Sep 18, 2017
NGHỆ SĨ CÒM VÀ H.C.M
Miên vặn radio nhà vì vẳng từ phòng anh em sinh viên lân cận có tiếng vang giới thiệu Sân Khấu Lớn.
Miên vẫn thích theo dõi Sân Khấu Lớn của Lãng. Trong một buổi họp ăn uống của gia đình văn hóa, Khiết nói đùa với Lãng.
- Tiếng nói của cậu ở mục Sân Khấu Lớn hằng ngày được phát thanh đúng là tiếng nói... nhân dân đấy (giọng Khiết đứng đắn). Anh em nhà có người khoáy sâu vào đời sống siêu hình, cậu sống đời sống đó, có thể sự thống khổ của dân tộc mình mới không trừu tượng (giọng Khiết hơi lơ đãng). Vả lại sự thống khổ của dân tộc mình có trừu tượng anh!
Lãng chỉ vào Miên nói:
- Ấy tôi viết xong mẩu Sân Khấu Lớn nào đều phải đọc cho cô Miên nghe trước đã, hễ cô Miên ưng là được.
Và Miên đã cười nói với Lãng:
- Vặy anh phải chia tiền nhuận bút cho em một nửa, anh Nghệ Sĩ Còm to lớn hơn Tây ạ.
oạt lời giới thiệu Sân Khấu Lớn vang lên như thường lệ:
Màn kéo lên từ ngày thứ bảy của ượng Đế. Và ta bị ném lên sân khấu khi cất tiếng khóc chào đời.
Vở kịch dài đã khởi đầu và chưa biết bao giờ chấm dứt. Bi ư?
- Không hẳn! Lạc ư? Cũng không hẳn! Chỉ biết rằng có tiếng khóc rũ rượi, lại có tiếng cười nức nở.
Ta xem người và người xem ta trên cái sân khấu lớn này để trau chuốt vai trò của nhau há chẳng là một điều ích lợi ru?
Những mẩu kịch thẳng thắn đơn sơ nhưng chứa đủ tính chất của sân khấu lớn: cười, khóc, giận hờn, yêu thương, tủi hổ....
Lần này vở kịch kéo dài bốn mươi lăm phút.
MỘT CUỘC GẶP GỠ
Lời Nghệ sĩ Còm tự giới thiệu: Trước đây để tỏ lòng ngưỡng mộ của mình với Chư Công, Đức Khổng Tử có nói với học trò: “Đã lâu lắm ta không mộng thấy Chu Công.” Từ ngày Nghệ Sĩ Còm xách va-li “dô” Nam rất nhiều khi mộng thấy ra thăm miền Bắc yêu dấu nhưng chưa hề lần nào mộng thấy... “Bác”. Cả ngày hôm qua Nghệ Sĩ Còm tôi đạp xe máy đi khắp Sài Gòn-Chợ Lớn thăm khắp các ngoại ô Cây Mai, Phú ọ, Hòa Hưng, lại qua cầu sang cả Bình Đông nữa mà chẳng lượm được điều gì hay ho cho Sân Khấu Lớn. Tối đến về nhà mệt quá Nghệ Sĩ Còm tôi nằm lăn quay ra ngủ thiếp trên ghế bố và đã mơ thấy trở về miền Bắc gặp cả Bác cùng bạn cố tri của Bác là đức ông Sanh-Ny người Pháp, tác giả cuốn “Hòa bình hụt” và nhà thơ phục vụ nhân... “rân” của Bác là thi sĩ Tô Hẫu. Nghệ Sĩ Còm nghĩ rằng ngày xưa Trang Tử mơ thấy mình hóa thành bươm bướm, đến khi tỉnh dậy bỡ ngỡ không biết rằng mình giờ đây là thật hay mình khi hóa thành bươm bướm là thật. Mộng và đời hầu như không còn ranh giới nữa. Vì vậy mà Nghệ Sĩ Còm xin phép độc giả chép nguyên văn cuộc đấu khẩu trong mộng kia để chư quý vị nhàn lãm cho vui.
Mở màn lên. Nghệ sĩ Còm đang thơ thẩn trên đường quê hương.
NGHỆ SĨ CÒM - Đúng là đường quê hương của ta đây, vẫn hàng cây cao vút, con đường thẳng tắp ngày xưa (nhìn đồng hồ tay). Mới có chín giờ tối mà sao đường xá vắng tanh thế này (tiến về phía một chiếc nhà có ánh đèn). À, họ đang học tập chính trị thì phải.
Tiếng một cán bộ lãnh đạo học tập tự trong nhà đó thoát ra. “Nhờ ơn Đảng, Chính Phủ và Bác đã đem lại hòa bình cho nhân dân. Bác đã dạy Bác là con của nhân dân, Đảng là Đảng của nhân dân, chính phủ là chính phủ của nhân dân. Chúng ta ai nấy đều phải phục vụ nhân dân. Nhớ ơn Đảng, Chính phủ và Bác chúng ta đã...”
NGHỆ SĨ CÒM(quay ngoắt đi lẩm bẩm) - Tám năm trời chinh chiến, bao xương máu đã đổ ra nhân dân đã được hưởng gì. Ta muốn hỏi mi: có thật Đảng kháng chiến hay chính kháng chiến đã cứu Đảng?
Có tiếng hỏi- Chú vừa nói gì?
NGHỆ SĨ CÒM(ngẩng lên nhìn) - A, nếu tôi không nhầm ông là ông Hồ Chí Minh.
H.C.M - Phải, phải. Còn chú, chú ở đâu đến đây?
NGHỆ SĨ CÒM - ưa ông tôi là người quốc gia ở miền tự do về thăm quê nhà.
H.C.M - Vậy ra chú...
NGHỆ SĨ CÒM - Ông gọi tôi là anh, bác hay là gì cũng được xin miễn gọi tôi là chú.
H.C.M - Lý do?
NGHỆ SĨ CÒM - Danh từ “chú” ông thường dùng cho ba hạng người. ứ nhất cho những người cùng trong gia dình “cách mạng vô sản” của ông; thứ hai cho những tên hoạt động chính trị như một tên đê mạt nào lúc toàn dân còn kháng chiến thì bỏ vào Hà Nội, khi Hiệp định Genève vừa ký xong thì vội bỏ Hà Nội ra tìm tới suýt soa liếm gót ông mà rằng: “Bây giờ Bác cho chúng con sống thì chúng con sống, Bác bắt chúng con chết thì chúng con chết”; thứ ba cho những người tuy trong lòng thì bất bình khinh Đảng của ông nhưng ngoài mặt vẫn phải làm vẻ phục tùng bởi họ hoặc không thể ra khỏi đất nộ lệ này, hoặc vì lẽ này lẽ khác họ buộc lòng phải ở lại. ưa ông, tôi là người quốc gia di cư đến vùng tự do này về thăm quê hương yêu dấu, tôi không hề thuộc một trong ba hạng người kể trên.
H.C.M - ế chú... à thế bác... thế bác...
NGHỆ SĨ CÒM - Vâng tôi còn ít tuổi xin ông cứ gọi như thế, thật là hợp với cách xưng hô của người nhiều tuổi ở miền quê hương ta.
H.C.M - ế ra bác thuộc loạt những... những người vào Nam?
NGHỆ SĨ CÒM - Đài phát thanh của ông hằng ngày tuôn ra thao thao bất tuyệt những danh từ “phản động”, “Việt gian” để chỉ những người đó, tiện đây tôi muốn cùng ông thảo luận chút ít. eo ý ông thế nào là “phản động Việt gian?”
H.C.M - Là những kẻ lìa xa dân, không phục vụ nhân dân, phản bội nhân dân.
NGHỆ SĨ CÒM - Kẻ lìa xa nhân dân tội nặng một phần, kẻ khiến cho nhân dân kinh tởm phải lìa xa mình tội còn gấp trăm. Ngót một triệu người không chịu nổi uế khí chủ nghĩa Cộng sản đã tự ý lìa xa ông, họ không phải là nhân dân chăng? Đảng của ông đã phục vụ gì cho nhân dân trong khi họ nhịn ăn nhịn mặc để đóng thuế nông nghiệp, thương nghiệp? Ông hãy tự hỏi ai là kẻ phản bội nhân dân? Ngày mùng 6 tháng 3 năm nào ai đã ký cho quân Pháp vào? Đó là nước cờ cao của ông đấy giúp ông rảnh tay tàn sát những đảng phái quốc gia đối lập. Rồi những người Pháp mà ông kêu là dân chủ ấy, chúng lật mặt khiêu khích. ế là rước Tây đến, ông đã đồng thời đưa dân tộc vào cảnh máu chảy xương rơi trong tám năm trời để rồi kết thúc bằng Hiệp định cắt đôi giang sơn tiên tổ do các lãnh tụ Nga, Tàu khởi xướng, chứng kiến và... bảo đảm. Ngót một triệu người đành tạm rời bỏ quê hương, vào Nam vừa kịp an cư chưa kịp lạc nghiệp thì ông đã liên minh với thực dân thọc gậy bánh xe. Chao ôi, ông liên minh với thực dân, kẻ thù số một của dân tộc trong tám mươi năm trường, kẻ thù mà trong tám năm kháng chiến qua toàn dân đã một lòng đem xương máu dựng thành chống trả. Tôi hỏi ông ai là kẻ phản bội nhân dân?
H.C.M - Chú... à quên bác nên nhớ đường lối chính trị thường khi ngoắt ngoéo khó nói ra lắm, bác làm gì mà nóng nảy giận dữ quá thế, mất bình tĩnh rồi.
NGHỆ SĨ CÒM - Tôi đại diện cho mối căm hờn của ngót một triệu người ly hương về đây làm gì mà chẳng giận dữ!
H.C.M - Bác quên rằng chúng tôi đã đại thắng giặc Pháp ở Điện Biên Phủ?
NGHỆ SĨ CÒM - Toàn dân Việt Nam đã trực tiếp hoặc gián tiếp đánh bại giặc Pháp trước và sau Điện Biên Phủ. Ông đã từng nghe giọng ru buồn buồn của các bà mẹ Việt Nam. Mẹ nghèo nuôi con khôn lớn, tiễn con lên đường chiến chinh. Tất cả những hy sinh âm thầm và chói lọi đó hầu hết vì quốc gia dân tộc đâu có vì thuyết giai cấp đấu tranh của Đảng ông. Sau Hiệp định Genève ông có thấy bao nhiêu cán bộ lìa bỏ ông vào Nam để tiếp tục sự nghiệp cứu nước? Hàng chục vạn người dân hiền đã đua nhau đi dân công trong những chiến dịch kháng Pháp, và bây giờ khi ông đã rơi mặt nạ tay sai cho Nga Tàu thì ngót một triệu dân đã trốn thoát vào Nam tiếp tục sự nghiệp cứu nước, ông thấy rõ chứ?
H.C.M - Bác không nên hiểu lầm thiện chí của nước bạn vĩ đại Trung Hoa!
NGHỆ SĨ CÒM - Tôi hiểu lầm sao được. Mấy ngàn năm trước đây khi tổ tiên mình vừa chân ướt chân ráo đặt chân đến lưu vực sông Hồng thì nước bạn vĩ đại của ông đã nhảy xổ đến đặt nền thống trị. Nhưng ngọn lửa Việt vẫn luôn luôn được truyền nối tự tay các bà Trưng, bà Triệu, Mai Hắc Đế, Phùng Hưng, Ngô Quyền. Rồi qua những triều đại tự chủ Đinh, Lê, Lý, Trần... đã bao nhiêu dân nước bạn vĩ đại của ông sang đây hòng đặt lại ách thống trị hồi thái thú, thứ sử cũ. Ngày nay kết quả xương máu tám năm trời chiến đấu mà ông đem lại là chém nước tổ ra làm hai khúc, khúc trên ông đã rước những thái thú Tàu tân thời cùng quan thầy Nga đến ngự, khúc dưới ông ngầm liên minh với thực dân nhờ chúng giữ hộ. Tôi có nghi lầm về ông không? Hay vẫn là “đường lối chính trị thường khi ngoắt ngoéo khó nói ra lắm?
H.C.M - Nước Trung Hoa ngày nay khác nước Trung Hoa ngày xưa. Mao chủ tịch đã tuyên bố: “Cách mạng Trung Hoa thành công cũng là nhờ ở cách mạng Việt Nam thành công.”
NGHỆ SĨ CÒM - Chính vì thế nên Mao chủ tịch của ông đã dùng ông như dùng con tốt thí; chính Chu Ân Lai đã giao thiệp với Tây phương để chia chia lãnh thổ nước nhà ra làm hai, ông chỉ việc tuân theo mà ký vào đấy có phải không?
H.C.M - Tưởng tôi khỏi phải nhắc bác, là chủ nghĩa Cộng sản không phân biệt ranh giới quốc gia này với quốc gia khác, dân tộc này với dân tộc khác...
NGHỆ SĨ CÒM - ật ư? Ai đề xướng ra thuyết đó thế hở ông? Phải, các quốc gia không còn biên giới nữa mà gồm lại thành một quốc gia duy nhất là Nga Xô vĩ đại. Các quốc gia khác cứ việc làm bia đỡ đạn cho Nga Xô vĩ đại. ưa ông việc chủ trương xóa bỏ các biên giới chỉ có lợi cho kẻ thủ xướng là Nga Xô. Ông tin Nga Xô vĩ đại, ông quý Nga Xô vĩ đại đó là quyền của ông, nhưng ông không có thể cưỡng ép cả dân tộc cũng tin theo ông như vậy. Mặc dầu gặp bao trở ngại bao khủng bố mà đã có ngót một triệu người ra đi, điều đó không đủ nói nhiều với ông sao?
H.C.M - Vậy theo ý bác thế nào là phản động, Việt gian?
NGHỆ SĨ CÒM - Chỉ đơn giản là những kẻ mất gốc, mất lập trường dân tộc. Vâng, thưa ông dân tộc là một sự thực chói lọi như ánh mặt trời, người Cộng sản có thể viết cả mấy nhà lý thuyết để phủ nhận sự thực đó cũng là công toi. Người ta không thể đốt nến, dù cả ngàn vạn cây, để xóa nhòa ánh sáng mặt trời.
H.C.M - Tình yêu nhân loại rộng rãi của người Cộng sản mà là phản động sao?
NGHỆ SĨ CÒM - Ông không nên mang những chữ kêu nhưng rỗng ấy để lòe tôi. Tôi kính nhi viễn chi niềm tin đó của ông. Ông quên mất luật động trong biện chứng pháp rồi! Năm 1945 ông nói Đảng Cộng sản phục vụ nhân loại thì người ta tin, nhưng nay đã trải qua tám năm chinh chiến, người ta đã hiểu “tình yêu rộng rãi” của ông qua những phương pháp bóc lột đến xương tủy nhân dân bằng thuế thương nghiệp, nông nghiệp, đi dân công... Người ta đã hiểu “tình yêu nhân loại rộng rãi” của
ông qua những vụ tổ chức đấu tố tối ư tàn nhẫn, vô nhân đạo. Ngày xưa tôi còn nhớ có một lần ông tuyên bố: “Đảng tôi là đảng quốc gia Việt Nam, tất cả những người Việt Nam yêu nước đều là đảng viên,” và thời đó người ta hô “Hồ Chí Minh muôn năm!” ời đó xa rồi, xa lắm rồi ông ạ. Ông ngẫm xem, ngày giải thích Hiệp định mùng 6 tháng 3 ông khóc, sau đó bao lần ông khóc nữa, nhưng chúng tôi đã quá hiểu những giọt nước mắt cá sấu đó. Những ngày cách mạng 1945 ông ôm nhi đồng bác bác cháu cháu, mọi người đều trầm trồ khen ông là yêu trẻ; ngày về tiếp thu Hà Nội ông cũng ôm nhi đồng nhưng đâu ông có gây lại niềm hân hoan cũ? Tội nghiệp cho lòng chí thành của ông khư khư mình buộc lấy mình vào trong cái vỏ giáo điều duy vật óng chuốt lý trí, nhưng thô lậu biết bao với nhịp sống rộng lớn, tinh tế, uyển chuyển của con người của dân tộc, của nhân loại. Lừa một người thì có thể lừa được năm lần, lừa một nhóm người có thể lừa được hai ba lần, nhưng lừa cả một dân tộc ông chỉ có thể lừa trọn vẹn được một lần mà thôi.
Nghệ Sĩ Còm nói xong quay ngoắt người đi thẳng. Qua một gốc cây thấy bóng một người mặc áo trắng. oạt tiên Nghệ Sĩ Còm tưởng đó là một vệ sĩ của Bác, song đến khi nhìn kỹ thì thấy người đó khá cao lớn mũi lõ và mắt xanh. Nghệ Sĩ Còm nhìn ngay ra đức ông Sanh-Ny, người bạn Pháp dân chủ của Bác.
Trích "Tình Yêu Thánh Hoá" - Doãn Quốc Sỹ
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment