã có một giấc ngủ bình yên với nhiều mộng đẹp. Khi ông mở mắt dậy, ông bắt gặp những tia nắng bình minh ấm áp, giữa một cảnh đồng quê yên ả, thanh bình, như thể là chiến tranh chưa bao giờ có mặt. Và cũng chính lúc ông mở mắt dậy, ông cũng thấy Joe đứng đó tự bao giờ, với nụ cười hiền lành chào đón ông, giống như một thiên thần bảo vệ che chở cho ông vậy. Không có từ ngữ nào có thể diễn tả hết cái cảm giác thanh thản, bình an, vô tư mà ông cảm nhận được trong cái giây phút ấy. Lúc đó ông chỉ còn biết sống trọn vẹn với giây phút hiện tại nhiệm mầu, không nghĩ lại quá khứ buồn, không màng đến tương lai bất định. Ông không muốn ngồi dậy, cũng không muốn đi đâu hết. Ông chỉ muốn duy trì thật lâu cái cảm giác độc nhất vô nhị lúc ấy. Chắc là Sinh cũng không thể hiểu được hết cảm giác tuyệt vời của ông lúc đó, nhưng em vẫn chia xẻ được phần nào niềm hạnh phúc không bờ bến của ông. Một người bạn bên cạnh mình trong những giây phút đáng nhớ trong đời như vậy, chắc hẳn phải là tri kỉ?
Ít lâu sau đó, ông cũng chia tay với Sinh cũng ngay trên con đường quốc lộ I giống như cuộc tạm biệt với Bé trước đây vậy. Nhưng lần này thì ông trở về Mỹ sau 13 tháng phục vụ tại VIệt Nam. Được trở về thế giới văn minh, về với nước Mỹ bình yên, trở về với gia đình, vậy mà ông không có được niềm vui trọn vẹn. Ông bắt đầu nhớ Việt Nam, nhớ Bé, nhớ Sinh. Sinh đã khóc rất nhiều trong ngày chia tay đó. Ông cũng muốn khóc. Ông để lại cho Sinh tất cả những gì mà ông có lúc bây giờ: tiền bạc, máy cassette, quần áo… Nhưng ông biết là không gì có thể trả ơn đủ cho người đã cho mình tình yêu không điều kiện. Ông nhớ là ông có hứa là sẽ viết thư cho Sinh, là sẽ gặp lại Sinh & Bé trong ở Cầu Hai, hay ở Mỹ một ngày nào đó. Nhưng ông ân hận có một điều ông chưa nói với Sinh, với Bé: “Tôi yêu em, Sinh ơi!”. “Tôi yêu em, Bé ơi!”…
Trở lại Mỹ, Ông Mike có viết thư cho Bé, cho Sinh vài lần, nhưng không nhận được hồi âm. Rồi ông bận bịu với chuyện đi học, đi làm, chuyện gia đình con cái…Thấm thoát mà đã 43 năm qua rồi. Ông chưa bao giờ trở lại Việt Nam vì quá bôn ba với đời sống ở Mỹ. Nhưng ông vẫn nghĩ đến cái ngày ông trở lại VIệt Nam. Đáp xuống sân bay Phú Bài. Đi theo quốc lộ I để trở lại Cầu Hai, Phú Lộc. Nhìn lại dãy Trường Sơn trùng điệp. Tìm lại cánh đồng lúa mà ông đã từng có được giây phút an lạc nhiệm mầu trong thời chiến. Và quan trọng hơn cả, ông được gặp lại Bé và Sinh, những người đã cho ông tình yêu không điều kiện… Ở cái đất nước triền miên chiến tranh, ly loạn, rồi sau đó cả triệu người bỏ nước ra đi, ông biết là giấc mơ hạnh ngộ của ông khó mà thực hiện được. Nhưng ước mơ vẫn là lẽ sống của con người. Ông vẫn đang mơ, và mơ ước ngày giấc mơ của mình trở thành hiện thực…
“…Tôi đang mơ giấc mộng dài
Đừng lay tôi nhé, cuộc đời chung quanh…” (Tôi Đang Mơ Giấc Mộng Dài- Phạm Duy)
Đầu năm Nhâm Thìn, Việt Báo cùng các độc giả Việt Nam cầu chúc cho Ông Mike Murray thực hiện được giấc mơ đẹp nhất của đời mình…
Đoàn HƯng
Quí độc giả nào có biết tin tức về Bé & Sinh hiện nay đang ở đâu, xin vui lòng liệc lạc với:
Đoàn Hưng - Tel: 714 766 6422
hungdoan@vietbao.com
Xin chân thành cảm tạ
Vào năm 1968, giữa lúc chiến trường Việt Nam nóng bỏng với trận chiến Tết Mậu Thân, ông Mike gia nhập Thủy Quân Lục Chiến Mỹ và được chuyển sang tham chiến tại mặt trận Huế. Năm đó ông mới 18 tuổi. Ông tạm biệt nước Mỹ, tạm biệt gia đình với những ký ức về một tuổi thơ buồn, không có tình thương. BỐ ông là một thương binh nghiện rượu, thường xuyên say xỉn và đáng đập con. Ông Mike tham gia lực lượng chiếm đóng đặc biệt 0311. Ông nằm trong đơn vị xung kích, những người đeo M16, M60, súng phóng lựu M79 ở tuyến đầu. Đơn vị của ông thường xuyên hành quân trong rừng núi Trường Sơn hiểm trở, hiểu rõ hơn ai hết những cuộc phục kích của du kích Việt Cộng và những cuộc chạm trán với lực lượng chính qui Bắc Việt khác nhau như thế nào. Ở đơn vị của ông, khoảng cách giữa sự sống và cái chết hầu như không có ranh giới rõ rệt…
Sau 03 tháng tác chiến trong lực lượng xung kích, ông Mike xin gia nhập Chương trình Hoạt Động Phối Hợp (Combined Action Program - CAP) của Thủy Quân Lục Chiến. Đây là một chương trình mang tính dân sự, dân vận nhiều hơn là quân sự. Những người lính Mỹ sẽ vào sống trong những làng xã Việt Nam, giúp họ xây cầu, đào giếng, sửa chữa nhà… Ông gia nhập CAP để có cơ hội tìm hiểu đời sống của người dân Việt Nam trong các làng quê. Ông được đưa về Đà Nẵng vài tuần để học tiếng Việt, đủ để làm quen với dân quê, và đủ để thấy là tiếng Việt với 6 thanh âm không- sắc- hỏi- huyền- ngã- nặng khó phát âm như thế nào đối với một người ngoại quốc. Ông vẫn còn nhớ cái ngày hôm đó, khi ông được một chiếc xe nhà binh thả xuống trên con đường quốc lộ I gần làng Ngọc Nóc (???), Huyện Phú Lộc,một làng quê năm giữa Huế và Đà Nẵng, cách Huế khoảng chừng hơn 40 cây số, là nơi ông phải trình diện đơn vị mới. Ông đi trên con đường đất dẫn vào làng, cố gắng dùng số vốn từ tiếng Việt ít ỏi để hỏi chỗ ở của đơn vị mình, nhưng hình như người dân làng không quan tâm đến ông lắm. Đúng lúc ông đang định đi ngược trở lại quốc lộ, thì từ đằng xa ông thấy hai bé gái chừng 10 tuổi, với chiếc giỏ xách đeo trên vai, chạy thật nhanh về phía ông. Ông chưa kịp chào chúng bằng tiếng Việt thì cả hai cô bé đã đồng thanh nói: “Wash clothes”.
Ông hỏi lại: “What?”, thì câu trả lời được lập lại: “Wash clothes” và “Work for you”. Thì ra Bé -một trong hai đứa bé- muốn làm người giúp việc cho ông. Hoa, cô bé còn lại, thì đang làm cho một lính thủy quân lục chiến khác ở trong làng rồi. Bé và Hoa dắt ông đến chỗ tiểu đội CAP đang ở, một trong những căn nhà trong làng mà thủy quân lục chiến Mỹ thuê lại. Ông nhập bọn và giữ Bé làm người giúp việc cho mình. Bé trở thành người thân Việt Nam bé nhỏ đầu tiên của ông, và cũng là người ban cho ông nhiều tình cảm sâu đậm nhất. Ông nhanh chóng nhận ra cô bé nhà quê 10 tuổi này hữu ích và dễ mến như thế nào. Bé phụ ông giặt đồ, đi chợ, nấu ăn, đổi tiền, và cả việc làm thông dịch viên nữa, vì xem ra vốn tiếng Anh của Bé còn khá hơn vốn tiếng Việt của ông. Bé chăm lo sức khỏe của ông, săn sóc ông lúc ông đau ốm. Lúc ông phụ trách trạm xá, Bé còn phụ ông rửa vết thương, phát thuốc cho bệnh nhân. Chỉ huy của ông khen ngợi rằng từ lúc ông phụ trách trạm xá, bệnh nhân đến đây đông hơn, có lẽ là vì ông và Bé phối hợp làm việc thật tốt.
Bé là một cô bé thông minh, thực thà, phụ thuộc và quấn quít với ông vô cùng. Ông cũng xem Bé như cô em gái của mình,như để bù lại cho sự thiếu thốn tình cảm trong thời thơ ấu trong một gia đình kém hạnh phúc. Bé hầu như ít khi nào chịu rời ông nửa bước. Ông nhận ra điều này vào một buổi tối, khi ông tham gia vào một cuộc phục kích. Ông tạm biệt cô bé ở con đường làng, rồi cùng cùng 10 đồng đội TQLC Mỹ và 15 địa phương quân Việt Nam lặng lẽ băng qua cánh đồng để tiến đến điểm mai phục. Trong bầu không khí hành quân yên lặng và bao trùm sự chờ đợi chết chóc, bỗng một đồng đội TQLC Mỹ chỉ về phía ông và cười khúc khích, rồi cả những người lính Việt Nam cũng thế. Ông quay lại thì mới phát hiện ra là Bé, vẫn với chiếc giỏ xách đeo trên vai, lặng lẽ theo ông từ nãy đến giờ mà ông không hề biết! Cả đoàn phục kích dừng lại trên con đê.
Marks, một đồng đội la khe khẽ: “Lạy Chúa! Mày có đem con bé ra khỏi chỗ này ngay không?”.
Ông Mike kéo bé lại dỗ dành: “Bé! Ngày mai tôi sẽ đi Phú Bài, mua đồng hồ cho Bé nghe. Bây giờ thì Bé làm ơn về nhà giùm nghe!”
Bé ngây thơ mừng rỡ hỏi: “Phú Bài? Đồng hồ?”. Rồi cô mở cái giỏ xách, khui một lon Coke cho ông như là một cử chỉ cám ơn! Ông phải tạm rời hàng ngũ, dắt Bé chạy ngược trở lại quốc lộ, chỉ cô lối về làng trở lại, rồi vội vã quay lại địa điểm và xin lỗi đồng đội.
Sáng ngày hôm sau, Ông ra quốc lộ I đón xe đi Phú Bài. Bé theo ông ra đợi và bịn rịn tiễn ông lên xe, không muốn rời xa ông. Khi xe từ từ chuyển bánh và tăng tốc, bé đứng tần ngần rồi chạy theo xe, cho đến khi không bắt kịp, mới dừng lại và đưa tay vẫy chào ông. Ông vẫy chào lại và la to: “Đồng hồ!”… Tim ông lúc đó như muốn rớt ra ngoài…Hình ảnh đó đến nay vẫn còn như in trong trí nhớ của ông…Chính ông cũng bắt đầu cảm thấy thiếu thốn nếu không có Bé ở bên cạnh trong một ngày, một tình cảm chưa bao giờ xảy ra với ông ở Mỹ.
Vài tháng sau đó, Ông gặp Sinh- một bé trai cũng giúp việc cho TQLC Mỹ như Bé- sau khi ông bị thương do một cuộc phục kích của Việt Cộng, được đưa đến bệnh viện Phú Bài để điều trị, rồi được chuyển sang một đơn vị khác ở Huyện Cầu Hai. Sinh lúc đó đang làm “người giúp việc” cho một người lính TQLC khác. Vào thời điểm ông tới Cầu Hai, người lính này trở về Mỹ, cho nên ông nhận Sinh về với mình. Ông còn nhớ là Sinh rất thương người lính này. Ông đã từng giúp Sinh viết thư gởi cho ông ta, nhưng không bao giờ nhận được hồi âm.
Sinh là một cậu bé trai 12 tuổi, điển trai với mái tóc thật dầy, hàm răng to và hơi hô. Nếu Sinh ở Mỹ, thì chắc hẳn Sinh là một ngôi sao trong trường học với cái dáng vẻ rất đáng ưa của mình. Mà Sinh còn đặc biệt hơn thế nữa, với nhiều tính cách đáng yêu như vui tính, nhảy nhót đẹp, đóng kịch hay… Sinh được xem như là “xếp sòng” của các đứa trẻ giúp việc cho TQLC trong khu vực Cầu Hai. Cũng như Bé, Sinh là người phụ tá đắc lực của ông trong hầu như mọi sinh hoạt. Sinh luôn luôn là người đầu tiên chào đón ông mỗi buổi sáng bằng nụ cười hiền hòa, và tiễn ông ra đầu làng trong những đêm đi tuần tra. Sinh là người nghĩ ra cách làm cho ông những chiếc hamburger từ cơm gạo. Ở trong trạm xá, Sinh góp ý hữu hiệu cho ông trong việc chăm sóc những bệnh nhẹ, với vốn “kiến thức y khoa” khá phong phú so với ở độ tuổi 12 của một em bé quê. Sinh không đơn thuần chỉ là người giúp việc giỏi, siêng năng, mà còn là người em trai của ông, đem lại cho ông biết bao nhiêu niềm vui, tình thương yêu, giúp ông tạm quên đi những lo âu của cuộc chiến tranh tàn nhẫn lúc nào cũng cận kề.
Kỷ niệm đáng nhớ nhất của ông Mike với Sinh cũng liên quan đến một cuộc mai phục khác của TQLC. Sau một đêm đi mai phục bình yên không có giao chiến, vào lúc sáng sớm tiểu đội của ông cùng lính địa phương quân tan hàng để trở về công việc thường nhật. Chỉ riêng ông còn nằm lại và ngủ quên trên cánh đồng lúa gần sát quốc lộ I. Viên chỉ huy nói với mọi người: “ Cứ để nó ngủ. Lát nữa thế nào thằng Sinh cũng ra đây với nó mà…”. Là người dân xứ Mỹ đầy đủ tiện nghi vật chất, ông Mike không thể tưởng tượng ra được cái cảm giác an bình mà một cánh đồng lúa có thể ban tặng cho mình. Trong cái nắng sớm mai, đống rơm nằm gọn trong một góc nhỏ của cánh đồng lúa bao quanh bởi 04 con đê trở nên ấm áp lạ thường. Hẳn là ông đã có một giấc ngủ bình yên với nhiều mộng đẹp. Khi ông mở mắt dậy, ông bắt gặp những tia nắng bình minh ấm áp, giữa một cảnh đồng quê yên ả, thanh bình, như thể là chiến tranh chưa bao giờ có mặt. Và cũng chính lúc ông mở mắt dậy, ông cũng thấy Joe đứng đó tự bao giờ, với nụ cười hiền lành chào đón ông, giống như một thiên thần bảo vệ che chở cho ông vậy. Không có từ ngữ nào có thể diễn tả hết cái cảm giác thanh thản, bình an, vô tư mà ông cảm nhận được trong cái giây phút ấy. Lúc đó ông chỉ còn biết sống trọn vẹn với giây phút hiện tại nhiệm mầu, không nghĩ lại quá khứ buồn, không màng đến tương lai bất định. Ông không muốn ngồi dậy, cũng không muốn đi đâu hết. Ông chỉ muốn duy trì thật lâu cái cảm giác độc nhất vô nhị lúc ấy. Chắc là Sinh cũng không thể hiểu được hết cảm giác tuyệt vời của ông lúc đó, nhưng em vẫn chia xẻ được phần nào niềm hạnh phúc không bờ bến của ông. Một người bạn bên cạnh mình trong những giây phút đáng nhớ trong đời như vậy, chắc hẳn phải là tri kỉ?
Ít lâu sau đó, ông cũng chia tay với Sinh cũng ngay trên con đường quốc lộ I giống như cuộc tạm biệt với Bé trước đây vậy. Nhưng lần này thì ông trở về Mỹ sau 13 tháng phục vụ tại VIệt Nam. Được trở về thế giới văn minh, về với nước Mỹ bình yên, trở về với gia đình, vậy mà ông không có được niềm vui trọn vẹn. Ông bắt đầu nhớ Việt Nam, nhớ Bé, nhớ Sinh. Sinh đã khóc rất nhiều trong ngày chia tay đó. Ông cũng muốn khóc. Ông để lại cho Sinh tất cả những gì mà ông có lúc bây giờ: tiền bạc, máy cassette, quần áo… Nhưng ông biết là không gì có thể trả ơn đủ cho người đã cho mình tình yêu không điều kiện. Ông nhớ là ông có hứa là sẽ viết thư cho Sinh, là sẽ gặp lại Sinh & Bé trong ở Cầu Hai, hay ở Mỹ một ngày nào đó. Nhưng ông ân hận có một điều ông chưa nói với Sinh, với Bé: “Tôi yêu em, Sinh ơi!”. “Tôi yêu em, Bé ơi!”…
Trở lại Mỹ, Ông Mike có viết thư cho Bé, cho Sinh vài lần, nhưng không nhận được hồi âm. Rồi ông bận bịu với chuyện đi học, đi làm, chuyện gia đình con cái…Thấm thoát mà đã 43 năm qua rồi. Ông chưa bao giờ trở lại Việt Nam vì quá bôn ba với đời sống ở Mỹ. Nhưng ông vẫn nghĩ đến cái ngày ông trở lại VIệt Nam. Đáp xuống sân bay Phú Bài. Đi theo quốc lộ I để trở lại Cầu Hai, Phú Lộc. Nhìn lại dãy Trường Sơn trùng điệp. Tìm lại cánh đồng lúa mà ông đã từng có được giây phút an lạc nhiệm mầu trong thời chiến. Và quan trọng hơn cả, ông được gặp lại Bé và Sinh, những người đã cho ông tình yêu không điều kiện… Ở cái đất nước triền miên chiến tranh, ly loạn, rồi sau đó cả triệu người bỏ nước ra đi, ông biết là giấc mơ hạnh ngộ của ông khó mà thực hiện được. Nhưng ước mơ vẫn là lẽ sống của con người. Ông vẫn đang mơ, và mơ ước ngày giấc mơ của mình trở thành hiện thực…
“…Tôi đang mơ giấc mộng dài
Đừng lay tôi nhé, cuộc đời chung quanh…” (Tôi Đang Mơ Giấc Mộng Dài- Phạm Duy)
Đầu năm Nhâm Thìn, Việt Báo cùng các độc giả Việt Nam cầu chúc cho Ông Mike Murray thực hiện được giấc mơ đẹp nhất của đời mình…
Đoàn HƯng
Quí độc giả nào có biết tin tức về Bé & Sinh hiện nay đang ở đâu, xin vui lòng liệc lạc với:
Đoàn Hưng - Tel: 714 766 6422
hungdoan@vietbao.com
Xin chân thành cảm tạ
Ông Mike đang nhận huân chương thời còn là lính TQLC
Ông Mike cõng Sinh ở Cầu Hai (Thừa Thiên Huế) 1968
Ông Mike chụp chung với Bé & Hoa ở Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) 1968
Ông Mike Murray, đại diện cho Verizon, trao tấm ngân phiếu tài trợ cho BPSOS
No comments:
Post a Comment