Sep 18, 2017
NGHỆ SĨ CÒM VÀ SANH-NY
SANH-NY - Gớm ông thảo luận gì với Hồ Chủ tịch mà lâu
thế? Tôi đợi mãi.
N.S CÒM - ế ra ông đi cùng với ông Hồ trong cuộc vi hành này?
SANH-NY - Cố nhiên! Cố nhiên! Chúng tôi là bạn cũ với nhau mà.
N.S CÒM (cười khẩy) - Nhiệm vụ của ông ở đây đã đến đâu rồi?
SANH-NY - Nhiệm vụ của tôi thì vô cùng vì có từng mức, đặt được mức này lại nhằm tiến lên mức khác.
(Ông Hồ Chí Minh thấy Nghệ sĩ Còm đứng nói chuyện với Sanh-Ny như vậy bèn không tiến lại nữa và đi thẳng vào căn nhà có đèn sáng, ý hẳn để xem các cán bộ sinh hoạt chính trị ra sao? Trong khi đó cuộc thảo luận giữa Sanh-Ny và nghệ sĩ Còm tiếp diễn.)
NGHỆ SĨ CÒM - Nước Pháp đã ký Minh Ước Đại Tây Dương lại đi bắt tay với một chú chư hầu Nga Xô, cung cấp cho hắn nào là cán bộ nhân công cùng các nguyên liệu cần thiết cho kỹ nghệ chiến tranh. Như thế có phải là một nước biết trọng tín nghĩa không nhỉ?
SANH-NY (nói lảng) - Tôi chỉ là một cán bộ thi hành đúng chỉ thị của chính phủ nước tôi. ế thôi, điều ông hỏi ngoài thẩm quyền hiểu biết của tôi.
NGHỆ SĨ CÒM - Ngày triệt thối Hải Phòng, quân đội nước ông có bồng súng, có thổi kèn, có đọc điếu văn và đặt vòng hoa trên mộ các tử sĩ ?
SANH-NY - Vâng có thế.
NGHỆ SĨ CÒM - Cảm tưởng của ông thế nào?
SANH-NY - Tôi thấy chua xót lắm. Biết bao xương máu của chúng tôi đã đổ ra trên đất nây mà bây giò phải rút lui hết cả.
NGHỆ SĨ CÒM - Ông cũng như các đồng bào thực dân khác của ông có chi là đáng chua xót. Chính những người chết nằm ở nghĩa địa mênh mông và hiu quạnh kia mới thấy chua xót, chua xót vì họ bị các ông lừa đưa đến một cõi chết ô nhục. Chua xót vì đã chết xa quê hương, xa gia đình, xa cha mẹ, vợ con, họ hàng thân thích mà nấm mồ của họ trên mảnh đất lạ đó còn là một di tích muôn đời về sau cho người dân xứ này vừa nguyền rủa, vừa kiêu hãnh. Ông nghĩ kỹ xem những nghĩa địa đó cũng chỉ là những Đống Đa dưới hình thức khác chứ gì.
SANH-NY - Để cho người chết an nghỉ, chúng ta nên nói chuyện khác thì hơn.
NGHỆ SĨ CÒM - Ông tưởng tôi nhắc đến những người
chết của ông mà sung sướng sao? Tôi chua xót vì nghĩ đến biết bao làng mạc của chúng tôi đã bị thiêu trụi. Nước ông hồi bị Đức chiếm đóng có một làng Oradour bị tàn sát mà cả nước Pháp ứa lệ xót xa nhắc nhở mãi đến ngày nay, chứ nước Việt của tôi ròng rã tám mươi năm qua từ phong trào Cần Vương qua các cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy, Yên Bái, Yên ế, Nghệ An, Đô Lương đã có biết bao nhiêu làng Oradour? Tôi chua xót lắm chứ, chua xót vì biết bao các anh hùng liệt sĩ cùng các chiến sĩ anh dũng nhưng vô danh của chúng tôi đã phơi thây nơi chiến trường hoặc chết hao mòn trong các chốn tù đày trong khi làm nhiệm vụ thiêng liêng là bảo vệ tổ quốc ngăn bước xâm lăng của các ông. ưa ông, chua xót như vậy người sống như chúng tôi có quyền được chua xót lắm, vì những người chết của chúng tôi là những chiến sĩ chứ không phải là những kẻ xâm lăng.
SANH-NY - ôi chúng ta nên nói sang chuyện khác có lẽ lợi hơn.
NGHỆ SĨ CÒM - Tôi tưởng không thể có chuyện nào lợi cho các ông hơn chuyện ấy. Ta phải “ôn cố” để mà “tri tân”. Ông hãy can đảm mà nhìn thẳng vào sự thật và can đảm tự thú rằng sự thật chua xót là vậy mà các ông có rút được bài học nào đâu. Cái điều thất bại ở Việt Nam các ông lại tiếp tục thi hành ở Phi Châu. Cũng lại đốt phá, cũng lại khủng bố, cũng lại tuyên truyền xảo trá gọi những nhà ái quốc Phi là những quân phiến loạn. Các ông vẫn tiếp tục xô đẩy đồng bào binh lính của các ông vào cái chết ô nhục của quân xâm lăng. Hội nghị Á Phi họp ở Băng- Đung vừa rồi không làm cho các ông mở mắt ra sao. Rồi đây ở Châu Phi, thưa ông, chắc chắn cũng có ngày các ông lại bồng súng, lại thổi kèn, lại đọc điếu văn và lại đặt vòng hoa trên mồ tử sĩ trước khi ra đi, nhưng cái nhục, chua xót, căm hờn lại chính là về phần người dưới đất.
SANH-NY - Giọng ông cũng đầy vẻ hằn học như hầu hết các đồng bào ông.
N. S. CÒM - ưa ông không phải là “hầu hết” mà là “toàn thể”, vì một số nhỏ chịu làm “chó săn chim mồi” cho chủ nghĩa thực dân của các ông thì ít ỏi đến có thể đếm trên đầu ngón tay cũng thừa đủ. Hơn nữa họ đều vào quốc tịch Pháp rồi. Họ đã tự đào thải trên phương diện tinh thần cũng như trên phương diện pháp lý ra khỏi tập đoàn bất khuất của dân Việt chúng tôi.
SANH-NY - Chúng tôi đã làm gì cho các ông phải hằn học thế? Các ông có thấy chúng tôi thật chẳng khác những giáo sĩ đến truyền bá nền văn minh Tây phương cho các ông. Đến khi hấp thụ được cái văn minh của chúng tôi thì các ông dè bỉu chúng tôi hờn oán chúng tôi.
NGHỆ SĨ CÒM - Các ông tự nhận là những giáo sĩ truyền bá văn minh vậy tôi xin kể hầu ông một câu chuyện.
SANH-NY - Tôi rất hân hạnh được nghe câu chuyện của ông sắp kể. (Đến đây đức ông rút thuốc lá ra mời Nghệ sĩ Còm, nhưng Nghệ sĩ Còm từ chối không hút. Trong khi đức ông đánh diêm châm điếu thuốc của mình thì Nghệ sĩ Còm bắt đầu kể câu chuyện.)
NGHỆ SĨ CÒM - Xưa đức Phật ích Ca Mâu Ni muốn đem đạo từ bi bác ái của mình truyền bá sang một bộ tộc bên cạnh để cứu vớt chúng sanh nhưng các giáo sĩ của đức Phật cử sang đều bị thất bại.
SANH-NY - Bị thất bại ra làm sao kia ông?
NGHỆ SĨ CÒM - Kẻ thì bị chửi rủa, kẻ thì bị đánh dập mày dập mặt, kẻ thì bị đâm chém đến què lê ốm liệt hoặc đến tử thương.
SANH-NY - Trời ơi, đạo Phật từ bi bác ái cao quí đến vậy mà sao các giáo sĩ của đức Phật lại gặp toàn những chuyện không may đến thế?
NGHỆ SĨ CÒM - Nguyên vì các giáo sĩ đã đến gần dân chúng bộ lạc đó với vẻ kiêu hãnh của kẻ bề trên hiểu đạo đến giảng dạy cho kẻ bề dưới còn u u minh minh.
SANH-NY - Kiêu hãnh như vậy thì có làm sao?
NGHỆ SĨ CÒM (lắc đầu) - ưa ông điều đó rất quan hệ, vì người Đông phương chúng tôi theo về đạo học cốt đi đến chỗ mình làm chủ được lòng mình, nghĩa là có được cái đức của thánh nhân trước đã rồi hãy có cái tài của thánh nhân sau đó.
SANH-NY - Dân chúng bộ lạc kia đã bạc đãi các giáo sĩ của đức Phật chính vì lẽ đó?
NGHỆ SĨ CÒM - Chính vì lẽ đó! Bởi các ông giáo sĩ đến truyền đạo từ bi bác ái của đức Phật mà kiêu sắc còn lồ lộ trên nét mặt nhường kia thì ai mà tin được! Đạo từ bi bác ái của đức Phật đâu có thể nảy nở và có thực ở những kẻ lòng đầy kiêu dục như vậy.
SANH-NY - Vậy có lẽ đức Phật phải đích thân đến truyền đạo?
NGHỆ SĨ CÒM - Không. Ngài cho gọi một cao đệ của Ngài đến và xin ông hãy nghe cuộc đàm thoại của đức Phật với vị cao đệ của Ngài như sau:
ĐỨC PHẬT - Con có thể thay ta đến bộ lạc kia truyền bá đạo từ bi hỉ xả?
VỊ CAO ĐỆ - ưa thầy con cam đoan thực hiện được việc đó.
ĐỨC PHẬT - Nếu dân bộ lạc nguyền rủa con thì sao?
VỊ CAO ĐỆ - ưa thầy bao giờ con cũng tâm niệm rằng người với người là những nhân với nhân. Người ta nguyền rủa con, con vui lòng chịu đựng vì con nghĩ rằng cái nhân của con đối với người ta hẳn là không ra gì nên con mới hái được cái quả ấy.
ĐỨC PHẬT - Nếu dân bộ lạc lại đánh đập con thì sao?
VỊ CAO ĐỆ - Nếu người ta đánh đập con, con sẽ sung sướng mà nghĩ rằng thân nào mà không mang nặng nghiệp, người ta hành hạ thân mình, mình vui mà nhận lấy ấy là một phương pháp thần diệu khiến cho mình nhẹ nghiệp.
ĐỨC PHẬT - Nếu dân bộ lạc giết con thì sao?
VỊ CAO ĐỆ - Nếu người ta giết con, con sẽ sung sướng mà nghĩ rằng: Còn thân thì còn nghiệp, nay theo đạo hỷ xả của thầy người ta diệt thân con đi cũng là giải thoát giúp con khỏi nghiệp.
SANH-NY (hút hơi thuốc lá cuối cùng rồi quẳng mẫu thuốc ra xa, đầu hơi gật gù) - eo ý tôi tư tưởng như vậy tiêu cực quá.
NGHỆ SĨ CÒM - Phải có một tinh thần tích cực hàm súc vượt bực mới đạt tới hình thái tiêu cực hỷ xả như vậy ông ạ. Chính người ta ném thân mình lại sau mà lại hóa ra thân mình ở trước. Chính người ta hủy bỏ thân mình đi mà lại hóa ra thân mình còn. Người cao đệ của đức Phật đã đạt được kết quả. Người đi đến đâu được dân bộ lạc niềm nở tiếp đón đến đấy, khi người cất lời giảng đạo ai nấy im phăng phắc nghe! Quý ông hãy tự vấn xem quý ông đến đất nước này có thực với tinh thần của giáo sĩ truyền đạo?
SANH-NY - Các ông há không thấy vì có chúng tôi đến xứ này mới có nhà cao cửa rộng đường xá cầu cống thông thương suốt từ Bắc chí Nam?
NGHỆ SĨ CÒM - ưa ông văn minh nhân loại có những vi ti huyết quản mà thời gian và không gian không thể cắt được. Nước Nhật Bản kia đâu có các ông tới mà cũng theo kịp được văn minh thế giới. Còn ở nước tôi, các ông đến mở mang đường xá cũng là để chuyên chở vơ vét tài nguyên của nước tôi về nước ông nữa chứ và cũng đồng thời còn để chuyển vận binh lính đàn áp các cuộc khởi nghĩa cứu nước của các vị Tán uật, Hoàng Hoa ám, Nguyễn ái Học v.v... Nhà cửa, lâu đài, dinh thự các ông xây thì nhân công có chúng tôi, thuế má có chúng tôi và ngự ở đã có các ông. Mới đây các ông lại có nhã ý mở mang quân sự huấn luyện sĩ quan đủ để chúng tôi xông pha chết thay cho các ông. ưa ông đó là công thực của các vị giáo sĩ truyền bá văn minh theo chủ nghĩa thực dân của các ông.
SANH-NY - Kiểu của ông nói với chúng tôi cũng như hầu hết các nhà ngôn luận đồng bào ông xét ra không được lễ độ cho lắm.
NGHỆ SĨ CÒM - ưa ông điều đó quả có vậy nhưng nếu ông hiểu theo kinh nhà Phật: “Gieo nhân nào hái quả ấy”, hay theo lời Đức Khổng Tử: “Trước trách mình sau trách người” thì ông có thể thể tất cho chúng tôi được lắm.
SANH-NY - Nước nào không có kẻ hay người dở, đã đành chủ nghĩa thực dân có làm lắm điều càn rỡ, song cũng có những đồng bào của tôi sang đây giúp các ông với tinh thần vị tha đáng quý. Bởi cái lỗi để lấp cái công rồi vơ đũa cả nắm, tinh thần đại trượng phu Đông phương có thế chăng?
NGHỆ SĨ CÒM - ưa ông chúng tôi không hề vơ đũa cả nắm và bới lỗi để lấp công. Có điều nắm đũa của chúng tôi khác nắm đũa của các ông. Ông nói làm tôi nhớ mấy hôm trước đây đi chơi phố Sài Gòn tôi có qua đường Yersin - tên một bác sĩ Pháp mà dân Việt chúng tôi rất quý mến và đã từng gọi một cách thân mật là “người hiền như bụt và tai to như tai voi”. Tôi có đi dọc một đường phố thật lớn và thật dài mang tên một nhà bác học Pháp khác, Pasteur. Tôi lại có đi vào một con đường chéo cũng lớn cũng dài thời thực dân mang một tên thực dân Armand Rousseau, nay chúng tôi đổi ra là đường J.J. Rousseau, người Pháp đã đặt nền móng đầu tiên cho thuyết bình đẳng xã hội. Hình như đó là những chiếc đũa mà chúng tôi ưng giữ lại. Còn những tên De Lattre de Tassigny, De Gaulle thì thưa ông, họ có thể là anh hùng, là danh nhân với các ông, riêng với các ông thôi.
SANH-NY- Đó là những vị anh hùng kháng Đức của chúng tôi!
NGHỆ SĨ CÒM - Tôi biết! Tình cảm con người có khuynh hướng yêu cái gì cũ kỹ nhưng đầy kỷ niệm trong đời. Còn cái gì cũ kỹ và đầy kỷ niệm hơn giang sơn tổ quốc của tiền nhân để lại? Xưa có người đàn bà đi cắt cỏ thì mất cái trâm bằng cỏ thí mà còn khóc nỉ non huống chi những người mất nước. Sao các ông biết cương quyết đánh đuổi quân Đức để chiếm lại giang sơn tổ quốc của các ông mà các ông lại không muốn chúng tôi cương quyết đánh đuổi các ông để chiếm lại giang sơn tổ quốc của chúng tôi?
SANH-NY - Bởi vậy chúng tôi mới trao trả các ông quyền độc lập.
NGHỆ SĨ CÒM - Vâng! Đã biết nguyện vọng chúng tôi là chính đáng, sức quật khởi tranh đấu của chúng tôi dẻo dai nhưng khi trao trả quyền độc lập cho chúng tôi rồi, sao các ông còn giữ thái độ kiêu căng khinh bạc? Sao các ông còn có những hành động ném đá dấu tay! Chính sách tàn bạo của những tên thái thú, thứ sử Tàu: Tô Định, Lục Dận, Tiêu Tư từ thời xưa sử sách của chúng tôi còn ghi rõ đến ngày nay, các ông đã hiểu người ta không thể chặn được dòng lịch sử, người ta không thể xuyên tạc được lịch sử thì người ta há không thấy rằng ăn ở với nhau trong tình hữu nghị lưu danh thơm chẳng hơn ăn ở phản trắc để lưu danh không thơm sao?
SANH-NY - Ai chẳng muốn lưu danh thơm, ai chẳng muốn sống với nhau trong tình hữu nghị, nhưng tình hữu nghị chỉ có thể thực hiện được do thiện chí cùng đem lại của cả hai bên. Các ông có thái độ bài Pháp sôi nổi mà các ông lại trách chúng tôi có thái độ nghi ngại chẳng hóa ra các ông phê phán một chiều lắm sao?
NGHỆ SĨ CÒM - Chúng tôi hà tất phải nhắc lại những điều đã nói để chứng tỏ rằng chúng tôi chỉ bài Pháp thực dân. Chúng tôi chỉ muốn nêu lên một câu hỏi: giữa chúng tôi và các ông ai cần tỏ một chút thiện chí trước? Những lỗi lầm của các ông trong tám mươi năm trước, những lỗi lầm của các ông trong tám năm gần đây và cho đến ngày nay nữa có đáng để cho chúng tôi tin cậy không? Một ký giả ngoại quốc đã viết: “bất cứ một người Việt Nam biết tự trọng nào cũng phải có thái độ bài Pháp, Pháp thực dân Cố nhiên! eo ý kiến tôi đức tính tự trọng mới chỉ là một trong rất nhiều đức tính khác của người ái quốc. Mà như kinh nghiệm bản thân trong tám mươi năm qua, các ông hẳn thấy ngọn lửa ái quốc của người Việt chúng tôi có đức tính là càng rập lại càng nồng?
SANH-NY (vẻ suy nghĩ rồi gật đầu) - Vâng, có thế!
NGHỆ SĨ CÒM - Mới gần đây lại có một ông toàn quyền bên Châu Phi của các ông ngỏ ý muốn mời người Việt chúng tôi sang lập nghiệp tại xứ Congo bên đó.
SANH-NY - Đó là do lòng tốt thành thực của chúng tôi.
NGHỆ SĨ CÒM - Cám ơn lòng tốt thành thực của các ông, nhưng điều đó chứng tỏ sau tám mươi năm trời miễn cưỡng sống bên nhau chúng tôi thì hiểu rõ các ông lắm, mà các ông thì không hiểu chúng tôi chút nào. Người Việt chúng tôi quý người hơn của, và quý nước hơn người.
Chúng tôi có thể đi khắp thế giới, nhưng đi để rồi về. Không một người Việt nào trong một phút nào đó lại có ý tưởng đi lập nghiệp ở một nơi không phải là đất Việt.
SANH-NY - Vậy thì đó là quyền của các ông.
NGHỆ SĨ CÒM - Bây giờ xin phép ông cho tôi được nhắc lại câu hỏi ban đầu: Là một nước ký Minh Ước Đại Tây Dương như nước ông sao còn cử cán bộ liên lạc mật thiết với một chú chư hầu của Nga Xô?
SANH-NY - Chúng tôi đứng ra ký hiệp đinh Genève, chúng tôi có trách nhiệm giao thiệp với cả hai bên quốc cộng ở Việt Nam.
NGHỆ SĨ CÒM - Thái độ của các ông làm tôi lại nhớ đến một câu chuyện cổ tích Việt Nam, chuyện bắt vịt vàng.
SANH-NY - Chuyện bắt vịt vàng?
NGHỆ SĨ CÒM - Vâng! Xưa có một ông trọc phú quí vàng hơn cha mẹ, vợ con, anh em. Một đêm trăng kia ông ra vườn thấy có hai con vịt vàng đi quẩn chân ông, một con bị buộc chân nên cứ lạch bạch được vài bước lại ngã chúi xuống. Phú ông rắp tâm đuổi vồ kỳ được con không bị buộc chân đã rồi sẽ quay lại bắt nốt con bị buộc chân sau. Nhưng đuổi đến góc vườn, con vịt đó lại biến mất, khi quay lại thì con vịt buộc chân cũng vừa dứt bỏ được các dây nhợ và bay vút lên đậu một cành cây cao. Con vịt đó khác nào người quốc gia thoát ách thực dân. Dưới ánh trăng, nhìn con vịt vàng vỗ cánh, phú ông thấy nó đẹp như thiên thần. Mà với thiên thần người ta chỉ có thể tiến tới gần bằng lòng thành khẩn chứ không bằng dục vọng đục ngầu.
Trích "Tình Yêu Thánh Hoá" - Doãn Quốc Sỹ
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment