Jun 25, 2013
Bài Thơ Con Cóc Viết Cho Ni - NGUYỄN ĐÌNH HIẾU
BÀI THƠ CON CÓC
VIẾT CHO CON NI
Ni là tên một con Chó
Mỗi tối nằm cạnh chân tôi
Một nhà, một người, một Chó
Chia sẻ nhau những buồn vui
Vậy mà căn nhà sẽ bán
Chủ nhà lần lượt ra đi
Không còn tiếng người cười nói
Không ai nghĩ đến ngày về
Sẽ không còn căn nhà nữa
Không còn một khoảng sân chơi
Không còn cái cầu thang gỗ
Không còn...không còn gì rồi
Ni biết hay Ni không biết
Sao đôi mắt Ni rất buồn
Ni nằm bên tôi lặng lẽ
Mà không cất tiếng sủa xuông
Rồi ngày chia tay sẽ tới
Nhịp đời xoay được mấy vòng
Tôi và Ni đành cách biệt
Nước mắt chảy ngược vào trong
...
Tối nay ở dưới chân tôi
Vẫn còn con Ni nằm ngủ
Mai kia ở cuối đời tôi
Chỉ còn nỗi buồn trú ngụ
nguyendinhieu
Jun 17, 2013
Jun 13, 2013
Sport photography - ANH QUÂN
Dear Chị Hai Minh Trang ....
Hôm bữa có nói sơ với chị về Sport photography. Phải nói là máy con dế không thể nào chụp được thể thao. Bắt buộc là máy DSLR và tốt nhất là ống kính dài từ 70mm-200mm , hay 300mm hoặc 400mm.... những loại ống kính này nặng nề và mắc tiền. Ở đẳng cấp bọn mình thứ nhất là nhà nghèo không đủ tiền sắm những thứ mà chỉ để đó chơi . Thứ nhì tài nghệ bọn mình chưa đủ sức tới đó.
Ở khả năng bọn mình là học làm sao Freeze tấm ảnh làm cho rõ nét là OK . Theo nguyên tắc bài vở là khi chụp Sport thì mọi thứ không thể dùng tự động . Tuy nhiên các loại máy họ có chế nút xoay qua cho Sport, có điều em chưa thử qua nên không biết là hình đẹp như thế nào khi xài nút cho Sport.
Theo bài học và em có làm thử . Xoay qua nút M , rồi tuy theo thời tiết sáng tối em sẽ tăng khổ độ, sáng quá em cho F lên tận F16, còn thời tiết mát mẻ em cứ xoay F5.6 hay F8. Sau đó em xoay tốc độ, thường đánh Tennis em hay chọn trong vòng 125 cho đến 250 , người ta chạy càng nhanh thì em cứ cho con số cao lên như vậy sẽ Freeze được hành động của người đó. Tấm ảnh sẽ rõ nét hơn....
Chèo thuyền thì chị cứ cho trong vòng 125 hoặc hơn một tí... còn xe đua thì bắt buộc lên cao hơn. Nếu mình dùng tốc độ thấp thì hình sẽ mờ.
Mình dùng tự động thì máy chỉ đo ánh sáng, ví dụ trời mát không nắng thì máy tự động đo cứ khoảng 60, 80 thì như vậy sẽ khó khăn khi một vật vận chuyển tốc độ nhanh....
Bài học có thế thôi. Cho chị hai và các bạn xem em đi chụp Tennis hôm qua với ống kính cũ và nặng nề là 80 -200mm của Nikon nhưng cái này là FAST LENS thích chụp thể thao
Thân
Quân
Hôm bữa có nói sơ với chị về Sport photography. Phải nói là máy con dế không thể nào chụp được thể thao. Bắt buộc là máy DSLR và tốt nhất là ống kính dài từ 70mm-200mm , hay 300mm hoặc 400mm.... những loại ống kính này nặng nề và mắc tiền. Ở đẳng cấp bọn mình thứ nhất là nhà nghèo không đủ tiền sắm những thứ mà chỉ để đó chơi . Thứ nhì tài nghệ bọn mình chưa đủ sức tới đó.
Ở khả năng bọn mình là học làm sao Freeze tấm ảnh làm cho rõ nét là OK . Theo nguyên tắc bài vở là khi chụp Sport thì mọi thứ không thể dùng tự động . Tuy nhiên các loại máy họ có chế nút xoay qua cho Sport, có điều em chưa thử qua nên không biết là hình đẹp như thế nào khi xài nút cho Sport.
Theo bài học và em có làm thử . Xoay qua nút M , rồi tuy theo thời tiết sáng tối em sẽ tăng khổ độ, sáng quá em cho F lên tận F16, còn thời tiết mát mẻ em cứ xoay F5.6 hay F8. Sau đó em xoay tốc độ, thường đánh Tennis em hay chọn trong vòng 125 cho đến 250 , người ta chạy càng nhanh thì em cứ cho con số cao lên như vậy sẽ Freeze được hành động của người đó. Tấm ảnh sẽ rõ nét hơn....
Chèo thuyền thì chị cứ cho trong vòng 125 hoặc hơn một tí... còn xe đua thì bắt buộc lên cao hơn. Nếu mình dùng tốc độ thấp thì hình sẽ mờ.
Mình dùng tự động thì máy chỉ đo ánh sáng, ví dụ trời mát không nắng thì máy tự động đo cứ khoảng 60, 80 thì như vậy sẽ khó khăn khi một vật vận chuyển tốc độ nhanh....
Bài học có thế thôi. Cho chị hai và các bạn xem em đi chụp Tennis hôm qua với ống kính cũ và nặng nề là 80 -200mm của Nikon nhưng cái này là FAST LENS thích chụp thể thao
Thân
Quân
Jun 8, 2013
GÃ YÊU TINH XUẨN NGỐC TRONG RỪNG
Một buổi sáng nọ, trận gió mùa thổi tới khu rừng nọ. Một chú khỉ nhỏ vừa tới rừng, gặp cơn bão, phải tìm tới một hang nhỏ giữa vùng đền bị bỏ hoang để trú ẩn. Trong hang, chú khỉ nhỏ không cô đơn vì có nhiều con thú khác đã ở sẵn trong đó – một con sư tử, một con chó rừng, một con rùa và một con bồ câu. Cả đám đang cãi nhau chí chóe trong không gian chật cứng. Bỗng nhiên pho tượng Phật khuất trong góc cất tiếng nói sinh động: “Các con hãy yên lặng, ta sẽ kể chuyện cho nghe để giết thì giờ.”
Trên đây là phần giới thiệu của tác giả Jeanne M. Lee cho loạt truyện ngụ ngôn trong văn học Phật giáo, còn được gọi là Jatakas – những mẩu truyện Phật kể trong các buổi thuyết pháp của Ngài. Sáu nhân vật chính trong loạt truyện đều là tiền thân của đức Phật, bắt đầu là con khỉ thông minh đánh lừa con cá sấu, đến truyện con chim và con rùa cứu bạn. Những truyện ngụ ngôn dí dỏm và tế nhị này thể hiện vài ý tưởng tiểu biểu của giáo lý nhà Phật. Những ý tưởng ấy liên kết với hình ảnh minh họa tuyệt vời khiến cuốn sách vừa đẹp, vừa trí tuệ.
Trên đây là phần giới thiệu của tác giả Jeanne M. Lee cho loạt truyện ngụ ngôn trong văn học Phật giáo, còn được gọi là Jatakas – những mẩu truyện Phật kể trong các buổi thuyết pháp của Ngài. Sáu nhân vật chính trong loạt truyện đều là tiền thân của đức Phật, bắt đầu là con khỉ thông minh đánh lừa con cá sấu, đến truyện con chim và con rùa cứu bạn. Những truyện ngụ ngôn dí dỏm và tế nhị này thể hiện vài ý tưởng tiểu biểu của giáo lý nhà Phật. Những ý tưởng ấy liên kết với hình ảnh minh họa tuyệt vời khiến cuốn sách vừa đẹp, vừa trí tuệ.
GÃ YÊU TINH XUẨN NGỐC TRONG RỪNG
Bức tượng kể rằng “Từ ngày xa xưa, ta được sinh ra là một yêu tinh trong một khu rừng mới. Bạn ta, một yêu tinh khác trong rừng, cai quản một khu rừng rộng kề bên, là nơi cư ngụ của đủ loại súc vật hoang dã.
Vào thời đó, có một con sư tử to lớn cùng gia đình sống trong khu rừng của bạn ta, luôn săn bắt những con vật nhỏ hơn. Bầy sư tử thường giết mồi nhiều hơn số lượng chúng cần thiết, và bỏ xác những con mồi ấy thối rữa dưới ánh mặt trời, gây mùi hôi thối khắp cả vùng. Bạn ta rất lấy làm thất vọng về việc làm mất trật tự này.
Một ngày nọ, bạn nói với ta rằng bạn có ý đuổi những con sư tử này ra khỏi rừng. Ta cảnh giác bạn đó là một quyết định thiếu khôn ngoan.
“Những con sư tử bảo vệ khu rừng đẹp của bạn,” ta nói. “Khi chúng đi rồi, những người nông phu trong làng lân cận sẽ vào rừng đốn cây mà không còn lo sợ gì, và họ sẽ canh tác trên vùng đất của bạn. Chẳng mấy chốc khu rừng của bạn sẽ biến mất. Những con vật khác và kể cả bạn nữa, sẽ phải tìm nơi cư ngụ mới. Xin hãy suy nghĩ lại.”
Buồn thay, bạn ta không nghe. Một buổi sáng nọ, bạn ta mang hình một con yêu tinh kinh dị đuổi con sư tử cùng gia đình của nó ra khỏi rừng.
Như ta đã tiên đoán, người dân làng nhận thấy sự vắng mặt dấu chân của sư tử. Họ bắt đầu đốn cây và làm quang khu đất. Bạn ta đến gặp những con sư tử và xin chúng trở lại, nhưng chúng chối từ.
Những con sư tử đến trú ngụ tại khu rừng của ta. Những con vật hoang dã khác cũng liền theo chúng. Và người bạn xuẩn ngốc của ta ra sao? Anh lang thang đi tìm nơi trú ngụ khác.
“Ta nhớ mình đã buồn bực về sự phá hoại khu rừng,” pho tượng nói. “Ta ước mình đã có thể thuyết phục bạn ta rằng vạn pháp đều nương tựa lẫn nhau mà trường tồn. Chỉ cần biết khoan dung người khác mới sống được trong hòa ái.”
Những con vật trong hang đều im lặng. Bên ngoài, mưa nặng hạt vẫn rơi tầm tã.
“Ngài là ai mà sao thông thái vậy?” con bồ câu trắng hỏi
“Ta là Phật Thích Ca, một đấng giác ngộ,” pho tượng trả lời. “Đống đá bên ngoài trước đây đã từng dùng để xây đền cho ta. Nhưng những người xây đền không thuận thảo, và trong suốt trận chiến, đền ta bị hủy hoại, trừ nơi trú ẩn nhỏ này hiện nằm ẩn dưới những gốc cây.”
“Chuyện ngài kể hay lắm, nhưng ta đang đói!” Sư tử gầm lên.
“Trong tiền kiếp của ta cũng có một người bị đói,” Đức Phật nói. “Hãy nghe câu chuyện này.”
I ONCE WAS A MONKEY
STORIES BUDDHA TOLD
MỘT THỜI TA LÀ KHỈ
NHỮNG CÂU CHUYỆN PHẬT KỂ
Tác giả - Jeanne M. Lee
Dịch giả - Doãn Quốc Sỹ và Doãn Thị Quý
CON DIỆC GIAN DỐI
CON DIỆC GIAN DỐI
Tôi lúc đó là một cây liễu trên đồi. Một bên đồi có một ao nhỏ; bên kia đồi là một hồ rộng nước trong. Khi ấy vào cuối hạ, và đã qua nhiều tuần trời không mưa. Ao cạn nước. Rất nhiều cá và một con cua đỏ sống trong ao phải bơi chật chội trong vũng nước bùn.
Vào một ngày nóng ngột ngạt, một con diệc đen bay đến gần. Con diệc nhận thấy nhiều cá trong vùng ao cạn nước. Nó muốn ăn hết những con cá đó! Con diệc bèn đứng một chân khoảng giữa ao.
Tò mò, một con cá bơi đến gần. “Bạn làm gì mà đứng giữa bọn tôi vậy? Bạn định dùng chúng tôi làm bữa ăn hay sao?”
“Không, tôi chỉ tiếc cho tất cả các bạn phải sống trong vùng bùn lầy nóng bức này khi các bạn có thể sống ở hồ rộng mát ngay phía bên kia,” con diệc nói, dùng mỏ ra dấu về phía bên kia đồi.
“Nhưng làm sao chúng tôi biết được thật sự bên kia đồi có hồ nước lớn?” một con cá nghi ngờ hỏi.
“Tôi có thể mang một bạn đến thám thính hồ trước. Sau đó anh bạn trở về kể cho các bạn khác biết.” Con diệc gợi ý.
Một con cá già có sức dẻo dai tình nguyện đi với con diệc. Con diệc dùng mỏ cặp con cá, bay qua bên kia đồi và thả cá xuống hồ nước mát. Con cá già bơi lội dưới vùng hoa sen và tham thính quanh bờ hồ. Chim diệc nói đúng sự thật! Con cá già thấy thức ăn dư dật nên rất hài lòng. Con diệc cắp con cá trở về vùng ao nước bùn lầy để báo tin vui.
Sau khi nghe con cá già tường thuật chi tiết, cả đàn cá quyết định di chuyển đến hồ đúng như dự tính của con diệc. Con cá già ra đi trước tiên. Con diệc xảo quyệt dùng mỏ cặp cá và bay qua bên kia đồi. Nhưng đáng lẽ đặt cá xuống hồ, nó bay thẳng tới chỗ tôi. Nó thả con cá đang quẫy mạnh giữa khoảng hai nhánh cây, và xé vụn thịt con cá đáng thương cho đến khi chỉ còn lại đống xương.
Lần lượt những con cá cả tin trong ao nước được mang đi đến chỗ tôi và bị con diệc mổ ăn ngấu nghiến. Gốc cây của tôi dần dần biến mất dưới một đống xương. Bây giờ thì chỉ còn một mình cua.
“Đến lượt bạn di chuyển ra hồ,” con diệc nói với con cua đỏ. “Để tôi dùng mỏ mang bạn đi.”
Cua đỏ nghi ngờ. Nó nghĩ ra một cách để tự vệ.
“Tôi sẵn sàng đi với bạn, bạn diệc ạ,” nó đáp. “Nhưng vỏ cứng của tôi sẽ làm thương tổn lưỡi của bạn. Để tôi dùng càng cặp vào cổ của bạn.”
“Được lắm, nào chúng ta đi,” con diệc nói.
Lại thêm một lần nữa con chim háu ăn bay thẳng đền cành cây của tôi.
“Tại sao chúng ta lại tới đây?” con cua đỏ la lên.
“Ta sắp sửa ăn thịt ngươi,” con diệc cười dòn. “Cũng như những con kia thôi.”
“Chớ vội vàng như vậy,” cua nói và kẹp chặt cổ con diệc. “Hãy đưa ta tới hồ ngay lập tức, nếu không ta sẽ kẹp gãy cổ ngươi!”
“Hãy nới lỏng càng ngươi!” Con diệc ré lên. “Ta sẽ đưa nhà ngươi tới đó.”
Cả hai vừa hạ xuống bờ hồ, con cua bèn siết chặt chàng vào cổ con diệc, giết chết quân vô lại. Sau đó cua từ từ bò xuống làn nước mát, và khóc tiếc thương những người bạn đã mất.
Tôi đã đau lòng chứng kiến cảnh kinh hoàng này. Vì chỉ là một cây bị rễ giữ chặt và chỉ có thể di chuyển theo gió, tôi nguyện kiếp sau sẽ tái sinh làm một con vật để có thể giúp bảo vệ những sinh vật yếu đuối chống lại những con vật nham hiểm.”
Không một tiếng động trong hang động, chỉ có tiếng khóc sụt sịt nhẹ nhàng của con chim bồ câu.
“Đó là hành động lừa đảo của chim diệc đối với đàn cá,” sư tử nói. “Tôi sẽ không làm chuyện lừa đảo như vậy dù có bị đói khát. Con diệc xứng đáng bị trừng phạt, đúng theo số phận của nó.”
“Trong đời sống,” đức Phật nói, “không có phần thưởng cho sự gian dối. Nếu chúng lừa lọc và đối xử tàn ác với người khác, sau cùng chúng ta cũng sẽ bị xử sự như vậy.”
“Đàn cá thật đáng thương,” rùa nói và thở dài.
“Tôi hiểu vì sao đàn cá muốn di chuyển đến nơi khác. Tôi muốn ở trong hồ nước mát ngay lúc này.”
“Vào một thời điểm nọ, tôi cũng muốn di chuyển đến vùng tốt đẹp hơn,” đức Phật nói. “Đó là thời điểm tôi đã sinh ra làm con khỉ. Để tôi sẽ kể cho các bạn nghe những gì đã xảy ra.”
Con khỉ nhỏ bé vểnh tai lắng nghe.
I ONCE WAS A MONKEY
STORIES BUDDHA TOLD
MỘT THỜI TA LÀ KHỈ
NHỮNG CÂU CHUYỆN PHẬT KỂ
Tác giả - Jeanne M. Lee
Dịch giả - Doãn Quốc Sỹ và Doãn Thị Quý
CON KHỈ VÀ CON CÁ SẤU
CON KHỈ VÀ CON CÁ SẤU
Một thời tôi đã là con khỉ, khỏe mạnh và lanh lẹn, sống ở một khu rừng gần con sông Ganges. Thỉnh thoảng tôi tới sông uống nước. Sông Ganges có nhiều cá sấu và tôi rất thận trọng khi bước chân tới đó vì những sinh vật đầy mánh khóe ấy luôn luôn ẩn mình bên bờ sông đầy bùn lầy.
Một ngày kia tôi thấy một con cá sấu khổng lồ ở gần nơi tôi thường uống nước.
“Hãy tới gần, khỉ ơi, đừng có sợ,” cá sấu gọi tôi. “Hãy uống nước, tôi có điều muốn nói với bạn.”
Khi cá sấu thấy tôi không tiến lại gần, bèn nói: “Tôi thấy bạn vẫn thường tới đây. Có khi nào bạn rời xa khúc sông này chăng?”
“Không,” tôi trả lời. “Tôi ở đây vui lắm.”
“Bạn có biết có nhiều cây ăn quả ở bờ bên kia sông không? Có những cây nặng trĩu những quả xoài chín, những quả táo hồng, và có cả mít nữa?”
Miệng tôi chảy rãi khi nghe cá sấu nói về những trái cây thơm ngon đó.
“Tôi không thể bơi qua con sông rộng này,” tôi nói. “Tôi không biết bơi.”
“Hãy bám lấy lưng tôi,” cá sấu nói. “Tôi sẽ mang bạn sang sông.”
Không nghĩ ngợi gì, tôi nhảy lên lưng cá sấu. Khi ra tới giữa sông, các sấu chìm sâu trong nước.”
“Anh làm gì vậy?” Tôi thét lên. “Anh đương nhận chìm tôi?”
“Đúng vậy! Ta sẽ ăn trái tim nhà ngươi!”
“Sao anh không nói trước cho tôi hay điều đó?” Tôi nói, cố gắng tỏ vẻ bình tĩnh. “Tôi nói anh nghe điều này để anh không phải bối rối – bọn khỉ chúng tôi không bao giờ mang theo trái tim khi chúng tôi tới gần nước.”
“Vậy thì trái tim để ở đâu?” cá sấu hỏi, tỏ vẻ bực bột.
“Chúng tôi luôn luôn treo tim trên cây vả của chúng tôi.” Tôi nói và chỉ cây vả trên bờ sông. “Anh thấy cái hình màu đỏ lớn kia không? Đó là trái tim của tôi. Tôi sẽ mang trái tim tôi xuống cho anh nếu anh mang tôi trở lại đó.”
Con cá sấu quay lại. Khi vừa tới bờ, tôi nhảy khỏi lưng cá sấu, và leo lên cây.
“Hỡi tên cá sấu lừa bịp kia! Ngươi nghĩ rằng có thể lừa ta?” Tôi thét to. “Mi không phân biệt được trái và với tra tim của khỉ?”
Con vật già bối rối, nổi khùng, rồi lẳng lặng lặn xuống sông không một tiếng động.
Những con vật trong hang đều cất tiếng cười.
“Con khỉ gần như mất trái tim!” chim bồ câu thốt lên. “Chú khỉ, chú có vui lòng ở đây với chúng tôi, thay vì ngồi trên lưng cá sấu?”
Chú khỉ cười.
“Con cảm thấy thoải mái không?” Đức Phật hỏi.
“Dạ có!”, con khỉ bẽn lẽn đáp lại.
“Thưa đức Phật trí tuệ của con, chúng con có nên không bao giờ tin những điều mà người ta nói với chúng con hay không?” Con chó rừng hỏi. “Chính đức Phật suýt bị con cá sấu ăn thịt vì ngài đã tin nó.”
“Ồ, này người bạn thông minh của tôi,” đức Phật trả lời, “Tôi đã ham ăn trái ngọt, vì thế tôi tin ngay lời cá sấu mà không suy nghĩ gì hết. Bài học là tốt hơn hết luôn luôn giữ tâm trí minh mẫn, biết suy nghĩ trước khi hành động. Tôi có một câu chuyện khác để minh họa cho điều này.”
I ONCE WAS A MONKEY
STORIES BUDDHA TOLD
MỘT THỜI TA LÀ KHỈ
NHỮNG CÂU CHUYỆN PHẬT KỂ
Tác giả - Jeanne M. Lee
Dịch giả - Doãn Quốc Sỹ và Doãn Thị Quý
NHỮNG CON VẬT TẨU THOÁT
NHỮNG CON VẬT TẨU THOÁT
Ta đã từng là con sư tử sống trong một khu rừng gần đại dương. Có một con thỏ nhỏ sống trong khu rừng này, ở dưới một gốc cây xoài cổ thụ, trú ngụ trong một hốc đất có bóng mát nhờ những tàng cây. Con thỏ nhỏ này có tính hay lo sợ.
Một ngày kia, trong khi nó đương nằm chơi
trong bóng tối, con thỏ thoáng nghĩ trong sợ hãi: “Việc gì sẽ đến với ta
nếu trái đất đột nhiên sụp xuống?”
Ngay lúc đó một trái soài lớn đã chín rơi bịch xuống đất ngay trên nóc hang của thỏ nhỏ.
“Đúng là trái đất sụp rồi!” Con thỏ nghĩ. Nó hoảng sợ nhảy vội ra khỏi hang.
Người anh em trong gia đình nhà thỏ nhìn thấy vẻ hãi hùng của nó, cất tiếng gọi, “Có điều gì vậy? Sao anh chạy cuống cuồng vậy? “ Con thỏ nhút nhát chạy không ngừng, và hét lớn: “Trái đất đang sụp! Tôi đang chạy trốn đây!” Người anh em đó bèn chạy theo. Một con thỏ khác thấy tình trạng hỗn loạn, cũng chạy theo; rồi con thỏ khác cũng làm như vậy, cho tới khi toàn gia đình nhà thỏ chạy xuyên qua rừng. Một con hươu trong rừng tre thấy đàn thỏ chạy qua, bèn hỏi thỏ đi sau cùng lý do tại sao chạy. “Trái đất đang sụp! Ngày tận thế tới rồi!” Không ngần ngại, con hươu cũng chạy theo, và ngay sau đó cả dòng họ hươu cùng làm như thế. Rồi đến những con heo đực hoang, nguyên đàn bò, bầy tê giác, những con hổ, và cả những con voi cũng chạy.
Và trong khi những con vật chạy rầm rập qua hang của ta, ta nghe tiếng chúng bảo nhau là trái đất đang sụp, nhưng ta không hề thấy đất rung chuyển, và không hề thấy dấu hiệu gì của ngày tận thế. Tôi quyết định bắt họ dừng lại vì họ đang chạy về phía biển, nếu không dừng, tất cả sẽ chết đuối.
Tôi bắt kịp một nhóm đi đầu, đúng lúc họ tới bờ biển. Tôi gầm lên ba tiếng yêu cầu họ dừng lại.
“Ai đã nhìn thấy đất sụp?” Tôi hỏi. “Này các bạn voi, các bạn có nhìn thấy không?”
“Chúng tôi không thấy,” đàn voi trả lời, “nhưng đám hổ nhìn thấy.”
“Chúng tôi cũng không thấy, “ đám hổ trả lời. “Nhưng tê giác nhìn thấy.”
“Không, chúng tôi không thấy,” đám tê giác nói. “Đám heo rừng nhìn thấy.”
“Không, chúng tôi không thấy,” đám heo rừng nói. “Đám hươu nhìn thấy.”
“Không, chúng tôi không thấy,” đám hươu nói. “Đám thỏ nhìn thấy.”
“Không một ai trong chúng tôi thấy,” đám thỏ rừng nói, “trừ người em họ nhỏ của chúng tôi.”
“Em không thấy,” con thỏ rừng nhút nhát nói. “Nhưng em đã nghe một tiếng động lớn khi em đang nghĩ không biết chuyện gì sẽ xảy ra vào ngày tận thế.”
“Hang của em ở đây vậy?” ta hỏi.
“Hang của em ở ngay dưới gốc soài cổ thụ.” Thỏ trả lời.
Tôi biết ngay cái gì làm nên tiếng động ấy. Ta nói với những con vật:
“Hãy chờ đây. Tôi sẽ đi xem việc gì đã xảy ra. Thỏ nhỏ hãy chỉ cho tôi đường đi đến hang của em!”
Ta cõng thỏ nhỏ đang sợ hãi trên lưng và chạy đến hang của nó. Như thỏ đã mô tả, hang của nó ở dưới gốc cây soài cổ thụ, và như tôi đã dự đoán, một trái soài chín nằm ngay bên gốc cây.
“Tiếng động mà em nghe thấy chính là tiếng trái soài này rụng xuống,” ta nói với thỏ. “Có vậy thôi!”
Thỏ và ta quay lại bãi biển và nói với những con thú khác điều gì đã xảy ra.
“Chú thỏ thật ngu dốt!” rùa nói. “Nhưng chú ta không phải là con vật duy nhất sợ tiếng động mạnh. Trước khi tìm ra hang động này con cũng rất sợ tiếng sấm.”
“Bây giờ thì con hiểu tại sao chúng ta không nên tin tất cả những gì chúng ta nghe thấy,” con chó rừng nói. “Con hy vọng mình cũng thận trọng như con sư tử trong câu chuyện này”.
“Sư tử trong câu chuyện cũng can đảm nữa”, sư tử hào hứng gầm lên một tiếng, dường như nó đã quên cơn đói vào lúc này.
“Đức Phật trí tuệ, có bao giờ ngài là chim bồ câu trong tiền kiếp?” con chim bồ câu trắng hỏi.
“Thật ra đã có một kiếp ta là chim bồ câu,” đức Phật trả lời.
MỘT THỜI TA LÀ KHỈ
Ngay lúc đó một trái soài lớn đã chín rơi bịch xuống đất ngay trên nóc hang của thỏ nhỏ.
“Đúng là trái đất sụp rồi!” Con thỏ nghĩ. Nó hoảng sợ nhảy vội ra khỏi hang.
Người anh em trong gia đình nhà thỏ nhìn thấy vẻ hãi hùng của nó, cất tiếng gọi, “Có điều gì vậy? Sao anh chạy cuống cuồng vậy? “ Con thỏ nhút nhát chạy không ngừng, và hét lớn: “Trái đất đang sụp! Tôi đang chạy trốn đây!” Người anh em đó bèn chạy theo. Một con thỏ khác thấy tình trạng hỗn loạn, cũng chạy theo; rồi con thỏ khác cũng làm như vậy, cho tới khi toàn gia đình nhà thỏ chạy xuyên qua rừng. Một con hươu trong rừng tre thấy đàn thỏ chạy qua, bèn hỏi thỏ đi sau cùng lý do tại sao chạy. “Trái đất đang sụp! Ngày tận thế tới rồi!” Không ngần ngại, con hươu cũng chạy theo, và ngay sau đó cả dòng họ hươu cùng làm như thế. Rồi đến những con heo đực hoang, nguyên đàn bò, bầy tê giác, những con hổ, và cả những con voi cũng chạy.
Và trong khi những con vật chạy rầm rập qua hang của ta, ta nghe tiếng chúng bảo nhau là trái đất đang sụp, nhưng ta không hề thấy đất rung chuyển, và không hề thấy dấu hiệu gì của ngày tận thế. Tôi quyết định bắt họ dừng lại vì họ đang chạy về phía biển, nếu không dừng, tất cả sẽ chết đuối.
Tôi bắt kịp một nhóm đi đầu, đúng lúc họ tới bờ biển. Tôi gầm lên ba tiếng yêu cầu họ dừng lại.
“Ai đã nhìn thấy đất sụp?” Tôi hỏi. “Này các bạn voi, các bạn có nhìn thấy không?”
“Chúng tôi không thấy,” đàn voi trả lời, “nhưng đám hổ nhìn thấy.”
“Chúng tôi cũng không thấy, “ đám hổ trả lời. “Nhưng tê giác nhìn thấy.”
“Không, chúng tôi không thấy,” đám tê giác nói. “Đám heo rừng nhìn thấy.”
“Không, chúng tôi không thấy,” đám heo rừng nói. “Đám hươu nhìn thấy.”
“Không, chúng tôi không thấy,” đám hươu nói. “Đám thỏ nhìn thấy.”
“Không một ai trong chúng tôi thấy,” đám thỏ rừng nói, “trừ người em họ nhỏ của chúng tôi.”
“Em không thấy,” con thỏ rừng nhút nhát nói. “Nhưng em đã nghe một tiếng động lớn khi em đang nghĩ không biết chuyện gì sẽ xảy ra vào ngày tận thế.”
“Hang của em ở đây vậy?” ta hỏi.
“Hang của em ở ngay dưới gốc soài cổ thụ.” Thỏ trả lời.
Tôi biết ngay cái gì làm nên tiếng động ấy. Ta nói với những con vật:
“Hãy chờ đây. Tôi sẽ đi xem việc gì đã xảy ra. Thỏ nhỏ hãy chỉ cho tôi đường đi đến hang của em!”
Ta cõng thỏ nhỏ đang sợ hãi trên lưng và chạy đến hang của nó. Như thỏ đã mô tả, hang của nó ở dưới gốc cây soài cổ thụ, và như tôi đã dự đoán, một trái soài chín nằm ngay bên gốc cây.
“Tiếng động mà em nghe thấy chính là tiếng trái soài này rụng xuống,” ta nói với thỏ. “Có vậy thôi!”
Thỏ và ta quay lại bãi biển và nói với những con thú khác điều gì đã xảy ra.
“Chú thỏ thật ngu dốt!” rùa nói. “Nhưng chú ta không phải là con vật duy nhất sợ tiếng động mạnh. Trước khi tìm ra hang động này con cũng rất sợ tiếng sấm.”
“Bây giờ thì con hiểu tại sao chúng ta không nên tin tất cả những gì chúng ta nghe thấy,” con chó rừng nói. “Con hy vọng mình cũng thận trọng như con sư tử trong câu chuyện này”.
“Sư tử trong câu chuyện cũng can đảm nữa”, sư tử hào hứng gầm lên một tiếng, dường như nó đã quên cơn đói vào lúc này.
“Đức Phật trí tuệ, có bao giờ ngài là chim bồ câu trong tiền kiếp?” con chim bồ câu trắng hỏi.
“Thật ra đã có một kiếp ta là chim bồ câu,” đức Phật trả lời.
I ONCE WAS A MONKEY
STORIES BUDDHA TOLD
MỘT THỜI TA LÀ KHỈ
NHỮNG CÂU CHUYỆN PHẬT KỂ
Tác giả - Jeanne M. Lee
CON CHIM BỒ CÂU KHÔN NGOAN
Ta đã từng là con bồ câu xám sống trong một khu rừng gần một lâu đài. Một ngày kia, khi tôi cùng đám anh em đang mổ những hạt rơi trên đất, một tấm lưới lớn chụp xuống đầu chúng tôi.
“Ha..ha..ha.., “ người đàn ông cười. “Đây là một bữa tiệc ngon có thể dâng vua.”
Người đàn ông đó mang ta và những người anh em vào khu bếp trong hoàng cung, bỏ hạt và nước vào lồng. Ta suy nghĩ, và suy nghĩ. Nếu ta ăn và mập béo hơn, ta có thể bị làm thịt để dâng vua. Nhưng nếu ta chỉ còn da bọc xương, ta có thể thoát chết. Thế là ta quyết định nhịn ăn.
Đám anh em của ta đang đó, bèn ăn mọi thứ. Họ không chịu tin vào lý luận của ta; họ cho rằng ta đã điên khùng không cùng họ dự tiệc với. Mỗi lần định mổ hạt, ta nhấp một ngụm nước nhỏ.
Nhiều ngày đi qua. Rồi đến một đêm kia, người đầu bếp tới và nhìn vào lồng. “Đã tới giờ thưởng thức thịt bồ câu!” người đàn ông nói thầm một cách thích thú. Bàn tay mập mạp của ông ta thò vào lồng và bắt đi một người anh em của ta. Rồi ông ta với tay tới ta. “Chuyện gì đã xảy ra với mi?” ông ta nói lớn. “Hẳn là mi bị bệnh, không đáng cho ta phí thì giờ vặn cổ mi. Bay đi chỗ khác đi!”
Ta bay ra khỏi lồng rồi bay ra cửa sổ.
“Cám ơn Minh Sư đã kể cho nghe chuyện này,” chim bồ câu nói. “Con không biết nếu con bị bắt, con có kiên nhẫn được như chim bồ câu xám trong truyện không.”
“Con sẽ kiên nhẫn được nếu con có thực tập,” đức Phật nói, “và chính nhờ biết kiên nhẫn, chim bồ câu xám đã thoát chết.”
“Kính thưa đức Phật,” chó rừng nói, “Con không thấy có chó rừng trong những câu chuyện ngài kể.”
“Ta đã từng là một con chó rừng trong tiền kiếp,” đức Phật nói. “nhưng con biết đó, chúng ta hành xử ra sao quan trọng hơn chúng ta là ai, bởi vì những hành động của chúng ta quyết định kiếp sau của chúng ta. Hiện giờ con là chó rừng, nhưng con có thể là sư tử, hay một giống vật khác trong kiếp sau.
Câu chuyện ta sắp kể cho các con nghe trước khi trời tạnh mưa chứng tỏ chúng ta có thể ảnh hưởng tới các bạn sống chung quanh ta.
I ONCE WAS A MONKEY
STORIES BUDDHA TOLD
MỘT THỜI TÔI LÀ KHỈ
NHỮNG CÂU CHUYỆN PHẬT KỂ
STORIES BUDDHA TOLD
MỘT THỜI TÔI LÀ KHỈ
NHỮNG CÂU CHUYỆN PHẬT KỂ
Tác giả - Jeanne M. Lee
Dịch giả - Doãn Quốc Sỹ và Doãn Thị Quý
BA NGƯỜI BẠN TRONG MỘT KHU RỪNG
Ngày
xưa lâu lắm rồi ta sinh ra là con linh dương sống trong một khu rừng
rậm. Ta thường đi uống nước tại một hồ nước gần nhà. Tại đây ta gặp
một chú rùa xanh và trở thành bạn thân của rùa. Không lâu sau, một con
chim gõ kiến đến làm tổ trên một cây ngay bên bờ hồ; chim này cũng trở
thành bạn của rùa và ta. Vì vậy, mỗi khi ta đi xuống hồ, cả ba cùng đi,
vừa chuyện trò, vừa hưởng niềm vui có nhau.
Một ngày
mùa thu nọ, vào buổi hoàng hôn rực rỡ, ta nghĩ sẽ vui biết chừng nào
nếu được chia sẻ thời điểm này với hai bạn ta. Ta vui vẻ chạy tới hồ,
bỗng nghe một tiếng dật mạnh. Ta nghiến răng chịu đau vì một cái bẫy
đang siết chặt chân ta. Ta đã bị lọt vào bẫy của một người thợ săn sống
gần đấy.
Chim gõ kiến bay đến ngay bên ta, an ủi và
khuyên nhủ. Kế đó bạn rùa xuất hiện và nói: “Hãy gắng bình tĩnh, bạn
linh dương! Bạn càng dẫy dụa, cái bẫy sẽ càng siết chặt chân bạn hơn.
Chúng ta sẽ tìm cách cứu bạn ra khỏi bẫy.”
Ta và hai
bạn cùng quyết định rùa sẽ gậm đứt sợi dây da của cái bẫy và chim gõ
kiến sẽ gắng sức tìm cách đánh lạc hướng người thợ săn vì chắc chắn ông
ta đã nghe thấy tiếng kêu cứu của ta.
Rùa bắt đầu ngay lập tức công việc gậm dây; trong khi đó, chim gõ kiến bay tới túp lều của người thợ săn.
Người
thợ săn hẳn đã nghe tiếng kêu cứu của ta. Ngay khi chim gõ kiến tới,
hắn bước ra cửa trước, mang theo một con dao sắc trong tay. Chim gõ
kiến không để phí thì giờ mà liên tiếp bay thẳng vào mặt người thợ săn
từ nhiều hướng. Chóng cả mặt, người thợ săn lảo đảo trở vào nhà. Chim
gõ kiến nghĩ: “Gã thợ săn hẳn sẽ thử đi cửa sau. Ta ra chờ hắn sẵn ở
đó.”
Người thợ săn đã mở cửa sau đúng lúc chim gõ kiến
tới. Lại một lần nữa, chim gõ kiến can đảm bay thẳng vào mặt người thợ
săn, và lần này chim mổ thẳng vào mắt. Người thợ săn la lên vì đau và
quay vào nhà, đóng sập cửa lại. Chim gõ kiến vẫn canh cửa, nhưng người
thợ săn vẫn ở trong nhà. Hẳn ông ta đang chăm sóc con mắt bị đau.
Một
vài giờ sau, ông ta xuất hiện ở cửa trước với con dao sắc bén trong
tay. Lần này ông ta đội mũ rộng vành để che mặt. Chim gõ kiến bay
nhanh tới các bạn.
“Người thợ săn đang đến! Người thợ
săn đang đến!” Chim gõ kiến cảnh giác các bạn. Qua hàng cây, ta thấy
nhiều tia mặt trời lấp lánh ánh bạc phản chiếu từ con dao của người thợ
săn. Rùa đã nhai gần nát sợi dây của bẫy. Ta dùng hết sức lực giật
mạnh và sợi dây liền đứt. Ta chạy thoát, nhưng khi quay lại nhìn, ta
thấy bạn rùa của ta bị bắt. Người thợ săn tức giận khi thấy cái bẫy bị
gãy, ông ta ném rùa vào một túi vải, rồi mắc lên cành cây. Sau đó ông
ta nhìn quanh kiếm ta.
Ta biết mình phải cứu bạn rùa –
người bạn vừa cứu ta. Ta đứng ở vị trí để người thợ săn thấy ta, và
làm bộ như mình bị thương. Sau đó ta dẫn người thợ săn tới một khu khác
của rừng rồi chạy trở lại hồ. Chim gõ kiến đã có mặt ở đấy, đang vỗ
cánh bay quanh cái túi vải mà rùa bị nhốt bên trong. Ta dùng gạc sừng
hất túi rơi xuống đất. Chim gõ kiến và ta nới lỏng miệng túi để rùa bò
ra.
Sau đó ta nói với hai bạn, “Xin cảm ơn cả hai đã
cứu sống tôi. Nhưng chúng ta phải tạm biệt nhau trong một thời gian
ngắn. Tôi sẽ trở lại khu rậm rạp nhất của rừng; bạn chim gõ kiến hãy
rời tổ, và bạn rùa thân mến xin quay về vùng sâu nhất của hồ. Người thợ
săn sẽ quên chuyện bực bội ngày hôm nay. Khi ấy chúng ta lại có nhau.”
Sau đó ta và các bạn chào từ biệt nhau.
“Này các con
của ta,” đức Phật nói, “Ta đã kể xong đoạn kết của câu chuyện cuối
cùng. Mưa sắp tạnh rồi, và cũng đã đến lúc chúng ta phải chia tay. Cac
con nhớ lời này của ta: Hãy sống chân thật và cư xử tốt với nhau, rồi
chúng ta sẽ được hưởng thanh bình, và gặp lại nhau trong kiếp sau.”
Thời
gian trôi qua, con khỉ nhỏ giụi mắt. Dường như nó đã thiếp ngủ đi một
lúc mà không biết. Nó nhìn quanh nơi trú ẩn. Ánh sáng chói lòa xuyên
qua khe đá.
“Chào bạn khỉ,” chim bồ câu trắng cất lời, xòe rộng đôi cánh. Chim kêu lớn: “Dậy đi các bạn! Mưa đã tạnh. Thức dậy đi!”
Tiếng động trong hang làm những con vật khác cùng thức dậy.
“Chào tất cả các bạn,” khỉ nhỏ nói.
“Chào bạn khỉ,” chó rừng đáp lời và đứng dậy. “Chào bạn bồ câu, bạn rùa, và bạn sư tử.”
“Tôi đã ngủ một giấc dài!”, rùa nói. “Tôi phải quay lại hồ ngay, không chờ được nữa.”
“Tôi
phải kiếm cái gì ăn đây!” sư tử nói và ngáp dài. Nó nói lớn: “Nhưng
tôi muốn được từ biệt đức Phật trước tiên. Kính thưa đức Phật trí tuệ,
chúng con sắp đi. Chúng con cám ơn Ngài đã kể chuyện cho chúng con
nghe.”
Không nghe thấy tiếng trả lời, những con vật
cùng quay về phía góc xa. Bức tượng Phật rạng rỡ bằng đá nằm trong góc
tường vẫn im lặng. Không thấy tiếng chào đón từ phía Ngài nhưng khuôn
mặt đức Phật vẫn giữ nụ cười bình thản và đôi bàn tay của Ngài vẫn giơ
cao như thể Ngài đương thuyết giảng.
“Nhưng còn những
câu chuyện? Chẳng phải đức Phật đã kể chuyện cho chúng ta nghe sao?”
những con vật hỏi nhau như vậy. Tất cả đều nhớ những câu chuyện ấy
nhưng bức tượng Phật vẫn không đáp lại. Chúng nói thêm với bức tượng
vài câu nữa và sau cùng chào tạm biệt nhau. Sư tử ra đi trước, theo sau
là chim bồ câu trắng. Trong khi chờ rùa bò ra khỏi hang, chó rừng nói
với khỉ nhỏ, “Nếu bạn nhảy lên lưng tôi, tôi có thể đưa bạn về nhà.”
“Cám
ơn bạn,” khỉ đáp lời. “Nhưng sau khi ngủ quá lâu, tôi thích chạy một
chút. Chắc chắn chúng ta sẽ gặp lại nhau trong khu rừng này.”
“Chào bạn nhé,” chó rừng nói. “Chào bạn rùa!”
“Chào bạn chó rừng,” rùa nói. “Chào bạn khỉ. Hãy đến thăm tôi khi bạn tới hồ uống nước.”
“Chào bạn rùa,” con khỉ nói. Khỉ ra khỏi hang sau cùng, đi vào vùng có ánh nắng mặt trời.
Hai
con kiến bò nhanh vượt qua chân khỉ, miệng ngậm những mẩu lá. Khỉ giơ
cao chân định dẫm kiến như nó vẫn thường thích thú làm. Nhưng nó tự
dừng lại. Nó chợt nhớ lời Phật dạy. Thật khó tin được bức tượng đá đã
từng lên tiếng kể chuyện.
“Vậy đó chỉ là giấc mơ sao?” nó tự hỏi, tay gãi đầu.
I ONCE WAS A MONKEY
STORIES BUDDHA TOLD
MỘT THỜI TA LÀ KHỈ
NHỮNG CÂU CHUYỆN PHẬT KỂ
Tác giả - Jeanne M. Lee
Dịch giả - Doãn Quốc Sỹ và Doãn Thị Quý
Subscribe to:
Posts (Atom)