Nhịp ba
Photo: Bồ Hùng Dũng
Photo: Bồ Hùng Dũng
Năm 2005 tôi vừa mãn đệ tam nhiệm kỳ Đô Trưởng Hà Nội. Nhất định khước từ mọi lời khẩn khoản của thân bằng cố hữu, tôi xin cho được nghỉ ngơi tuổi già, nhường lại sân khấu đời cho những người đến sau. Tôi rút về ở một ngôi nhà cổ, tại một xóm hẻo lánh có hoa có đá kế cận thủ đô.
Mùa xuân năm ấy trời rét ngọt và hoa lan nở rất nhiều. Những con chim nhạn nhởn nhơ bay trên những vòm cây đổi lá. Áo tôi thấm sương mai. Tôi đã thì thầm chuyện trò cùng những người đã khuất. Tôi mỉm cười đáp lễ những người sống chào tôi dọc đường. Một thú vui hồn nhiên của tuổi thơ ấu tràn ngập lòng tôi.
Hôm qua tôi nhận được tin mừng. Đứa con gái đầu lòng của tôi lấy chồng ở tỉnh xa sinh hạ đứa con thứ 15 của nó và là gái. Nhà tôi mừng quýnh, nhỏ vài giọt lệ sương rồi hấp tấp đi thăm con gái, quên cả công việc thường xuyên mà mặc dầu tuổi già, bà ấy vẫn dành lấy làm là sửa soạn cái bàn viết, cuốn sách đọc và cây bút cho tôi. Tôi cứ lẩn thẩn nghĩ mãi rằng: Không hiểu làm sao mà trải bao biến đổi, với cái điệu sống lật đật đó, người đàn bà ấy vẫn cứ chịu khó mà sống mãi bên tôi! Hay người thương tôi buồn phải sống cô đơn ở cõi trần?
Tôi gọi ông lão bộc đã chăm nom tôi từ tấm bé và bắt ông ấy phải chạm cùng tôi một ly mai quế. Suốt đời tôi, tôi phải cái nhược điểm là cảm động trước sự sinh, kể cả từ lúc tuổi còn đang tráng kiện khi sự sinh, thương ôi, hãy còn là một hệ luỵ, hệ luỵ cho kẻ sinh và cho cả kẻ được sinh. Có khúc hát liên hoan ở kinh thành vọng về xóm làng. Tôi ngồi vào cây đàn dương cầm của con cháu nội, cùng hoà với nó khúc Đệ Cửu Hoà tấu của Beethoven. Đã lâu lắm tôi không chơi nhạc, tôi phải dựa vào con bé mà đi. Nghe như có tiếng trùng dương sô dồn vào thành đá. Không! Tiếng lửa reo trong lò. Bụi than nổ. Rượu lên men. “Trời không một vì sao. Biển mênh mông, ánh nước đen ngòm. Con thuyền vẫn đi chuyển đều…”.
Tôi bỗng nhớ tới một câu thơ cổ:
Anh về ngã xuống vườn nhà
Cây liền kết trái
Hoa rụng tơi tơi ủ xác
Anh chạy nhịp hai qua cách trở
Mắt bừng Thống nhất Tự do.
Và nhớ thương yêu một người bạn. Tôi biết có một người để tất cả lòng chí thành của hắn vào công việc nói dối để đến nỗi không còn là nói dối nữa. Không phải là một sự nói dối thiêng liêng đâu. Nó là sự thật khi mà nó là khát vọng hai năm rõ mười trong lòng Hắn, lòng Anh, lòng Tôi, lòng Chúng ta. Mọi sự thật đều phải bắt đầu ở khát vọng chân thành vô hằng cửu. Nhớ mùa nào chinh chiến trên hoa niên hai chục của đời tôi, rời ngưỡng cửa gia đình với cuốn sách ra đi kiếm kế sinh nhai, mẹ tôi có tiễn chân ra cửa rằng: “Con ạ! Mọi sự yếu hèn ở đời con có thể tha thứ được. Nhưng đến như phản bội chính cái lương tri của mình thì thật không có gì khả ố và đáng khinh bằng!...” (Tôi thì tôi vẫn tin rằng có những gái thành tâm hồi lương rất đáng kính yêu. Nhưng lại có những con đĩ, đĩ tới ruỗng xương tuỷ giả vờ hồi lương để đánh lận con đen, để chặng đường hồi lương của người đồng hội. Với những đĩ này bạn nhảy một bài, giả tiến giấy và đừng nói năng chi)....
còn tiếp ...
Mùa xuân năm ấy trời rét ngọt và hoa lan nở rất nhiều. Những con chim nhạn nhởn nhơ bay trên những vòm cây đổi lá. Áo tôi thấm sương mai. Tôi đã thì thầm chuyện trò cùng những người đã khuất. Tôi mỉm cười đáp lễ những người sống chào tôi dọc đường. Một thú vui hồn nhiên của tuổi thơ ấu tràn ngập lòng tôi.
Hôm qua tôi nhận được tin mừng. Đứa con gái đầu lòng của tôi lấy chồng ở tỉnh xa sinh hạ đứa con thứ 15 của nó và là gái. Nhà tôi mừng quýnh, nhỏ vài giọt lệ sương rồi hấp tấp đi thăm con gái, quên cả công việc thường xuyên mà mặc dầu tuổi già, bà ấy vẫn dành lấy làm là sửa soạn cái bàn viết, cuốn sách đọc và cây bút cho tôi. Tôi cứ lẩn thẩn nghĩ mãi rằng: Không hiểu làm sao mà trải bao biến đổi, với cái điệu sống lật đật đó, người đàn bà ấy vẫn cứ chịu khó mà sống mãi bên tôi! Hay người thương tôi buồn phải sống cô đơn ở cõi trần?
Tôi gọi ông lão bộc đã chăm nom tôi từ tấm bé và bắt ông ấy phải chạm cùng tôi một ly mai quế. Suốt đời tôi, tôi phải cái nhược điểm là cảm động trước sự sinh, kể cả từ lúc tuổi còn đang tráng kiện khi sự sinh, thương ôi, hãy còn là một hệ luỵ, hệ luỵ cho kẻ sinh và cho cả kẻ được sinh. Có khúc hát liên hoan ở kinh thành vọng về xóm làng. Tôi ngồi vào cây đàn dương cầm của con cháu nội, cùng hoà với nó khúc Đệ Cửu Hoà tấu của Beethoven. Đã lâu lắm tôi không chơi nhạc, tôi phải dựa vào con bé mà đi. Nghe như có tiếng trùng dương sô dồn vào thành đá. Không! Tiếng lửa reo trong lò. Bụi than nổ. Rượu lên men. “Trời không một vì sao. Biển mênh mông, ánh nước đen ngòm. Con thuyền vẫn đi chuyển đều…”.
Tôi bỗng nhớ tới một câu thơ cổ:
Anh về ngã xuống vườn nhà
Cây liền kết trái
Hoa rụng tơi tơi ủ xác
Anh chạy nhịp hai qua cách trở
Mắt bừng Thống nhất Tự do.
Và nhớ thương yêu một người bạn. Tôi biết có một người để tất cả lòng chí thành của hắn vào công việc nói dối để đến nỗi không còn là nói dối nữa. Không phải là một sự nói dối thiêng liêng đâu. Nó là sự thật khi mà nó là khát vọng hai năm rõ mười trong lòng Hắn, lòng Anh, lòng Tôi, lòng Chúng ta. Mọi sự thật đều phải bắt đầu ở khát vọng chân thành vô hằng cửu. Nhớ mùa nào chinh chiến trên hoa niên hai chục của đời tôi, rời ngưỡng cửa gia đình với cuốn sách ra đi kiếm kế sinh nhai, mẹ tôi có tiễn chân ra cửa rằng: “Con ạ! Mọi sự yếu hèn ở đời con có thể tha thứ được. Nhưng đến như phản bội chính cái lương tri của mình thì thật không có gì khả ố và đáng khinh bằng!...” (Tôi thì tôi vẫn tin rằng có những gái thành tâm hồi lương rất đáng kính yêu. Nhưng lại có những con đĩ, đĩ tới ruỗng xương tuỷ giả vờ hồi lương để đánh lận con đen, để chặng đường hồi lương của người đồng hội. Với những đĩ này bạn nhảy một bài, giả tiến giấy và đừng nói năng chi)....
còn tiếp ...
No comments:
Post a Comment