Bố và Cô yêu quý,
Bạn tiểu học của út mới gửi thư cho út. Bạn sưu tầm một số dữ kiện liên quan về mùa thu vì bạn vừa đi chụp loạt hình "lá thu", "cây thu", "cảnh thu".
Bố và Cô đọc thư và ngắm hình của Quân gửi út nhé.
utttt
Bà Hương ,
Mùa Thu tới, kể chuyện mùa Thu cho bà nghe và khoe bà hình chụp mùa Thu của tui.
1. Những người sinh vào mùa Thu sống lâu hơn
Một nghiên cứu trên Tạp chí Nghiên cứu Lão hóa cho thấy những đứa trẻ sinh ra trong những tháng mùa thu có khả năng sống tới 100 tuổi so với những đứa trẻ sinh ra trong những tháng còn lại của năm. Nghiên cứu của họ cho thấy 30% người sống trên trăm tuổi ở Hoa Kỳ sinh trong giai đoạn 1880-1895 được sinh vào những tháng mùa thu.
2. Từ Autumn
Chúng ta thường nghĩ chữ 'Fall ' là phiên bản Bắc Mỹ thay vì gọi là 'Autumn', nhưng trên thực tế chữ “Fall” đã được sử dụng rộng rãi ở Anh cho đến bây giờ thỉnh thoảng vẫn nghe. Ban đầu là từ “Fall” rút gọn của cụm từ chiếc lá rơi, cụm từ này phổ biến ở Anh vào thế kỷ 17. Từ Autumn nhập vào tiếng Anh từ “Automne” của Pháp mà cho đến thế kỷ 18 được sử dụng phổ biến tại Anh.
3. Từ “Fall”
Chữ “Harvest – Thu hoạch” từ chữ cổ của người bắc Âu là “Haust”, có nghĩa là Gather hay Pluck (hái). Khi mọi người di chuyển về thành phố, từ “harvest” không còn được sử dụng và người thành phố lại kêu là “fall of the leaf – Lá rơi”, sau đó mọi người gọi ngắn lại là chữ “Fall”
4. Ai sanh vào mùa Thu thì học giỏi hơn các mùa khác.
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục Vương quốc Anh, trẻ em sinh vào mùa thu (từ tháng 9 đến tháng 12) có khả năng xuất sắc ở trường hơn so với trẻ em sinh ra vào các thời điểm khác trong năm.
5. Mùa thu dành cho những cặp tình nhân.
Nhiều người chuyển từ “độc thân” sang “tình yêu” hoặc tiến đến “đính hôn” vào mùa thu hơn bất kỳ mùa nào khác. Lý do có thể là do cả nam giới và phụ nữ đều trải qua mức độ Hooc môn (testosterone) cao hơn trong những tháng lạnh lẻo. Thiệt ra không có câu trả lời về lý do tại sao lại như vậy, nhưng dựa theo thống kê nhiều trẻ sơ sinh được thụ thai vào những tháng lạnh hơn bất kỳ thời điểm nào trong năm.
6 . Mùa thu là mùa di cư của Chim.
Nhiều chim sẽ bay từ tiểu bang qua tiểu bang khác ở Hoa Kỳ, từ bắc Mỹ xuống tận Nam Mỹ ( như loài chim Swainson’s Hawk bay hết 14,000 miles) , hoặc từ Bắc cực xuống Nam cực là hết 44,000 miles, nhiều chim khác vào mùa Thu đi tìm tổ ấm và thức ăn để sanh đẻ.
7. Ngày đầu tiên của mùa Thu
Độ xuân phân (equinox) có nghĩa là một có hai lần là mặt trời đi qua xích đạo thiên thể là thời gian ban ngày và ban đêm bằng nhau, thường mùa Thu ngày đầu tiên là 21 tháng 9 , có nơi 22 tháng 9 thì ban ngày dài 12 tiếng và ban đêm dài 12 tiếng. Qua tới mùa xuân vào ngày 21 tháng 3 , có nơi là 20 tháng 3 thì cũng tương tự như mùa thu về thời gian ngày và đêm.
8. Tại sao mùa thu lá vàng
Lá cây ngừng sản xuất diệp lục - chất tạo điều kiện cho cây bắt ánh sáng và tạo ra năng lượng - lá cây sẽ đổi màu rất nhanh sang màu vàng, vốn phát xuất từ sắc tố gọi là carotinoids. Chất này khiến cà rốt có màu cam và lá cây dương mùa thu ngả vàng. Một số khoa học gia cho rằng lá vẫn tiếp tục tạo ra chất carotinoids sau khi chất diệp lục ngưng hoạt động, vì sắc vàng giúp chúng hấp thụ thêm một chút năng lượng mặt trời nữa. Bên cạnh màu vàng thì một số loài cây lại cho lá màu đỏ, như cây phong - biểu tượng của đất nước Cananda. Màu đỏ này xuất phát từ sắc tố anthocyanin, phức tạp hơn một chút so với carotinoids. Dù các loại cây đều có chất diệp lục, carotene và xanthophyll, nhưng không phải cây nào cũng sản sinh sắc tố anthocyanin. Ngay cả những cây có anthocyanin cũng chỉ sản sinh nó trong những điều kiện nhất định.
9. Mùa thu là mùa đổi giờ tại một số gia trên thế giới.
Cụm từ “Daylight saving- tiết kiệm ánh sáng ban ngày- viết tắt là DST ” là ý tưởng đầu tiên của Benjamin Franklin trong chuyến lưu trú của ông với tư cách là đại biểu Mỹ tại Paris năm 1784, trong một bài luận, "Một dự án kinh tế" ông đã đưa những ý kiến phát triển kinh tế nhờ đổi giờ. Một số bạn bè của ông Franklin, những người phát minh ra một loại đèn dầu mới, đã bị thu hút bởi kế hoạch này đến nỗi họ tiếp tục trao đổi với Franklin ngay cả sau khi ông ấy trở về Mỹ.
Ý tưởng lần đầu tiên được ủng hộ một cách nghiêm túc bởi nhà xây dựng London William Willett (1857-1915) trong tập sách nhỏ, "Lãng phí ánh sáng ban ngày" (1907), đề xuất đồng hồ tiến lên 20 phút vào mỗi bốn ngày Chủ nhật trong tháng Tư, và làm chậm chúng bằng một lượng tương đương vào bốn ngày Chủ nhật trong tháng Chín.
Mặc dù có người cho rằng Benjamin Franklin là người đầu tiên có ý tưởng sơ khai về DST trong chuyến viếng thăm Paris năm 1784, nhưng một nhà thầu xây dựng William Willett (1857-1915) mới thực sự là người có công vận động để DST tại quốc hội Anh được công nhận và thực hiện. Ngoài ra có thêm một người tên là George Hudson – người Anh gốc Tân Tây Lan cũng đưa đề nghị đạo luật này.
Hiện tại vẫn còn một số tranh cãi về lợi ích từ việc thêm bớt ánh sáng cho người dân. Có người cho rằng việc có thêm ánh sáng vào buổi chiều sẽ giúp cho mọi người có thời gian tham gia các hoạt động thể thao sau khi làm việc. Nhưng nó lại ảnh hưởng đến nông nghiệp, các hoạt động và doanh nghiệp gắn liền với mặt trời.
Việc thay đổi thời gian này cũng có ảnh hưởng tích cực đến tỉ lệ phạm tội. Theo đó, số lượng người phạm tội giảm đi vì buổi chiều có nhiều ánh sáng hơn.Mặc dù mục đích chính khi tác giả đưa ra ý tưởng này là giúp mọi người dùng ít điện hơn, tiết kiệm hơn vào mùa hè khi làm cho ban ngày dài hơn, nhưng các tổ chức nghiên cứu vẫn chưa thực sự chứng minh được tầm ảnh hưởng của ánh sáng với sử dụng điện năng.
Việc thay đổi thời gian này đôi khi cũng gây ra một số phiền phức như việc chấm công giờ lao động, giờ giấc các cuộc họp, các phần mềm chạy dựa theo thời gian cũng sẽ bị ảnh hưởng và gây lỗi.
Xem hình ảnh chụp lá mùa thu tại Westonbirt, The National Arboretum – Anh quốc Westonbirt, The National Arboretum là một nơi không xa lạ với cộng đồng người Việt tại Anh quốc, vì đây là nơi vườn cây gỗ và vuờn thực vật quốc gia ( chuyên dùng để nghiên cứu và học hỏi) và có những cây đoan (lime tree) trên 2000 tuổi.
Đặc điểm nổi bậc nhất thu hút tại đây là khi mùa thu đến các lá cây đổi màu rất đẹp, nên vậy mọi người nghĩ lại đây chụp ảnh. Khu vườn cây gỗ (Arboretum) được thành lập vào năm 1829, Ông Robert Stayner Holford là nghị viên của địa hạt miền đông Gloucestershire đã bỏ công khai khẩn vùng đất này, ông là một người giàu có và rất tích cực trong việc xây dựng 600 mẫu đất , nếu đi bộ nhanh hết khu vực sẽ mất hơn 3 tiếng, tính đường dài là 17 miles (27 km).Khi ông Robert qua đời là giao mảnh đất rộng lớn này cho con trai là Sir George Lindsay Holford để tiếp tục phát triển.
Gia đình họ Holford vẫn làm chủ toàn rừng cây gỗ Westonbirt , cho đến năm 1956 thì nơi đây đã giao cho cơ quan lâm nghiệp và năm 2019 là của tổng cục lâm nghiệp quốc gia – Anh quốc ( Forestery England) mang trách nhiệm quản lý với sự hỗ trợ Bedgebury National Pinetum (vườn thực vật Bedgebury tại địa hạt Kent ) và tổ chức từ tiện Friends of Westobirt Arboretum. Đến giờ là có hơn 18,000 cây , có 79 cây thuộc cây cao và to nhất tại Anh quốc.
Từ năm 2003 – 2005 tại Westobirt tổ chức các triễn lãm và lễ hội về vườn tược đầu tiên tại Anh quốc.
Vào ngày 16 tháng 7 năm 2011 , ban nhạc Westlife tổ chức đại nhạc hội tại vườn cây này cho chuyến lưu diễn Gravity và sau đó ra Album Gravity.
Anh Quân
No comments:
Post a Comment