Quân có cái thú đi làm bằng xe công cộng hơn là lái xe hơi, vì khi ngồi trên xe điện hay xe buýt thì có thời gian đọc báo hay đọc truyện. Hôm nào tìm được quyển sách hay là mong đường tới sở làm càng dài ra, để có cơ hội ngồi đọc ngấu nghiến. Như là hôm nay, trước khi tới sở, Quân Xchạy vào thư viện cầm ra ba quyển sách Việt Nam, trong đó của hai quyển của tác giả Nguyễn Hưng Quốc. Quân chưa bao giờ đọc sách ông viết nhưng biết ông qua các báo đăng trên Internet về việc ông hai lần từ chối không được vào Việt Nam, nhớ nhất lần chót ông tranh cãi với an ninh Việt Nam tại sân bay Nội Bài và ông giận không kịp đi vào Toilet đi xã bầu tâm sự cho đã tức trước khi ông phải quay lại Thái Lan. Thời gian gần đây Quân có đọc một số bài viết của ông trên Blog qua đài radio VOA. Đó những điều Quân về tác giả và giờ mới đọc sách của ông viết.
Khi đọc đến bài “sống và viết giữa các nền văn hóa” trong quyển Văn Hóa Văn Chương Việt Nam, Quân cảm thấy khá thú vị, nhớ lại câu chuyện Minh Duy lần đầu tiên trở về trường cũ và gặp lại Thầy Quốc vào tháng Giêng 2005. Để câu chuyện được lớp lang, thì Quân xin trích đoạn văn của ông Nguyễn Hưng Quốc trước.
“ Tôi hay tưởng tượng vớ vẩn: hình dung một “Việt kiều” lần đầu tiên trở về thăm quê hương. Anh/chị ta hứa hẹn sẽ tặng từng người than những món quà mà anh/chị ta cho quý báu nhất. Mọi người hồi hộp, trố mắt thao dõi từng động tác anh/chị ta mở va li để lấy quà. Tay anh/chị ta run run như không ngăn được xúc động đang trào dân trong long. Đó là những món quà gì vậy? Này nhé, thử tưởng tượng: một bộ quần áo đã nhàu nát; một đôi dép nhựa mòn và bẩn; một cuốn vở học trò vàng ố chép những bài thơ đầy mộng mơ của tuổi học trò. Đó là tất cả những gì anh/chị đã mang theo lúc xuống tàu vượt biên. Suốt mấy chục năm, ở quê người, anh/chị nâng niu những kỷ vật ấy. Với anh/chị ta, đó là tất cả quá khứ, tất cà quê hương. Bây giờ, anh/chị ta muốn tặng cái quá khứ và cái quê hương ấy lại cho những người than yêu nhất.”
Óng Nguyễn Hưng Quốc có viết them tưởng tượng của ông về các phản ứng của người than. Còn Quân viết lại những gì Quân thấy khi Minh Duy bước vào phòng hiệu trưởng gặp Thầy Quốc. Duy lễ phép chào thầy và hỏi thăm sức khoẻ thầy. Còn Thầy nói vẫn còn nhớ đến Minh Duy, sau đó Thầy có nói them cái thời đó khổ cực quá nên khó mà quên được các em.
Ngồi hàn huyên trong chốc lát, Minh Duy lấy một món đồ trong túi xách, trịnh trọng để lên bàn. Theo suy nghĩ bình thường thì chắc ai cũng nghĩ Duy tặng thầy một món quà. Mòn đồ được gói ghém kỹ lưỡng trong một túi giấy, Duy xé ra thì là một cái áo học sinh cũ mèm, tính ta cũng trên 20 tuổi. Trên chiếc áo còn huy hiệu trường “Thực Hành”. Tất nhiên Duy hoàn toàn không có một ý định nào tặng quà cả. Phần thầy thì chắc không bao giờ nghĩ chuyện quà cáp (chắc nhiều năm nhiều đứa của lớp A2 về thăm Thầy Cô chẳng đem quà cáp gì về tặng đâu. Nếu ai có tặng thì lên tiếng nha).
Cái áo cũ đó đối với mọi người thì không có nghĩa lý gì, nhưng với Duy là một di sản, Duy mang theo cả chục năm nay, thứ mà Duy không vứt được trong cuộc sống lưu vong, vì đó cũng là một phần trong than thể của Duy. Nên Duy đưa chiếc áo đó cho Thầy quốc coi với cả một tấm long thành. Cũng có thể Duy muốn nói sau bao nhiêu năm xa quê hương, Duy vẫn không quên được những gì trong quá khứ.
Quân nhìn Thầy, thì thấy sự phản ứng của Thầy rất bình thường, nói vài câu cho có lệ. Quân nghĩ Thầy chưa biết được cảnh sống lưu vong, con người như là một “trú khách” , họ cố hòa nhập vào xã hội mới , nhưng không đơn giản vì ai cũng có một quá khứ dài dằng dặt sau lưng. Họ phải cố hòa đồng hai thứ lại với nhau. Sông lưu vong không đơn giản định nghĩa là có một cuộc sống mới, an nhàn và vui xuân bốn mùa. Vì còn nhiều thứ phải đi phiêu lưu như hiểu được cuộc sống xứ người, đầu tiên là phải vật lộn với ngôn ngữ, rồi văn hóa, tiếp theo là việc làm hang ngày và cái khổ nhất là cái di sản đem theo.
Câu chuyện chỉ có bấy nhiêu, nhưng xin viết them một phần tưởng tượng ờ cá nhân mình, nếu ngày hôm đó Duy không đem cái áo đó ra, Duy để trong bao thơ với một hiện kim cứ cho khoảng $500 để tặng cho trường với mục đích xây dựng cho trường đẹp hơn xưa thì phản ứng gì xảy ra? Các bạn hãy viết câu trả lời đi nha.
Khi đọc đến bài “sống và viết giữa các nền văn hóa” trong quyển Văn Hóa Văn Chương Việt Nam, Quân cảm thấy khá thú vị, nhớ lại câu chuyện Minh Duy lần đầu tiên trở về trường cũ và gặp lại Thầy Quốc vào tháng Giêng 2005. Để câu chuyện được lớp lang, thì Quân xin trích đoạn văn của ông Nguyễn Hưng Quốc trước.
“ Tôi hay tưởng tượng vớ vẩn: hình dung một “Việt kiều” lần đầu tiên trở về thăm quê hương. Anh/chị ta hứa hẹn sẽ tặng từng người than những món quà mà anh/chị ta cho quý báu nhất. Mọi người hồi hộp, trố mắt thao dõi từng động tác anh/chị ta mở va li để lấy quà. Tay anh/chị ta run run như không ngăn được xúc động đang trào dân trong long. Đó là những món quà gì vậy? Này nhé, thử tưởng tượng: một bộ quần áo đã nhàu nát; một đôi dép nhựa mòn và bẩn; một cuốn vở học trò vàng ố chép những bài thơ đầy mộng mơ của tuổi học trò. Đó là tất cả những gì anh/chị đã mang theo lúc xuống tàu vượt biên. Suốt mấy chục năm, ở quê người, anh/chị nâng niu những kỷ vật ấy. Với anh/chị ta, đó là tất cả quá khứ, tất cà quê hương. Bây giờ, anh/chị ta muốn tặng cái quá khứ và cái quê hương ấy lại cho những người than yêu nhất.”
Óng Nguyễn Hưng Quốc có viết them tưởng tượng của ông về các phản ứng của người than. Còn Quân viết lại những gì Quân thấy khi Minh Duy bước vào phòng hiệu trưởng gặp Thầy Quốc. Duy lễ phép chào thầy và hỏi thăm sức khoẻ thầy. Còn Thầy nói vẫn còn nhớ đến Minh Duy, sau đó Thầy có nói them cái thời đó khổ cực quá nên khó mà quên được các em.
Ngồi hàn huyên trong chốc lát, Minh Duy lấy một món đồ trong túi xách, trịnh trọng để lên bàn. Theo suy nghĩ bình thường thì chắc ai cũng nghĩ Duy tặng thầy một món quà. Mòn đồ được gói ghém kỹ lưỡng trong một túi giấy, Duy xé ra thì là một cái áo học sinh cũ mèm, tính ta cũng trên 20 tuổi. Trên chiếc áo còn huy hiệu trường “Thực Hành”. Tất nhiên Duy hoàn toàn không có một ý định nào tặng quà cả. Phần thầy thì chắc không bao giờ nghĩ chuyện quà cáp (chắc nhiều năm nhiều đứa của lớp A2 về thăm Thầy Cô chẳng đem quà cáp gì về tặng đâu. Nếu ai có tặng thì lên tiếng nha).
Cái áo cũ đó đối với mọi người thì không có nghĩa lý gì, nhưng với Duy là một di sản, Duy mang theo cả chục năm nay, thứ mà Duy không vứt được trong cuộc sống lưu vong, vì đó cũng là một phần trong than thể của Duy. Nên Duy đưa chiếc áo đó cho Thầy quốc coi với cả một tấm long thành. Cũng có thể Duy muốn nói sau bao nhiêu năm xa quê hương, Duy vẫn không quên được những gì trong quá khứ.
Quân nhìn Thầy, thì thấy sự phản ứng của Thầy rất bình thường, nói vài câu cho có lệ. Quân nghĩ Thầy chưa biết được cảnh sống lưu vong, con người như là một “trú khách” , họ cố hòa nhập vào xã hội mới , nhưng không đơn giản vì ai cũng có một quá khứ dài dằng dặt sau lưng. Họ phải cố hòa đồng hai thứ lại với nhau. Sông lưu vong không đơn giản định nghĩa là có một cuộc sống mới, an nhàn và vui xuân bốn mùa. Vì còn nhiều thứ phải đi phiêu lưu như hiểu được cuộc sống xứ người, đầu tiên là phải vật lộn với ngôn ngữ, rồi văn hóa, tiếp theo là việc làm hang ngày và cái khổ nhất là cái di sản đem theo.
Câu chuyện chỉ có bấy nhiêu, nhưng xin viết them một phần tưởng tượng ờ cá nhân mình, nếu ngày hôm đó Duy không đem cái áo đó ra, Duy để trong bao thơ với một hiện kim cứ cho khoảng $500 để tặng cho trường với mục đích xây dựng cho trường đẹp hơn xưa thì phản ứng gì xảy ra? Các bạn hãy viết câu trả lời đi nha.
Anh Quân
photos: http://www.facebook.com/group.php?gid=2262229338
No comments:
Post a Comment