Jan 30, 2012

Huân tập hạt giống vô lậu


An trú ngay nơi sự nhận biết là phương pháp tu miên mật nhất của thiền tập. Nếu pháp môn niệm Phật để huân tập hạt giống thiện lành, nhờ đó loại trừ dần những hạt giống phiền não lậu nghiệp, pháp môn an trú ngay nơi sự nhận biết tĩnh sáng hiện tiền giúp chúng ta huân tập hạt giống vô lậu, có năng lực kỳ diệu như một thanh kiếm bén, phá vỡ hết màng vô minh. Hãy quay về an trú ngay nơi niệm hiện tiền để quán sát mọi thứ đến với mắt, tai, mũi, lưỡi - đến rồi đi, chẳng dính gì với chúng ta. Chúng ta là ngọn đèn rọi sáng như thế, không có phiền não, khổ đau nào có cơ hội sinh khởi trong tâm thức của chúng ta được cả. 

Trích "Kinh Tạp A Hàm" - Thích Phước Tịnh
www.matthuongnhindoi.com

Jan 28, 2012

Một ngày mệt nhọc

Sáng sớm thức dậy,

 

Sóc phải tắm nắng trên giường,


tắm nắng ngoài bãi cỏ,

rồi tắm nắng với bố, mẹ, cụ cố ...

 
... cuối cùng là tắm biển với bà ngoại và dì Na.


Sau một ngày mệt nhọc, Sóc nguuuuuuủ!


Jan 27, 2012

Saint-John Perse – Diễn văn đọc trong bữa tiệc nhận giải Nobel tại Thị Sảnh Thành Phố Stockholm, ngày 10 tháng chạp, 1960.



Nhân danh thi ca, tôi hân hạnh được nhận giải trao tại đây và xin được sửa lại đôi điều thiếu sót.  Không có quý vị, thi ca sẽ không được thường xuyên mến chuộng vì tựa như có sự phi liên kết ngày một lớn giữa hoạt động thi ca và một xã hội ngày một nô lệ cho Duy Vật Luận.  Thi nhân mặc dầu không tìm kiếm sự nứt rạn này nhưng vẫn phải chấp nhận.  Có thể những nhà khoa học cũng cùng tâm trạng, phải chăng đó không là những điều thực dụng của khoa học.  Nhưng đây là tư tưởng vô vị lợi của cả khoa học gia lẫn thi nhân đang được vinh danh.  Tại đây, tối thiểu xin hãy đừng xem những thi nhân và khoa học gia này là đám huynh đệ bất hòa.  Họ đang thám hiểm cùng một vực thẳm, chỉ những phương thức sử dụng là khác biệt đó thôi!

Khi người ta canh chừng bi kịch của tân khoa học khám phá ra giới hạn hợp lý của mình trong toán học thuần túy; khi người ta nhìn thấy ở y học hai nguyên lý thiếu thực dụng: thứ nhất là nguyên lý tổng quát về tương đối, thứ hai là một lý thuyết lượng tử về sự không vững chắc có thể hạn chế vĩnh viễn sác xuất đo lường của vật lý học, khi người ta đã nghe nhà canh tân khoa lớn nhất của thế kỷ này – người sáng lập vũ trụ luận mới làm giảm bớt sự bao la nhất, sự hòa hợp tinh thần cho từ ngữ của một phương trình cầu nguyện trực giác tới giúp cho suy luận và công bố “trí tưởng tượng là đất gieo hạt giống cho khoa học” và có thể tiến xa hơn nữa là đòi hỏi cho khoa học hưởng ơn huệ của một thứ trực giác chân chính nghệ sĩ : một ơn huệ không chỉ biện minh cho việc được coi như một dụng cụ của thi ca cũng chính đáng như trong luận lý học?

Sự thật mọi sáng tạo của tư tưởng đều phát khởi tự “ý thơ” theo nghĩa chân thực của từ này; và nhân vì có sự tương đương giữa những thói quen của tri giác và trí tuệ, đó cũng là một công năng thoạt được thi hành trong những kế hoạch khó khăn của thi nhân và khoa học gia. Tư tưởng rời rạc hay phép lược từ thấy trong thi ca tất cả những gì truyền qua hay từ đó quy về từ những miền hẻo lánh hơn? Và từ đêm nguyên thủy trong đó hai người mù từ thuở sơ sinh đương mò mẫm lần theo đường đi, một người trang bị với đồ nghề khoa học, người kia chỉ nhờ ở tia lóe sáng của trí tưởng tượng. Kẻ nào trở về sớm hơn với trọng lượng xúc tích hơn? Câu trả lời không quan trọng.  Sự bí mật chung cho cả hai.  Và cuộc phiêu lưu lớn của tinh thần Thi ca không có cách gì lệ thuộc vào sự tân tiến của khoa học hiện đại.  Các nhà thiên văn học đã bị lạc đường ngơ ngác bởi lý thuyết của một vũ trụ ngày một mở rộng, nhưng sự mở rộng bất tận của con người đối với vũ trụ không vì thế mà kém phần tỏa rộng.  Những biên giới của khoa học càng bị đẩy lùi lại, trên hình cung mở rộng của những biên giới này, người ta có thể nghe thấy tiếng những con chó săn bị săn đuổi của thi sĩ.  Vì nếu thơ không bị như người ta đã nói là “sự thực tuyệt đối”, sự việc sẽ rất gần sự kiện đó, vì thơ ao ước tha thiết một nhận thức sâu sa về sự thực tựa như sự thực đó là biên giới cùng cực của sự hợp tác, nơi sự thực mang dáng dấp trong thi ca.  Qua sự tương tự giống nhau và tượng trưng chủ nghĩa, qua sự chiếu sang xa vắng của những biểu tượng trầm tư mặc tưởng, qua sự hỗ tương tác dụng của những tương hợp đối xứng trong hằng ngàn dây chuyền phản ứng và cuối cùng, qua duyên dáng của một ngôn ngữ trong đó nhịp điệu của Hiện hữu được phiên dịch, thi sĩ đầu tư chính mình với một siêu thực – không phải thứ siêu thực của khoa học. Liệu trong con người triết học gia có được biện chứng pháp nào mạnh hơn để giúp họ toàn vẹn hơn. Khi các nhà triết học bỏ cuộc trước ngưỡng cửa siêu hình học, thi sĩ tìm ra và mang siêu hình học về; như vậy chính thi ca chứ không phải triết học đã tự khám ra mình như “một đứa con của kỳ quan” – cụm từ mà các nhà triết học xưa đã hoài nghi nhất.

Nhưng còn hơn một thời thức nhận định, thi ca còn ở trên mọi cách sống, mọi cuộc đời toàn diện. Thi nhân đã từng tồn tại giữa con người thời còn ở hang động và còn tiếp tục tồn tại giữa con người vào thời đại nguyên tử ngày nay, vì thi nhân còn là một phần tự nhiên cố hữu của con người.  Kể cả những tôn giáo từng đã khởi sinh như một nhu cầu cho thi ca, và qua nét duyên dáng kiều diễm của thi ca, mà nét vui trai lơ sống mãi trong con người từ thuở đồ đá xa xưa.  Khi những thần thoại tàn phai dần không còn nữa, những khám phá thần thánh tôn nghiêm tìm được chốn ẩn náu để tiếp tục trường tồn trong thi ca.  Trong cuộc diễn binh thời xưa, những người mang bánh mì nhường chỗ cho người mang đuốc, bây giờ cũng như vậy trong trật tự xã hội và trong nhu cầu tức thì của con người, chính sự tưởng tượng của thi ca vẫn còn chiếu sang niềm đam mê cao thượng của những người đi tìm ánh sang. Hãy nhìn con người đang đi một cách kiêu hãnh dưới gánh nặng nhiệm vụ muôn đời của mình: hãy nhìn anh ta di chuyển với gánh nặng của nhân loại, khi một nhân bản chủ nghĩa mới toanh mở ra phía trước tràn đầy tính bao quát toàn thế giới.  Trung thành với phận sự của thứ nhân bản chủ nghĩa mới toanh đó là cuộc thám hiểm sự bí mật của con người, nền thi ca mới giao lưu với kế hoạch táo bạo gan dạ là theo dõi những gì liên quan đến sự phối hợp toàn bộ của con người. Loại thi ca đó không gì liên quan đến những nữ tu của thần Apolo trong thời cổ Hy Lạp. Cũng không phải đó là thẩm mỹ học thuần túy. Đó chẳng phải nghệ thuật của người chuyên nghề ướp xác, cũng không phải nghệ thuật của người trang trí.  Đó cũng chẳng thuộc tri thức về các loại ngọc và cũng chẳng hề liên hệ tới cái bề ngoài biểu tượng tương tự và cũng chẳng hề thỏa mãn với bất kỳ ngày hội ca nhạc nào.  Thi ca nối kết với cái đẹp – một liên kết tuyệt đỉnh – nhưng không bao giờ dùng sự lien kết này như một mục tiêu tối hậu, một chất dinh dưỡng duy nhất.  Từ chối thái độ xa lìa nghệ thuật với đời sống thực tại, xa lìa tình yêu với tri giác (nhận thức). Nghệ thuật là hành động, nghệ thuật là đam mê, nghệ thuật là quyền lực và luôn luôn đổi mới để mở rộng thêm ranh giới.  Tình yêu là ngọn lửa trong tim của nghệ thuật, là sự bảo hiểm cho định luật của nó: chỗ đứng của tình yêu có ở khắp nơi từ trước tới nay.  Tình yêu muốn không muốn có cái gì bị từ chối, không có bất cứ cái gì được đề cao như một tột đỉnh.  Nó chờ đợi không có ân huệ từ lợi điểm của thời gian.  Tự nối liền khăng khít với định mệnh của chính mình và tự do thoát khỏi mọi ràng buộc của bất kỳ ý niệm nào, tự đó đã công nhận quyền bình đẳng của cuộc sống, đó quả thật là sự biện minh cho chính nó.  Và với một vòng tay xiết chặt, giống như một bản vũ ca cổ Hy Lạp sống động, nó ôm chặt lấy cả dĩ vãng lẫn tương lai trong giây phút hiện tại, tinh cầu người ở với tinh cầu siêu nhân loại, không gian tinh cầu với không gian vũ trụ.  Bóng tối bị khiển trách, hắt hủi kia không chỉ riêng có trong cõi thiên nhiên nơi họ cư ngụ, mà là cho bóng đêm đang mong mỏi được rọi sáng. 

Như vậy, bởi sự liên kết hoàn toàn với nhau giữa những gì hiện hữu, thi sĩ đã giữ cho chúng ta lien hệ với hiện hữu thường xuyên và sự thống nhất của sinh mạng.  Đó cũng là một trong những bài học lạc quan yêu đời.  Với thi nhân, toàn thể thế giới sự vật được quản trị bởi luật đơn giản của hài hòa.  Không một sự kiện nào xảy ra bởi thiên nhiên có thể vượt quá trắc lượng của con người.  Sự nổi lên xấu xa nhất của lịch sử chẳng là gì cả ngoài nhịp điệu của thời tiết trong một chu kỳ rộng lớn hơn nhiều của những lập đi lập lại và những đổi mới tân kỳ. Và những thịnh nộ ngang qua bối cảnh đó với những bó đuốc nâng cao chỉ soi sang một phần nhỏ của tiến trình lịch sử dài lâu.  Những nền văn minh đã chín mùi không bị mai một trong những thống khổ của một mùa thu mà chỉ là thay đổi đó thôi.  Quán tính bất động là điều đáng sợ duy nhất. Thi sĩ là người đập bể những tập quán của chúng ta.  Và trong đường lối này, thi sĩ tự thấy mình lien kết chặt chẽ với lịch sử bất chấp với chính mình. 

Không một trạng huống kịch bản nào ở thời đó mà xa lạ với anh ta.  Anh có thể cho tất cả chúng ta một hương vị rõ ràng của cuộc đời trong thời đại lớn này. Vì đây là một thời đại lớn nên mới kêu gọi hãy tự định giá mình.  Và sau hết, chúng ta muốn trình bày niềm vinh dự là họ đã thuộc vào thế hệ của chúng ta?

“Đừng sợ”, lịch sử nói vào một ngày lịch sử không còn bộ mặt hung dữ của bạo lực, và với bàn tay làm một cử chỉ giải hòa của thần linh Á châu trong không khí cực điểm của một vũ khúc tàn phá. “Đừng sợ, và cũng đừng nghi ngờ, vì sự nghi ngờ là mảnh đất khô cằn không sản xuất được gì. Thay vì tâm trạng đó, hãy lắng nghe nhịp điệu của sự canh tân mà bàn tay cưỡng bách trên chủ đề lớn của nhân loại về sự phát triển không ngừng của sang tạo.  Đời sống phủ nhận chính mình, điều đó không đúng sự thật.  Chẳng có sự sống nào tiếp diễn tự hư không hay mong mỏi điều đó.  Nhưng cũng không thể có chuyện giữ được hình dáng hay kích thước dưới sự tuôn trào không ngừng của Sinh Mệnh. Bi kịch không nằm trong hóa thân như vậy.  Kịch bản đích thực của thời đại nằm ở khoảng trống mở rộng giữa con người thế tục và  con người vĩnh cửu.  Liệu con người có được chiếu sáng trên một góc cạnh đâm mộng nảy mầm đen tối trên một góc cạnh khác?”

Đó là tùy ở thi nhân chân chính có chịu đựng được nhân chứng ở giữa chúng ta với con người có hai khuynh hướng.

Và điều đó có nghĩa là hãy nâng cao trong tâm tưởng một tấm gương nhậy cảm hơn cho khả năng tinh thần của anh ta. Điều đó có nghĩa là gợi lên trong thể kỷ của chúng ta một điều kiện nhân bản có giá trị hơn thời nguyên thủy của con người. Cuối cùng điều đó còn có nghĩa là mang tâm hồn tập thể tới tiếp xúc gần gũi hơn với năng lượng tinh thần của thế giới.  Trực diện với năng lượng nguyên tử, liệu ngọn đèn đất sét của thi nhân có đủ cho mục tiêu của anh ta không? Có đủ, nếu con người nhớ đến đất sét. 

Như vậy đã đủ cho thi nhân là một lương tâm không gặp may trong thời đại của ông ta. 

Doãn Quốc Sỹ dịch cho VB


Jan 26, 2012

PHOTOGRAPHY: Cook Islands - TIDI








The Cook Islands is a self-governing parliamentary democracy in the South Pacific Ocean in free association with New Zealand. The 15 small islands have a total land area of 240 square kilometres (92.7 sq mi), but the Cook Islands Exclusive Economic Zone (EEZ) covers 1,800,000 square kilometres (690,000 sq mi) of ocean.[4]

The main population centres are on the island of Rarotonga (14,153 in 2006), where there is an international airport. There is a much larger population of Cook Islanders in New Zealand, particularly the North Island. In the 2006 census, 58,008 self-identified as being of ethnic Cook Island Māori descent.[5]

With about 100,000 visitors travelling to the islands in the 2010-11 financial year,[6] tourism is the country's main industry, and the leading element of the economy, far ahead of offshore banking, pearls, and marine and fruit exports.

Defence and foreign affairs are the responsibility of New Zealand, in consultation with the Cook Islands. In recent times, the Cook Islands have adopted an increasingly independent foreign policy. Although Cook Islanders are citizens of New Zealand, they have the status of Cook Islands nationals, which is not given to other New Zealand citizens.

http://en.wikipedia.org/wiki/Cook_Islands

CÂU CHUYỆN ĐẦU NĂM VỀ TÌNH YÊU CỦA ÔNG MIKE MURRAY

Câu chuyện đầu năm Nhâm Thìn của Việt Báo khởi nguồn từ buổi tiệc gây quĩ của BPSOS ( tổ chức nhân đạo của cộng đồng người Việt ở Mỹ) tại Quận Cam hồi tháng 12 năm rồi. Quan khách Việt đến dự tiệc thấy có một ông người Mỹ lăng xăng làm đủ thứ việc, giống như là một nhân viên của BPSOS vậy. Sau đó ông còn lên đọc một bài diễn văn bằng tiếng Việt nữa. Hỏi ra thì mới biết ông tên là Mike Murray- Giám Đốc Phụ Trách Chính Quyền & Đối Ngoại của Verizon, tập đoàn vô tuyến viễn thông lớn vào bậc nhất ở Mỹ. Verizon là một trong những nhà tài trợ chính cho nhiều hoạt động hỗ trợ cộng đồng của BPSOS trong nhiều năm gần đây. Mọi người thắc mắc: thường thì các nhà tài trợ chỉ lên sân khấu nhận bằng khen, phát biểu cảm tưởng thôi, tại sao đại diện cho một nhà tài trợ lớn như Verizon mà phải làm đủ thứ với nhân viên BPSOS như vậy? Ông Mike giải thích với phóng viên Việt Báo rằng: ông phục vụ cộng đồng người Việt không đơn thuần như là một nhà tài trợ. Ông làm để đền đáp lại phần nào ơn nghĩa của hai người bạn Việt Nam đã từng tặng ông cảm giác về tình yêu không điều kiện. Ông đã không gặp lại những người bạn đó từ hơn 40 năm rồi. Nếu họ còn sống, thì chắc là họ còn ở Việt Nam. Ông biết họ từ khi họ là hai đứa con nít Việt Nam, một gái một trai, có tên là Bé và Sinh…

Vào năm 1968, giữa lúc chiến trường Việt Nam nóng bỏng với trận chiến Tết Mậu Thân, ông Mike gia nhập Thủy Quân Lục Chiến Mỹ và được chuyển sang tham chiến tại mặt trận Huế. Năm đó ông mới 18 tuổi. Ông tạm biệt nước Mỹ, tạm biệt gia đình với những ký ức về một tuổi thơ buồn, không có tình thương. BỐ ông là một thương binh nghiện rượu, thường xuyên say xỉn và đáng đập con. Ông Mike tham gia lực lượng chiếm đóng đặc biệt 0311. Ông nằm trong đơn vị xung kích, những người đeo M16, M60, súng phóng lựu M79 ở tuyến đầu. Đơn vị của ông thường xuyên hành quân trong rừng núi Trường Sơn hiểm trở, hiểu rõ hơn ai hết những cuộc phục kích của du kích Việt Cộng và những cuộc chạm trán với lực lượng chính qui Bắc Việt khác nhau như thế nào. Ở đơn vị của ông, khoảng cách giữa sự sống và cái chết hầu như không có ranh giới rõ rệt…

Sau 03 tháng tác chiến trong lực lượng xung kích, ông Mike xin gia nhập Chương trình Hoạt Động Phối Hợp (Combined Action Program - CAP) của Thủy Quân Lục Chiến. Đây là một chương trình mang tính dân sự, dân vận nhiều hơn là quân sự. Những người lính Mỹ sẽ vào sống trong những làng xã Việt Nam, giúp họ xây cầu, đào giếng, sửa chữa nhà… Ông gia nhập CAP để có cơ hội tìm hiểu đời sống của người dân Việt Nam trong các làng quê. Ông được đưa về Đà Nẵng vài tuần để học tiếng Việt, đủ để làm quen với dân quê, và đủ để thấy là tiếng Việt với 6 thanh âm không- sắc- hỏi- huyền- ngã- nặng khó phát âm như thế nào đối với một người ngoại quốc. Ông vẫn còn nhớ cái ngày hôm đó, khi ông được một chiếc xe nhà binh thả xuống trên con đường quốc lộ I gần làng Ngọc Nóc (???), Huyện Phú Lộc,một làng quê năm giữa Huế và Đà Nẵng, cách Huế khoảng chừng hơn 40 cây số, là nơi ông phải trình diện đơn vị mới. Ông đi trên con đường đất dẫn vào làng, cố gắng dùng số vốn từ tiếng Việt ít ỏi để hỏi chỗ ở của đơn vị mình, nhưng hình như người dân làng không quan tâm đến ông lắm. Đúng lúc ông đang định đi ngược trở lại quốc lộ, thì từ đằng xa ông thấy hai bé gái chừng 10 tuổi, với chiếc giỏ xách đeo trên vai, chạy thật nhanh về phía ông. Ông chưa kịp chào chúng bằng tiếng Việt thì cả hai cô bé đã đồng thanh nói: “Wash clothes”.

Ông hỏi lại: “What?”, thì câu trả lời được lập lại: “Wash clothes” và “Work for you”. Thì ra Bé -một trong hai đứa bé- muốn làm người giúp việc cho ông. Hoa, cô bé còn lại, thì đang làm cho một lính thủy quân lục chiến khác ở trong làng rồi. Bé và Hoa dắt ông đến chỗ tiểu đội CAP đang ở, một trong những căn nhà trong làng mà thủy quân lục chiến Mỹ thuê lại. Ông nhập bọn và giữ Bé làm người giúp việc cho mình. Bé trở thành người thân Việt Nam bé nhỏ đầu tiên của ông, và cũng là người ban cho ông nhiều tình cảm sâu đậm nhất. Ông nhanh chóng nhận ra cô bé nhà quê 10 tuổi này hữu ích và dễ mến như thế nào. Bé phụ ông giặt đồ, đi chợ, nấu ăn, đổi tiền, và cả việc làm thông dịch viên nữa, vì xem ra vốn tiếng Anh của Bé còn khá hơn vốn tiếng Việt của ông. Bé chăm lo sức khỏe của ông, săn sóc ông lúc ông đau ốm. Lúc ông phụ trách trạm xá, Bé còn phụ ông rửa vết thương, phát thuốc cho bệnh nhân. Chỉ huy của ông khen ngợi rằng từ lúc ông phụ trách trạm xá, bệnh nhân đến đây đông hơn, có lẽ là vì ông và Bé phối hợp làm việc thật tốt.

Bé là một cô bé thông minh, thực thà, phụ thuộc và quấn quít với ông vô cùng. Ông cũng xem Bé như cô em gái của mình,như để bù lại cho sự thiếu thốn tình cảm trong thời thơ ấu trong một gia đình kém hạnh phúc. Bé hầu như ít khi nào chịu rời ông nửa bước. Ông nhận ra điều này vào một buổi tối, khi ông tham gia vào một cuộc phục kích. Ông tạm biệt cô bé ở con đường làng, rồi cùng cùng 10 đồng đội TQLC Mỹ và 15 địa phương quân Việt Nam lặng lẽ băng qua cánh đồng để tiến đến điểm mai phục. Trong bầu không khí hành quân yên lặng và bao trùm sự chờ đợi chết chóc, bỗng một đồng đội TQLC Mỹ chỉ về phía ông và cười khúc khích, rồi cả những người lính Việt Nam cũng thế. Ông quay lại thì mới phát hiện ra là Bé, vẫn với chiếc giỏ xách đeo trên vai, lặng lẽ theo ông từ nãy đến giờ mà ông không hề biết! Cả đoàn phục kích dừng lại trên con đê.

Marks, một đồng đội la khe khẽ: “Lạy Chúa! Mày có đem con bé ra khỏi chỗ này ngay không?”.

Ông Mike kéo bé lại dỗ dành: “Bé! Ngày mai tôi sẽ đi Phú Bài, mua đồng hồ cho Bé nghe. Bây giờ thì Bé làm ơn về nhà giùm nghe!”

Bé ngây thơ mừng rỡ hỏi: “Phú Bài? Đồng hồ?”. Rồi cô mở cái giỏ xách, khui một lon Coke cho ông như là một cử chỉ cám ơn! Ông phải tạm rời hàng ngũ, dắt Bé chạy ngược trở lại quốc lộ, chỉ cô lối về làng trở lại, rồi vội vã quay lại địa điểm và xin lỗi đồng đội.

Sáng ngày hôm sau, Ông ra quốc lộ I đón xe đi Phú Bài. Bé theo ông ra đợi và bịn rịn tiễn ông lên xe, không muốn rời xa ông. Khi xe từ từ chuyển bánh và tăng tốc, bé đứng tần ngần rồi chạy theo xe, cho đến khi không bắt kịp, mới dừng lại và đưa tay vẫy chào ông. Ông vẫy chào lại và la to: “Đồng hồ!”… Tim ông lúc đó như muốn rớt ra ngoài…Hình ảnh đó đến nay vẫn còn như in trong trí nhớ của ông…Chính ông cũng bắt đầu cảm thấy thiếu thốn nếu không có Bé ở bên cạnh trong một ngày, một tình cảm chưa bao giờ xảy ra với ông ở Mỹ.

Vài tháng sau đó, Ông gặp Sinh- một bé trai cũng giúp việc cho TQLC Mỹ như Bé- sau khi ông bị thương do một cuộc phục kích của Việt Cộng, được đưa đến bệnh viện Phú Bài để điều trị, rồi được chuyển sang một đơn vị khác ở Huyện Cầu Hai. Sinh lúc đó đang làm “người giúp việc” cho một người lính TQLC khác. Vào thời điểm ông tới Cầu Hai, người lính này trở về Mỹ, cho nên ông nhận Sinh về với mình. Ông còn nhớ là Sinh rất thương người lính này. Ông đã từng giúp Sinh viết thư gởi cho ông ta, nhưng không bao giờ nhận được hồi âm.

Sinh là một cậu bé trai 12 tuổi, điển trai với mái tóc thật dầy, hàm răng to và hơi hô. Nếu Sinh ở Mỹ, thì chắc hẳn Sinh là một ngôi sao trong trường học với cái dáng vẻ rất đáng ưa của mình. Mà Sinh còn đặc biệt hơn thế nữa, với nhiều tính cách đáng yêu như vui tính, nhảy nhót đẹp, đóng kịch hay… Sinh được xem như là “xếp sòng” của các đứa trẻ giúp việc cho TQLC trong khu vực Cầu Hai. Cũng như Bé, Sinh là người phụ tá đắc lực của ông trong hầu như mọi sinh hoạt. Sinh luôn luôn là người đầu tiên chào đón ông mỗi buổi sáng bằng nụ cười hiền hòa, và tiễn ông ra đầu làng trong những đêm đi tuần tra. Sinh là người nghĩ ra cách làm cho ông những chiếc hamburger từ cơm gạo. Ở trong trạm xá, Sinh góp ý hữu hiệu cho ông trong việc chăm sóc những bệnh nhẹ, với vốn “kiến thức y khoa” khá phong phú so với ở độ tuổi 12 của một em bé quê. Sinh không đơn thuần chỉ là người giúp việc giỏi, siêng năng, mà còn là người em trai của ông, đem lại cho ông biết bao nhiêu niềm vui, tình thương yêu, giúp ông tạm quên đi những lo âu của cuộc chiến tranh tàn nhẫn lúc nào cũng cận kề.

Kỷ niệm đáng nhớ nhất của ông Mike với Sinh cũng liên quan đến một cuộc mai phục khác của TQLC. Sau một đêm đi mai phục bình yên không có giao chiến, vào lúc sáng sớm tiểu đội của ông cùng lính địa phương quân tan hàng để trở về công việc thường nhật. Chỉ riêng ông còn nằm lại và ngủ quên trên cánh đồng lúa gần sát quốc lộ I. Viên chỉ huy nói với mọi người: “ Cứ để nó ngủ. Lát nữa thế nào thằng Sinh cũng ra đây với nó mà…”. Là người dân xứ Mỹ đầy đủ tiện nghi vật chất, ông Mike không thể tưởng tượng ra được cái cảm giác an bình mà một cánh đồng lúa có thể ban tặng cho mình. Trong cái nắng sớm mai, đống rơm nằm gọn trong một góc nhỏ của cánh đồng lúa bao quanh bởi 04 con đê trở nên ấm áp lạ thường. Hẳn là ông đã có một giấc ngủ bình yên với nhiều mộng đẹp. Khi ông mở mắt dậy, ông bắt gặp những tia nắng bình minh ấm áp, giữa một cảnh đồng quê yên ả, thanh bình, như thể là chiến tranh chưa bao giờ có mặt. Và cũng chính lúc ông mở mắt dậy, ông cũng thấy Joe đứng đó tự bao giờ, với nụ cười hiền lành chào đón ông, giống như một thiên thần bảo vệ che chở cho ông vậy. Không có từ ngữ nào có thể diễn tả hết cái cảm giác thanh thản, bình an, vô tư mà ông cảm nhận được trong cái giây phút ấy. Lúc đó ông chỉ còn biết sống trọn vẹn với giây phút hiện tại nhiệm mầu, không nghĩ lại quá khứ buồn, không màng đến tương lai bất định. Ông không muốn ngồi dậy, cũng không muốn đi đâu hết. Ông chỉ muốn duy trì thật lâu cái cảm giác độc nhất vô nhị lúc ấy. Chắc là Sinh cũng không thể hiểu được hết cảm giác tuyệt vời của ông lúc đó, nhưng em vẫn chia xẻ được phần nào niềm hạnh phúc không bờ bến của ông. Một người bạn bên cạnh mình trong những giây phút đáng nhớ trong đời như vậy, chắc hẳn phải là tri kỉ?

Ít lâu sau đó, ông cũng chia tay với Sinh cũng ngay trên con đường quốc lộ I giống như cuộc  tạm biệt với Bé trước đây vậy. Nhưng lần này thì ông trở về Mỹ sau 13 tháng phục vụ tại VIệt Nam. Được trở về thế giới văn minh, về với nước Mỹ bình yên, trở về với gia đình, vậy mà ông không có được niềm vui trọn vẹn. Ông bắt đầu nhớ Việt Nam, nhớ Bé, nhớ Sinh. Sinh đã khóc rất nhiều trong ngày chia tay đó. Ông cũng muốn khóc. Ông để lại cho Sinh tất cả những gì mà ông có lúc bây giờ: tiền bạc, máy cassette, quần áo… Nhưng ông biết là không gì có thể trả ơn đủ cho người đã cho mình tình yêu không điều kiện. Ông nhớ là ông có hứa là sẽ viết thư cho Sinh, là sẽ gặp lại Sinh & Bé trong ở Cầu Hai, hay ở Mỹ một ngày nào đó. Nhưng ông ân hận có một điều ông chưa nói với Sinh, với Bé: “Tôi yêu em, Sinh ơi!”. “Tôi yêu em, Bé ơi!”…

Trở lại Mỹ, Ông Mike có viết thư cho Bé, cho Sinh vài lần, nhưng không nhận được hồi âm. Rồi ông bận bịu với chuyện đi học, đi làm, chuyện gia đình con cái…Thấm thoát mà đã 43 năm qua rồi. Ông chưa bao giờ trở lại Việt Nam vì quá bôn ba với đời sống ở Mỹ. Nhưng ông vẫn nghĩ đến cái ngày ông trở lại VIệt Nam. Đáp xuống sân bay Phú Bài. Đi theo quốc lộ I để trở lại Cầu Hai, Phú Lộc. Nhìn lại dãy Trường Sơn trùng điệp. Tìm lại cánh đồng lúa mà ông đã từng có được giây phút an lạc nhiệm mầu trong thời chiến. Và quan trọng hơn cả, ông được gặp lại Bé và Sinh, những người đã cho ông tình yêu không điều kiện… Ở cái đất nước triền miên chiến tranh, ly loạn, rồi sau đó cả triệu người bỏ nước ra đi, ông biết là giấc mơ hạnh ngộ của ông khó mà thực hiện được. Nhưng ước mơ vẫn là lẽ sống của con người. Ông vẫn đang mơ, và  mơ ước ngày giấc mơ của mình trở thành hiện thực…

“…Tôi đang mơ giấc mộng dài

Đừng lay tôi nhé, cuộc đời chung quanh…” (Tôi Đang Mơ Giấc Mộng Dài- Phạm Duy)

Đầu năm Nhâm Thìn, Việt Báo cùng các độc giả Việt Nam cầu chúc cho Ông Mike Murray thực hiện được giấc mơ đẹp nhất của đời mình…

Đoàn HƯng

Quí độc giả nào có biết tin tức về Bé & Sinh hiện nay đang ở đâu, xin vui lòng liệc lạc với:

Đoàn Hưng - Tel: 714 766 6422

hungdoan@vietbao.com

Xin chân thành cảm tạ

  Ông Mike đang nhận huân chương thời còn là lính TQLC

 Ông Mike cõng Sinh ở Cầu Hai (Thừa Thiên Huế) 1968

  Ông Mike chụp chung với Bé & Hoa ở Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) 1968

 

Ông Mike Murray, đại diện cho Verizon, trao tấm ngân phiếu tài trợ cho BPSOS

Jan 25, 2012

KINH PHÁP CÚ - dịch giả Thích Minh Châu

 



Ý dẫn đầu các pháp
Ý làm chủ, ý tạo,
Nếu với ý ô nhiễm,
Nói lên hay hành động
Khổ não bước theo sau,
Như xe, chân vật kéo.

Ý dẫn đầu các pháp
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý thanh tịnh,
Nói lên hay hành động,
An lạc bước theo sau,
Như bóng, không rời hình.
Như mái nhà vụng lợp,
Mưa liền xâm nhập vào.
Cũng vậy tâm không tu,
Tham dục liền xâm nhập.

Như ngôi nhà khéo lợp,
Mưa không xâm nhập vào.
Cũng vậy tâm khéo tu,
Tham dục không xâm nhập.

Dịch giả: TT Thích Minh Châu 

Trích Phẩm Song Yếu Yamakavagga (Twin Verses)

Jan 24, 2012

BỐ SỸ 90

Bố Sỹ ...


hôm nay ...

thêm tuổi ...

...thêm an lạc bên con cháu, 


bên bạn bè...

CHÚC MỪNG SINH NHẬT BỐ SỸ TRÒN 90

GIAO THỪA - Minh Duy



Nếu theo nhà Phật thì thế giới này chỉ là một trạm ngừng chân tạm bợ.
Theo Đạo thì tất cả đều đã được xếp đặt...Đời là một bức tranh vẽ sẵn...v.v.....
Nắm đuợc phần nào thuyết sống này thì nỗi buồn sẽ không bao giờ kéo dài
.


GIAO THỪA

Rượu bánh hương trầm nghi ngút bay
Đêm nay thiên hạ đếm từng giây
Rồi cành hoa nở mời Xuân tới
Rộn pháo Giao Thừa tống cựu đây.

Nhạc khúc tương phùng đan gió mây
Thanh cao trong sạch với hồn ngay
Nghênh tân, ta đón trời Xuân mới
Một cảnh trang đời sống thoả khuây.

Duy

Jan 23, 2012

BÀI HỌC ĐẦU NĂM


Thế Tôn dùng nhiều ví dụ để chúng ta biết cách điều phục tâm mình. Thế Tôn kể về một vị vua kia, nghe được một tiếng đàn hay, bèn sai cận thận: “Hãy mang tiếng đàn ấy đến đây cho ta!” Cận thần mời anh nghệ sĩ cùng cây đàn đến gặp vua.  Nhà vua lắc đầu bảo: “Không! Ta đâu cần con người luộm thuộm và cây đàn này làm gì! Ta chỉ muốn có tiếng đàn mà thôi!” Người cận thần giải thích: “Tâu Bệ hạ! Tiếng đàn phát sinh từ cây đàn này.  Cây đàn này lại là sự phối hợp của thùng đàn, dây đàn, trục đàn.  Từng bộ phận ấy vẫn chưa đủ để tạo ra tiếng đàn.  Bệ hạ phải cần có con người nghệ sĩ kia.  Và cũng không đơn thuần có người nghệ sĩ và cây đàn ắt có tiếng đàn hay. Người nghệ sĩ phải đã từng học, luyện, nhuần nhuyễn với sở trường đánh đàn mới tạo ra được tiếng đàn hay như thế! Tiếng đàn không thể tự nhiên mà phát sinh.” Nhà vua hiểu ra lẽ: “Ồ! Tiếng đàn đó vốn là mộng huyễn, không thật có.  Nó chỉ có mặt khi bao nhiêu nhân duyên, điều kiện phối hợp lại. Vậy ta chẳng nên mê đắm!” Nhà vua đã ngộ ra rằng những gì khiến con người mê đắm thực chất chỉ là mộng huyễn.

Đó là ví dụ Thế Tôn muốn nói về năng lực của sáu căn.  Từ ví dụ này, chúng ta có thể học được bài học về tầm quan trọng của sự điều phục mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Nếu điều phục được, ở mức độ cạn, chúng ta vượt qua nỗi khổ của trần thế; ở mức độ sâu, chúng ta chấm dứt được sinh tử, luân hồi. 

Trích "Chăm Sóc Tâm" - Thích Phước Tịnh
www.matthuongnhindoi.com

Jan 21, 2012

THƠ CHÚC TẾT - Doãn Quốc Vinh

Bầy bướm bạc, tung tăng thơ thẩn
đàn sẻ nâu, ngơ ngẩn chuyền cành
À ...
lại bánh chưng xanh
lại dưa hành
lại câu đối đỏ
lai nắng hanh vàng bụi cỏ xa xa
Mẹ vừa khuất bóng chiều qua
mà sao Xuân cứ nở hoa vô tình!

Doãn Quốc Vinh

Jan 20, 2012

Bánh Chưng Bà Yên :)

Chuẩn bị cái gọi là "lạt"
 

Chuẩn bị cái gọi là "khuôn"


Chuẩn bị cái gọi là "lá" 
(không có lá dong, chỉ có lá chuối) 
 

Gói 

 

Cột 




Xong 



CUNG CHÚC TÂN XUÂN

Chuẩn bị Tết ...


Chuẩn bị tiền lì xì



Tỉa củ Thủy Tiên
 Làm dưa món 
 Gói bánh chưng

 Cắm hoa

Treo phướn

Đi chợ Tết




Biếu quà cuối năm

CUNG CHÚC TÂN XUÂN!