Cung điện Schonbrunn là công trình kiến trúc độc đáo do kiến trúc sư Johann Bernhard Fischer von Erlach nổi tiếng xây dựng lên. Có thể nói, cung điện này quan trọng nhất văn hóa của nước Áo. Cung điện Schonbrunn được xây dựng theo lối kiến trúc Baroque và đây chính là nơi nghỉ ngơi vào mùa hè của hoàng gia Áo. Thế nên cung điện này được gọi là cung điện mùa hè.
Cung điện Schonbrunn bao gồm 1.441 phòng với 1 vườn hoa có kiến trúc tuyệt đẹp. Mặc dù rộng lớn như thế, nhưng điều kỳ lạ là cung điện này lại không có một nhà bếp nào. Hầu hết công việc nấu nướng phục vụ hoàng gia đều được thực hiện tại 1 tòa nhà khác và thức ăn được đưa vào cung điện hàng ngày.
Chính sự nổi tiếng của cung điện đã tạo nên vẻ đẹp vô cùng tráng lệ cũng như lộng lẫy nơi đây. Bên cạnh đó, cung điện và vườn Schonbrunn còn được biết đến bởi 1 lý do khác đó chính là vào thế kỷ 19, cung điện chính là nơi ở của hoàng đế Franz Josefl I cùng với vợ của ông, nữ hoàng Elizabeth của xứ Bavaria. Đặc biệt, nữ hoàng Elizabeth được người dân thế giới biết đến tên gọi là hoàng hậu Sissi.
Những sự kiện đáng nhớ xảy ra trong cung điện Schonbrunn.
Napoleon
Nã Phá Luân sống tại đây từ 1806 đến 1809 và vua Francis Joseph I chào đời tại đây năm 1830 cũng như sống những năm cuối đời tại cung điện này. Cung điện được triều đại Habsburg dùng làm nơi nghỉ mát trong những tháng hè.
Đặc biệt cung điện Schonbrunn là nơi hoàng đế nước Pháp Nã Phá Luân (Napoléon) đã từng cư ngụ trong một thời gian. Tại sao hoàng đế nước Pháp là Nã Phá Luân lại sống trong hoàng cung nước Áo? Cách mạng Pháp năm 1789 làm chấn động cả Âu Châu, các thế lực phong kiến châu Âu liên kết để tấn công nước Pháp.
Năm 1796 các nước Anh, Nga, Áo liên kết với nhau tập trung tấn công nước Pháp. Chính phủ Pháp phái 4 đạo quân ra chận đánh và Nã Phá Luân được bổ nhiệm làm tư lệnh đạo quân thứ 4 đánh sang nước Ý để ngăn chận quân Áo. Năm 1800 Nã Phá Luân thân chinh cầm quân vượt dãy núi Alps sang Ý đánh đoàn quân Áo tan tác tại mặt trận Marengo.
Sau thất bại đó liên quân Anh, Áo, Nga phải ký hòa ước Amiens trả lại Pháp những thuộc địa của Pháp trước kia. Nã Phá Luân có công đánh thắng những kẻ thù của Pháp nên đầu năm 1804 ông tự thăng làm hoàng đế nước Pháp lấy hiệu là Napoléon Đệ Nhất.
Năm 1806 nước Anh không cam chịu thất bại đã thành lập một liên minh mới chống Pháp nhưng đã bị Nã Phá Luân đánh bại tại Austerlitz. Thừa thắng ông chiếm luôn kinh đô Vienna của Áo và Áo phải gả công chúa Marie Louise cho Nã Phá Luân làm vợ lẻ để cầu hòa.
Để trấn giữ mặt trận Đông Âu, Nã Phá Luân dùng cung điện Schonbrunn như hoàng cung thứ hai sau Paris…”
Mozart
Vào năm 6 tuổi , thần đồng âm nhạc Mozart được phép vào điện Schobrunn để trình diễn trước gia đình Hoàng gia. Lúc ấy chẳng may Mozart té ngã thì Công Chúa Marie Antoinette đã đỡ lấy Mozart , cả hai người tuổi cở nhau , Mozart mới nói với Antionette là “bạn rất tốt , sau này lớn lên tôi sẽ xin cầu hôn với bạn”, sau đó Mozart còn hôn lấy Antionette.
Sau này Marie Antoinette kết hôn với Vua Lousis XVI của Pháp và bà trở thành thàng một Vương hậu gây tranh cãi nhất, không chỉ đối lịch sử Pháp mà còn lịch sử Châu âu vào cuối thế kỷ 18.
Thượng đỉnh Kennedy-Khrushchev
Cung điện Schobrunn là nơi Tổng Thống Kennedy và Tổng Bí Thư Krushchev có buổi hợp thượng đỉnh trong hai ngày 3 và 4/6/1961. Hơn 1,500 phóng viên quốc tế tập hợp về Vienna để đưa tin.
Hai lãnh tụ cường quốc với giàn cố vấn họp trong bầu không khí giá lạnh. Khrushchev dùng những lời lẽ đao to búa lớn để hù dọa đối phương. Kennedy càng tỏ ra chừng mực và từ tốn chừng nào, Khrushchev lại càng lấn lướt chừng nấy. Thậm chí theo lời một người trong cuộc, Khrushchev “mắng” Kennedy như mắng trẻ con.
Kết thúc hai ngày họp, thượng đỉnh Vienna không đem lại một kết quả cụ thể nào. Trước khi ra về Khrushchev dọa Kennedy và phương Tây trước viễn cảnh nổ ra chiến tranh. Tổng thống Mỹ lễ phép đáp lời Chủ tịch Liên Xô : « Nếu như vậy thưa Ngài, thì chiến tranh sẽ xảy ra. Đó sẽ là một mùa đông buốt giá… »
Rời Vienna, Khrushchev biết rõ ông đã áp đảo được đối phương và buông lời nhận xét về Kennedy như sau : « Hắn quá trẻ, chưa đủ già dặn, rất thông minh, nhưng quá nhu nhược ».
JFK thì buột miệng than với các cộng tác viên là ông đã thực sự bị Khrushchev « xơi tái ». Nhưng qua cuộc chạm trán đó, Kennedy tin chắc tổng bí thư Đảng Cộng Sản Liên Xô chỉ muốn « nắn gân » nước Mỹ : Matxcơva sẽ không khai chiến vì Berlin hay vì Đông Đức, bởi « có điên mới lao vào cuộc chiến » mà Khrushchev chắc chắn không phải là người điên.
Cấm chụp hình trong điện Schobrunn – nên đây là điều đáng tiếc không thể ghi lại những hình ảnh trong cung điện.
- Anh Quân
No comments:
Post a Comment