Apr 30, 2018
LÁ
LÁ
Khánh Doãn
Tôi thấy chiếc lá một buổi chiều vàng se lạnh ngoài công viên. Lúc ấy tôi đang lang thang với ông bố già của mình. Tay tôi đang cầm một tạp chí, một mắt đọc bâng quơ, một mắt nhìn bao quát cảnh vật chung quanh. Chiếc lá đập vào mắt tôi vì hình như nó muốn thế. Lá như vừa rơi từ cây, nhưng có thể nó đã rơi từ lâu vì nó nào chịu chạm đất, Mắt tôi dán vào chiếc lá nhởn nhơ, vờ rơi thẳng, rồi ngoi lên lượn vòng, vòng lớn vòng nhỏ, vòng dứt khoát vòng tần ngần. Ngay trước mặt tôi. Tôi bỗng lạnh toát cả người vì chiếc lá dường như có hồn. Đúng lúc bố già bước lom khom đến gần, tôi gọi:
“Bố nhìn chiếc lá kìa!”
Bố tôi ngẩng nhìn, rồi bình thản tiến tới, tay với bắt lá, buông lá xuống đất rồi chân lập tức đạp lên lá. Chiếc lá không còn nữa. . “Để nó chóng tái sinh!” ông giải thích. Ông vốn tin vào thuyết luân hồi của nhà Phật.
Sau đó, ông tiếp tục đi lom khom nhặt những cành khô rồi bẻ vụn nó ở khoảnh đất gần đó. Sự bình thản của bố già làm tôi sững sờ. Trong khi tôi cảm nhận sự sống trong chiếc lá đang rơi thì bố già coi nó như một cành khô, cần được giúp để chóng tái sinh. Tôi băn khoăn suy nghĩ vì động tác của ông sao mà dứt khoát thế!
Từ đó tôi quan tâm nhiều đến những chiếc lá rụng. Mỗi chiếc lá rụng như có một tâm sự riêng. Thấy người nào sống với nhiều niềm u uẩn, tự nhiên tôi lại muốn so sánh họ với những chiếc lá rơi.
Vào một buổi chiều tà khác, tôi đi dạo ở một con đường ven biển với hai người bạn Mỹ. Một người vừa quá tuổi hưu nhưng tâm không chịu hưu (lá vàng rơi không chịu chạm đất) nên đã xin và đang làm một công việc sau hưu trí. Người kia vừa trở về từ chiến trường Afghanistan và đang hồi sinh trong đời sinh viên (lá xanh tả tơi đang tự vá ở sân trường đại học).
Tôi đang vui chân rảo bước thì bỗng hai người bạn chậm lại phía sau. Tôi quay lại thì thấy họ dừng lại ở một ghế đá ven đường. Ngồi trên ghế đá là một phụ nữ người Mỹ đứng tuổi. Nhìn cách họ chào nhau bằng những cái ôm, rồi hỏi thăm nhau ân cần, tôi đoán được tình thân của họ với nhau. Anh bạn lớn tuổi giới thiệu tôi với người phụ nữ rồi anh hỏi tôi có vui lòng đi cùng với người ấy về nhà rồi mới quay lại chỗ chúng tôi để xe hay không. Tôi vui lòng nhận lời. Trước khi đi, anh chỉ cho tôi xem chỗ dựa của ghế đá có khắc hai tên: Andrew và Sean Harvell rồi kể rằng đây là tên hai người con trai của bà, người em được điều động đi Iraq rồi tử trận ở Afghanistan trong khi người anh sống sót trở về từ chiến trường Afghanistan để cuối cùng chết đuối ở biển Long Beach. Người ta kể rằng đêm hôm ấy anh ta đã ngồi thiền trước khi bơi lần cuối ở biển Long Beach (anh vốn là một Phật tử thuần thành).
Thì ra đây là một bà mẹ khóc con ngay trên ghế đá có khắc tên con mình. Nhìn khuôn mặt hằn nét đau khổ của bà, tôi nghĩ đây là một chiếc lá vàng trời bắt sống để than khóc lá xanh. Cảnh này đầy rẫy trong lịch sử VN và vẫn còn đọng lại trong câu ca dao:
Lá vàng còn ở trên cây
Lá xanh rụng xuống, trời hay chăng trời.
Trên đường đi, tôi hơi giữ khoảng cách để ba người Mỹ tiếp tục câu chuyện đang dở dang. Đến trước khu nhà của người mẹ, bà mời vào uống trà. Người bạn lại hỏi tôi có bằng lòng vào một chút không. Tôi vẫn vui vẻ nhận lời, không ngờ “một chút” ấy cuối cùng kéo thành cả tiếng đồng hồ. Trong một tiếng đồng hồ, bà kể lể về hai đứa con trai của mình. Bà là một người mẹ độc thân, đã một mình nuôi hai đứa con trai. Thằng em, Andrew, có óc hài hước luôn được bạn bè tán thưởng vì nó có tài làm ai đang muốn khóc cũng phải cười. Ngoài chiến trận, nó được mệnh danh là người lính có trái tim sư tử. Tử trận vào năm 26 tuổi, nó đã là chồng và cha của hai đứa con. Thằng anh, Sean, khi qua đời vào năm 33 tuổi, đang là “gà trống” nuôi một đứa con gái. Bà kể hồi Sean học trung học, bà thường xuyên bị nhà trường gọi đến “mắng vốn” vì thằng con vô kỷ luật. Trên chiến trường, các chiến hữu kể rằng nó cuồng nhiệt như một trận cháy rừng. Ngày giải ngũ, nó về quê nhà Long Beach và nghênh ngang cưỡi chiếc mô tô nó tự ráp, đi cùng trời cuối đất. Nghênh ngang như nó, chiến trường phải buông tha! Vậy mà sóng nước Long Beach không tha. Khi anh bạn Mỹ báo cho tôi biết tin Sean chết đuối, tôi sững người. Không lẽ anh không biết bơi?
“Sean bơi rất giỏi,” bạn tôi khẳng định, “nhưng anh hay bị chứng co giật, hậu quả của nhiều năm ngoài chiến trận. Đêm hôm ấy anh bị co giật trong khi bơi không xa bờ lắm.
Từ giã bà mẹ, chúng tôi ra về, lòng buồn vời vợi. Giọng kể chuyện thẫn thờ của bà và những thớ thịt sụp trên khuôn mặt bà đã vẽ nên một cuộc đời đau thương. Bà là hiện thân của sự đau thương. Cha của hai đứa con bà không nhìn chúng. Cuộc đời của tụi nó bà không định đoạt được.
Ngày nay người mẹ độc thân và không con sống một mình trong một căn phòng thuê ảm đạm. Tuy nhiên, hình ảnh của bà trong tâm tôi không gắn liền với căn phòng ấy, mà gắn với ghế đá trên bờ biển Long Beach có khắc tên hai đứa con trai chết trẻ của bà. Đó là hình ảnh một chiếc lá vàng còn thở ngồi thương tiếc hai chiếc lá xanh đã bị khói lửa và sông nước cuốn đi.
Trời hay chăng trời?
Tôi tự hỏi nếu bà hiện thân thành một chiếc lá vàng bay vật vờ trước mặt bố tôi, thì liệu ông Thiền Sư Bố của tôi có đủ huệ nhãn để với tay bắt chiếc lá vàng, rồi đạp nó dưới chân? Chiếc lá vàng này cũng rất cần được tái sinh.
Feb 26, 2018.
THE LEAF - Doan Kim Khanh
THE LEAF
By Khanh Doan
I saw it in the park one yellow late afternoon, when the autumn weather was getting chilly. I was wandering with my father. With a magazine in one hand, I assigned the reading task to one eye of mine, while directing the other to the vast scenery of Nature. The leaf struck my eyes, seemingly at its own will. I first thought the fall was recent, but then I had the feeling that it had lasted for a while. Actually, the leaf was fumbling with its light weight, moving up and down or hovering around, now reluctantly then with more force. It was obviously delaying an expected landing in spite of the still atmosphere of that windless afternoon. I was almost frozen by the sudden perception that the withered leaf had a soul of its own. As I saw my father come near, I called out to him:
“Dad, look at that leaf!”
My dad raised his eyes to the leaf, then quietly moved to it, reached for it, dropped it to his feet, then instantly stepped on it. The leaf was no more but there was no emotion on his face. “Let it reincarnate,” he explained. He had always believed in the Buddhist concept of reincarnation. After that, he continued to stoop to the ground, looking for dry branches. His indifference stunned me. While I perceived life in the leaf, my father simply saw it as something not so different from a dry branch that needed help toward reincarnation. I kept pondering about his brisk gesture in terminating the leaf.
Since then, I began to take interest in falling leaves. Each of them seemed to have a story to confide. Whenever I met someone with a melancholic mind, I instantly visualized them as a falling leaf.
In another late afternoon, I walked along a seaside road with two American friends. One of them just retired from his 40-year-old job to realize that retirement did not fit him. So he got himself a post retirement job (a falling yellow leaf that refused to touch the ground). The other was a young veteran who just came back from the Afghanistan war and was living again as a University student (a torn-out green leaf in the process of self-repair on a University campus).
I was cheerfully matching my steps with those of my friends’ when they suddenly slowed down and lagged behind me. I turned back and saw that they had stopped by a bench. Sitting on it was a lovely American lady. From the way they hugged and made inquiries about each other, I could guess how closely they knew each other. The older of the two friends introduced me to her, then asked me if I was willing to walk the lady home with them before walking together to our cars. I was. Before we left, he showed me the two names engraved on the back of the bench: Andrew and Sean Harvell.
They were both the lady’s sons. I was then informed that the younger had been deployed to Iraq, then died in action in Afghanistan, while his older brother drowned in their hometown of Long Beach after surviving numerous deployments in Afghanistan. Being deeply involved in Buddhism, he was said to have meditated on the beach before his final swim in the ocean.
So, here was a mother remembering her sons on the very bench where their names were engraved. My heart ached for her. She was the yellow leaf destined to outlive two green fallen leaves. This was not uncommon in the history of Vietnam, as related in the folk poem:
The yellow leaf remained on the tree
While, didn’t God know it, the green ones were falling!
As we resumed the walk, I discreetly kept a distance so the three Americans could pursue their unfinished exchanges. In front of her home, she asked if we had “a minute” to spare for tea. Again, my friend asked me if I could. I would love to.
It turned out that the expected “minute” had stretched to be an hour. She spent that hour telling us about her sons. As a single mom, she was the only parent to raise them with her teacher’s salary. Andrew, the younger one, was very popular among his friends because of his exquisite sense of humor. He could easily make people laugh till they were in tears. Yet, in battles, he was said to be a soldier with a lion’s heart. When he lost his life at 26, he was married with two children. His older brother, Sean, was 33 when he passed away. He was then a “single dad” raising his little girl. His mother remembered him as a trouble maker in high school. She was often asked to go meet his teachers, who endlessly complained about his lack of discipline. In battles, though, he was described by his fellow soldiers to be as wild as a forest fire. After being discharged from Air Force Special Operations, he came home to Long Beach and was seen in every corner of his home city on his motorcycle he built from scratch. Wild as he was, the war had spared his life. Yet, the waters off Long Beach did not. When my American friend wrote to me that he drowned down the bluff from his mother’s home, I was absolutely shocked. Couldn’t he swim?
“He was a very good swimmer,” my friend affirmed, “he suffered from seizures as a result of the years of combat and had a seizure while swimming not far from shore.”
Parting with Sean and Andy’s mother, we walked back to our cars, drowned in deep sadness. Her face drew a clear-cut picture of a proud mother dealing with an insurmountable loss. The boys’ father had never been in his son’s lives. Both of her boys were fighting in the most dangerous spots in the world and she remained their home base.
I will always connect the boys’ mother with the bench where the names of her sons are engraved overlooking daily sunsets. And, like Jane, I will remember green leaves, as if they were blown away by the fires of war and the seemingly eternal Pacific Ocean.
Didn’t God know it?
I wondered if she was transformed into a yellow leaf hovering in front of my Zen-influenced father, would he have enough insight to reach for the leaf, drop it to the ground, then tread it under his feet? Would it mean that mother and sons have been reunited in reincarnation?
Feb 26, 2018
Apr 28, 2018
HONOR THE ONE ...
There are a few things we can utterly, without question know for a fact to be true, and one of them is that each of us inhabiting the earth got here through our mother. If your birth mom is not the one who raised you, certainly you would, of course, honor the one who nurtured you.
Source: "Don't Sweat The Small Stuff and it's all small stuff" - Kristine and Dr. Richard Carlson
Source: "Don't Sweat The Small Stuff and it's all small stuff" - Kristine and Dr. Richard Carlson
***
Ducks, bees, cats ect. certainly would honor the one who nurtured them.
Apr 27, 2018
KING'S DAY
Source: https://en.wikipedia.org/wiki/Koningsdag
KONINGSDAG
Hôm nay là sinh nhật Vua của Hoà Lan
Nên ngoài chợ lền màu cam
Dân chúng không hưởng ứng gì mấy
Nên đồ sales bán đầy :)
***
***
Apr 26, 2018
DOGWOOD TREE
Dogwood Tree Meaning & Symbolism. The flowers of the dogwood tree form a perfect cross, which is why it became associated with Easter as a tree of renewal and beginnings. ... This sturdy nature gives the Dogwood Spirit additional symbolic values including strength, protection and a firm will.
https://www.google.nl/search?q=the+legend+of+the+dogwood&oq=the+legend+of+the+dogwood&aqs=chrome..69i57j0j69i61j0l3.6363j0j9&sourceid=chrome&ie=UTF-8
***
Dogwood in white and pink
***
CYTISUS - BREM - BROOM - CHỔI
Em tên thiệt là Cytisus
Người Hoà Lan gọi em là Brem
Khi được xuống đất, em lớn như thổi
Nên bác Thanh gọi em là ... "Chổi" :)
***
***
Apr 25, 2018
ELIMINATE THE WORRY FACTOR
Eliminate the worry factor. When you worry, it's more difficult to concentrate and focus your efforts.
Rather than being completely absorbed in your task, your mind tends to wander toward an uncertain future or a mistake-ridden past. You anticipate trouble, whether it's realistic or not - and you review past mistakes as a way to justify your concerns.
Source: "Don't Sweat The Small Stuff and it's all small stuff" - Kristine and Dr. Richard Carlson
Rather than being completely absorbed in your task, your mind tends to wander toward an uncertain future or a mistake-ridden past. You anticipate trouble, whether it's realistic or not - and you review past mistakes as a way to justify your concerns.
Source: "Don't Sweat The Small Stuff and it's all small stuff" - Kristine and Dr. Richard Carlson
***
A cute example of a good focus:
không lo - làm gì cũng dễ ợt :)
Apr 24, 2018
QUALMS ABOUT GETTING DIRTY
Kids have few qualms about getting dirty, and neither should we. Enjoy yourself in nature, and nurture your spirit with a little dirt now and then.
Source: "Don't Sweat The Small Stuff and it's all small stuff" - Kristine and Dr. Richard Carlson
***
Maya thì khác!
Rất thích tắm sạch "trừ dơ".
Apr 23, 2018
DOÃN QUỐC SỸ TÂM
Thằng Ti Oui có tên thật là Doãn Quốc Sỹ Tâm.
Bố Hưng đặt cho Oui tên đó vì mong Oui có được cái tâm dễ thương của ông nội Doãn Quốc Sỹ.
Không biết tâm Oui giống tâm Ông không, nhưng Oui dám múa trước đám đông giống Ông "dám" diễn thuyết trước học trò!
***
Chời đất ơi, xằng Oui đứng giữa rừng con gái cười tươi rói hà ....
bác Thanh
***
Mèng ơi,
Màn múa của lớp Oui công phu vậy thì bác K tiên đoán Oui sẽ càng thêm xì tin chứ làm sao bớt được? Màn thứ 3 vui quá, sinh động bất ngờ. Nếu tụi nó tự biên tự diễn hết thì phải khen thôi! Em trai làm MC chững chạc lắm, còn em Oui nhà mình thì chẳng cần nói năng chi, cần thỉnh thoảng nhếch mép thôi.
bác Khánh
***
Cha mẹ ơi, ở nhà thì nụ cười này chả bao giờ thấy hết! Ơi đẹp trai quá đi nha.
***
Xin ngả mũ bái phục cô Quyên của Oui đã xúc được Oui lên sân khấu :)Apr 22, 2018
TIẾNG ĐÀN CỦA KIỀU
Bài nói chuyện của tác giả nhân dịp lễ kỷ niệm huý nhật thứ 152 của thi hào Nguyễn Du, do Đoàn Văn nghệ Thanh niên Sinh viên Học sinh Tiên Rồng tổ chức trại Trung tâm Sinh hoạt Thanh niên, số 4 Duy Tân Saigon ngày 17-9-72.
Từ đầu đến cuối truyện Kiều, Kiều gẩy đàn cả thẩy năm lần.
Có người giải thích trong tiếng đàn thứ nhất Kiều gẩy cho Kim Trọng nghe bao hàm cả ý nghĩa cuốn truyện.
Khúc đâu Hán Sở chiến trường,
Nghe ra tiếng sắt tiếng vàng chen nhau.
tượng trưng cho thuyết tài mệnh tương đối:
Khúc đâu Tư Mã Phượng cầu,
Nghe ra như oán như sầu phải chăng.
báo hiệu trước cuộc tình duyên trắc trở để sầu hận trong lòng hai người.
Kẻ Khang này khúc Quảng Lăng,
Một rằng Lưu thuỷ hai rằng Hành vân.
báo hiệu cuộc đời phiêu bạt như mây trôi nước chảy.
Quá Quan này khúc Chiêu Quân,
Nửa phần luyến chúa nửa phần tư gia.
nói lên sự nhục nhã Kiều sẽ phải chịu đựng khi bị Hồ Tôn Hiến gả cho thổ quan như Vương Tường bị ép gả cho rợ Hồ.
Cách giải thích nghe ra cũng hợp lý tuy vẫn đượm vẻ khiên cưỡng và tuy chúng ta cũng thừa biết nghệ thuật vốn đã chủ quan, mỗi lần được giải thích lại qua một lần chủ quan nữa.
Song le Đông Tây cổ kim đều vẫn cùng quan niệm:
- Với tiếng đàn mà người ta có thể giao cảm được với thần linh (truyện Lộng Ngọc, Tiêu Lang; truyện Sư Diên, Sư Khoáng, Sư Quyên; truyện chàng Orphée với nàng Euridyce …) thì nghe tiếng đàn đoán trước được đường đi của số mệnh đâu có gì là quá đáng!
- Với tiếng đàn người ta có thể giao cảm với người (truyện Trụ Vương nghe tiếng đàn của Bá Ấp Khảo mà biết Bá Ấp Khảo là tôi trung, bỏ lời sàm tấu của Đát Kỷ truyện Bá Nha, Tử Kỳ; truyện tiếng đàn của Thạch Sanh; truyện tiếng địch Trương Lương …) thì nghe tiếng đàn có thể biết tâm sự của người gẩy đàn cũng là điều hợp lý”
Vặn đàn mấy tiếng dạo qua,
Khúc tuy chư trọn tình đà thoảng hay.
(Tỳ bà hành)
Có lẽ chính vì vậy, chính vì hiểu rằng mời người khác đánh đàn là bảo người ta mở cửa ngõ tâm hồn cho mình vào, nên Kim Trọng đã rất dè dặt khi ngỏ ý đó với Kiều:
Chày sương chư nện cầu Lam,
Sợ lần khân quá ra sờm sỡ chăng.
Và khi được Kiều đáp:
Đừng điều nguyệt nọ hoa kia,
Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai.
Lúc đó Kim Trọng mới dám nói thực ý định bằng những lời thật trang trọng:
Rằng nghe nổi tiếng cầm đài,
Nước non luống những lắng tai Chung Kỳ.
cùng với cử chỉ trang trọng không kém:
Hiên sau treo sẵn cầm trăng,
Vội vàng sinh đã tay nâng ngang mày.
Sau đó Kim Trọng đã phải thốt ra lời phê bình:
Rằng: “hay thì thật là hay,
Nghe ra ngậm đắng, nuốt cay thế nào!
So chi những bậc tiêu tao,
Dột lòng mình cũng nao nao lòng người.”
Và Kiều đã trả lời:
Rằng “quen mất nết đi rồi,
Tẻ vui thôi cũng tính trời biết sao!
Lời vàng vâng lĩnh ý cao,
Hoạ dần dần bớt chút nào được không.”
Lần thứ hai Kiều gẩy đàn vào buổi đêm kia khi đã lĩnh chức Hoa nô ở nhà ả Hoạn. Tiếng đàn như nhắc nhở lại tiếng đàn đầu tiên báo hiệu kiếp đoạn trường mà nàng để thực sự bị cuốn vào trong.
Và Hoạn Thư sau khi nghe đàn cũng đã tỏ lòng liên tài:
Tiểu thư xem cũng thương tài,
Khuôn uy dường cũng bớt vài bốn phân.
Rồi đến khi hầu rượu Thúc lang, Hoạn thư ác nghiệt làm cho ra vẻ con ở chủ nhà khác nhau, lại bắt Kiều dở đến nghề chơi mọi ngày. Đó lần thứ ba Kiều đàn.
Kịp đến khi Từ Hải bị lừa và chết, Hồ Tôn Hiến mở tiệc mừng thắng trận bắt nàng thị yến dưới màn, đó là tiếng đàn thứ tư của Kiều:
Một cung gió thảm mưa sầu,
Bốn giây nhỏ máu năm đầu ngón tay.
Ve kêu vượn hót nào tày,
Lọt tai Hồ cũng nhăn mày rơi châu.
“Tiếng khoan như gió thoảng ngoài, tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa” của khúc đàn thứ nhất nay đã thành “gió thảm mưa sầu”. Vết thương lòng của Kiều đi đôi với vết thương có thật: năm đầu ngón tay nhỏ máu. Tiếng đàn thê lương ảo não đến như vậy thì “ve kêu vượn hót nào tày” thật. Tất cả đã được Kiều giải thích:
Thưa rằng: Bạc Mệnh khúc này,
Phổ vào đàn ấy những ngày còn thơ.
Cung đàn lựa những ngày xưa,
Mà gương bạc mệnh bây giờ là đây.”
Và sau cùng tới đêm tái hợp với chàng Kim, xin quý vị nghe tiếng đàn thứ năm, tiếng đàn cuối cùng của Kiều:
Khúc đâu đầm ấm dương hoà!
Ấy là hồ điệp hay là Trang sinh?
Khúc đâu êm ái xuân tình!
Ấy hồn Thúc Đế hay mình Đỗ Quyên?
Trong sao châu đỏ duềnh quyên,
Ấm sao hạt ngọc Lam Điền mới đông!
Lọt tai nghe suốt năm cung,
Tiếng nào là chẳng não nùng xôn xao.
Để phê bình khúc nhạc này, trong Thượng Chi văn tập quyển III, Phạm Quỳnh có viết:
“Cầm đến đàn là gẩy nên tiếng bạc mệnh, cũng như bước chân ra là gặp phải cảnh đoạn trường, đó là cái ngụ ý của tác giả muốn mượn tiếng đàn mà biểu hiện cái thân thế cô Kiều. Khúc khúc rặt những giọng tiêu tao, kịp cho đến lúc sau cùng, kết cục vì nể lòng người cũ mà phải dở đến ngón đàn xưa, thời tuy có gẩy nên những giọng đầm ấm xuân tình, nhưng rõ là gẩy gượng mà thôi, giọng vui ấy lại thảm hơn mấy mươi lần những giọng thảm khi xưa, cũng như cuộc vui cuối mùa ấy cũng là vui gượng cho khỏi phụ lòng ai, chứ thân thế ấy còn vui sao được nữa?”
Tán đồng ý kiến của nhà học giả họ Phạm, nhiều người đã thốt lên: “Phải, vui thế nào được khi mà thân nàng như cánh hoa tàn, như vầng trăng khuyết; vui thế nào được khi mà thân nàng đã bao năm luân lạc chốn lầu xanh? Giờ đây ngồi trước người tình năm xưa tuy không cố chấp, nhưng nghĩ lại cuộc đời hoen ố đã qua thì còn lòng dạ nào vui được? Cái đầm ấm của khúc nhạc chẳng qua là đượm vẻ trầm buồn man mác như gợi lại bao đau khổ đã qua vì thế mà còn có phần thảm hơn mấy tiếng đàn trước. Tuy nhiên đối với Kim Trọng bấy lâu chỉ mong ước gặp lại Kiều nay đã được toại ý nên chàng thấy cái gì cũng vui, cũng đầm ấm như sự đầm ấm của gia đình chàng.”
Giải thích như trên thực đã tế nhị nhưng suy nghĩ kỹ thấy vẫn không ổn vì ba nguyên cớ sau:
- 1. Nguyên cớ thứ nhất chúng ta thấy cuộc đời Kiều chia làm hai phần rõ rệt mà ranh giới là sông Tiền Đường. Biết bao vừng trăng lo âu tủi hổ đã theo dõi nàng, nhưng qua sông Tiền Đường nàng đã tìm thấy vừng trăng bát ngát thanh bình:
Một nhà chung chạ sớm trưa,
Gió trăng mát mặt muối dưa chay lòng.
Bốn bề bát ngát mênh mông,
Chiều dâng hôm sớm mấy lồng trước sau.
Suốt mười lăm năm trường, nàng đã trải qua biết bao thắc mắc thiết tha mỗi khi tưởng nhớ tới quê nhà, qua sông Tiền Đường lòng nàng thảnh thơi như thể sống đâu cũng là quê hương, mọi dục vọng trong tâm hồn như đã bị diệt trừ hết, chỉ còn ánh thiên lý toả hào quang.
Đến tiếng đàn cũng vậy, ngay từ thuở Kiều còn “êm đềm trướng rủ màn che” mà đã:
Khúc nhà tay lựa nên xoang,
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.
Rồi lần thứ nhất gẩy cho người yêu nghe đã khiến “ngọn đèn khi tỏ khi mờ” và chàng Kim phải “khi vò chín khúc khi chau đôi mày.”. Tiếp đó những lần gẩy đàn sau, tiếng đàn đau đớn biết chừng nào. Nhưng qua sông Tiền Đường, trong đêm tái hợp, sau khi đã thuyết phục được người tình “đem tình cầm sắt đổi ra cầm kỳ” thì tiếng đàn của nàng đã đầm ấm dương hoà đến nỗi xoá nhoà được biên giới giữa thực với mộng (Ấy là hồ điệp, hay là Trang sinh), xoá nhoà biên giới giữa sống và chết (Ấy hồn Thục đế hay mình đỗ quyên), thiết tưởng tiếng đàn đó có phần đầm ấm xuân tình thật, và cuộc vui đó đã vươn tới niềm vui tinh thần muôn vàn cao khiết, chứ chẳng phải là vui gượng.
- 2. Nguyên cớ thứ hai: Hết thảy tiếng đàn tả trong truyện Kiều, kể cả tiếng đàn của Kim Trọng (Bẻ bai rủ rỉ tiếng tơ …) bao giờ chúng ta cũng thấy có sự thống nhất giữa tiếng đàn với người gẩy đàn, giữa người gẩy đàn với người nghe đàn. Nếu lần cuối cùng này, tiếng đàn chỉ có bề ngoài đầm ấm xuân tình mà bề trong lại thảm gấp mười những tiếng đàn trước, thì không còn sự thống nhất giữa tiếng đàn với người gảy nữa; tiếng đàn nếu thự sầu thảm mà Kim Trọng lại thốt ra: “Xưa sao sầu thảm, nay sao vui vầy?” thì lại mất nốt sự thống nhất giữa người gảy đàn với người nghe.
- 3. Nguyên cớ thứ ba: Hãy đem ngay bản văn ra mà phân tách nhân vật.
Buộc lòng phải rời bỏ am mây của Giác Duyên trở về gia nhập đời sống xã hội (theo chàng Kim đến nơi trị nhậm), Kiều biết mình sẽ đương đầu với một thử thắc tối hậu quyết định của định mệnh. Làm sao tái lập được thế quân bình giữa xuất thế và nhập thế - (nếu chúng ta có thể dùng những chữ đó được) – giữa thái độ an nhiêu tự tại với thái độ đẫm màu nhân bản của người tình sống bên người tình?
Gạt được lời Thuý Vân, gạt được lời chàng Kim, nhưng không gạt được lời cha mẹ, Kiều đành ưng làm lễ thành đôi với chàng Kim, thái độ vô cùng miễn cưỡng:
Hết lời khôn lẽ chối lời,
Cúi đầu nàng những ngắn dài thở than.
Nàng chỉ còn trông cậy vào thái độ của Kim Trọng trong đêm hợp cẩn, ở đây chúng ta thấy chưa bao giờ Thuý Kiều sử dụng nhiều ngôn ngữ như thế, lời nàng khi thì ray rứt, khi thì cầu khẩn thiết tha.
Để chỉ về mình, nàng dùng những lời thật nặng nề, nào “cái mình bỏ đi”, “mặt dạn, mày dầy khó coi”, nào “hương dưới đất, hoa cuối mùa”, nào “cũng dơ dở nhuốc bày trò” …
Với chàng Kim thì:
Người yêu ta xấu với người,
Yêu nhau thì lại bằng mười phụ nhau.
Hay:
Chữ trinh còn một chút này,
Chẳng cầm cho vững lại dầy cho tan.
Chàng Kim thực cũng muôn phần cao nhã. Chàng thông cảm với quan điểm của người yêu:
Gương trong chẳng chút bụi trần,
Một lời quyết hẳn muôn phần kính thêm.
Chàng tự thanh minh:
Bấy lâu đáy bể mò kim,
Là nhiều vàng đá, phải tìm trăng hoa.
Chàng chuẩn nhận lời đề nghị của Kiều:
Ai ngờ lại hợp một nhà,
Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm.
Được lời người yêu, thái độ Kiều hối hả thiết tha như người suýt ngã xuống vực, may vớ được cành cây mà leo lên, như người vừa tuột tay suýt làm vỡ một cái gì quý báu, may mà đón kịp.
Hãy coi dáng điệu hối hả của nàng:
Nghe lời sửa áo cài trâm,
Khấu đầu lạy tạ cao thâm nghìn trùng.
Hãy nghe lời nói hối hả của nàng:
Thân tàn gạn đục khỏi trong,
Là nhờ quân tử khác lòng người ta.
Mấy lời tâm phúc ruột rà,
Tương tri dường ấy mới là tương tri.
Chở che đùm bọc thiếu gì,
Trăm năm danh tiết cũng vì đêm nay.
Và niềm vui của hai người hoà hợp:
Thoắt thôi tay lại cầm tay,
Càng yêu vì nết càng say vì tình.
Thêm nến giá, nối hương bình,
Cùng nhau lại chúc chén huỳnh giao hoan.
Sau đó tới tiếng đàn tái hợp.
Căn cứ vào ba nguyên cớ vừa lần lượt trình bày trên tưởng có thể nói: cuộc vui đó không thể là vui gượng mà là cuộc vui đạt tới niềm cao khiết sáng láng của tinh thần.
Còn tiếng đàn có thật sầu khổ gấp mười những tiếng đàn trước?
Nếu Đạm Tiên là bóng của bạc mệnh, thì tiếng đàn của Kiều quả là tiếng nói của bạc mệnh. Có thể là tiếng đàn có gợn chút dĩ vãng u buồn trong lòng người nghe đàn:
Lọt tai nghe suốt năm cung,
Tiếng nào là chẳng não nùng xôn xao.
Có thể trong khi đối diện với Kim Trọng, Kiều không quên những đau buồn của mười lăm năm luân lạc, nhưng những hồi ức đó chỉ là những tiếng gió thảng thốt còn vương vấn lại sau bão tố, chúng chỉ làm tăng thêm vẻ đầm ấm, màu nắng vàng trong như hổ phách của ngày vui mới.
Cái tuyệt diệu của ngòi bút Nguyễn Du chính là ở chỗ đã gây được sự liên tưởng khắng khít giữa nỗi vui hiện tại với những chua cay dĩ vãng khiến chúng ta ai đọc tới đoạn này cũng cảm thấy một nỗi buồn man mác, ngậm ngùi cho con người tài sắc như thế mà phải chịu cuộc đời bạc mệnh trong mười lăm năm trường.
Đó là lần lượt năm lần gẩy đàn của Kiều, và chúng tôi đã đặc biệt chú trọng đến tiếng đàn thứ năm của nàng, chứng minh ngược lại với lời Phạm Quỳnh, rằng quả thực tiếng đàn cuối cùng đó, tiếng đàn mà sau đó nàng Kiều cuốn dây để không còn bao giờ động đến nữa, tiếng đàn đó quả thực là đầm ấm dương hoà, phải ánh một tâm hồn thanh thản, đã thực sự đạt được quân bình bằng những đau khổ kinh qua của chính mình.
Doãn Quốc Sỹ
TÌM TRÂU (BỨC TRANH CHĂN TRÂU 1)
Một câu hỏi mà mỗi người hay tự đặt ra với chính mình: Ta là ai? Ta là gì? Kiếp sống này mai kia chết rồi sẽ đi về đâu? Có cái gì không sinh không diệt trong hình hài này?
Trong quá trình tu tâm, nhiều Phật tử thắc mắc: Tâm Phật là gì? Niết Bàn ở đâu? Chân Tâm là vui, buồn, oán, thương, hay là những dòng suy nghĩ luôn tuôn chảy trong ý thức của ta? Khi ta không vui không buồn, vắng bặt suy nghĩ, khi ta ngủ hay hôn mê, cái tâm ấy còn hay mất? Làm sao để giữ cho tâm bình an trong cuộc đời đầy xao động?
Những câu hỏi đó đi theo chúng ta cả đời. Đến khi tuổi già dần đến, thấy cái chết đã gần kề, ta càng hoang mang, hối hả đi tìm câu trả lời, để mong có được sự thanh thản cho tâm hồn.Cũng giống như chú mục đồng đi tìm con trâu, không biết tìm ở đâu trong rừng chiều mù mịt …
Tâm Nhuận Phúc - Doãn Quốc Hưng
THẤY DẤU (BỨC TRANH CHĂN TRÂU 2)
Chú mục đồng bắt gặp được những dấu chân trâu để lại ven rừng. Chú đã bắt đầu tin là con trâu đang ở quanh đây, nên bớt hoang mang.
Chiêm nghiệm từ cuộc đời, do quan sát tâm, con người bắt đầu nhận ra vui-buồn, khổ đau-hạnh phúc đều bắt nguồn từ trong tâm người mà ra. Đối với người Phật tử, ta bắt đầu thoáng hiểu Niết Bàn, hay Tâm Phật, hay Chân Tâm có thể tìm được ngay trong tâm mình. Phật tâm hình như nằm đâu đó ngay trong thân tâm này. Quá trình đi tìm hạnh phúc, hay đi tìm cái không sinh không diệt, đều là quá trình quay cái nhìn vào bên trong tự thân, chứ không phải đi tìm bên ngoài.
Mộtt phương pháp đơn giản, nhưng hữu hiệu để bắt đầu điều phục tâm là theo dõi hơi thở. Chú tâm vào hơi thở vào, hơi thở ra để lắng tâm, đem tâm trở về với giây phút hiện tại.Người Phật tử bắt đầu lần theo dấu vết của Chân Tâm.
Tâm Nhuận Phúc - Doãn Quốc Hưng
THẤY TRÂU (BỨC TRANH CHĂN TRÂU 3)
Sau một thời gian dài mỏi công tìm kiếm, chú mục đồng reo vui, vì đã thấy được con trâu rồi! Lúc đó chú thấy cuộc đời tươi vui trở lại, cảnh sắc thiên nhiên xung quanh cũng vui theo.
Đối với người Phật Tử, nhờ vào thiền tập, tụng kinh, niệm Phật, lễ bái Hồng Danh, ta nhận ra bóng dáng Phật Tâm ngay trong thân này, vào ngay giây phút hiện tại này. Đó là lúc tâm ta bình an, hạnh phúc. Đó là những lúc nhờ tu tập, ta thấy tâm thoát được não phiền, có được những giây phút tĩnh lặng, tự tại.
Một cách đơn giản để bắt đầu sống với Phật Tâm là hãy sống với giây phút hiện tại. Ta tạm thời bỏ qua những lo toan của cuộc sống, tạm thời không vướng mắc vào những buồn vui đến và đi liên tục. Ta tập thắp sáng sự Nhận Biết trong từngđộng tác mà mình đang làm,bây giờ và ở đây. Tuy nhiên, vì sự thực hành chưa thuần thục, vì chúng ta vẫn chưa đủ niềm tin vững chắc, nên những phút giây mà Phật tâm hiển lộ kéo dài chưa được lâu. Chúng ta cần thêm thời gian, kinh nghiệm tu tập.
Tâm Nhuận Phúc - Doãn Quốc Hưng
ĐƯỢC TRÂU (BỨC TRANH CHĂN TRÂU 4)
Lúc chú mục đồng bắt được con trâu, cũng là lúc chú nhận ra sức mạnh của nó. Nó hung hăng, không lúc nào chịu đứng yên! Lúc nào nó cũng muốn vùng ra sự kềm tỏa, để chạy đi đây đi đó, sang ăn lúa mạ của cánh đồng người.
Trong tiến trình tu tâm, người Phật tử nhận ra tâm mình cũng vậy. Quả là Tâm người như con vượn chuyền cành. Tâm như Tề Thiên Đại Thánh, chu du khắp nơi chỉ trong nháy mắt. Đang tính chuyện của hiện tại, mà tâm đã nhớ về chuyện quá khứ, nghĩ tới tương lai hồi nào mà mình không hay! Đang quan sát một đóa hoa hồng trong vườn nhà, vậy mà tâm đã nghĩ đến một rừng hoa ở xứ sở nào xa xôi, mà ta không cưỡng lại được.
Người Phật tử phải kiên trì sống trong sự tỉnh thức, phải biếtđem tâm quay trở về với thân. Khi sống được với chánh niệm, ta sẽ thấy những xao động trong tâm thức như vui buồn tự nhiên rơi rụng. Lúc đó, Tâm bình an sẽ từ từ thay thế, hiện hữu lâu hơn trong ta.
Tâm Nhuận Phúc - Doãn Quốc Hưng
CHĂN TRÂU (BỨC TRANH CHĂN TRÂU 5)
Để làm thuần tính hung hăng của con trâu, chú mục đồng phải biết chăn dắt nó. Chú phải dùng dây để giữ nó lại. Chú phải có cây roi, để mỗi khi trâu định chạy sang ăn lúa của cánh đồng người, chú quất roi để nó trở về, từ bỏ thói quen xấu.
Để điều tâm, một trong những phương pháp hữu hiệu nhất là Thiền Tứ Niệm Xứ, bao gồm quán thân, quán cảm thọ, quán tâm, quán pháp. Bước đầu căn bản nhất, dễ thực hành nhất chính là quán thân. Trước tiên là tập theo dõi hơi thở. Sau đó là niệm thân hành. Chỉ cần trong mọi động tác thông thường như đi, đứng, năm ngồi, ta đặt trọn vẹn tâm mình vào chúng, ngay trong phút giây hiện tại. Nói một cách khác, ta dùng sự Nhận Biết để quan sát mọi động thái của thân. Từ đó, ta thấy ngoài cái thân này, trong ta còn có một cái Tâm đứng ngoài quan sát. Ta không là thân này, mà ta là Sự Nhận Biết sáng tỏ, hiện tiền.
Rồi khi quán cảm thọ cũng thế. Mỗi khi có một cảm thọ vui buồn, yêu thương, hờn giận khởi lên trong ý thức, ta hãy lập tức nhận diện nó. Ta hãy đặt ngay câu hỏi: “Ai đang giận? Ai đang buồn?”. Khi hỏi như vậy, ta sẽ nhận ra là ta không hề là buồn, vui, oán hận. Chúng đến rồi đi, nhưng cái Tâm Nhận Biết chúng thì vẫn còn ở lại trong ta.
Tu tâm chỉ đơn giản vậy thôi! Hãy sống trong chánh niệm, ta sẽ nhận ra Phật Tâm chính làSự Nhận Biết, có sẵn ở trong ta. Ta sẽ làm chủ được thân, tâm của mình. Ta sẽ có được an lạc cho chính ta trong mọi hoàn cảnh.Ta nhận ra rằng Niết Bàn có ngay bây giờ, ở đây trong tâm mình.
Tâm Nhuận Phúc - Doãn Quốc Hưng
CỠI TRÂU VỀ NHÀ (BỨC TRANH CHĂN TRÂU 6)
Con trâu qua một thời gian được chăn dắt nay đã thuần tính. Chú mục đồng không còn phải nhọc công chăn trâu nữa. Chú ngồi trên lưng trâu, thổi sáo an nhàn, trâu vẫn thong thả tự tìm đường về nhà. Hình ảnh thanh bình làm sao!
Khi người Phật tử đã thuần thục các pháp thực hành để điều tâm, đến một lúc nào đó, tâm sẽ tự an trú trong chánh niệm. Ta không cần phải gắng công theo dõi tâm, kéo tâm trở về giây phút hiện tại như ban đầu nữa.Không cần cầu xin, không cần cố gắng. Chính cái tâm còn mong cầu “thấy Phật” sẽ làm cản trở cho tâm ta thể nhập vào chiều sâu tĩnh lặng của Chân Tâm.
Tu tâm đòi hỏi thời gian, đòi hỏi phải có sự thực hành đều đặn, kiên trì. Khi đã kéo dài được thời gian tâm an trú trong Sự Nhận Biết đơn thuần, không vướng bận vào buồn vui, lo nghĩ, toan tính, lúc đó Tâm Phật Bất Động sẽ tự tỏa sáng. Ta làm bất cứ việc gì trong ngày như đi đứng, ăn uống, tập thể dục, lái xe… cũng đều trong tỉnh thức, không xa rời chánh niệm.
Tâm Nhuận Phúc - Doãn Quốc Hưng
QUÊN TRÂU CÒN NGƯỜI (BỨC TRANH CHĂN TRÂU 7)
Chú mục đồng đã cưỡi trâu quay về nhà rồi. Vậy thì chú còn giữ trâu làm gì nữa? Chú thả trâu, bỏ luôn cả roi chăn, dây dắt. Chú thảnh thơi, thong dong với chính mình, không còn bận tâm đến việc chăn trâu nữa.
Người Phật tử lúc bắt đầu tập điều phục tâm, phải dùng cái “Tâm Nhận Biết” để quan sát thân, cảm thọ, dòng ý nghĩ tuôn chảy. Khi đã thuần thục rồi, thì ta chỉ còn sống với cái Tâm Phật bất động duy nhất, không còn chủ thể và đối tượng. Ta chính là Sự Nhận Biết.Ta không cần phải “quan sát” một đối tượng nào bên ngoài để duy trì cho Sự Nhận Biết có mặt. Ta thể nhập vào Lý Bất Nhị, vắng bặt mọi ngôn ngữ.
Tâm Nhuận Phúc - Doãn Quốc Hưng
TRÂU NGƯỜI ĐỀU QUÊN (BỨC TRANH CHĂN TRÂU 8)
Đã không còn trâu để chăn dắt, thì người cũng khôngcòn. Chỉ còn một không gian bát ngát, vô tận, tĩnh lặng, nhưng vẫn sống động. Người Phật tử đến giai đoạn này thể nhập vào tánh không của vạn pháp. Cả cuộc đời tu tập để có được trạng thái nhiệm mầu, vô sinh vô diệt này. Tâm Phật Bất Động, hay Niết Bàn, hay Chân Như là đây! Người Phật tử đoạn được tử sinh, thênh thang đi vào cõi Niết Bàn ngay trong giây phút hiện tại.
Tâm Nhuận Phúc - Doãn Quốc Hưng
TRỞ VỀ NGUỒN CỘI (BỨC TRANH CHĂN TRÂU 9)
Thật là bất ngờ,chú mục đồng khi trở về nhà thì mới nhận ra rằng cái mà mình mãi đi tìm lâu nay đã có sẵn trong nhà từ lâu, mà trước đó chú không hề nhận ra!
Người tu tâm thể nhập vào Tâm Niết Bàn, mới nhận ra nó đã có sẵn trong tâm mình tự bao đời nay rồi. Chúng ta giống như một người ngồi trên đống vàng mà không biết, luôn than mình nghèo khổ! Phật Tâm chưa từng sinh, chưa từng diệt, chưa từng rời khỏi cái tâm bình thường! Bây giờ vui buồn dù có khởi lên trong tâm cũng không thể nào che khuất được Chân Tâm rạng ngời. Người xưa vẫn thường nói: Phật Tâm như mặt hồ tĩnh lặng. Chim trời bay qua, mặt hồ in bóng. Khi chim đã bay đi rồi, mặt hồ lại sạch không trở lại, chẳng hề in lại dấu vết.
Tâm Nhuận Phúc - Doãn Quốc Hưng
Subscribe to:
Posts (Atom)