Aug 26, 2015

TỰ SÁT




TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 144

Giáo giới Channa
(Channovada Sutta)


Kinh này là một kinh hiếm có nhất cho ta thấy quan niệm của Phật về tự sát. Phật có lên án việc tự sát hay không? Ðiều này không thể trả lời dứt khoát mà cần phân tích. Cái nhìn của Phật ở đây rất rộng rãi, đầy trí tuệ. Vị tỷ kheo Channa vì quá đau đớn không chịu nổi, đã tự sát với con dao. Khi Xá Lợi Phất hỏi Phật việc làm ấy có phạm tội không, Phật cho biết vì ông ta trước khi chết không ham có một cái thân khác, nên không phạm. Khi dùng con dao là ông ấy muốn chấm dứt cái khổ hiện tại là cơn đau, vì ông đã chấm dứt khổ vĩnh viễn luân hồi sinh tử, không hướng đến một đời sống khác. Và ai tự sát kiểu ấy thì vô tội. Ða số người tự sát là vì ham sống một đời sống tốt đẹp hơn nhưng chưa thỏa mãn, nên họ tự sát trong tâm trạng ấm ức và đương nhiên không thoát khỏi nhập thai trở lại, vì tái sinh là để thỏa mãn những mong cầu ham muốn chưa được thỏa mãn.






Channa lâm trọng bệnh
Xá lợi Phất, Thuần Ðà
Hai tôn giả đến thăm.
Vì đau không chịu nổi
Không còn ham muốn sống
Ông bày tỏ ý định
Tự sát bằng dao đâm
Hai tôn giả khuyên can
Hứa đem lại đồ ăn
Dược phẩm và người hầu
Nhưng Channa thoái thác:
Tôn đã chọn đường tu
Ðã hầu hạ đức Phật,
Làm Thế tôn đẹp lòng
Nên tự sát không lỗi.
Tôn giả Xá Lợi Phất
Hỏi tỷ kheo Channa
Về con mắt, nhãn thức,
Các pháp mắt nhận thức
Cho đến ý, ý thức
Những gì ý nhận thức
(tức là mười tám giới
thuộc căn trần và thức)
Ông thấy như thế nào
Tôn giả Channa đáp
Chúng không phải của tôi,
Cũng không phải là tôi
Hay tự ngã của tôi.
Do đâu mà thấy thế
Do vì đã chứng tri
Sự diệt ở trong đấy.
Khi nghe nói như vậy
Tôn giả Ðại Thuần đà
Bèn nhắc nhở Channa
Nên thường xuyên tác ý
Lời dạy của Thế tôn:
Ai còn có chấp trước
Là còn có giao động
Không chấp có khinh an.
Có khinh an, không cầu;
Không cầu, hết khứ lai,
Và không còn sống chết,
Khi không còn sống chết
Thì không có đời này,
Ðời sau, đời chặng giữa,
Như vậy dứt khổ đau.
Hai tôn giả ra về,
Channa liền tự sát
Xá Lợi Phất hỏi Phật
Vị ấy sinh về đâu.
Phật hỏi Xá lợi Phất
Phải chăng là Channa
Ðã tuyên bố với ông
Rằng mình không phạm tội?
Xá Lợi Phất bạch Phật:
Ông ấy thường giao du
Với tục gia cư sĩ
Thuộc giòng họ Bạt kỳ.
Phật dạy không hề gì
Không phải vì việc đó
Khiến ông ta phạm tội.
Ai quăng bỏ thân này
Và chấp thủ thân khác
Mới là có phạm tội.
Channa không như vậy,
Nên dù có tự sát
Cũng không phạm tội gì.

Aug 25, 2015

TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 141 Ðế phân biệt tâm kinh (Saccavibhangacittasuttam)





TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 141

Ðế phân biệt tâm kinh
(Saccavibhangacittasuttam)

I. TOÁT YẾU

The Exposition of the Truths.

The venerable Sariputta gives a detailed analysis of the Four Noble Truths.

Trình bày về những sự thật.

Tôn giả Xá Lợi Phất phân tích chi tiết về Bốn chân lý vi diệu.

II. TÓM TẮT

Phật gọi các tỷ kheo và dạy rằng, sự khai thị bốn thánh đế Khổ, Tập, Diệt, Ðạo là Pháp luân vô thượng đã được Như lai chuyển vận tại vườn Lộc uyển. Không ai có thể nói ngược lại sự tuyên thuyết này. Và Ngài khuyên chư tỷ kheo hãy thân cận hai vị thượng thủ là Xá Lợi Phất và Mục kiền liên, vì tôn giả Xá Lợi Phất có thể giảng giải, khai triển bốn thánh đế, hướng dẫn tu tập chứng quả Dự lưu, còn tôn giả Mục kiền liên có thể hướng dẫn tu tập đến quả vị A la hán. Nói xong Phật đi vào tinh xá.

Sau đó tôn giả Xá Lợi Phất giảng rộng về bốn chân lý như sau:

Thánh đế về khổ: Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sầu bi khổ ưu não là khổ, cầu không được là khổ. Tóm lại năm thủ uẩn là khổ. Sanh là sự tái sanh của mỗi loài chúng sinh, sự xuất hiện các uẩn, sự có ra các căn. Già là trạng thái các căn hủy hoại, tuổi thọ bị rút ngắn. Chết là sự tận diệt các uẩn, sự quăng bỏ tử thi. Sầu là cảm thọ đau khổ khi bị tai nạn này khác. Bi là khóc lóc than van khi gặp tai nạn, đau khổ. Khổ là sự không sảng khoái về thân, do thân cảm thọ. Ưu là sự đau đớn về tâm, sự không sảng khoái trong lòng, do tâm cảm thọ. Não là sự tuyệt vọng não nề nơi những ai gặp tai nạn, đau khổ. Cầu không được là khi chúng sinh bị những khổ về sanh, già chết sầu bi khổ ưu não… chi phối, mong rằng mình không còn bị những khổ ấy chi phối nhưng lời mong cầu đó không được thành tựu. Tóm lại, năm thủ uẩn là sắc thọ tưởng hành thức đều khổ.

Tập thánh đế là tham ái đưa đến tái sanh, đi kèm hỷ và tham. Khổ diệt thánh đế là sự diệt tận tham ái ấy, sự giải thoát khỏi tham ái ấy. Khổ diệt đạo thánh đế là thánh đạo tám ngành, đó là: Chánh kiến tức thấy như thật về bốn chân lý. Chánh tư duy là tư duy vô sân, ly dục, bất hại. Chánh ngữ là tự chế bốn kiểu nói láo là nói dối, hai lưỡi, ác khẩu, nói phù phiếm. Chánh nghiệp là không sát sinh, trộm cắp, tà dâm. Chánh mạng là từ bỏ tà mạng. Chánh tinh tiến là đối với các bất thiện chưa sanh, nỗ lực khởi lên ý muốn không cho sanh khởi; với ác đã sanh, khởi lên quyết tâm trừ diệt; với thiện pháp chưa sanh, nỗ lực khiến cho sanh khởi, với thiện pháp đã sanh, nỗ lực khiến cho tăng trưởng, phát triển đi đến viên mãn. Chánh niệm là ngay trên thân tâm này mà quán thân, thọ, tâm, pháp, tinh cần tỉnh giác để diệt tham ưu về thế gian này. Chánh định là ly dục ly bất thiện pháp, chứng trú thiền thứ nhất một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh có tầm có tứ; thiền thứ hai với hỷ lạc do định sanh không tầm tứ; thiền thứ ba không còn hỷ gọi là xả niệm lạc trú; thiền thứ tư không khổ không lạc, có niệm thanh tịnh nhờ xả. Ðấy là thánh đế về con đường diệt khổ. Chúng tỷ kheo hoan hỷ tín thọ lời thuyết giảng của tôn giả Xá lợi Phất.

III. CHÚ GIẢI

Một cách giảng tứ diệu đế theo ngôn ngữ ngày nay là: Khổ là hậu quả của một lối sống vô ý thức về nhiều mặt; Tập là lối sống vô ý thức ấy; Diệt là sự hết khổ nhờ lối sống hoàn toàn được thắp sáng với ý thức hay chánh niệm tỉnh giác trong mọi lúc; đạo là lối sống có chánh niệm, có ý thức vào mọi lúc. Hay nói cách khác, đạo là cách sống có ý thức ở tám phương diện: thấy có ý thức, suy nghĩ có ý thức, nói có ý thức, làm có ý thức, sinh nhai có ý thức, siêng năng có ý thức, nhớ có ý thức, tập trung có ý thức. Chỉ khi vô ý thức thì ta mới đau khổ vì thấy những gì không đáng thấy, nghĩ những cái không đáng nghĩ, nhớ những gì không đáng nhớ, làm những gì không đáng làm, vân vân.

LỄ HỘI THUYỀN BUỒM TẠI AMSTERDAM


Liên + Út ơi
Anh gởi lại vài tấm ảnh " Thuyền Buồm " chụp lúc 10:00 PM , trời còn sáng là do máy camera tạo ra , thật ra cũng tối rồi, nhưng thuyền to nhỏ vẫn bơi đầy sông không ngớt , anh chị lại trở lại xem vào hôm thứ 7 vừa qua. Lần trước đi xe oto không thể tìm 1 chỗ trống trong các nơi để xe, lần này đi xe lửa từ nhà lúc 9:AM và trở về nhà lúc 11:45 PM, tổng cộng thu hút trong 4 ngày lên đến 3 triệu người xem ,và lần này gởi cho Liên xem hình không có anh chị .
Liên biết không ? lâu rồi không gặp, mỗI ngày sắc diện một thay đổi, gởi ảnh cốt ý "khoe" các em vẻ đẹp lão đã đến đâu rồi đấy thôi, và đố em hôm nay anh chị có thêm vết nhăn nào mà kỳ trước không có . ha .. ha .  còn thuyền thì bên em có biết bao là thuyền đẹp, đó là cái cớ thôi đấy mà . Hòa Lan thời tiết thường xấu và lạnh , không như Cali , cho nên có được ngày hội với trời đẹp người ta vui tưởng như hồi sinh , không biết Alouis có nghĩ giống anh không ? hả Hương . Tuần vừa qua Hòa Lan tổ chức thi đua bắn pháo bông dưới nước ở bờ biển vào buổi tối, cho 8 nước đến dự thi trong 4 ngày, Tây ban nha đoạt giải nhất, Hòa Lan đứng thứ nhì và Ý thứ 3, thu hút 600 ngàn người đến xem . cũng vui lắm .
Cali có gì lạ, kể cho anh chị nghe vui lây đi, mong lắm .
Chúc các em luôn an vui .

Nguyễn Quyết Tháng




Aug 23, 2015

VU ĐẠI LỄ VỚI THƯỢNG TỌA NHƯ MINH


Tập San Phật Học, Thích Như Minh, Phạm Công Thiện, Tuệ Sỹ, 04/05/2012

LỄ THÁNG BẢY
Cho những oan hồn phiêu bạt
Tuệ Sỹ


Tục truyền tháng bảy mưa ngâu. Trong các sinh hoạt nhân gian của truyền thống ta, tháng bảy là tháng đượm nhiều sắc thái văn chương nhất. Tháng bảy, mưa ngâu, nhịp cầu ô thước bắc qua giải Ngân-hà; hai tâm hồn lẻ loi cô độc, hằng đêm tư lự trong nỗi sầu ly biệt thiên thu giữa bầu trời cao rộng, chọn mùa mưa sụt sùi để gặp nhau, chỉ trong một thoáng chốc, rồi đời cũng như con nước trôi xuôi… Đây đó, giữa những cụm rừng khuya u tịch, vẫn còn có những oan hồn cô độc, lần mò tìm lại nẻo sống của một thời xa xưa. Kẻ chết và người sống, khéo hẹn nhau để chu tất những món nợ ân tình đã từng chôn sâu dưới lòng đất. Khi đêm càng về khuya, âm hưởng trầm buồn của người sống phảng phất trong lễ cúng thí cô hồn chen lẫn với tiếng trùng nỉ non, thì tình tự của kẻ sống và người chết càng nghe ra khúc điệu tha thiết vô cùng:

Dấu người thập loại biết là đâu
Hồn phách mơ màng trải mấy thu
Cồn biển nghinh ngang bầu thế giới
Những mồ vô chủ thấy mà đau[1]

Trích: http://chuaphatgiaovietnam.com/danh-muc/tap-san-phat-hoc/muc-luc-tap-san-phat-hoc/ta%CC%A3p-san-pha%CC%A3t-ho%CC%A3c-online-%28so%CC%81-20-21%29





Aug 21, 2015

LÀM MỌI VIỆC CHẬM LẠI - Thích Phước Tịnh


--> Đối với người tu học Thiền, nhất là trên đất nước Tây Phương, phương pháp thực tập rất căn bản là làm mọi việc chậm lại và đặt tất cả sự “nhận biết tĩnh lặng” của mình vào sự việc.  Ví dụ như khi đưa tay ra, ta đưa trọn vẹn bằng sự cĩ mặt của ý thức nhận biết sáng tỏ.  Giở chân lên, uống một miếng nước, ta làm tất cả đều bằng sự hợp nhất cả thân tâm.  Từ ngữ chuyên mơn của thiền tập gọi là “niệm thân hành”.  Điều này hàm nghĩa rằng mọi lay động của thân, dù chỉ là nheo mắt nhướng mày hay một co giật của cơ bắp, ta đều nhận biết tỏ tường.  Tâm nhận biết lặng lẽ không có tiếng nói thì thầm.  Chỉ đơn thuần là “sự nhận biết sáng tỏ phủ sóng toàn thân”.  Như mặt trời phóng ánh sáng phủ trùm hành tinh liên tục, không một kẽ hở, không một giây ngừng.  Đây chính là pháp “niệm thân hành”.  Người nào không bắt đầu thiền tập bằng niệm thân hành, người đó khó có khả năng nhìn được những cảm thọ sinh khởi từ trong tâm thức.  Con đường thiền tập sẽ không thành đạt nếu hành giả không đi qua cửa ngỏ này.

Chúng ta ai cũng có tập khí làm nhanh.  Nhưng nhanh không phải là hay.  Ví dụ người nào nói càng chậm, sự chú ý của thính chúng càng nhiều.  Người nào nói nhanh, thính chúng không kịp chú ý.  Một người diễn đạt đạo lý hoặc truyền đạt pháp hành mà nói với một tốc độ quá nhanh khơng tự chủ được thì không thể thành công.   Thế nên nói chậm, rõ ràng và cẩn trọng thì thính chúng càng có điều kiện lắng nghe và chú ý.  Đa phần khi chúng ta nói nhanh, nhiều điều vụng về dễ xảy ra.  Khi nói chậm, mình điều chỉnh được từ bên trong.  Do vậy, đừng nghĩ rằng làm phải nhanh mới hay.  Điều đầu tiên thực tập thiền là thực tập làm với tốc độ chậm nhất mà chúng ta có thể làm được.  Đó là con đường đi vào.

Thích Phước Tịnh

DƯỚI HAI MẦU ÁO :)







Aug 19, 2015

CỜ CỜ CỜ CỜ

Bạn này hôm nay tròn 4 tuổi! 
Là daddy's boy chính hiệu. 
Biết đếm số sơ sơ, nhận mặt chữ cái tàm tạm, bắt đầu học đánh vần, kiểu như bờ-a-ba-huyền-nội vậy đó! 
Ăn uống thì cứ như đùa. Giờ đang trong giai đoạn chỉ ăn cơm với ruốc của bà ngoại gửi bên Mỹ về.
Bớt thích xe rác rồi chuyển sang thích máy bay cho sang. 
Yêu âm nhạc và chuyển động. Anh ấy có mấy động tác nhịp điệu super cute vì đến nay vẫn nhất định không chịu học võ!


Happy birthday my baby = cờ cờ cờ cờ ... = cháu cố của cụ (... Sỹ) !!!!





Aug 17, 2015

ĐỪNG LĂNG XĂNG! HÃY NGỒI YÊN ĐỂ BẮT ĐẦU THẤY RÕ - Thích Nhất Hạnh



Chúng ta phải ngồi lại và nhận diện được những điều kiện hạnh phúc mà chúng ta đang có, rồi sống sâu sắc với những điều kiện đó.  Hôm nay chúng ta có hạnh phúc rồi thì đừng đò hỏi thêm những điều kiện hạnh phúc khác nữa.  Do đó, dừng lại trong giây phút hiện tại để nhận diện những điều kiện mình đang có về hạnh phúc thì tự nhiên hạnh phúc nó sẽ tới.  Ví dụ, ta nhận diện rằng hôm nay ta không ốm đau quá mức, ta tạm có đủ sức khỏe để có thể mỉm cười, để có thể có được đời sống hằng ngày của chúng ta, đó là những điều kiện hạnh phúc.  Ta có hai con mắt còn tốt, mở mắt ra là thấy trời xanh mây trắng, thấy Thầy, thấy bạn, thấy anh, thấy chị, thấy người thương.  Đó là điều kiện hạnh phúc khác.  Ta có hai lá phổi không bị nám, không bị lao .. đó là những điều kiện khác nữa của hạnh phúc.

Thích Nhất Hạnh 

HẠNH PHÚC - Thích Phước Tịnh





[...]

Chúng ta thấy mình có khuynh hướng chung là đi tìm hạnh phúc cả một đời.  Có điều hạnh phúc ta tìm tùy theo cấp độ của sự phát triển tâm linh.  Lúc trẻ, mình quan niệm “hạnh phúc” là có được mảnh bằng.  Nắm được mảnh bằng tiến sĩ trong tay, có được học vị cao, chúng ta thấy vẫn chưa có đủ hạnh phúc.  Mình nghĩ phải có công ăn việc làm ổn định.  Nhưng có việc làm, có của tiền rồi, mình vẫn chưa dừng, chưa cảm thấy hạnh phúc thật sự khi chưa có sự nghiệp vững chắc và có người thương.  Đến khi có sự nghiệp, có người thương rồi, hạnh phúc lại chạy xa phía trước như mình cần có con và các con phải nên danh nên phận.  Mình nghĩ có lẽ đến lúc già sẽ được thảnh thơi, có nhiều tiền đi du lịch đông tây rồi lúc ấy sẽ mãn nguyện và không còn ước mơ chi nữa.  Thế nhưng vẫn không.  Hạnh phúc cứ triển hạn cho đến lúc con người ngừng thở mà nó vẫn chưa đậu lại.

[...]

Thích Phước Tịnh 

Aug 16, 2015

SỢ HÃI - thích Phước Tịnh

 

[...]

Lúc còn bé, ta sợ cha mẹ ta; khi lớn lên đi học, ta sợ thầy cô giáo ở trường.  Lúc đi làm, ta sợ người chủ.  Khi lập gia đình, ta sợ người hôn phối.  Lúc có con, ta lại sợ đứa con bỏ mình hay đối nghịch và không cảm thông với mình.  Cuộc đời ta kéo dài từ khi sinh ra cho đến khi nằm trong quan tài là một chuỗi dài của lo sợ và bất an.  Rất là tội nghiệp.  Thế nhưng, chỉ cần làm một việc là thực tập ngay trên thân, bất cứ giờ phút nào, tâm cũng có mặt nơi thân.  Khi làm được điều này, điều cạn nhất chúng ta chứng nghiệm là nỗi sợ sẽ tự nhiên vắng mặt trong đời sống.  Ta không còn thời giờ để sợ.  Thời giờ nào chẳng là thời giờ của công phu thiền tập.  Mỗi bước chân đi, mỗi ánh mắt nhìn, mỗi cử động của chân tay đều tỏa sáng bình an.  Chắc chắn rằng sẽ không còn lo âu phiền não nào xâm phạm đời ta được cả. 

[...]

Thích Phước Tịnh

Aug 11, 2015

BAGGAGE

[...]

In this moment we can recognize that we have a lot of baggage stored up in our consciousness based on what has happened in the past. But this baggage is not us. In the past, we have imprinted the images of those whom we dislike or our enemies very darkly in our minds. If we have the energy of mindfulness when those images come up, then we do not identify with that anger, frustration, or suffering. Immediately we can end all of our suffering of the past right in the present moment. And in the present moment, if we are to live with this energy of awareness of all of the suffering of our past, our cart can be very free. Our cart will be very light as it goes into the future, and immediately we can save ourselves and we can help many people with their afflictions as well.

[...]

BE LIKE A TREE
Zen Talks by Thích Phước Tịnh
Edited and Illustrated by Karen Hilsberg
Jasmine Roots Press – 2008
CHAPTER NINE
The Energy of Avalokiteshvara

DISPLAYS OF SELF


[...]

Many of us get so caught up in displaying ourselves online that we are willing to do just about anything to Go Viral.  It's not hard to find; just take one glance at your Facebook feed -Hey look at me! Look what I'm doing! I'm so sad/happy/excited! Pay attention to me! Crowds of people are congregating, shouting against the never-ending spill of digital noise.

When our shouting doesn't work and the noise becomes too loud, we resort to silly stunts and obscene displays of self: the drunken videos, the melodramatic posts, the shirt-off-in-the mirror photos, the pop-up ads and sleazy act-now marketing, the superfluous cursing in forums (don't even get me started on YouTube comments).  Sure, yelling loudly enough will attract scads of newcomers - we can't help but slow down and gawk at the wreckage, but we never stick around to watch the post-accident cleanup.  Similarly, someone's public indecency - his or her viral missive - may draw some initial head-turns, but when everyone leaves the scene of the accident, Mr. Viral will be left feeling empty and alone.

[...]

Trích "Everything That Remains" - Joshua F & Ryan N  

Aug 10, 2015

FOR A SUNSET, HEAD WEST -


[...] People have all sorts of clever words to describe what they want to do: objective, target, plan, endgame, outcome, and, of course, goal.  I, in fact, used to be the Goal Guy in the corporate world.  I had financial goals, health goals, sale goals, vacation goals, even consumer-purchase goals.  Spreadsheets of goals, precisely tracking and measuring and readjusting my plans accordingly.

These days, life is different; I no longer have goals.  Instead of an arbitrary target, I prefer to have a direction in which I travel.  If you're searching for a sunrise, it's important to head east.  For a sunset, head west. [...]

Trích "Everything That Remains" - Joshua F & Ryan N 

THÊM MỘT NGƯỜI ĐI LƯỢM RÁC - Hưng Gàn




Công việc chăm bố ở Random là như trong hình.

Bố cắt cây cối trong vườn rất bình yên, với ý thức vừa dọn dẹp, vừa tận dụng cây bỏ làm phân bón. Làm vườn cũng là dọn dẹp nội tâm, nên thân tâm an lạc.

Tuy nhiên, để có đủ cây cho bố cắt, mình cũng phải bỏ công. Bây giờ nhà mình có thêm một người đi… lượm rác nữa, đó là Hưng. Vào mỗi thứ Hai, mọi nhà đều kéo thùng rác garden waste ra trước cửa nhà. Hưng đi ngang xem nhà nào có nhiều cây lá cắt bỏ, là bỏ lên chiếc van Odyssey để chở về nhà. Đầy một xe thì đủ cho bố làm trong một tuần. Nếu thiếu thì phải đi rảo trong các khu vực công viên xem có cành lá nào gãy, héo úa cũng bỏ lên xe. Thỉnh thoảng thấy các xe đi cắt cây cối hai bên đường, cũng dừng lại xin một đống bỏ lên xe.

Bố cắt xong thì đổ vào đất trong vườn. Cuối tuần, hai bố con Oui lại hốt những thứ bố cắt bỏ vào thùng rác nhà đem đi đổ. Đó là một circle of cỏ cây chung quanh hoạt động của bố. Có hơi mắc công một chút. Nhưng miễn bố thanh thản và bình an là được rồi.

Cheers,
Hung Gan

Aug 8, 2015

CHỊ HAI VS ÚT


Út mập - lùn
Chị Hai không ốm - cao :) 


SELF- SERVE MILK STATION :)



Cái "dụng cụ" tự bú này chỉ có giá trị với mấy bạn ham ăn như Maya; lười ăn như anh Sóc thì bù trớt!

bà Ngoại Liên

THE RECOGNITION - Thích Phước Tịnh


That energy is always aware of the five skandas: form, feelings, perceptions, mental formations and consciousness. We can recognize those things that come up right away, and it is like the light of the sun. It can shine into everything. Then we can recognize all of the seeds in our mind. It can shine on our consciousness and on all of the discourses in our mind that arise, and then we can recognize them right away. This recognition will help free us from the afflictions of the past, and if we are able to do this, we can carry a lot of happiness with us into the future.

BE LIKE A TREE
Zen Talks by Thích Phước Tịnh
Edited and Illustrated by Karen Hilsberg
Jasmine Roots Press – 2008
CHAPTER NINE
The Energy of Avalokiteshvara

Aug 6, 2015

The Energy of Avalokiteshvara - Thích Phước Tịnh


Do you think there is any past, any suffering, any sadness, or any anger that is not owned by our mind? If we want to call upon a sadness in the past, then we have to use our mind to call it up. Our consciousness can bring up all of the past and think of these things. And if our mind or our consciousness is not whispering all of these things all of the time, then our past will not come up for us. For example, I could be very happy right now until someone just steps through the door and I remember that this person has caused me to suffer for many years. Then in my mind, the first words that come up could be, “Oh, him again,” or “Oh, her again.” And then we begin to recall all of the difficult moments that we have had with this person.


So many things come up in our minds about all the bad things that this person did, and we become angry and frustrated. So we can see that all of the frustrations and anger come up because of these conversations and this whispering voice in our mind. We can continue with these conversations, and they can imprison us for our entire lives. Or we can call upon the energy of Avalokiteshvara and say, “Oh, I recognize this voice! I recognize this mental formation!” The energy of Avalokiteshvara is the mere recognition, and it is like the sun shining on something dark. You can do this.


There is recognition without speech, and there is recognition with speech. We can just see, and we know. We just listen, and we hear. And this state of recognition is present with us right in the present moment. It does not arise from the discourses in our mind. The energy of Avalokiteshvara is the energy of mindfulness right in the present moment, and it is the ability to come in contact with the present moment, moment to moment, and to always have the wheels be in touch with the earth.


BE LIKE A TREEZen Talks by Thích Phước TịnhEdited and Illustrated by Karen HilsbergJasmine Roots Press – 2008

Aug 4, 2015

BÚT HIỆU CỦA BỐ SỸ


Bố Sỹ:

- Tên thật: Doãn Quốc Sỹ
- Bút hiệu khi mới tập tành viết văn: Dương Quang San - cùng âm "Dờ Quờ Sờ" với  "Doãn Quốc Sỹ"
- Bút hiệu khi viết đã kha khá: Tô Giang Khách - khách Sỹ đến nhà cụ Tú Mỡ chơi với bạn gái Hồ Thị Thảo bên bờ sông Tô Lịch
- Bút hiệu khi viết đã trôi chảy:  Doãn Quốc Sỹ -- cùng âm "Dờ Quờ Sờ" với "Dương Quang San" :)


I AM FREE - Lời Việt - Doãn Quốc Hưng



Lời Anh - Làng Mai
Lời Việt - Doãn Quốc Hưng

I Am Free

I am a cloud, I am the blue sky 
I am a bird spreading out its wings 
I am a flower, I am the sunshine 
I am the earth receiving a seed
and I am free when my heart is open 
Yes I am free when my mind is clear 
oh dear brother, oh dear sister 
let’s walk together, mindfully

Người là mây bay xanh màu trời ánh biếc
Cất cánh chim ngang trời bay vút xa ngàn khơi
Người là cành hoa thơm ánh mặt trời ấm áp
Trái đất sẽ ươm mầm cho những chồi xanh
Người là tự do tim phơi phới với cuộc đời
Tâm thảnh thơi rồi không ân oán với người
Này anh chị em ơi tay nắm tay cùng mời
Chân bước cho nhẹ nhàng những nhịp vui

TÂM AN, THẾ GIỚI AN - Thích Nhất Hạnh



Nhiều người trong chúng ta suốt đời lận đận lao đao với chí nguyện dựng xây hòa bình an lạc cho thế giới.  Nhưng làm sao ta có thể làm cho thế giới này bình an khi tự tâm ta chưa có được bình an. Chúng ta hãy bắt đầu sự nghiệp xây dựng hòa bình cho thế giới từ khả năng tiếp xúc và chế tác hòa bình an lạc của chính chúng ta.  Khi ta thở được một hơi thở có bình an, khi ta bước được một bước chân có bình an, khi ta uống một tách trà có bình an thì ta biết thế giới này sẽ có cơ hội để có bình an.  Khi ta có thể mang lại yêu thương và bình an cho chính ta và cho những người thân thương quanh ta là ta cũng đang mang lại bình an cho thế giới.  Không có con đường mang lại bình an, bình an chính là con đường.

Peace in oneself peace in the world

Thích Nhất Hạnh