Jan 23, 2010

Lớn lên với âm nhạc: Phần 4 - ANH QUÂN

photos: http://images.google.com/images?hl=en&client=firefox-a&rls=org.mozilla:en-US:official&um=1&q=lady+diana&sa=N&start=90&ndsp=18


Trước khi tiếp tục bài viết thì có một vài điểm xảy ra vào đầu thập niên 90 mà quên nhắc vào lần trước. Nay người viết xin tóm tắt lại một số sự việc như sau

Cậu bé Conor là con trai của tay đờn guitar Eric Clapton té lầu, từ một nhà chọc trời ở khu Manhattan ,New York cao khoảng 500 ft. Cậu bé mới 4 tuổi, vào ngày hôm đó người làm công đến quét dọn phòng ngủ, quên đóng cửa sổ, thế là cậu bé không biết gì hết chạy thẳng ra ngoài từ lầu 49 rớt xuống dưới đất. Ca sĩ Clapton là một người đầy tài hoa mà gặp phải một thãm kịch đáng thương. Chúng ta đều biết Clapton qua hai bài hát bất hủ là “Layla” và “Wonderful Tonight”.

Ca sĩ Bryan Adams của Canada đoạt kỷ lục với số đĩa bán chạy liên tục trong vòng 16 tuần với bài “Everything I do, I do it for you”. Bài hát này giờ sử dụng rất nhiều trong tiệc cưới và nhạc điệm cho các đĩa DVD đám cưới.

Phải nói Canada là một quốc gia có những sinh hoạt thật là thầm lặng, họ không ồn ào như Hoa Kỳ, không mang tiếng dư luận như Anh quốc, không năng động như Úc châu nhưng họ đã có những ca sĩ đại tài trong quá khứ như Paul Anka. Đối với người Việt mình không xa lạ với bài Diana, cũng là bài nói lên thật sự tâm trạng của ca sĩ Anka là chú nhóc tì yêu đàn chị, mà Anka lúc ấy mới 16 tuổi đã thành công với bài hát Diana và bán tất cả 10 triệu đĩa trên toàn thế giới. Mà cũng nhờ thất tình Anka thành công thêm với bài “Lonely Boy” và có một bài của ông tuy do ông sáng tác nhưng mọi người lại biết nhiều qua sự trình diễn của nam diễn viên khiêm ca sĩ là Frank Sinatra hát là bài “My Way”.

Người phụ nữ Canada đầu tiên bước vào sinh hoạt nhạc Rock của Hoa Kỳ là Joni Mitchell, với bài hát đã được dịch ra tiếng Việt “Both sides now” là “Hai khía cạnh cuộc đời”.
Ca sĩ Gordon Lightfoot với loại nhạc du ca đã nổi tiếng với bài “Sundown”, “The Last time I saw her”... và nữ ca sĩ Anne Murray với loại nhạc đồng quê là bài “Snow Bird”, “Could I have this dance”. Tất cả đó là các ca nhạc sĩ tiên phong của Canada và từ đó nẩy nở thêm các các sĩ là Shania Twain, Céline Dion và vv...


Năm 1993 là năm bầu cử Tổng Thống 42 tại Hoa Kỳ, ông Tổng Thống có khuông mặt “Baby Face” là Bill Clinton được đắc cử. Giờ chưa bàn đến ông Tổng Thống Bill vội, để nói sau và xin tiếp tục câu chuyện là xin nhắc lại năm 1994 đánh dấu chấm dứt thời đại nhà Kennedy là cựu phu nhân Jackie Kennedy qua đời vào ngày 19 tháng 5 năm 1994. Bà là một hình tượng thời trang cho phụ nữ Hoa Kỳ. Các câu chuyện của nhà chồng thứ nhất của bà là Kennedy và bà thì đã làm giới báo chí, truyền thông và truyền hình nhắc đi nhắc lại không biết bao nhiêu lần, mà chuyện nhà bà thì toàn là bi kịch, phải nói là thương tâm cho đến năm 1999 người con trai duy nhất của cố Tổng Thống Kennedy bị mất tích trong một chuyến bay tại Hoa Kỳ.

Bên Hoa Kỳ báo chí tìm đủ cách kiếm tiền bằng cách khai thác chuyện nhà Kennedy, còn bên Anh quốc thì báo chí hết long khai thác chuyện Công Nương Diana và các em chồng của công nương. Khi những người này qua đời thì báo chí mới chịu chấm dứt.

Trước một tháng bà Jackie qua đời thì tại Paris, một nhân tài xuất chúng của nền âm nhạc Việt Nam đã qua đời là “Quái Kiệt” Trần văn Trạch, người Việt Nam của thế hệ miền nam trước 1975 đều biết tới ông Ba Trạch. Tất nhiên không ai không biết bài hát nổi tiếng của ông qua bài “Xổ số kiến thiết”, người viết chưa có dịp tiếp xúc với ông Trạch, chỉ được một lần coi ông trình diễn tại London, nhưng có một lần ngồi nói chuyện với người cháu tài ba của ông là Trần Quang Hải, tuy ông Hài có bằng Tiến Sĩ mà vô cùng bình dị, nói chuyện vô cùng chân thật, ông kể chuyện rất vui nhưng có vài chuyện ông kể nghe y như những mục trong báo là “Bạn Có Biết?”. Hôm ấy ông ghé vào một công đồng Việt Nam trình diễn tuyệt chiêu huýt sáo của ông là vừa bằng mồm và âm thanh tại cổ, thật là hấp dẫn. Sau đó ngồi lại chung quanh vài ba người quen thân của ông và người Viết được nghe ké. Ông kể chuyện cô ca sĩ lai Jennie Mai, bị chồng giết chết để chiếm tài sản bảo hiểm. Cô Jennie Mai đi sửa sắc đẹp, rồi trong lúc nằm dưỡng sức thì ông chồng lén dùng gối ép vào mũi cô và cô tắt thở Amen luôn. Sau này công ty bảo hiểm tìm ra được thủ phạm và ông chồng đi tù. Câu chuyện tới đó thì chấm dứt nhưng thêm chi tiết của ông Hải là Jennie Mai hiện hồn về báo cho ca sĩ Hương Lan và chết oan, làm Hương Lan sợ quá ngủ không được. Ông còn nói tiếp ca sĩ Jennie Mai đẹp như thế mà còn đi sửa sắc đẹp chi cho khổ. Chuyện có như thế nhưng ông Hải kể rất là có duyên và thú vị. Đến cuối năm 1994 là ca sĩ chuyên hát về nhạc Pháp là Billy Shane qua đời vì bệnh tim. Ai cũng nghe một thông tin về Billy là con của vua Bảo Đại nhưng giờ cũng chưa thấy con cháu nhà họ Nguyễn lên tiếng về việc này.


Ngoài ra một người không thể không nhắc đến mà qua đời năm 1991 là nhạc sĩ Phạm đình Chương- Hoài Bắc. Bài hát “Ly Rượu Mừng” của ông trở thành bài hát của mọi thời đại trong nền tân nhạc Việt Nam.

Còn bên làng nhạc tây phương, sự qua đời của nam ca sĩ Kurt Cobain, anh ta là người ca sĩ chính của ban nhạc Nirvana, đây là ban nhạc trình diễn với âm điệu Grunge, anh ta qua đời nghi ngờ là tự tử nhưng ai cũng biết Kurt có nghiện thuốc phiện và đang chán đời.

Phải nói đầu thập niên 90 tại hải ngoại tụ tập khá nhiều các ca sĩ Việt Nam đã nổi tiếng vào thập niên 60, 70 là Ai Vân ca sĩ miền bắc định cư tại Đức vào năm 1990, Thái Châu tại Canada năm 1990, Bích Liên năm 1992 tại Đức , Duy Khánh năm 1991 và Duy Trác năm 1992 tại Hoa Kỳ. Mọi người đều biết tới họ là nhờ xuất hiện của họ trên các cuốn Paris By Night, Thúy Nga.

Còn bên Việt Nam, khoảng 5 năm đầu thập niên 90 chưa có luồng nhạc mới, tuy là sinh hoạt văn nghệ được thoáng hơn thập niên 80. Như đã nói ca sĩ trẻ mới lớn thì có nhưng họ lại hát những loại nhạc tiền chiến vinh danh các vị lão thành trong ngành âm nhạc như Lê Thương, Nguyễn Văn Tý, Tô Vũ, Hoàng Giác... còn không các ca sĩ khác chuyện trị hát nhạc “sến” và “nhạc vàng” trước năm 1975. Có một điều các loại nhạc ca ngợi Bác, Đảng và chiến thắng Mỹ dần dà không còn hát như xưa nhất là tại miền nam ít còn nghe dạo sau này, nếu có thì chỉ hay hát trên TV hoặc tại miền Bắc vẫn còn đông hơn, người Viết biết được là nhờ đi quay phim đám cưới cho những cháu miền Bắc vừa mới sang đây, thì trong đám cưới của các cháu là luôn có giàn Karaoke, luôn xảy ra bài các cháu hay hát là “5 anh em trên một chiếc xe tăng”, tiếp theo “Như có Bác Hồ” và sau cùng là “ở Mạc Tư Khoa nhớ về Hà Tĩnh. Thêm một bài nhi đồng các em hay hát là “bé lên ba bé đi mẫu giáo”. Cho thấy các bài hát này đã in vào tâm trí của các cháu và trở thành một sự tự nhiên nhưng là một việc đáng thương và đáng tiếc cho một xã hội Việt Nam.


Thập niên 90 làm cho con người gần lại nhau hơn, trước tiên là phải nói một thành công vĩ đại nhất của thế kỹ 20 là đường hầm qua eo biển Manche đã thành công, Đây là đường hầm dài nhất trên quả địa cầu này. Tư tưởng xây đường hầm là của người Pháp từ năm 1802. Đến mãi tháng 4 năm 1994 mới hoàn tất khánh thành. Thật ra vào ngày 1 tháng 12 năm 1990 là hai phía đào đường hầm đã được giáp mặt. Có nghĩa là phía bên Pháp khởi công đào đường hầm, rồi phía bên Anh cũng vậy. Hai bên tính là sẽ giáp mặt nhau ở giữa biển, thì họ tính vô cùng chính xác là hai bên gặp được nhau chứ không bị lệch đi phương khác. Hai kỹ sư là Graham Fagg của Anh và Philippe Cozette của Pháp đã bắt tay nhau khi các miếng đá cuối cùng được phá vỡ. Phía bên Pháp thì đem theo rượu Champage để ăn mừng còn phía bên Anh thì những chai nước suối. Luật đào đường hầm là cấm đem rượu vào uống nhưng Champage lại không tính là rượu. Từ đó việc đi từ London qua Paris chỉ còn trong vòng 3 tiếng và bây giờ thì còn giảm xuống trong vòng 2 tiếng rưởi đồng hồ.

Chuyện mà đáng nói nhất là Internet bắt đầu rộng rãi sử dụng vào năm 1995, thật ra Internet đã được tìm kiếm từ thập niên 70. Đến thấp niên 80, người Pháp và người Anh hợp tác chế ra cái máy gọi là MINITEL, nhằm để tìm thong tin như máy giờ máy bay chạy, máy giờ xe lửa chạy, rồi địa chỉ bạn bè và những thứ khác nhưng đặc biệt nhất là có thể là CHAT với nhau. Nhưng cái máy MINITEL chỉ thong dụng bên Pháp, không hiểu thuê như thế nào và có đắt lắm không? Tuy là người Anh hợp tác mà lại không được sử dụng bên Anh, nhưng họ lại chế một thứ gọi là TELETEXT được đi kèm với TV, vậy người sử dụng khi cần biết tin tức, thể thao, thời tiết... thì bấm vào TEXT xem được hết, thứ không có là không CHAT được với ai. Đến giữa thập niên 90 Internet xem như là đã được hoàn chỉnh, đưa ra cho công chúng sử dụng. Website xuất hiện những thứ thong dụng trong lúc ấy là Yahoo, một trang Web thong tin do anh chàng Đài Loan Jerry Yang và anh chàng Mỹ David Filo thành lập để giúp mọi người tiện lợi sử dụng Internet. Đến năm 1996 là chữ Email bắt đầu thong dụng, người thời thượng lúc đó trong Visit Card là phải có them một địa chỉ Email. Nhờ Internet con người dễ lien lạc với nhau hơn, dễ tìm kiếm thong tin, dễ trao đổi phim ảnh và âm nhạc với nhau hơn và nhiều lảnh vực khác nhau. Đây được cho là một cuộc cách mạng của Computer. Con người sẽ sử dụng các loại máy computer khác nhau khắp nơi ngoài xã hội. Như là năm 1996, người viết về Việt Nam chơi, đến thăm cô bạn Thanh Hương lần đầu tiên sau 17 năm xa cách. Lúc đó có nói là sẽ đi Hà Nội nhưng không ai quen ngoài đó, cô Hương liền cầm cái máy lưu địa chỉ, số phone và vv... gọi là cái Organiser, thấy cô ta bấm các nút xem tiện lợi vô cùng và đưa cái địa chỉ của bà cô ra Hà Nội để liên lạc và còn nói them có hai em họ một trai và một gái không nhớ tên gì, nếu nặn hết trí nhớ thì có một cái tên nào là Hải Triều hay Tiên gì đó, nhưng rất tiếc ra đó cũng không lien lạc được nên cuối cùng chẳng biết cô em gái có đẹp hay không? Khi thấy cô bạn mình xài cái máy văn minh thật, về London cũng đi mua một cái nhưng rồi thấy bất tiện vì đi đâu cũng phải đem theo và cuối cũng chẳng xài. Đến ngày nay thì cái máy đó không ai còn sử dụng nữa vì nguyên nhân sau.


Một món thứ gì bắt đầu được để ý là điện thoại di động tí hon vì đầu thập niên có xuất hiện vài cái máy điện thoại cầm tay nhưng quá nặng nề trên cả ký, quá bất tiện nhưng vẫn còn đắt tiền. Sau đó người ta cho ra đời cái máy nhắn tin Beeper và vài năm sau đó Mobile thống lỉnh thị trường thong tin. Từ đó máy Mobile Phone tiến bộ dần và xem chừng ngày nay cả một sinh hoạt của con người trong cái máy tí hon này.

Năm 1996, một hình tượng thu hút đám trẻ, nhất là cho các cô bé tuổi ô mai là ban nhạc Spice Girls, mà người viết cứ nói đây là ban nhạc mang tên Ngũ Vị Hương. Năm cô là người Anh, đầu tiên thành công với bài Wannabe, rồi đến Say You’ll be there, tiếp theo là những bài như Good bye, 2 become 1. Trong đó có một cô lấy anh chàng đá banh nổi tiếng tên là David Beckham, đó là cô Victoria. Thế mà người Việt Nam tại London làm nail cũng lien quan đến cô ta là một người viết quen, anh ta mở một tiệm Nail ngoài tỉnh lẽ, thì một hôm có một bà phụ nữ tuổi trung niên đến làm Nail, thì cũng như bao nhiêu khách hang thì anh ta phục vụ thôi. Vài tuần sau bà ta trở lại và nói rất là hài long vì thuốc sơn móng giữ rất lâu trên móng. Bà ta yêu cầu anh ta đến nhà con gái bà để làm móng và anh ta đồng ý đi theo thì đến nơi biết đó là Victoria Beckham và người phụ nữ đó là mẹ của Victoria. Tất nhiên anh ta làm phải tận tình và sau cùng xin chụp tấm ảnh kỷ niệm. Cô Victoria không cho nhưng cho anh ta tấm poster về treo tại tiệm với chữ ký cô ta. Từ đó tiệm anh ta đâm ra đắt khách. Sau đó gia đình Beckham có hợp đồng bên Tây Ban Nha thì anh ta ít được làm cho cô ta nhưng mỗi lần về lại Anh thì anh chàng Việt Nam mình được gọi lên làm móng. Rồi từ ngày gia đình Beckham đi Mỹ thì anh ta không còn làm chi nữa. Những người Việt Nam tại London đôi lúc cũng có cái duyên với người nổi tiếng. Thêm một người quen của người Viết cô ta bán thức ăn Việt Nam tại khu chợ sinh hoạt toàn dân Hippy, không hiểu sao một ngày đẹp trời, anh chàng Mick Jagger của ban nhạc Rolling Stone muốn thử ăn đồ Việt Nam đánh tiếng xuống khu chợ tìm người, thế là cô ta được đến lâu đài của ban nhạc làm món chả giò cho họ ăn và khi cô đi về cũng không quên chữ ký của Mick và 4 thành viên trên tấm ảnh và từ đó tiệm cô cũng phát tài.

Năm 1997 có một vài sự kiện lớn xảy ra, thứ nhất là Hong Kong trả lại cho Trung Hoa Đại Lục sau 156 năm cai trị tại vùng đất này. Người Hong Kong cũng lo âu vì không biết thế nào vì chính thể mới có cho người ta dễ sống không? Người viết có qua Hong Kong vào tháng 8, sau 2 tháng với chính quyền mới. Không thấy gì xảy ra hết, mọi sinh hoạt bình thường. Trước khi ghé Hong Kong thì có về Việt Nam chơi thì loại nhạc Rock nhẹ của ban nhạc Đan Mạch được hát khắp quán cà phê, nhất là bài “Tha’t why you go away”. Một ban nhạc không thành công tại châu âu và Mỹ châu nhưng Micheale Learns to Rocks thành công khắp Đông Nam A. Trong quá khứ đã có một số ban nhạc không ăn khách tại ao mình nhưng lại ăn khách ở ao người. Như ban nhạc Anh, tên Nolans, gồm 5 cô gái đã thành công tại Nhật vào năm 1980, họ đã làm người Nhật thích nhất bài “I’m in the mood of Dancing”. Mấy anh chàng Đạn Mạch trả lời tại sao chọn tên ban nhạc như thế này thì họ nói thập niên 80 có băng nhạc Anh gọi là Frankie goes to Hollywood, thì chúng tôi cũng thích anh ca sĩ Micheale Jackson thì thôi cho Micheale đi học nhạc Rock cũng được chứ.


Ngoài những bản ngoại quốc hát tại quán ca phê hay karaoke Việt Nam thì có những bản Việt mới với chủ đề tình yêu do các nhạc sĩ Thanh Tùng, Trần Tiến, Tôn Thất Lập, Dượng Thụ.... sang tác. Các bài thấy ăn khách nhất là “Trái tim không ngủ yên”, “Chị Tôi”, “Xe Đạp ơi” (sau này đi xe gắn máy mới đủ sức hát bài xe đạp chứ thập niên 80 thì không nổi rồi). Sau đó thêm một lớp tiếp tục thay thế sang tác như Trần Văn Lộc, Nguyễn Phú Quang, Võ Công Anh....Rồi ở hải ngoại các nhạc sĩ cũng bắt đầu hết hơi để sang tác cho dù nhạc ngoại quốc dịch ra lời Việt do hai người chuyên sang tác là Khúc Lan và Lữ Liên cũng không đủ đáp ứng nổi nhu cầu, thế là các ca sĩ hải ngoại thi nhau hát các tác phẩm trong nước. Vào thập niên 90 ca sĩ hải ngoại được xem “Hot” nhất là Như Quỳnh và cái bàI “Con chim đa đa” là luôn được hát trong các show trình diễn. Lần đầu tiên Như Quỳnh đến London là vào năm 1997, lúc đó là nhà Chùa tổ chức văn nghệ xây Chùa, nên rất đông người hường ứng, tính ra đến 2000 người đi xem. Ai cũng muốn xem Như Quỳnh, nhưng cũng bị kẻ gian phá chùa báo với cuc di dân Anh là Như Quỳnh đi hát không xin giấy phép, thế là cô ta bị chận ngoài sân bay luôn. Ban tổ chức lung túng vì không có Như Quỳnh sợ bể rạp, có một người trong đó quen nhóm cộng đồng thế là phe cộng đồng VN đứng ra bảo lãnh cho Như Quỳnh vào hát từ thiện thế là Như Quỳnh với nhiệm vụ cao cả đi hát không công nhưng lúc rời Anh không quên cầm 4000 ngàn đô về Mỹ. Cuối năm 1997, người Viết xin được một ngân sách tổ chức ngày văn hóa tại London, thì cũng tính mời một nhân vật nào qua nói chuyện, nhưng tổ chức không bán vé ai vào xem cũng được nên vậy cũng phải hạn chế tiền bạc là không thể mướn người nào đắt tiền quá. Tất cả ban tổ chức nghĩ hay mời ông Nguyễn Ngọc Ngạn xem thế nào. Có một người nói để nhờ một nhật vật chuyên tổ chức Show tại Châu âu đứng ra liên lạc, họ đưa giá 4000 ngàn đô. Tốn kém quá, cả nhóm nói gọi qua Toronto tìm ông ta, thì ông ta trả lời là tuần đó đi Pháp thăm mẹ vợ vậy khỏi lo tiền vé máy bay từ Canada qua châu âu, chỉ trả vé xe lửa, rồi ông nói chuyện 1 tiếng thì 5 trăm đô thôi. Vậy cũng được rồi, sau khi ông qua đây, trở về lại Canada phải đi vào cuộc chiến văn nghệ là cuộn Paris By Night Thúy Nga chủ đề Mẹ đã làm lợi chế độ bên Việt Nam, bị dân chúng phản đối. Nhưng xem chừng thì đó là cuộc chiến giữa ông Nguyễn Hữu Nghĩa của báo Làng Văn và ông Nguyễn Ngọc Ngạn, mà phải nói cuộc chiến này xảy ra trong một thời gian dài, đến nổi ra nguyên cả một quyển sách với đề tài Thúy Nga - Biệt Kích văn Nghệ. Làm người viết sau tò mò cũng mua về đọc nhưng chỉ thấy các chứng minh của ông Nghĩa và không thấy ông Ngạn nói gì và sau cùng không biết kết quả thế nào.


Trước khi ông Ngạn qua tới Pháp thì một cuộc tại nạn xe cộ làm chấn động cả hoàn cầu là Công Nương Diana qua đời trong tai nạn, báo chí, truyền hình, radio... liên tục nói về Diana. Lúc còn sống Diana có nhiều bạn bè trong các ban nhạc Rock và Pop, nên Sir Elton John đã sửa lời bài hát trước kia của ông sang tác là Candle in the Winds thành bài England Rose để tiển Diana chặng đường cuối cùng trong tang lễ. Diana chết vào cuối tháng 8 năm 1997 thì vài ngày của đầu tháng 9 là sự qua đời của một vĩ nhân của thế kỹ 20 là Mother Teresa. Một cái chết đáng nói là nhà thiết kế tài hoa Gianni Versace bị ám sát tại Miami vào tháng 7 năm 1997.

Năm 1998, các mạng Internet tắt nghẽn vì thi nhau đưa thông tin về câu chuyện Monica Lewinsky và Tổng Thống Bill Clinton, vị Tổng Thống này hai lần đắc cử là Tổng Thống 42-43 của Hoa Kỳ, ông luôn chối bỏ trên báo chí truyền thong là chẳng đụng đến Lewinsky, nên làm gì có chuyện rủ nhau lên giường. Quan trọng người nghe có tin không, nhất là nếu bà đệ nhất phu nhân Clinton tin theo lời ông nói là mọi việc ổn thỏa, cũng may lúc đó khủng hoảng tại Kosovo, người Mỹ có nhảy vào thì dân Mỹ cũng quên đi mọi việc của ông Clinton.

Vào thập niên 60 tại Việt Nam, thế giới nhạc trẻ rất thịnh hành với bài “Bang Bang”, do nhạc sĩ Phạm Duy dịch lại lời và ônng dịch rất hay. Đây là bài hát do đôi song ca Sonny & Cher hát tại Mỹ, thật ra bài này không họ đưa họ lên danh vọng bằng bài “I Got You Babe”. Khi họ trình diễn rất là Hippy, ca sĩ Sonny chuyên mặc áo khoác mọi da đỏ lên hát. Nhìn đôi song ca này là lien tưởng đến đôi song ca Việt Nam là “Lê Uyên Phương”. Sau đó hai người từ giã nhau, mỗi người chọn một phương hướng riêng và sau đó Sonny còn sinh hoạt chính trị, đến năm 1998 trong một chuyến đi chơi trượt tuyết và ông ta bị tại nạn qua đời. Còn bà Cher vẫn hát và đóng phim, cuối năm 1998 bà ra bài Believe và đến tháng 3 năm 1999 trở thành bài Hot trên 23 nước ,nhờ đó Bà được xem là một ca sĩ lớn tuổi nhất (52 tuổi) bán được nhiều đĩa nhất.

Phim Titanic được đóng lại và lần này có nhiều Computer effect nên thu hút nhiều khan giả khi đem chiếu vào năm 1998. Cô ca sĩ Celine thành công với bài “My heart will gon on” và đây cũng là bài được hát nhiều nhất cũng như làm đĩa phim cưới DVD.

Tại Việt Nam các ca sĩ trẻ xuất hiện càng ngày càng nhiều, nhất là khi đài truyền hình và radio Việt Nam cho ra đời chương trình “Làn Sóng Xanh”, “Bài Hát Tôi Yêu” và “Mai Vàng”, nên có nhiều người trẻ thích làm ca sĩ, them nữa tụ điểm, quán cà phê ca hát lan tràn khắp thành phố Hà Nội và Sài Gòn. Người ta được biết đến những tên như Huy MC, Thu Phương, Lam Trường, Đan Trường, 3 Con Mèo, Thủy Tiên. Nhưng các chương trình này cũng hay sắp xếp các loại ca khúc yêu thích nhất và trong đó nhạc ngoại khá nhiều, nên nhạc thuần Việt Nam cũng bớt dần, nên đưa đến một kết quả sau này là nhạc sĩ Bảo Chấn rơi vào chuyện kiện tụng là ăn cắp bài hát của Nhật để sang tác bài “Tình thôi xót xa”, nhờ vậy ca sĩ Lam Trường nổi tiếng với bài hát này. Rồi các ca sĩ đã thành danh rồi mà cũng rán tìm một bài hai bài hát của ngoại quốc mà hát, mà họ hát làm sao cho thật giống như Hồng Nhung với bài “Everything I do”, Thanh Lam với bài “Unbreak My heart”, Hồng Hạnh với bài “I wanna to dance with somebody”.

Còn tại hải ngoại thì vào cuối thập niên 90, có hai nhân vật nổi tiếng một là người sinh hoạt trong thời đại nhạc tiền chiến Việt Nam là bà Thái Hằng và người nữa là vua cải lương Hùng Cường qua đời.

Viết tới đây, người viết cảm thấy muốn dừng, một phần cũng đã hết chuyện để kể rồi, nhưng thấy cả giai đoạn lớn lên với âm nhạc của hai thập niên 80 và 90 vô cùng thú vị. Trong câu chuyện kể thì vẫn còn thiếu những câu chuyện sống với nhạc thiếu nhi, nhạc kháng chiến, nhạc vượt biên,hát cải lương và nhạc Jazz. Còn bên nhạc ngoại quốc còn những ban nhạc như Vengaboys, Steps, Boyzone, Britney Spears, S Club 7, Ricky Martine.... chưa được nhắc tới. Giờ cũng không muốn đi them vì quá thế kỹ 21, rất nhiều ca nhạc, nhạc sĩ của Việt Nam qua đời từ năm 2000 trở đi. Như đã nói từ năm 2000 trở đi là nhạc của con cháu, mà chính người viết cũng không còn theo kịp để sống với các điệu nhạc mới. Đến đây cũng cảm tạ mọi người đã theo dõi đọc các bài viết và bài viết nhiều sai xót vì tất cả viết theo trí nhớ.


Anh Quân


Phụ lục:

Sau khi viết hết bài “Lớn lên với âm nhạc” thì Quân tìm hiểu được một vấn đề mà chính nhiều năm Quân đã nhiều lần đặt câu hỏi về nhạc New Wave. Một thể loại nhạc rất thịnh hành vào thập niên 80 trong thị trường Đông Nam A nói chung và Việt Nam nói riêng. Theo hiểu biết Anh quốc đã tiên phong trong loại nhạc New Wave vào cuối thập niên 70, đã có những ban nhạc như OMD, Sex Pistols, the Clash, Police, Burgles, nữ ca sĩ Kim Wilde.... nhưng tất cả các bài hát của họ hầu như không dịch ra tiếng Việt. Đến năm 1987, Quân đi chơi vùng Little Sai Gon thì ai nấy đều nghe nhạc New Wave và có những bài hát như “Touch My Heart”, “Touch by Touch”, “Jump in my car” và nhiều bài của nhóm “Modern Talking”. Hầu như tất cả các bài hát này không hát trong thị trường Anh mà cả thị trường Mỹ nữa. Sau đó vài năm thì có vài bài vào thị trường Anh Mỹ như bài “Boys” của Subrina, bài Tazan Boy, bài “Cheri Cheri” và “Brother Lousie” được sự hoan nghênh của nghe.

Giờ Quân mới biết là Việt Nam mình đi theo loại nhạc Italo Disco, được bắt đầu xuất hiện vào đầu thập niên 80, được xem là loại nhạc cho người nhảy múa hoàn toàn theo nhịp điệu điện tử. Hai quốc gia thịnh hành nhất với thể điệu này là Ý đại lợi và Tây Đức. Họ đã hoà hợp với ba nhạc cụ là Synthesizers, Drum machines và Vocoders. Chữ Italo Disco đã trở thành một thương hiệu lúc bấy giờ nhưng lại do người Đức sang lập ra và dung môn bài ZYX music để kinh doanh loại nhạc này.

Đi sâu vào nguồn gốc thì ông Giorgio Moroder, người Ý gốc Đức là cha đẻ của thể loại nhạc này, nhưng trước đó ông đã thành công với thể nhạc Disco và là người bỏ công lao với nữ ca sĩ Donna Summer Hoa Kỳ trong đó có hai bài là “I feel love” và “Love to love you baby”. Sau đó ông cộng tác với ban nhạc “Three Degrees” ra với một số bài dưới thể loại Electronic Disco, những năm sau đó ông cộng tác với một số ca sĩ và ban nhạc như Blondie, Irene Cara (bài What’s a feeling trong phim Flash Dance), Japan....

Loại nhạc Italo Disco đều hát tiếng Anh, ca sĩ đều là người ngoại quốc chứ không phải người Anh, Mỹ, Canada và Uc, bởi vậy chất giọng không được 100% chuẩn , Lời tiếng Anh vô cùng đơn giản lại không sâu sắc, nên vậy bị đánh giá thấp hơn nhạc Anh và Mỹ. Đến năm 1982, họ lại pha chế thêm âm thanh Robot vào nhạc, từ nhạc Italo Disco vô cùng thông dụng bên Châu âu, hát trong Radio mỗi ngày và nhiều phòng nhảy Disco nhưng không thông dụng bên Anh quốc nếu có hát thì chỉ trong các Night Clubs mà thôi.

Thể loại nhạc Italo Disco có bước biến chuyển từ năm 1982, nhưng Quân không nói them vì không đủ khả năng nói chuyện về các thể loại âm nhạc. Ý chỉ muốn nói them xuất xứ của những bài hát ngoại quốc mà chuyên trình diễn trong Night Club của Việt Nam mà thôi.

No comments: