Vào ngày Chủ Nhật 21 Tháng Ba năm 2010, đài truyền hình SBTN đã tổ chức buổi tiệc thân mật để kỷ niệm sinh nhật lần thứ tám của mình. Phóng viên Việt Báo đã có mặt để ghi nhận một vài điểm đáng chú ý trong sự kiện đáng chú ý của giới truyền thông Việt Nam tại hải ngoại này…
Cùng với chương trình ca nhạc Asia, SBTN là một trong những phương tiện truyền thông thể hiện rất rõ ràng lập trường quốc gia – phi cộng sản của người Việt tại hải ngoại. Một trong những mục tiêu quan trọng nhất dẫn đến việc thành lập SBTN là ngăn chận sự xâm lấn về văn hóa của chính quyền CSVN sang đến thế giới của những người Việt tự do trên đất Mỹ. Mục tiêu kế đến không kém phần quan trọng là dùng đài truyền hình này để duy trì nền văn hóa Việt Nam tại hải ngoại. Với một lập trường rõ ràng như vậy, SBTN đã nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ của cộng đồng người Việt ở Mỹ, vượt qua biết bao nhiêu khó khăn về tài chính, nhân lực trong thời gian đầu để phát triển vững mạnh, trở thành đài truyền hình thành công nhất của người Việt hải ngoại như ngày hôm nay. Việc SBTN đưa được phóng viên của đài chính thức về Việt Nam để phát tin sang Mỹ cũng đã thể hiện được sức mạnh chính danh của SBTN đối với chính quyền Việt Nam. Nhà cầm quyền Việt Nam không muốn gặp thêm rắc rối với dư luận quốc tế khi ngăn cấm phóng viên của một đài truyền hình có gần 100,000 địa chỉ thuê bao trên toàn khu vực Bắc Mỹ.
Nhạc Sĩ Nam Lộc, người đã gắn bó với SBTN từ những ngày đầu tiên, trích lời ký giả Mỹ John Chandler của đài NBC để ví một đài truyền hình giống như một vị khách của các gia đình khán giả. Khi họ bật ti vi và chọn đài của mình, giống họ mời khách vào nhà, và đó là quyền của họ. Chủ nhà chỉ mời những vị khách mà họ thích. Việc SBTN ngày càng có thêm nhiều khán giả thuê bao trong tám năm qua là một bằng chứng cho thấy SBTN là một người khách được yêu thích của nhiều gia đình Việt Nam ở Mỹ. Anh Nam Lộc nhấn mạnh đến vai trò của khán giả và các công ty thương mại như những nhà ủng hộ không thể thiếu trong sự sinh tồn của đài SBTN. Nước Mỹ là xứ sở của tự do báo chí-thương mại, các đài truyền hình phải tồn tại mà không có bất cứ một sự tài trợ nào từ chính phủ như ở Việt Nam. Nếu không có khán giả và các nhà tài trợ thương mại thông qua nguồn quảng cáo, đài SBTN sẽ không thể tồn tại. Lúc đó, các đài thân cộng của chính quyền CSVN sẽ có cơ hội tràn ngập ở ngay trong cộng đồng chúng ta trên đất Mỹ. Do trân trọng sự hỗ trợ vô giá đó, tập thể ban giám đốc và nhân viên SBTN cũng quyết không phụ lòng mong đợi của cộng đồng, không xem đài SBTN như là một công cụ kinh doanh thuần túy. Đó còn là một công cụ của người Việt tự do, phải nói lên điều đáng nói, phải nói thay cho những người trong nước những điều cần nói nhưng bị cấm đoán. Giữ vững được phương châm này, SBTN hy vọng tiếp tục nhận được sự ủng hộ của quí khán giả.
Nhạc sĩ Trúc Hồ - Tổng Giám Đốc SBTN- trong phần phát biểu cảm tưởng đã nhận mình là người may mắn. Anh may mắn được cha mẹ cho học nhạc theo đúng sở thích của mình. Dù gia đình anh ở Việt Nam không giàu có, cha anh vẫn sẵn sàng bỏ tiền ra mua đúng thứ nhạc cụ mà anh muốn học. Anh may mắn sống sót được trong chuyến vượt biên đầy gian truân. Trong những ngày tháng ở trại tị nạn anh đã học được bài học làm người tử tế ngay trong những hoàn cảnh khó khăn nhất. Rồi anh may mắn được làm việc với Asia, sau đó là SBTN, nơi anh được dịp hợp tác với những bậc tiền bối mà anh từng ngưỡng mộ. Anh may mắn có được những nhân viên hết lòng với lý tưởng mà SBTN theo đuổi, đã chịu thương chịu khó với SBTN trong những ngày đầu thành lập. Không thể phụ lòng khán giả, không thể phụ tấm lòng của nhân viên SBTN, anh quyết tâm tiếp tục phát triển SBTN thêm nhiều chương trình mới, có ý nghĩa hơn và hấp dẫn hơn. Với Asia và SBTN, ước mơ giữ gìn nền văn hóa Việt Nam Cộng Hòa của anh trở thành hiện thực. Anh hứa SBTN sẽ tiếp tục hỗ trợ cho một nước Việt Nam tự do dân chủ trong tương lai. Bài hát “Thiên Thần Trong Bóng Tối”- một sáng tác mới của nhạc sĩ Trúc Hồ, viết để ca ngợi tinh thần bất khuất của nhà đấu tranh dân chủ trong nước Lê Thị Công Nhân- đã được nữ ca sĩ Diễm Liên trình bày đầy cảm xúc, được khán giả tán thưởng nhiệt liệt trong buổi tiệc.
Nhiều nhân viên, cộng tác viên của SBTN cũng lên sân khấu để nói lên cảm nghĩ của mình. Nhóm Từ Bi Phụng Sự và thầy Hằng Trường đã cảm ơn SBTN phát sóng chương trình Khai Tâm hằng tuần, đem Phật Pháp đến với biết bao nhiêu người Việt ở khắp nơi trên đất Mỹ. Ở những tiểu bang ít có người Việt sinh sống, chương trình này càng được trân trọng. Phóng viên Phan Đại Nam hãnh diện mình được làm việc với SBTN để phục vụ lý tưởng của cộng đồng người Việt tị nạn. Ca sĩ Ngọc Minh cảm ơn SBTN đã giao cho mình trách nhiệm thực hiện chương trình Người Yêu Của Lính, để chị tiếp tục được là người em gái hậu phương của các chiến sĩ Cộng Hòa nơi hải ngoại. Chị tin rằng với một lý tưởng cao đẹp như vậy, SBTN sẽ còn có dịp kỷ niệm đến 80 năm thành lập trong tương lai. Đại diện các đài SBTN địa phương tại Dallas, Houston… đã có dịp nhớ lại những ngày đầu gia nhập gia đình SBTN, và vui mừng trước sự lớn mạnh không ngừng của SBTN trên toàn nước Mỹ. Ký giả Vi Anh kể lại trong những năm tháng đầu thành lập, công ty bị lỗ liên tục, những anh em trong nhóm sáng lập phải bơm tiền nhà vào để cầm cự. Nếu không có cùng một lý tưởng SBTN để phục vụ, nếu chỉ nghĩ đến mục đích kinh doanh, có lẽ mọi người đã bỏ cuộc rồi. Phóng viên Kiều Mỹ Duyên cũng nhớ lại thời kỳ gian khó đã qua đó. Bây giờ thì mọi người đã có thể hướng đến một tương lai xa hơn của SBTN. Bà chúc sẽ có ngày mọi người được xem các chương trình của SBTN ngay tại quê nhà, ngày mà tự do dân chủ trở về trên quê hương, đúng như ước mơ của mọi người Việt yêu nước.
Khi được hỏi về tình hình hiện nay có thêm nhiều đài ti vi tiếng Việt mới, Nhac sĩ Nam Lộc cho rằng đó là chuyện bình thường trong chốn thương trường. Càng nhiều đài ti vi cạnh tranh, khán giả sẽ có thêm nhiều lựa chọn, SBTN lại càng phải tự cải tiến chính mình để giữ được khán giả trung thành với mình.
Cho dù có thêm nhiều đài ti vi Việt Ngữ, có lẽ SBTN vẫn cứ là người khách được mời vào nhà của rất nhiều gia đình Việt Nam trên toàn nước Mỹ. Bởi vì không ai có thể phủ nhận SBTN là ngọn cờ đầu và vững vàng nhất trong việc bảo vệ nền văn hóa Việt Nam Cộng Hòa của người Việt tị nạn trên đất Mỹ.
Cùng với chương trình ca nhạc Asia, SBTN là một trong những phương tiện truyền thông thể hiện rất rõ ràng lập trường quốc gia – phi cộng sản của người Việt tại hải ngoại. Một trong những mục tiêu quan trọng nhất dẫn đến việc thành lập SBTN là ngăn chận sự xâm lấn về văn hóa của chính quyền CSVN sang đến thế giới của những người Việt tự do trên đất Mỹ. Mục tiêu kế đến không kém phần quan trọng là dùng đài truyền hình này để duy trì nền văn hóa Việt Nam tại hải ngoại. Với một lập trường rõ ràng như vậy, SBTN đã nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ của cộng đồng người Việt ở Mỹ, vượt qua biết bao nhiêu khó khăn về tài chính, nhân lực trong thời gian đầu để phát triển vững mạnh, trở thành đài truyền hình thành công nhất của người Việt hải ngoại như ngày hôm nay. Việc SBTN đưa được phóng viên của đài chính thức về Việt Nam để phát tin sang Mỹ cũng đã thể hiện được sức mạnh chính danh của SBTN đối với chính quyền Việt Nam. Nhà cầm quyền Việt Nam không muốn gặp thêm rắc rối với dư luận quốc tế khi ngăn cấm phóng viên của một đài truyền hình có gần 100,000 địa chỉ thuê bao trên toàn khu vực Bắc Mỹ.
Nhạc Sĩ Nam Lộc, người đã gắn bó với SBTN từ những ngày đầu tiên, trích lời ký giả Mỹ John Chandler của đài NBC để ví một đài truyền hình giống như một vị khách của các gia đình khán giả. Khi họ bật ti vi và chọn đài của mình, giống họ mời khách vào nhà, và đó là quyền của họ. Chủ nhà chỉ mời những vị khách mà họ thích. Việc SBTN ngày càng có thêm nhiều khán giả thuê bao trong tám năm qua là một bằng chứng cho thấy SBTN là một người khách được yêu thích của nhiều gia đình Việt Nam ở Mỹ. Anh Nam Lộc nhấn mạnh đến vai trò của khán giả và các công ty thương mại như những nhà ủng hộ không thể thiếu trong sự sinh tồn của đài SBTN. Nước Mỹ là xứ sở của tự do báo chí-thương mại, các đài truyền hình phải tồn tại mà không có bất cứ một sự tài trợ nào từ chính phủ như ở Việt Nam. Nếu không có khán giả và các nhà tài trợ thương mại thông qua nguồn quảng cáo, đài SBTN sẽ không thể tồn tại. Lúc đó, các đài thân cộng của chính quyền CSVN sẽ có cơ hội tràn ngập ở ngay trong cộng đồng chúng ta trên đất Mỹ. Do trân trọng sự hỗ trợ vô giá đó, tập thể ban giám đốc và nhân viên SBTN cũng quyết không phụ lòng mong đợi của cộng đồng, không xem đài SBTN như là một công cụ kinh doanh thuần túy. Đó còn là một công cụ của người Việt tự do, phải nói lên điều đáng nói, phải nói thay cho những người trong nước những điều cần nói nhưng bị cấm đoán. Giữ vững được phương châm này, SBTN hy vọng tiếp tục nhận được sự ủng hộ của quí khán giả.
Nhạc sĩ Trúc Hồ - Tổng Giám Đốc SBTN- trong phần phát biểu cảm tưởng đã nhận mình là người may mắn. Anh may mắn được cha mẹ cho học nhạc theo đúng sở thích của mình. Dù gia đình anh ở Việt Nam không giàu có, cha anh vẫn sẵn sàng bỏ tiền ra mua đúng thứ nhạc cụ mà anh muốn học. Anh may mắn sống sót được trong chuyến vượt biên đầy gian truân. Trong những ngày tháng ở trại tị nạn anh đã học được bài học làm người tử tế ngay trong những hoàn cảnh khó khăn nhất. Rồi anh may mắn được làm việc với Asia, sau đó là SBTN, nơi anh được dịp hợp tác với những bậc tiền bối mà anh từng ngưỡng mộ. Anh may mắn có được những nhân viên hết lòng với lý tưởng mà SBTN theo đuổi, đã chịu thương chịu khó với SBTN trong những ngày đầu thành lập. Không thể phụ lòng khán giả, không thể phụ tấm lòng của nhân viên SBTN, anh quyết tâm tiếp tục phát triển SBTN thêm nhiều chương trình mới, có ý nghĩa hơn và hấp dẫn hơn. Với Asia và SBTN, ước mơ giữ gìn nền văn hóa Việt Nam Cộng Hòa của anh trở thành hiện thực. Anh hứa SBTN sẽ tiếp tục hỗ trợ cho một nước Việt Nam tự do dân chủ trong tương lai. Bài hát “Thiên Thần Trong Bóng Tối”- một sáng tác mới của nhạc sĩ Trúc Hồ, viết để ca ngợi tinh thần bất khuất của nhà đấu tranh dân chủ trong nước Lê Thị Công Nhân- đã được nữ ca sĩ Diễm Liên trình bày đầy cảm xúc, được khán giả tán thưởng nhiệt liệt trong buổi tiệc.
Nhiều nhân viên, cộng tác viên của SBTN cũng lên sân khấu để nói lên cảm nghĩ của mình. Nhóm Từ Bi Phụng Sự và thầy Hằng Trường đã cảm ơn SBTN phát sóng chương trình Khai Tâm hằng tuần, đem Phật Pháp đến với biết bao nhiêu người Việt ở khắp nơi trên đất Mỹ. Ở những tiểu bang ít có người Việt sinh sống, chương trình này càng được trân trọng. Phóng viên Phan Đại Nam hãnh diện mình được làm việc với SBTN để phục vụ lý tưởng của cộng đồng người Việt tị nạn. Ca sĩ Ngọc Minh cảm ơn SBTN đã giao cho mình trách nhiệm thực hiện chương trình Người Yêu Của Lính, để chị tiếp tục được là người em gái hậu phương của các chiến sĩ Cộng Hòa nơi hải ngoại. Chị tin rằng với một lý tưởng cao đẹp như vậy, SBTN sẽ còn có dịp kỷ niệm đến 80 năm thành lập trong tương lai. Đại diện các đài SBTN địa phương tại Dallas, Houston… đã có dịp nhớ lại những ngày đầu gia nhập gia đình SBTN, và vui mừng trước sự lớn mạnh không ngừng của SBTN trên toàn nước Mỹ. Ký giả Vi Anh kể lại trong những năm tháng đầu thành lập, công ty bị lỗ liên tục, những anh em trong nhóm sáng lập phải bơm tiền nhà vào để cầm cự. Nếu không có cùng một lý tưởng SBTN để phục vụ, nếu chỉ nghĩ đến mục đích kinh doanh, có lẽ mọi người đã bỏ cuộc rồi. Phóng viên Kiều Mỹ Duyên cũng nhớ lại thời kỳ gian khó đã qua đó. Bây giờ thì mọi người đã có thể hướng đến một tương lai xa hơn của SBTN. Bà chúc sẽ có ngày mọi người được xem các chương trình của SBTN ngay tại quê nhà, ngày mà tự do dân chủ trở về trên quê hương, đúng như ước mơ của mọi người Việt yêu nước.
Khi được hỏi về tình hình hiện nay có thêm nhiều đài ti vi tiếng Việt mới, Nhac sĩ Nam Lộc cho rằng đó là chuyện bình thường trong chốn thương trường. Càng nhiều đài ti vi cạnh tranh, khán giả sẽ có thêm nhiều lựa chọn, SBTN lại càng phải tự cải tiến chính mình để giữ được khán giả trung thành với mình.
Cho dù có thêm nhiều đài ti vi Việt Ngữ, có lẽ SBTN vẫn cứ là người khách được mời vào nhà của rất nhiều gia đình Việt Nam trên toàn nước Mỹ. Bởi vì không ai có thể phủ nhận SBTN là ngọn cờ đầu và vững vàng nhất trong việc bảo vệ nền văn hóa Việt Nam Cộng Hòa của người Việt tị nạn trên đất Mỹ.
Đoàn Hưng
No comments:
Post a Comment