Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà?
- Chú chuột đi chợ đường xa,
Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo.
Tiếng ai đã tắt trong lối xóm, vạn vật lại trở về yên lặng. Tôi bước lên thềm nhà. Chiếc đồng hồ trong phòng buông tiếng ngân vang trong tĩnh mịch. Tôi đi vào phòng, còn thoáng trông thấy chú mèo chú chuột ôm nhau quay một nhịp ba vút lẩn vào trong hộp đồng hồ, sau cái cửa kính cũng vừa khép lại.
Bây giờ chỉ có một mình tôi trong nhà. Lửa vẫn cháy trong lò và than vẫn nổ. Một phút lạnh nghiêm sau phép lạ, không khí lại trở về điệu sống cũ. Tôi lại ngả mình vào chiếc ghế bành bên lửa. Hình như ít lâu nay tôi chờ đợi một người, một tráng sĩ ba năm trước đây có hứa lại thăm tôi sau cuộc viễn du không hẹn ngày về. Tôi mở một cuốn sách có những trang giấy vàng, nhàu mất mái, ra đọc.
“Chúng tôi là những kẻ sống dập vùi trong bão tố thời đại, là những tù nhân khát khao một tia sáng mặt trời và một đợt không khí trong lành [...] Hôm nay thuyền chúng tôi sa lầy sông cạn, nhưng mai ngày thuyền của chúng tôi nhất định phải ra khơi [...]
Cuốn sách này là của một ông bạn thủy thủ già trong một cuộc ngao du biển cả đã bắt đươc ở một khoang thuyền không người dạt vào bãi cát một đảo hoang. Ông bạn thấy tôi ưa đọc sách thì mang về tặng tôi làm kỷ niệm, mùa đông năm ngoái.
Cuốn sách thứ hai.
“Gươm đã rơi vào tay những tên gian ác. Chúng dùng gươm để tàn sát các bộ lạc khác mà cướp lấy những đàn súc vật.
Gươm thiêng đã đẫm máu nhiều, đẫm máu ô trọc để dem lại thanh bình cũng có, đẫm máu vô tội để gây oán cừu cũng có [...] Đêm đêm trong vỏ gươm thoát ra những âm thanh kỳ dị khi thì nhẹ như những tiếng thở dài, khi thì mạnh như những cuồng phong. Có lúc chợt nghe tiếng cười sảng khoái của khách anh hùng, lại có khi thấy tiếng khóc than bi ai của dân hiền vô tội.”
Tôi nhớ đã nghe ở đâu câu chuyện cổ tích này. Phải rồi, tác giả chính là ông bạn già chí thiết của tôi. Thì ra người mà tôi mong đợi không phải là một tráng sĩ mà là ông bạn già. Tôi nghĩ đến ông với một tấm lòng thành kính. Nếu ở đời này có một người mà tất cả là trong sạch, trong sạch trong yêu thương cũng như trong oán cừu, và trong sạch cả trong tội lỗi nữa thì người đó phải là ông bạn tôi. Mặc cho trần thế ngả nghiêng, mặc cho người đời sốt nổi, ông cứ một lối sống hiền hòa như một triết nhân, ung dung đi trên con đường hoa đã vạch.
[...] Hình như tôi đang ngủ một giấc ngon lành. Tôi thấy mình ngồi trên một phiến đá bên sông Hằng Hà nhìn sang bên kia bờ nơi một khu rừng xanh đen. Nghe như có tiếng thở dài thoát tự dòng sông lên. … Rồi tiếng một người con gái thoảng như gió, hay là nàng nhờ gió kể hộ (?) thủ thỉ như tiếng suối róc rách, hay là nàng nhờ dòng suối trong kể hộ (?)…
Chợt từ đằng xa tít, tiếng gió rú lên bật thành một điểm lửa.
“Điểm lửa loang dần theo chiều cao, phút chốc lan dài thành một đường lửa, tưởng chừng có hàng vạn con người đang đi lên núi. … A ha! Vũ trụ xém cong vì lửa!”.
Cuốn sách đó tôi biết lắm, nó đã đọc xong không biết là lần thứ mấy mà lần nào cũng có cái vẻ chăm chú “đầy thiện chí” y như nó đọc lần đầu. Điều này làm tôi nhớ ba năm trước đây – năm 2002 – hồi đó tôi còn tại vị nhiệm kỳ đô trưởng chưa hết, bọn chúng tôi có tổ chức một cuộc họp mặt lớn để ăn mừng thượng thọ ông bạn già (Bạn tôi sinh năm 1923). Nhân kỳ kỷ niệm này, hai nhà xuất bản lớn nhất Hà nội là “Hương Yêu” và “Hồn dân tộc” có cùng hợp tác để cho in toàn tập truyện cổ tích của ông bạn. Quyển sách đó được in theo khổ lớn 30x45 trên loại giấy sa tanh đầy bón, toàn khỏ chữ schelt lớn cỡ 10, trang nào cũng được minh hoạ rất đẹp. Lần này in lại, hai nhà xuất bản trên quyết định không lấy tên cũ là :
Đúng ngày cử lễ thượng thọ thì cuốn sách đó in xong, dày tới 1125 trang. Tôi còn nhớ sau khi đã cùng chúng tôi chén tạc chén thù, ông bạn bèn ra ngồi bàn giở quyển sách mới in ra đọc. Chợt tôi thấ ông bạn già của tôi như trẻ lại, trẻ như con cháu nội của tôi đây, và ông bạn cũng gật gù mỉm cười, cũng nhíu lông mày cũng say sưa tưởng như truyện đó không phải do ông sáng tác. Tôi lại tự gậm nhấm lại một ý nghĩ đã ghi trên đây: “Nó là sự thật khi mà nó là khát vọng hai năm rõ mười trong lòng anh, trong lòng tôi, trong lòng chúng ta”.
Con bé cháu vừa ngẩng lên, thấy tôi mỉm cười, nó hỏi:
- Ông cười gì cháu thế?
Tôi bèn đáp:
- Không có gì đâu, cháu cứ tiếp tục đọc đi
NGUYỄN SỸ TẾ
1956
- Chú chuột đi chợ đường xa,
Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo.
Tiếng ai đã tắt trong lối xóm, vạn vật lại trở về yên lặng. Tôi bước lên thềm nhà. Chiếc đồng hồ trong phòng buông tiếng ngân vang trong tĩnh mịch. Tôi đi vào phòng, còn thoáng trông thấy chú mèo chú chuột ôm nhau quay một nhịp ba vút lẩn vào trong hộp đồng hồ, sau cái cửa kính cũng vừa khép lại.
Bây giờ chỉ có một mình tôi trong nhà. Lửa vẫn cháy trong lò và than vẫn nổ. Một phút lạnh nghiêm sau phép lạ, không khí lại trở về điệu sống cũ. Tôi lại ngả mình vào chiếc ghế bành bên lửa. Hình như ít lâu nay tôi chờ đợi một người, một tráng sĩ ba năm trước đây có hứa lại thăm tôi sau cuộc viễn du không hẹn ngày về. Tôi mở một cuốn sách có những trang giấy vàng, nhàu mất mái, ra đọc.
“Chúng tôi là những kẻ sống dập vùi trong bão tố thời đại, là những tù nhân khát khao một tia sáng mặt trời và một đợt không khí trong lành [...] Hôm nay thuyền chúng tôi sa lầy sông cạn, nhưng mai ngày thuyền của chúng tôi nhất định phải ra khơi [...]
Cuốn sách này là của một ông bạn thủy thủ già trong một cuộc ngao du biển cả đã bắt đươc ở một khoang thuyền không người dạt vào bãi cát một đảo hoang. Ông bạn thấy tôi ưa đọc sách thì mang về tặng tôi làm kỷ niệm, mùa đông năm ngoái.
Cuốn sách thứ hai.
“Gươm đã rơi vào tay những tên gian ác. Chúng dùng gươm để tàn sát các bộ lạc khác mà cướp lấy những đàn súc vật.
Gươm thiêng đã đẫm máu nhiều, đẫm máu ô trọc để dem lại thanh bình cũng có, đẫm máu vô tội để gây oán cừu cũng có [...] Đêm đêm trong vỏ gươm thoát ra những âm thanh kỳ dị khi thì nhẹ như những tiếng thở dài, khi thì mạnh như những cuồng phong. Có lúc chợt nghe tiếng cười sảng khoái của khách anh hùng, lại có khi thấy tiếng khóc than bi ai của dân hiền vô tội.”
Tôi nhớ đã nghe ở đâu câu chuyện cổ tích này. Phải rồi, tác giả chính là ông bạn già chí thiết của tôi. Thì ra người mà tôi mong đợi không phải là một tráng sĩ mà là ông bạn già. Tôi nghĩ đến ông với một tấm lòng thành kính. Nếu ở đời này có một người mà tất cả là trong sạch, trong sạch trong yêu thương cũng như trong oán cừu, và trong sạch cả trong tội lỗi nữa thì người đó phải là ông bạn tôi. Mặc cho trần thế ngả nghiêng, mặc cho người đời sốt nổi, ông cứ một lối sống hiền hòa như một triết nhân, ung dung đi trên con đường hoa đã vạch.
[...] Hình như tôi đang ngủ một giấc ngon lành. Tôi thấy mình ngồi trên một phiến đá bên sông Hằng Hà nhìn sang bên kia bờ nơi một khu rừng xanh đen. Nghe như có tiếng thở dài thoát tự dòng sông lên. … Rồi tiếng một người con gái thoảng như gió, hay là nàng nhờ gió kể hộ (?) thủ thỉ như tiếng suối róc rách, hay là nàng nhờ dòng suối trong kể hộ (?)…
Chợt từ đằng xa tít, tiếng gió rú lên bật thành một điểm lửa.
“Điểm lửa loang dần theo chiều cao, phút chốc lan dài thành một đường lửa, tưởng chừng có hàng vạn con người đang đi lên núi. … A ha! Vũ trụ xém cong vì lửa!”.
Cuốn sách đó tôi biết lắm, nó đã đọc xong không biết là lần thứ mấy mà lần nào cũng có cái vẻ chăm chú “đầy thiện chí” y như nó đọc lần đầu. Điều này làm tôi nhớ ba năm trước đây – năm 2002 – hồi đó tôi còn tại vị nhiệm kỳ đô trưởng chưa hết, bọn chúng tôi có tổ chức một cuộc họp mặt lớn để ăn mừng thượng thọ ông bạn già (Bạn tôi sinh năm 1923). Nhân kỳ kỷ niệm này, hai nhà xuất bản lớn nhất Hà nội là “Hương Yêu” và “Hồn dân tộc” có cùng hợp tác để cho in toàn tập truyện cổ tích của ông bạn. Quyển sách đó được in theo khổ lớn 30x45 trên loại giấy sa tanh đầy bón, toàn khỏ chữ schelt lớn cỡ 10, trang nào cũng được minh hoạ rất đẹp. Lần này in lại, hai nhà xuất bản trên quyết định không lấy tên cũ là :
TRUYỆN CỔ TÍCH CỦA DOÃN QUỐC SỸ
(Toàn tập)
Họ đã xin được phép bạn tôi lấy lại cái tên “Sợ lửa” để kỷ niệm tập cổ tích đầu tiên của ông bạn đã cho xuất bản tại Sàigòn năm 1956 – năm đó nước Việt Nam còn bị chia hai với dòng sông Bến Hải.(Toàn tập)
Đúng ngày cử lễ thượng thọ thì cuốn sách đó in xong, dày tới 1125 trang. Tôi còn nhớ sau khi đã cùng chúng tôi chén tạc chén thù, ông bạn bèn ra ngồi bàn giở quyển sách mới in ra đọc. Chợt tôi thấ ông bạn già của tôi như trẻ lại, trẻ như con cháu nội của tôi đây, và ông bạn cũng gật gù mỉm cười, cũng nhíu lông mày cũng say sưa tưởng như truyện đó không phải do ông sáng tác. Tôi lại tự gậm nhấm lại một ý nghĩ đã ghi trên đây: “Nó là sự thật khi mà nó là khát vọng hai năm rõ mười trong lòng anh, trong lòng tôi, trong lòng chúng ta”.
Con bé cháu vừa ngẩng lên, thấy tôi mỉm cười, nó hỏi:
- Ông cười gì cháu thế?
Tôi bèn đáp:
- Không có gì đâu, cháu cứ tiếp tục đọc đi
NGUYỄN SỸ TẾ
1956
Photos: Bồ Hùng Dũng
No comments:
Post a Comment